Giúp học sinh tiếp cận chương trình mới lớp 10
Trong buổi ghi hình chương trình Gala Việc tử tế với chủ đề Yêu lắm Việt Nam ơi do VTV tổ chức, hàng loạt nghệ sĩ thân thuộc của miền Bắc đã có dịp hội tụ để tôn vinh những "người hùng thầm lặng" có đóng góp thiện nguyện nổi bật, giúp đỡ cộng đồng trong năm 2024. Các nghệ sĩ Minh Hòa, Nguyệt Hằng, diễn viên Anh Thơ, Thanh Hương, Quách Thu Phương, Thục Anh, Sỹ Hưng, vợ chồng diễn viên Minh Tiệp... đều mặc áo dài do Ngọc Hân thiết kế tại buổi quay hình. Những mẫu áo dài này nằm trong hai bộ sưu tập mới nhất của nàng hậu. Hồi cuối tháng 12.2024, Ngọc Hân từng giới thiệu 4 mẫu áo dài trong bộ sưu tập lấy cảm hứng từ tranh của họa sĩ Lê Thiết Cương tại triển lãm nghệ thuật Tết Tỵ của nhóm G39. Họa sĩ Lê Thiết Cương vốn kỹ tính, cầu toàn nên việc anh đồng ý cho nàng hậu sử dụng hình ảnh của 15 bức tranh để in lên áo dài là một ưu ái không hề nhỏ. Ngọc Hân cảm thấy mình may mắn khi được họa sĩ Lê Thiết Cương yêu mến dù cả hai mới quen biết 2 năm và cộng tác cùng nhau trong một vài dự án mỹ thuật. Bộ sưu tập áo dài của Ngọc Hân có chất liệu chủ đạo là cotton lóng (được đặt sản xuất riêng) và lụa. Đây là hai chất liệu thân thiện môi trường, tạo cảm giác dễ chịu cho người mặc. Ngoài các thiết kế dành cho phái đẹp, cô còn có các mẫu cho nam giới, trẻ em và phụ kiện khăn bằng chất liệu voan tơ mềm mại. Với tone màu pastel (vàng, hồng) cùng hình ảnh cầu Long Biên, phố cổ… hay hình con rắn (con vật biểu tượng của năm Ất Tỵ), mỗi thiết kế áo dài đều mang đậm dấu ấn văn hóa Hà thành, đồng thời ẩn chứa những thông điệp nhân văn về cuộc sống, con người. Dù cách tân về phom dáng hay sáng tạo các chi tiết hiện đại trên tay áo, hàng cúc… thì áo dài Ngọc Hân vẫn luôn giữ được nét truyền thống đặc trưng. Đây cũng là định hướng mà nàng hậu theo đuổi từ khi trở thành nhà thiết kế thời trang.Bảo Thy, Kỳ Duyên, Thanh Hằng... đều 'mê tít' lối lên đồ với phong cách menswear
Ngày 14.2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai cho biết vừa ghi nhận 1 bệnh nhân tử vong nghi bị bệnh dại.Bệnh nhân là bà N.T.N (76 tuổi, ngụ xã Phước Thái, H.Long Thành, Đồng Nai).Điều tra dịch tễ cho thấy, tháng 4.2024, bà N.T.N ra chợ mua 3 con chó con về nuôi. Vào một ngày tháng 5.2024, trong lúc cho đàn chó ăn, bà bị một con chó cắn vào đầu ngón tay trái, vết thương nông, không chảy máu. Những con chó này chưa được tiêm ngừa dại.Sau khi bị cắn, bà N. tự rửa vết thương dưới vòi nước và sát trùng bằng thuốc mà không tiêm vắc xin, huyết thanh kháng dại.Vào chiều 9.2 (tức sau 9 tháng bị chó cắn) bà N. có triệu chứng sợ nước, nấc từng hơi dài và được người nhà đưa vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai nhập viện. Lúc này bệnh nhân có các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, sợ nước, sợ gió, kích động.Đến đầu giờ chiều 10.2, tình trạng bệnh nhân diễn tiến nặng, người nhà đã xin về nhà. Trên đường về thì bệnh nhân tử vong.Cũng theo kết quả điều tra dịch tễ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, con trai của bà N. đã đánh chết con chó cắn mẹ mình, đồng thời mang 2 con chó còn lại thả vào rừng cao su gần nhà. Trước tình hình trên, sau khi ghi nhận trường hợp bệnh nhân tử vong nghi bệnh dại, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với ngành y tế H.Long Thành tiến hành vệ sinh, khử trùng nhà bệnh nhân và khu vực xung quanh; điều tra các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân; điều tra mở rộng các hộ lân cận và tuyên truyền về các biện pháp phòng bệnh dại. Trước đó vào tháng 1.2025, tại H.Long Thành cũng ghi nhận 1 trường hợp tử vong do bệnh dại tại xã Phước Bình. Thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai cho thấy, từ năm 2023 đến nay, toàn H.Long Thành có 13 ổ dịch dại.
Á hoàng Yoga hướng dẫn công thức làm đồ uống detox thanh lọc cơ thể
Tên gọi "Ngũ âm" xuất phát từ việc dàn nhạc sử dụng 5 nhóm âm thanh chính, tương ứng với các chất liệu tạo nên nhạc cụ: gỗ (như Roneat - đàn T'rưng Khmer); tre (như Khung thò - một loại xylophone); đồng (như cồng, chiêng); da (như trống Skor); sắt (như kèn Sralai).Dàn nhạc Ngũ âm xuất hiện nhiều trong các lễ hội chùa Khmer như Ok Om Bok, Chol Chnam Thmay; sân khấu Rô băm, múa Chằn; đám cưới, nghi lễ dân gian,… Dàn nhạc này tạo nên những âm thanh vừa hùng tráng vừa trầm bổng, làm say lòng người nghe. Đây là lần thứ 3 hội cổ động viên Trường ĐH Trà Vinh mang dàn nhạc độc đáo này đến cổ vũ, tiếp sức cho các sinh viên trường trong giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam cúp THACO.
The Guardian ngày 31.1 đưa tin trong một nghiên cứu thu thập dữ liệu tại 16 thành phố lớn trên thế giới, các nhà khoa học phát hiện 11 thành phố “có xu hướng gia tăng đáng kể số lượng chuột” và đà này dự kiến tiếp tục tăng.Theo đó, trong một thập niên qua, số lượng chuột đã tăng 300% tại thành phố San Francisco (Mỹ), 186% ở Toronto (Canada) và 162% ở New York (Mỹ). Toronto ghi nhận “cơn bão chuột” gia tăng theo đà tăng dân số tại thành phố. “Khi bạn đi bộ trên đường phố Toronto, dưới chân bạn, sâu trong hệ thống nước thải, là một nơi đầy rẫy chuột”, bà Alice Sinia, nhà côn trùng học hàng đầu của Orkin, công ty kiểm soát sâu bệnh lớn nhất tại Canada. Đường dây nóng ở Canada ghi nhận 1.600 cuộc gọi liên quan các vấn đề về chuột hồi năm 2023, so với 940 cuộc vào năm 2019.Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Science Advances tập trung vào các thành phố lớn tại Mỹ, Canada, Hà Lan và Nhật Bản. Các nhà khoa học cho rằng nhiệt độ tăng có mối tương quan với số lượng chuột xuất hiện ngày càng nhiều. Chuột là loài động vật có vú không thích thời tiết lạnh, song những nơi nhiệt độ cao là điều kiện lý tưởng để chúng kiếm ăn và sinh sôi.Tại Toronto, thời tiết lạnh xưa nay khiến chuột không có nhiều ở thành phố này, song với tình trạng ấm lên toàn cầu, thành phố xứ lạnh cũng dần xuất hiện loài gặm nhấm. Chuột gây ra thiệt hại hàng tỷ USD, khi chui vào các tòa nhà và phá hoại, cũng như có thể truyền ít nhất 60 loại bệnh cho con người, ngoài ra còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái của các loài khác sống trong thành phố. Các gia đình thường xuyên thấy chuột cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng tinh thần. Trong khi đó, nghiên cứu chỉ ra các hoạt động diệt chuột tiêu tốn khoảng 500 triệu USD mỗi năm trên toàn cầu.
Giá xăng dầu hôm nay 13.3.2024: Trong nước sẽ có đợt giảm tiếp?
Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, nếu như trước đây, lây nhiễm HIV ở Việt Nam chủ yếu qua đường máu ở nhóm nghiện chích ma túy (IDU) và lây qua đường tình dục ở nhóm phụ nữ mại dâm (PNMD), thì những năm gần đây, lây truyền qua đường quan hệ tình dục ở MSM đang có xu hướng tăng. Năm 2014, tỷ lệ nhiễm HIV trung bình trong nhóm MSM là 6,7%, năm 2017 tăng lên 12,2%, đến năm 2020 là 13,25%.