Lộ diện nhiều cổ vật độc đáo Việt Nam thế kỷ 19 bán đấu giá tại Pháp
Trên trang cá nhân, nghệ sĩ Xuân Bắc gây chú ý khi chia sẻ về MV Bắc Bling của Hòa Minzy đang gây sốt mạng xã hội. Song nam nghệ sĩ chọn làm thơ để thể hiện sự yêu mến của mình dành cho dự án. Anh viết: “Vừa xem cái 'Bắc Bờ Ling'/Có Hòa có cả Xuân Hinh tuyệt vời/Anh Hinh bắn rap… úi giời/Hòa xinh, hát giỏi... đúng người Bắc Ninh”.Dòng chia sẻ của NSND Xuân Bắc nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng. Nhiều người bày tỏ sự đồng tình trước quan điểm của nam nghệ sĩ về ca khúc Bắc Bling. Theo dõi trang cá nhân, có thể thấy thỉnh thoảng Xuân Bắc chọn làm thơ để bày tỏ tình cảm dành cho đồng nghiệp. Trước đó, anh trổ “tài lẻ” này khi chúc mừng NSND Tự Long lên chức.Trong MV Bắc Bling, nghệ sĩ Xuân Hinh gây ấn tượng với khán giả bởi cách hát luyến láy, cùng màn bắn rap duyên dáng. Được biết Hòa Minzy đã dành nhiều thời gian để thuyết phục bậc tiền bối góp mặt trong sản phẩm này. Cô nói khi xem lại, bản thân biết ơn nghệ sĩ Xuân Hinh vì giúp MV thêm ý nghĩa.Những ngày qua, ồn ào về việc kêu gọi hỗ trợ bé Bắp của Phạm Thoại được cộng đồng mạng quan tâm. Dù đã lên tiếng giải thích song làn sóng phản ứng TikToker chưa dừng lại. Điển hình là gần đây, nhiều cư dân mạng tràn vào trang chủ Miss International Queen Vietnam - cuộc thi từng giới thiệu có sự góp mặt của Phạm Thoại để phản ứng.Một người dùng bày tỏ quan điểm: “Không biết Phạm Thoại bị lùm xùm mấy ngày nay, mà mời làm giám khảo thì làm ảnh hưởng chương trình này quá”. Người xem khác bày tỏ: “Phạm Thoại có tham gia không để tẩy chay”. Một cư dân mạng nêu quan điểm: “Chương trình nào có Phạm Thoại là không xem”.Trước đó, Phạm Thoại tổ chức livestream, làm rõ ồn ào liên quan đến tiền kêu gọi ủng hộ bé Bắp chữa bệnh. Giữa ồn ào, anh tuyên bố hủy buổi livestream ngày 28.2 vì: “Mình không muốn bất kỳ ai hiểu lầm rằng drama (ồn ào) này là chiêu trò để kéo lượt xem cho phiên livestream”.Thư viện được xây dựng theo mô hình Room To Read, vừa được Hoa hậu H’Hen Niê khánh thành tại Trường tiểu học Bàu Phụng (xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai). Đây là thư viện thân thiện đầu tiên của năm 2025, cân bằng giữa nhóm sách kiến thức và nhóm sách hướng dẫn kỹ năng mềm.Có mặt tại Trường tiểu học Bàu Phụng, H’Hen Niê tham gia các hoạt động như đọc sách, trình diễn thời trang, thăm vườn rau do các em nhỏ trồng… “Tôi tin rằng 12 không phải là con số cuối cùng và sẽ còn thêm nhiều thư viện thân thiện nữa được triển khai trong năm nay”, Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 tâm sự.Thời gian qua, H’Hen Niê tất bật với lịch trình công việc dày đặc. Ngoài các sự kiện giải trí, H’Hen Niê còn đồng hành cùng Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột với vai trò đại sứ truyền thông. Gần đây, người đẹp Ê Đê trao giải Cầu thủ nước ngoài xuất sắc cho Nguyễn Xuân Son tại gala Quả bóng vàng 2024.Ban tổ chức Miss Cosmo Vietnam vừa công bố thí sinh Nguyễn Thị Thu Cúc, sinh năm 1998, quê Trà Vinh. Cô hoạt động ở vai trò diễn viên, từng tham gia một số bộ phim như Bóng của thị thành, Dưới bóng bình yên… Trong hồ sơ đăng ký, người đẹp 27 tuổi tiết lộ từng giành huy chương đồng tại Liên hoan kịch nói toàn quốc 2021.Thu Cúc tốt nghiệp Trường đại học Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM và hiện đang hoạt động với vai trò diễn viên tại Sân khấu kịch 5B, đồng thời là huấn luyện viên catwalk. Tự nhận mình là người hoạt bát, tràn đầy năng lượng và đam mê nghệ thuật. “Tôi yêu nét đẹp tự tin của một người phụ nữ và luôn khao khát lan tỏa điều đó”, cô chia sẻ.Đến với Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam - Miss Cosmo Vietnam 2025, Thu Cúc mong muốn mang đến hình ảnh trưởng thành, tự tin hơn và sẵn sàng chinh phục những thử thách mới. Bên cạnh đó, người đẹp sinh năm 1998 đặt mục tiêu lan tỏa thông điệp: “Hãy tự tin, hãy yêu thương chính mình và hãy trở thành một người phụ nữ mạnh mẽ, hạnh phúc. Vì bạn xứng đáng”.Bảy vòng xoay nào tại TP.HCM được đề xuất cải tạo?
Phán quyết được đưa ra gần 20 tuần sau khi nữ diễn viên kiêm ca sĩ Jennifer Lopez đệ đơn ly hôn vào ngày 20.8.2024.Cặp đôi kết hôn tại Las Vegas vào tháng 7.2022. Sau đó, họ tổ chức tiệc cưới tại Georgia trước sự chứng kiến của bạn bè và gia đình vào ngày 20.8.2022.Jennier Lopez đệ đơn ly hôn đúng 2 năm sau buổi lễ ở Georgia, lấy ngày 26.4.2024 làm ngày ly thân và nêu lý do chia tay là những khác biệt không thể hòa giải.Cô nộp đơn lên Tòa án cấp cao Quận Los Angeles, Mỹ mà không có luật sư, yêu cầu không cấp dưỡng cho chồng và ngược lại, chia đôi phí luật sư. Ngôi sao này cũng yêu cầu khôi phục lại tên cũ của cô là Jennifer Lynn Lopez.Theo nguồn tin thân cận với ngôi sao này, một tuần sau khi nộp đơn, Lopez có vẻ "nhẹ nhõm". "Cô ấy không muốn ly hôn. Cô ấy muốn tìm hiểu mọi chuyện. Họ yêu nhau. Jennifer không phải là kiểu người dễ dàng từ bỏ", nguồn tin nói thêm.Cùng lúc đó, một nguồn tin khác cho biết Ben Affleck đang "làm tốt mọi việc và rất tập trung" sau khi nhận tin ly hôn. Tin đồn về sự căng thẳng trong cuộc hôn nhân của họ bắt đầu vào tháng 5.2024 sau khi 2 người không còn bên nhau trong nhiều tuần sau lần xuất hiện ở New York vào ngày 30.3.2024.Jennifer Lopez có cặp song sinh Max và Emme (16 tuổi) với chồng cũ Marc Anthony. Trong khi Ben Affleck có với Jennifer Garner 3 người con: Violet (18 tuổi), Seraphina (15 tuổi) và Samuel (12 tuổi).
Cơ quan chưa trả lời bạn đọc 27.11.2023
Trả lời báo chí trong ngày 25.1, ông Trump cho biết đã nói chuyện với nhiều bên và nhận thấy có sự quan tâm lớn về TikTok. Trước đó, Reuters dẫn nguồn thạo tin cho hay chính quyền ông Trump có kế hoạch thúc đẩy Công ty phần mềm Oracle (Mỹ) phối hợp cùng các nhà đầu tư bên ngoài để mua lại TikTok.Nguồn tin tiết lộ theo thỏa thuận đang được Nhà Trắng đàm phán, công ty mẹ của TikTok là ByteDance (Trung Quốc) vẫn giữ cổ phần của công ty, nhưng việc thu thập dữ liệu và cập nhật phần mềm sẽ được giám sát bởi Oracle, công ty hiện đang cung cấp nền tảng cho website của TikTok.Các nguồn tin cũng cho hay thỏa thuận đang được đàm phán sẽ có sự tham gia của các nhà đầu tư hiện tại của ByteDance ở Mỹ. Ngoài ra, nhiều bên khác đang cạnh tranh để mua lại TikTok, bao gồm nhóm nhà đầu tư do tỉ phú Frank McCourt đứng đầu và một nhóm khác có sự tham gia của Jimmy Donaldson, một ngôi sao trên YouTube được biết đến với kênh “MrBeast”, có hơn 350 triệu người theo dõi.“Không phải với Oracle. Rất nhiều người đang nói chuyện với tôi về việc mua TikTok và tôi sẽ đưa ra quyết định đó trong 30 ngày tới. Quốc hội đã cho 90 ngày. Nếu chúng ta có thể cứu TikTok, tôi nghĩ đó sẽ là một điều tốt”, ông Trump nói.Hiện đại diện Oracle và TikTok chưa bình luận về thông tin trên.Sau khi nhậm chức, ông Trump đã ký sắc lệnh hoãn cấm TikTok trong vòng 75 ngày, nhằm đưa ra những giải pháp ByteDance có thể bán lại TikTok cho một công ty Mỹ, sau khi quốc hội Mỹ năm ngoái thông qua luật cấm TikTok do lo ngại gây rủi ro an ninh quốc gia và thu thập dữ liệu người dùng Mỹ.Ông Trump được cho là muốn các nhà đầu tư và doanh nghiệp Mỹ sở hữu 50% cổ phần TikTok dưới dạng liên doanh, song việc thuyết phục quốc hội được xem là rào cản chính. Năm 2024, TikTok đã tuyên bố thà đóng cửa tại Mỹ còn hơn phải bán lại công ty, vốn đang có hơn 170 triệu người dùng tại Mỹ.
Anh Nguyễn Hoàng Thắng, chuyên gia công nghệ, đồng sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo (chongluadao.vn) cho biết, ngày nay, càng nhiều người sử dụng điện thoại có truy cập internet thì cũng là môi trường lý tưởng cho các hoạt động lừa đảo hoạt động rầm rộ. Việc nhận diện những cách thức lừa đảo dường như không thể bởi thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện với một người bình thường. Ghi nhận thực tế cũng như từ báo cáo của hàng trăm nạn nhân, chuyên gia này nói rằng những cách thức lừa đảo thường "đội lốp" như: thông báo trúng thưởng hoặc quà tặng, giả danh nhân viên ngân hàng hoặc ví điện tử, người quen nhờ giúp đỡ, hỗ trợ nâng cấp SIM hoặc chuẩn hóa thông tin thuê bao, mời chào đầu tư tài chính hoặc tiền ảo…Bên cạnh đó, các đối tượng lừa đảo cũng giả danh cơ quan chức năng như: công an, tòa án, viện kiểm soát… nhằm gọi điện thông báo với nạn nhân đang liên quan đến một vụ án (ví dụ: rửa tiền, vi phạm giao thông), yêu cầu chuyển tiền để "phục vụ điều tra" hoặc tránh bị bắt. Chúng thường sử dụng số điện thoại giả mạo hiển thị đầu số quen thuộc để tạo niềm tin. Hoặc yêu cầu nâng cấp tài khoản VNEID, xác thực KYC (thủ thuật trong các dịch vụ tài chính) danh tính cấp 2... sau đó gửi đường link giả mạo chứa phần mềm độc hại để nạn nhân tải về. Mục đích chung chiếm quyền điều khiển điện thoại nạn nhân và rút hết tiền trong tài khoản ngân hàng, cũng như đánh cắp toàn bộ dữ liệu có trên điện thoại. Chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Niên, Huỳnh Ngọc Khánh Minh, thành viên dự án Chống lừa đảo cho hay, mã độc điện thoại là một loại phần mềm độc hại được thiết kế để tấn công và gây hại cho điện thoại thông minh và máy tính bảng. Mã độc có thể thực hiện nhiều hành vi trái phép như: đánh cắp dữ liệu cá nhân, theo dõi hoạt động của người dùng, kiểm soát thiết bị từ xa hoặc thậm chí mã hóa dữ liệu để tống tiền.Mã độc điện thoại có thể lây lan qua nhiều phương thức khác nhau, bao gồm tải xuống ứng dụng độc hại, nhấp vào liên kết lừa đảo trong tin nhắn hoặc email, từ đó, kẻ xấu khai thác các lỗ hổng bảo mật của hệ điều hành và trở thành mối đe dọa nghiêm trọng. Một số loại mã độc phổ biến: Trojan, Spyware (phần mềm gián điệp), Ransomware (mã độc tống tiền), Adware (phần mềm quảng cáo độc hại)…Nói về cơ chế hoạt động của mã độc, Anh Minh cho rằng kẻ tấn công sẽ lừa người dùng thực hiện cài đặt các ứng dụng giả mạo như ứng dụng ngân hàng, ví điện tử, game miễn phí, phần mềm diệt virus giả; bấm vào link độc hại trong tin nhắn SMS, email lừa đảo hoặc mạng xã hội; cấp quyền quá mức cho ứng dụng mà không kiểm tra. Tiếp đến là giai đoạn tấn công đánh cắp thông tin cá nhân (danh bạ, tin nhắn, mật khẩu, tài khoản ngân hàng); chuyển hướng OTP, chặn SMS để chiếm tài khoản ngân hàng; gửi tin nhắn lừa đảo đến danh bạ để phát tán mã độc; chiếm quyền điều khiển điện thoại. "Giả mạo ngân hàng, người dùng nhận được tin nhắn từ ngân hàng thông báo tài khoản bị khóa và yêu cầu nhấp vào link để xác thực. Khi nhập thông tin, hacker lấy được tài khoản ngân hàng. Hoặc giả mạo bưu điện, người dùng nhận tin nhắn từ "VNPost" báo có đơn hàng chưa nhận và yêu cầu tải một ứng dụng giả (chứa mã độc) để kiểm tra trạng thái đơn hang", anh Minh nói.Chia sẻ thêm thủ đoạn mà nhiều người thường gặp là: "Lừa đảo qua mạng xã hội. Thông thường, tài khoản người quen bị hack, sau đó gửi tin nhắn nhờ giúp đỡ, kèm theo "file APK" hoặc link tải ứng dụng lạ. Khi người dùng tải về và cài đặt, hacker sẽ chiếm quyền điều khiển điện thoại hoặc gửi mã độc đến danh bạ của nạn nhân. Một số vụ lừa đảo trên Zalo, Messenger khi hacker giả danh bạn bè nhờ "mở file quan trọng", nhưng thực chất là file cài đặt mã độc".Để nhận diện các mã độc, anh Minh nói rằng sẽ có các đặc điểm như: điện thoại chạy chậm bất thường, hao pin nhanh dù không sử dụng nhiều. Xuất hiện quảng cáo lạ, ngay cả khi không mở trình duyệt. Các ứng dụng yêu cầu quyền truy cập bất thường (truy cập tin nhắn, camera, danh bạ…). Ngoài ra, tài khoản ngân hàng, ví điện tử bị đăng nhập từ thiết bị lạ. Có tin nhắn gửi đi nhưng người dùng không hề gửi. Xuất hiện ứng dụng lạ không rõ nguồn gốc. Điện thoại tự động bật Wi-Fi, Bluetooth, định vị, camera dù bạn đã tắt.Trong khi đó, theo anh Nguyễn Hưng, người sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo, những hình thức trên phản ánh sự kết hợp giữa các chiêu trò truyền thống và công nghệ cao như AI, giả mạo số điện thoại, hoặc mã độc. Để bảo vệ bản thân, người dân không cung cấp thông tin cá nhân (căn cước công dân, họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại...), đặc biệt là mã OTP điện thoại cho người khác. "Mọi người, hãy chậm lại một bước, nghĩa là trước khi chuyển tiền hay cung cấp thông tin cho ai đó nên xác thực lại số tài khoản, đúng người cần chuyển tiền rồi sau đó mới thực hiện các bước tiếp theo", Hưng bày tỏ. Cần bảo mật 4 lớp, xác thực danh tính cho các tài khoản ngân hàng và tài khoản mạng xã hội . 4 lớp đó gồm: số điện thoại, email, mật khẩu, mã Authenticator (hay còn gọi là 2FA, lên CH Play (trên android) hoặc Appstore (cho iphone) tải ứng dụng tên Authenticator có hình hoa thị 7 màu. Đồng thời, xác minh thông tin qua các kênh chính thức (gọi hotline ngân hàng, nhà mạng, cơ quan chức năng địa phương...). Báo cáo số điện thoại lừa đảo cho cơ quan chức năng hoặc nhà mạng. Khóa ngay tài khoản ngân hàng bằng cách gọi lên số hotline của ngân hàng bạn dùng nếu phát hiện bị lừa đảoNếu nghi ngờ người thân, bạn bè bị hack tài khoản hoặc mượn tiền thì phải gọi ngay cho họ qua số điện thoại Zalo, Telegram, Facebook... để xác thực một lần nữa xem có chính xác không.
Dự kiến mở Cảng hành khách quốc tế Phú Quốc vào ngày 25.3
Ngày 20.1, nguồn tin của Thanh Niên cho biết, Sở TN-MT Quảng Ninh vừa ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Lê Việt Hưng (55 tuổi, cán bộ thuộc Trung tâm Kỹ thuật TN-MT tỉnh Quảng Ninh).Trước đó, ngày 9.1, Trung tâm Kỹ thuật TN-MT tỉnh Quảng Ninh nhận được thông báo của Cơ quan CSĐT Công an TX.Quảng Yên (Quảng Ninh) về việc tạm giữ ông Lê Việt Hưng để điều tra về hành vi đánh bạc.Ông Hưng bị Công an TX.Quảng Yên phát hiện tham gia đánh bạc bằng hình thức lô đề, thông qua mạng xã hội Zalo. Đây là đường dây đánh bạc do một đối tượng trú tại TX.Quảng Yên tổ chức.Thời điểm bị tạm giữ, ông Lê Việt Hưng đang là Phó bí thư chi bộ, Phó trưởng phòng Công nghệ đo đạc bản đồ (Trung tâm kỹ thuật TN-MT tỉnh Quảng Ninh). Sở TN-MT Quảng Ninh thời gian qua đã có các cán bộ thuộc các trung tâm vi phạm pháp luật dẫn tới phải khởi tố, bắt giam.Trước đó, từ tháng 10. 11.2024, có 9 lãnh đạo, cán bộ thuộc Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Ninh) bị khởi tố để điều tra về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn gây hậu quả nghiêm trọng.