Diễn viên Midu chuẩn bị kết hôn?
Ngày 4.3, theo thông tin từ Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế, một nữ sinh của trường vừa bị kẻ xấu lừa đảo số tiền 65 triệu đồng với thủ đoạn giả danh cơ quan chức năng để đe dọa.Cụ thể, tối 2.3, N.T.T. (21 tuổi, sinh viên năm 3 Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế) nhận được cuộc gọi từ số lạ, xưng là cơ quan chức năng đe dọa với nội dung T. có liên quan đến đường dây rửa tiền.Nữ sinh viên bị đe dọa, thao túng tâm lý nên đã chuyển vào số tài khoản do người này cung cấp số tiền 65 triệu đồng.Sau khi biết mình bị lừa, nữ sinh T. đã báo cáo với nhà trường, sau đó đã được nhà trường hướng dẫn đến cơ quan công an để trình báo sự việc.Theo nữ sinh này, dù từng biết đến thủ đoạn lừa đảo trên nhưng vì quá lo lắng, hoang mang và bị thao túng tâm lý nên đã bị lừa.Tiến sĩ Lê Hồ Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế, cho biết đây là tiền tích góp của sinh viên và tiền nhận từ chính sách hỗ trợ học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên ngành sư phạm theo Nghị định 116/2020.Qua sự việc trên, Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế cũng khuyến nghị sinh viên cần liên tục cập nhật thông tin chính thống và cơ quan công an để nhận diện và phòng tránh các chiêu trò lừa đảo.So sánh Toyota Fortuner 2018 và Ford Everest 2018: Gió có đổi chiều?
Mạng xã hội mới đây xuất hiện một đoạn video ghi lại tình huống giao thông nguy hiểm khiến nhiều người phải "thót tim"; khi một người đàn ông liều lĩnh lái xe máy chạy ngược chiều trên cao tốc, thậm chí phóng với tốc độ cao và ngang nhiên đi len lỏi giữa hai hàng ô tô.Vụ việc được xác định xảy ra vào gần 15 giờ ngày 16.2.2025 trên tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, đoạn qua địa bàn xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.Theo hình ảnh trích xuất từ camera hành trình gắn trên ô tô cùng lưu thông, thời điểm nói trên, ô tô này đang di chuyển trên cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, hướng về TP.HCM. Khi đến khu vực gần cầu vượt C1 (lối ra DT878), tài xế một phen hoảng hốt khi phát hiện phía trước xuất hiện một xe máy màu đỏ loại Honda SH (chưa rõ biển số), do người đàn ông điều khiển đang chạy ngược chiều, lao thẳng về phía ô tô.Đáng nói hơn, không chỉ chạy ngược chiều trên cao tốc, người đàn ông này còn liều lĩnh điều khiển xe máy phóng với tốc độ cao. Thậm chí ngang nhiên đi len lỏi giữa hai làn đường ô tô, ngay thời điểm đang có rất đông phương tiện di chuyển.May mắn, tài xế ô tô gắn camera hành trình và các ô tô khác đã kịp phát hiện xe máy ngược chiều để tránh vụ tai nạn nghiêm trọng.Mặc dù vậy, trên mạng xã hội, đoạn video ghi lại tình huống giao thông nói trên sau khi được đăng tải trên các diễn đàn, hội nhóm cũng đã nhanh chóng lan truyền, thu hút sự chú ý từ đông đảo cư dân mạng. Đa phần người xem đều tỏ ra hết sức bất bình và ngán ngẩm trước hành vi lái xe xem thường luật, bất chấp nguy hiểm của người đàn ông nói trên.Bên cạnh đó, không ít cư dân mạng cũng lên tiếng yêu cầu cơ quan chức năng cần vào cuộc xác minh, truy tìm và xử phạt nghiêm trường hợp vi phạm. Đồng thời, cần có thêm giải pháp để hạn chế người dân điều khiển xe máy đi vào cao tốc.Đi xe máy vào cao tốc xử phạt ra sao?Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:Phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc. Đồng thời trừ 6 điểm Giấy phép lái xe.Trường hợp thực hiện hành vi gây tai nạn mức phạt từ 10 - 14 triệu đồng, trừ 10 điểm Giấy phép lái xe.
Nghệ sĩ, diễn viên thích thú trải nghiệm tuyến metro số 1
Những ngày qua, khi đến các nhà ga, trên chuyến tàu của tuyến metro số 1, hành khách lại nghe từ loa phát thanh một giọng đọc thông báo về an toàn, hướng dẫn hành trình đi lại. Giọng đọc này nếu để ý kỹ, khi nghe qua hành khách đi tàu vừa thấy lạ mà… quen.Đó là giọng đọc của MC Đỗ Phương Thảo, hiện đang là người dẫn chương trình, từng đóng quảng cáo, đọc lời bình, tổng đài… cho các thương hiệu nổi tiếng như: Unilever, Mobifone, VietNam Airlines, Transimex…Nhớ lại những ngày đầu năm 2023, Phương Thảo chia sẻ cô bất ngờ được một đơn vị liên hệ mời thử giọng đọc thông báo tiếng Việt - Anh cho tuyến metro. Yêu cầu của đối tác Nhật Bản là giọng đọc chuẩn, tươi sáng, rõ ràng, phát âm chuẩn cả hai ngôn ngữ và thể hiện tinh thần mến khách của người Sài Gòn. Sau một tuần luyện tập, Phương Thảo được chọn và bắt đầu thu âm kịch bản chi tiết. Cô chia sẻ cảm xúc háo hức và tự hào khi góp giọng cho công trình được người dân mong đợi 17 năm, nhưng cũng không khỏi áp lực vì lo lắng giọng đọc của mình có đáp ứng được yêu cầu hay không.Quá trình thu âm diễn ra khá căng thẳng khi từng đoạn ngắn đều phải được đối tác Nhật Bản phê duyệt. Kịch bản thu âm rất đa dạng, từ thông báo đoàn tàu đến ga, số ke ga, hướng dẫn an toàn, di chuyển. Phương Thảo đã phải nghiên cứu nhiều video hướng dẫn trên metro ở các nước, luyện tập kỹ lưỡng để đảm bảo tốc độ, ngữ điệu phù hợp. Cô cũng tiết chế cảm xúc để giọng đọc vừa tươi sáng, thân thiện mà không "làm quá".Phương Thảo chia sẻ kỷ niệm vui khi đối tác Nhật Bản khen giọng cô đẹp và chuyên nghiệp. Gần 2 năm sau ngày thu âm, cô bất ngờ và vỡ òa cảm xúc khi nghe chính giọng đọc của mình phát ra từ loa phát thanh tại ga metro. Phương Thảo bày tỏ niềm hạnh phúc và tự hào khi được góp một phần nhỏ vào công trình mang dấu ấn chuyển mình của thành phố.
Công ty AI (trí tuệ nhân tạo) DeepSeek của Trung Quốc đang tạo dấu ấn lớn tại Mỹ lẫn toàn cầu nhờ mẫu mô hình DeepSeek-R1, được cho là có khả năng cạnh tranh với các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) nguồn mở như ChatGPT-4. DeepSeek-R1 có thể phản hồi với chi phí thấp và đòi hỏi ít năng lực tính toán hơn - lợi thế giúp chatbot nhanh chóng dẫn đầu bảng xếp hạng ứng dụng miễn phí phổ biến trên thiết bị di động, thay vị trí của ChatGPT.Tuy nhiên, sự phát triển thần tốc cùng những khả năng "phi thường" của DeepSeek đang đặt ra nhiều nghi vấn về quá trình phát triển và thực tế xây dựng mô hình này. Theo một báo cáo được công bố mới đây, công ty Trung Quốc đang bị tình nghi thực hiện các biện pháp lách lệnh cấm thương mại của Mỹ đang áp lên Bắc Kinh nhằm mua được những bộ vi xử lý AI tiên tiến của NVIDIA và đưa vào nội địa.Trang PhoneArena dẫn nguồn tin am hiểu vấn đề cho biết DeepSeek đã mua chip NVIDIA thông qua đối tác trung gian có trụ sở đặt tại Singapore. Cùng với nghi vấn làm sao công ty Trung Quốc có thể mua được chip NVIDIA, các nhà phân tích cũng bày tỏ lo ngại Trung Quốc có thể đang đi trước Mỹ ở lĩnh vực AI, khi công ty đứng sau DeepSeek có thể vận hành một mô hình trí tuệ nhân tạo thông minh với chi phí thấp hơn rất nhiều so với những gì mà OpenAI và Google bỏ ra cho ChatGPT, Gemini.Hiện Nhà Trắng và Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) đang điều tra khả năng công ty Trung Quốc sử dụng bên trung gian tại Đông Nam Á để né lệnh cấm xuất khẩu chip AI cao cấp của NVIDIA vào thị trường Trung Quốc. Phía công ty của tỉ phú Jensen Huang cũng khẳng định các đối tác của họ phải tuân thủ đúng pháp luật hiện hành. "Chúng tôi luôn yêu cầu đối tác tuân thủ mọi quy định của pháp luật. Nếu có thông tin về hành vi trái luật, công ty sẽ đưa ra hành động phù hợp", đại diện hãng nhấn mạnh. Trước đó, NVIDIA nói không tin DeepSeek vi phạm lệnh trừng phạt.Ông Howard Lutnick, ứng viên được Tổng thống Donald Trump chọn vào vị trí Bộ trưởng Thương mại Mỹ cho rằng việc DeepSeek cạnh tranh với công ty AI của Mỹ không có gì sai, nhưng cần phải chấm dứt việc sử dụng "công cụ của Mỹ", ví dụ chip NVIDIA để đối đầu với nước Mỹ.Một số dữ liệu thương mại cho thấy Singapore có thể liên quan đến giao dịch của DeepSeek trong vấn đề mua bán chip NVIDIA. Cụ thể, doanh thu của công ty Mỹ tại thị trường Singapore đã tăng từ 9% lên 22% trong 2 năm qua. DeepSeek từng xác nhận họ sử dụng 2.048 GPU H800 của NVIDIA để đào tạo mô hình V3 nên nhiều khả năng R1 - phiên bản mạnh hơn - yêu cầu máy chủ sử dụng GPU NVIDIA cao cấp để chạy, trong khi sản phẩm này bị cấm xuất khẩu tới Trung Quốc.Rẻ hơn và thông minh, DeepSeek cũng còn nhiều vấn đề với mức độ tin cậy. Trong bài kiểm tra độc lập với 11 nền tảng AI cho thấy DeepSeek đứng thứ 10 về độ chính xác, với tỷ lệ trả lời đúng khoảng 17%. Trong số các câu trả lời, có hơn 30% thông tin là sai lệch và 53% trường hợp câu trả lời mang tính mơ hồ hoặc không hữu ích khi đề cập đến các vấn đề thời sự.
Michelin chọn 5 quán ốc ngon ở Việt Nam thực khách không nên bỏ lỡ
15 giờ chiều 6.1.2025, khi chuyến bay chở đội tuyển Việt Nam cùng cúp vô địch AFF Cup 2024 trở về từ Thái Lan vừa hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, cũng là lúc người hâm mộ đứng kín trước cổng nhà khách VIP A sân bay quốc tế Nội Bài.Nhiều người đã có mặt từ sáng sớm, có người đi từ các tỉnh thành miền Bắc, cũng có người bay từ miền Nam ra để chờ đón những người hùng của bóng đá Việt Nam. Trong số các CĐV đó có 1 cụ bà năm nay đã 77 tuổi. Đội chiếc nón lá không còn lành lặn, cụ hòa cùng dòng người hâm mộ ở sân bay Nội Bài mong được nhìn thấy những cầu thủ mà cụ yêu thích.Cũng giống như cụ Nga, dù không được vào phía trong sảnh đến sân bay để đón đội tuyển mà chỉ được nhìn các tuyển thủ qua kính xe khách, nhiều CĐV vẫn chia sẻ rằng như vậy đã rất xứng đáng để chờ đợi.Chiến thắng 3-2 trước Thái Lan ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2024 đã giúp đội tuyển Việt Nam xác lập nhiều cột mốc. Thầy trò HLV Kim Sang-sik trở thành đội có nhiều chiến thắng nhất trong một mùa giải vô địch (7 trận thắng), lần đầu tiên thắng Thái Lan ở cả hai lượt chung kết, lần đầu tiên vô địch AFF Cup trên sân khách, có kỳ AFF Cup ghi nhiều bàn thắng nhất lịch sử... Đây cũng là chức vô địch AFF Cup thứ ba của đội tuyển Việt Nam, sau những lần đăng quang vào các năm 2008 và 2018. Để lên ngôi vô địch, các học trò HLV Kim Sang-sik đã vượt qua vô vàn khó khăn trên sân Rajamangala, từ chấn thương của Xuân Son, pha ghi bàn thiếu fair-play của Supachok Sarachat đến áp lực rất lớn từ CĐV Thái Lan.