Bà Rịa - Vũng Tàu: Đấu giá 4 mỏ khoáng sản với hàng triệu khối cát, đá
Khoang nội thất gây ấn tượng mạnh về mặt công nghệ và tiện nghiDai-ichi Life Việt Nam thông báo nhận quyền lợi đáo hạn hợp đồng bảo hiểm
Giấc ngủ kém trước đây được cho là có liên quan đến các vấn đề như béo phì, huyết áp cao, đột quỵ, bệnh tim và chứng mất trí nhớ.
Bình Thuận: Nhiều hồ thủy lợi trơ đáy, khô hạn diễn ra trên diện rộng
Ngày 30.1, thông tin từ Đội CSGT tuần tra đường bộ cao tốc số 4 (Cục CSGT - Bộ Công an) cho biết, đơn vị này vừa lập biên bản xử phạt hành chính nhóm thanh, thiếu niên chạy xe máy trên cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu. Theo đó, nhóm thanh, thiếu niên trên vi phạm các lỗi: điều khiển xe máy đi vào đường cao tốc, không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe không gắn biển số, không có giấy đăng ký xe... Tổng tiền phạt dự kiến là 78 triệu đồng. Lực lượng chức năng tạm giữ 6 xe máy vi phạm trong thời gian 7 ngày và đang tiếp tục điều tra xác minh để xử lý những người liên quan nếu có dấu hiệu vi phạm khi giao xe cho người chưa đủ điều kiện lái xe. Trước đó, vào ngày 29.1 (tức mùng 1 Tết), trên mạng xã hội đăng tải hình ảnh một nhóm thanh, thiếu niên điều khiển xe máy không đeo biển số, không đội mũ bảo hiểm, chạy tốc độ cao, trên tuyến cao tốc Bắc - Nam (Nghi Sơn - Diễn Châu) từ hướng Thanh Hóa vào Nghệ An. Sau khi nhận được thông tin phản ánh, lực lượng CSGT thuộc Đội 4 đã báo cáo cấp trên và phối hợp các lực lượng khác để chặn bắt. Đến khoảng 13 giờ 15 chiều cùng ngày, tại nút giao Diễn Cát (Diễn Châu, Nghệ An) thuộc cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu, tổ công tác đã chặn giữ thành công nhóm thanh niên trên. Qua kiểm tra, 6 xe máy đều tháo biển số để trong cốp xe. Người điều khiển không xuất trình được giấy tờ xe. Nhóm "quái xế" này gồm 11 thanh, thiếu niên, hầu hết đang học THPT và THCS trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Bước đầu, nhóm này khai nhận rủ nhau đi lễ chùa đầu năm nhưng do nhầm đường nên đã đi vào cao tốc. Về lý do tháo biển số xe, nhóm này cho rằng do sợ bị phạt nguội.
Sáng 10.1, ở trận đấu trong khuôn khổ nhóm 3 bảng B vòng loại Duyên hải miền Trung giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO, đội bóng ĐH Huế đã thắng đậm 5-0 trước đội Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật - ĐH Đà Nẵng.Trong đó, cầu thủ Diệp Dụng Bách (số 6) góp công với 2 siêu phẩm vào lưới đội bạn từ ngoài vòng cấm, giúp đội ĐH Huế giành vé vào vòng play-off với vị trí nhất nhóm 3.Đội bóng ĐH Huế nhập cuộc với thế trận áp đảo đội Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật - ĐH Đà Nẵng. Ngay từ phút thứ 3 và 18, cầu thủ Dương Hữu Thái Hoàng (số 10) đã ghi 2 bàn thắng vào lưới đội bạn.Diệp Dụng Bách vào phút thứ 23 của trận đấu. Sau pha đón bóng từ đồng đội từ ngoài vòng cấm, cầu thủ số 6 đã tung cú sút căng vào góc xa của khung thành khiến thủ môn đội bạn không kịp trở tay.Phút thứ 54, Diệp Dụng Bách tiếp tục lập công giúp đội bóng ĐH Huế nâng tỷ số lên 4 - 0, cũng với bàn thắng sút xa từ ngoài vòng cấm, khoảng 20 m. Trả lời Thanh Niên sau trận đấu, Diệp Dụng Bách cho biết trong quá trình tập luyện, Bách thường xuyên thực hiện những cú sút xa vào khung thành. Nhập trận với tinh thần giành vé đi tiếp vào vòng play-off, sáng 10.1 Diệp Dụng Bách đã thi đấu với tinh thần cao nhất và tận dụng những cơ hội để làm bàn."Sút xa là sở trường của tôi. Lúc trên sân tập, tôi thường có những cú sút xa gây bất ngờ cho thủ môn. Diễn biến trận đấu hôm nay đúng với ý đồ của ban huấn luyện đội bóng cũng như sở trường của tôi", cầu thủ 19 tuổi đội bóng ĐH Huế nói.Diệp Dụng Bách hiện đang theo học tại khoa Giáo dục thể chất – ĐH Huế. Với tỉ số chung cuộc 5-0, ĐH Huế chính thức giành vé đi tiếp vào vòng play-off. "Tôi sẽ cùng với đồng đội thi đấu hết mình để giành chiếc vé vào chơi vòng chung kết", Bách nêu quyết tâm.Cùng góp công với cú đúp bàn thắng từ rất sớm vào lưới đội Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật - ĐH Đà Nẵng, cầu thủ Dương Hữu Thái Hoàng (số 10) đội bóng ĐH Huế khẳng định sẽ tiếp tục thi đấu hết sức để cùng đồng đội vào TP.HCM đá vòng chung kết.
Học bổng Fulbright lần đầu tiên mở rộng nhiều lĩnh vực sau hơn 30 năm
Thông tin tới báo chí chiều 20.3, Bộ Tài chính cho biết, ngày 11.3, bộ này đã có Tờ trình số 64/TTr-BTC trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết về việc triển khai thí điểm phát hành và giao dịch tài sản mã hóa.Trong đó, Bộ Tài chính đề xuất cơ chế phối hợp quản lý giữa các cơ quan như Bộ Tài chính, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động thị trường, đồng thời hạn chế tối đa rủi ro về an ninh tài chính, bảo đảm sự ổn định cho thị trường tài chính - tiền tệ.Ở góc độ chính sách thuế, theo Bộ Tài chính, hệ thống pháp luật về thuế hiện hành đã có quy định mang tính bao quát, đảm bảo cơ sở pháp lý để thực hiện việc thu thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ được mua bán, tiêu dùng trong lãnh thổ Việt Nam cũng như các doanh nghiệp, cá nhân (kể cả trong nước và nước ngoài) có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam. Trong đó, tập trung vào các sắc thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân.Tuy nhiên, hệ thống pháp luật chuyên ngành liên quan đến tài sản số vẫn chưa có quy định rõ việc xác định và phân loại các tài sản số cũng như hoạt động kinh doanh, mua bán, trao đổi các loại tài sản này, qua đó làm cơ sở cho việc áp dụng các chính sách thuế tương ứng. Theo đó, trường hợp pháp luật chuyên ngành về tài sản số xác định rõ được bản chất, đồng thời cho phép tài sản số được kinh doanh, mua bán như là một loại tài sản thì sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế theo các quy định của pháp luật về thuế.Bộ Tài chính thông tin, hoạt động phát hành và giao dịch tài sản mã hóa đang phát triển nhanh chóng cả về khối lượng phát hành, giá trị giao dịch và mức độ phức tạp. Các hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa đang diễn ra sôi động, đa dạng, thu hút số lượng lớn người tham gia, tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ, thương mại, an ninh của một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.Việc triển khai thí điểm cho phép các cơ quan quản lý có thể nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng tính khả thi và điều kiện triển khai thực tiễn, giảm thiểu tối đa các hành vi bất hợp pháp như "rửa tiền" và tài trợ khủng bố, bảo vệ nhà đầu tư, tạo tiền đề phát triển thị trường tài chính minh bạch, an toàn, bền vững.Ngày 3.3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc hoàn thiện khung khổ pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền ảo, tài sản mã hóa, tiền mã hóa.Tại kết luận cuộc họp, Thường trực Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng hồ sơ trình Chính phủ ban hành nghị quyết thí điểm để áp dụng trên phạm vi toàn quốc, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ mới, khuyến khích đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phù hợp với xu thế chung của thế giới và điều kiện thực tiễn của Việt Nam.