Vì sao trang phục có họa tiết giống khăn trải bàn lại gây sốt?
Chia sẻ trên trang Tiktok cá nhân, hội bạn 4 người của anh N.T.T "khóc ròng" kể lại hành trình chông gai của chuyến du lịch Đà Lạt đầu năm mới mà bị lừa đặt phòng khách sạn liên tiếp tới 2 lần. Theo đó, anh T. đã đặt và nhận phòng tại 1 khách sạn 5 sao ở Đà Lạt cuối tuần qua. Thay đổi lịch trình, anh T. lên Facebook tham khảo và tìm được 1 khách sạn cũng giới thiệu 5 sao, rất đẹp. Liên hệ qua Fanpage, nhân viên khách sạn thông báo còn phòng nhưng vì đông khách nên yêu cầu thanh toán trước. Do trên Fanpage chạy rất nhiều bài quảng cáo rầm rộ với nhiều lượt thích và bình luận nên anh N.T.T cũng không nghi ngờ gì, chuyển tiền rồi hào hứng cho hành trình trải nghiệm 1 chỗ ở mới. Thế nhưng, khi nhóm bạn có mặt tại khách sạn nêu trên thì ngỡ ngàng nhận thông tin khách sạn không còn phòng, trang Facebook đó là giả mạo. Vội lên tìm thêm 1 khách sạn khác, nhóm bạn này tiếp tục nhận thông tin còn phòng và yêu cầu trả tiền trước. Rút kinh nghiệm, 4 người bắt taxi tới tận nơi để hỏi phòng thì được nhân viên khách sạn thông báo đã hết phòng và cũng "không biết gì về trang Facebook trên"."Bọn tôi đăng video này khi đang trên taxi đi lòng vòng kiếm khách sạn. Mùa này cao điểm, chỗ nào cũng báo hết phòng, mà còn bị lừa thế này nữa. Quá khổ! Trang Facebook của các khách sạn, homestay kia đều được chạy quảng cáo rầm rộ, trông đáng tin lắm. Mọi người nhớ thận trọng không lại mất tiền oan và rơi vào cảnh bơ vơ như chúng tôi" - anh N.T.T chia sẻ.Tương tự, anh Trần Tiến (ngụ TP.Thủ Đức, TP.HCM) cũng suýt mắc bẫy trang quảng cáo khách sạn lừa đảo ở Đà Lạt với chiêu thức tương tự. Tuy nhiên, do nhân viên tư vấn cứ nằng nặc đòi chuyển tiền sớm vào tài khoản cá nhân nên anh Tiến sinh nghi, tìm kiếm kiểm tra lại thông tin thì mới tìm được trang web chính thức của căn biệt thự đó và họ báo đã không còn nhận khách.Không chỉ cơ sở lưu trú, Thanh Niên còn nhận được phản ánh của nhiều người dân về tình trạng giả mạo trang web bán vé máy bay để lừa đảo chiếm đoạt tiền. "Họ lập hẳn trang web vebaytet.com, tôi tìm hiểu thì có đến 4 trang web kiểu như vậy. Mình đặt vé trên đó xong bọn họ sẽ gọi điện, cho số tài khoản ngân hàng để chuyển tiền. Chuyển xong thì họ báo lý do là mình ghi dư chữ "thanh toán vé máy bay", chỉ được ghi nội dung là mã vé được cung cấp. Sau đó, yêu cầu chuyển tiền thêm 1 lần nữa mới trả lại tiền đã chuyển lúc nãy, rồi vòng vo, nói không làm theo thì không hỗ trợ hoàn tiền luôn. Vé tết trên đó bán giá cũng rẻ hơn bình thường, tôi mua 3 vé, mất gần 6 triệu đồng thôi. Nhưng nghĩ tới việc họ chủ đích lừa đảo vậy thì tết này chắc sẽ gom được nhiều của bà con có nhu cầu về quê" - chị T.H (ngụ TP.HCM) kể lại câu chuyện vừa bị lừa.Trước đó, hãng hàng không Vietnam Airlines và cơ quan chức năng cũng ghi nhận một số trường hợp các website, tổ chức, cá nhân tự xưng là đại lý của hãng.Cụ thể, một số trang web có tên miền giống, dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng như sau: vietnamairslines.com; vietnamaairlines.com; vietnamairlinesvn.com. Các website này có tên địa chỉ gần giống, khó phân biệt so với website chính hãng của Vietnam Airlines (https://www.vietnamairlines.com) bởi chỉ khác một số chữ cái, hành khách tinh ý mới có thể nhận ra được. Chưa kể, giao diện, màu sắc, logo những trang web này cũng được thiết kế tương tự website chính thức của Vietnam Airlines.Khi khách hàng làm các thủ tục mua vé bay sẽ nhận được mã đặt chỗ để làm tin và khuyến cáo phải thanh toán tiền gấp nếu không sẽ bị hủy. Sau khi nhận được tiền, đối tượng không xuất vé và ngắt liên lạc. Do mã đặt chỗ chưa được xuất ra vé máy bay nên sẽ tự hủy sau một thời gian và khách hàng chỉ biết được việc này khi đến sân bay làm thủ tục.Một hình thức khác phải kể đến đó là các đối tượng lừa đảo, mạo danh đại lý vé cấp 1 của Vietnam Airlines. Các giao dịch được thực hiện bằng hình thức trực tuyến, khách sau khi thanh toán chỉ nhận được mã đặt chỗ chứ đại lý không xuất vé.Cá biệt, một số đối tượng gửi email hoặc tin nhắn thông báo rằng khách hàng đã "trúng thưởng" hoặc nhận ưu đãi vé máy bay. Khi khách hàng truy cập vào đường link đính kèm và cung cấp thông tin, kẻ gian sẽ lấy cắp thông tin thẻ tín dụng hoặc yêu cầu thanh toán.Ngoài phương thức nêu trên, nhiều đối tượng lừa đảo sau khi nhận được tiền của khách vẫn tiến hành xuất vé nhưng sau đó lại hoàn vé (chịu mất phí hoàn vé) và chiếm phần lớn tiền vé người mua đã chi trả. Tinh vi hơn, khi khách nhận vé, gọi điện lên hãng để kiểm tra thì được báo đã xuất vé đúng hành trình. Tuy nhiên sau đó ít ngày, người đặt vé này sẽ gửi yêu cầu tới hãng hàng không để xin hoàn vé. Như vậy, với mỗi vé bay, kẻ lừa đảo có thể bán đi bán lại cho nhiều người khác nhau và người mua sẽ chịu thiệt hại, ảnh hưởng đến lịch trình kế hoạch đi lại.Đánh giá tình trạng lừa đảo vé máy bay đã diễn ra nhiều năm, dù cơ quan chức năng vào cuộc nhưng vẫn chưa thể xóa triệt để hiện tượng này, lãnh đạo Vietnam Airlines cho biết các website này không phải kênh bán hay đối tác chính thức của Vietnam Airlines, hành khách mua vé từ đây sẽ không được đảm bảo quyền lợi, có thể mua phải vé giả, vé bị nâng giá…Trong thời gian qua, Vietnam Airlines đã có văn bản đề nghị cơ quan chức năng xử lý các website có dấu hiệu vi phạm về: sử dụng logo, nhãn hiệu, hình ảnh của Vietnam Airlines, bản quyền thiết kế giao diện website, công bố thông tin; đăng ký, sử dụng tên miền có dấu hiệu trùng/tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại của Vietnam Airlines.Để không mua phải vé giả, vé bị nâng giá trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, các hãng hàng không đều khuyến nghị khách hàng mua vé trên website, ứng dụng di động, phòng vé và đại lý chính thức của hãng. Khách hàng mua vé bay trên website cần đặc biệt lưu ý truy cập đúng địa chỉ chính thức của hãng hoặc liên hệ trực tiếp với tổng đài nếu cần được giải đáp, hỗ trợ trực tiếp liên quan đến đặt chỗ, mua vé. Nếu nhận được những lời chào hàng về vé máy bay quá rẻ so với thông tin của hãng thì đừng vội đặt vé mà kiểm tra lại vì có thể đó là chiêu trò của các đối tượng xấu với mục đích lừa đảo.Hiện nay, Vietnam Airlines chỉ có một website chính thức là www.vietnamairlines.com. Thông tin liên hệ phòng vé và danh sách các đại lý chính thức của Vietnam Airlines cũng được cập nhật trên website tại mục Đại lý (ở chân website). Khi mua vé, khách hàng cần yêu cầu nơi bán cung cấp hóa đơn theo đúng quy định. Đây là chứng từ quan trọng dùng để bảo vệ quyền lợi cho hành khách.Gạo Việt lo mất thị phần vì Philippines sửa luật
Theo số liệu cập nhật mới nhất từ Maoyan, nền tảng tổng hợp số liệu phòng vé xứ Trung, "ngựa thồ" Na Tra 2 vừa đạt tổng doanh thu hơn 7,495 tỉ nhân dân tệ (hơn 1 tỉ USD) ở ngày thứ 12 xuất xưởng, chỉ riêng tại thị trường Trung Quốc. Có thể nói đây là con số gây kinh ngạc cho những nhà quan sát phòng vé vì nhiều dự đoán đưa ra là phim sẽ rời rạp với tổng doanh thu gần 10 tỉ nhân dân tệ. Trước đó vào chiều 6.2 theo giờ địa phương, doanh thu của Na Tra 2 đã đạt trên 5,77 tỉ nhân dân tệ, chính thức vượt "bom tấn" Trường luật hồ trở thành phim ăn khách nhất trong lịch sử phòng vé nước này. Na Tra 2 chỉ tốn 8 ngày và 5 giờ tại rạp để vượt Trường luật hồ giành vị trí đầu bảng, còn Trường luật hồ mất đến 2 tháng để có thể giành vị trí quán quân là phim ăn khách nhất trước đây. Hiện danh sách các phim ăn khách nhất trong lịch sử phòng vé Trung Quốc gồm có: Na Tra 2, Trường luật hồ với doanh thu 5,775 tỉ nhân dân tệ (802 triệu USD), Chiến lang 2 với doanh thu 5,413 tỉ nhân dân tệ (791 triệu USD) và Xin chào Lý Hoán Anh với số tiền 5,035 tỉ nhân dân tệ (752 triệu USD) (các phim này đều chỉ chiếu ở Trung Quốc). Phòng vé trong dịp Tết Nguyên đán ở thị trường tỉ dân "chốt sổ" với tổng doanh thu 9,7 tỉ nhân dân tệ (tương đương 1,35 tỉ USD) tính từ ngày 28.1 - 4.2, tăng 18% so với mùa phim Tết năm 2024. Ra rạp từ ngày 29.1, phim Na Tra 2 hiện đã đạt mốc 1 tỉ USD như dự đoán tại thị trường trong nước và đang chờ xuất xưởng tại nhiều thị trường phim khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Với doanh thu trên 1 tỉ USD, Na Tra 2 vượt bom tấn người đóng Star Wars: Episode VII – The Force Awakens năm 2015 với số tiền 936,7 triệu USD chỉ tại Bắc Mỹ để giành vị trí là phim ăn khách nhất mọi thời đại chỉ tại 1 thị trường. Tính đến 22 giờ ngày 8.2 theo giờ địa phương, Na Tra 2 đã có mặt trong top 50 phim điện ảnh ăn khách nhất mọi thời đại, theo Sina. Phim xếp vị trí thứ 50 sau phim hoạt hình Despicable Me 3 (2017). Còn ở danh sách phim hoạt hình ăn khách nhất mọi thời đại, phim xếp thứ 11, vẫn sau Despicable Me 3 và trước Finding Dory (2016). Phim Na Tra 2 từ khi ra rạp Trung Quốc đã được đón nhận tích cực. Nhiều nhà nghiên cứu phim ảnh, văn hóa đánh giá cao chất lượng phim và sự tác động về mặt văn hóa mà tác phẩm này mang đến cho khán giả không chỉ trong mùa tết mà còn đối với tình hình phòng vé nói chung. Na Tra 2 có diễn biến nối tiếp phần 1, kể về cuộc sống của Na Tra tam thái tử sau khi mâu thuẫn với Ngao Bính - xuất thân từ Ngao tộc ở đại dương, để bảo vệ người dân. Phim Na Tra 2 sẽ ra rạp Việt trong thời gian tới (chưa xác nhận lịch cụ thể), theo các đơn vị phát hành trong nước như BHD, CGV, Galaxy... Khán giả "đứng ngồi không yên" khi hay tin phim được mua bản quyền chiếu trong nước, còn phía các nhà phát hành cho biết họ đang tiến hành các thủ tục để hoàn tất các công đoạn còn lại. Đồng thời, thời lượng của phim khi ra rạp Việt cũng được xác nhận kéo dài 144 phút (tức 2 tiếng 24 phút) với tựa là Natra 2: Ma Đồng Náo Hải.
Paolo Rossi qua đời, tinh thần Catenaccio... đi theo
Tiếp đó, vài phút sau khi tinh trùng và trứng kết hợp với nhau, trứng được thụ tinh sẽ giải phóng một dòng các nguyên tử kẽm tích điện có tác dụng ngăn chặn các tinh trùng khác xâm nhập vào trứng bằng cách làm cứng lớp vỏ ngoài của nó, theo Science Alert.
Định cư Mỹ luôn là giấc mơ của nhiều cá nhân tài năng mong muốn tìm kiếm cơ hội mới trên vùng đất của sự phát triển và thịnh vượng. Trong đó, chương trình EB-2 NIW (National Interest Waiver) nổi lên như một lựa chọn hấp dẫn, đặc biệt dành cho những cá nhân xuất sắc trong các lĩnh vực như công nghệ, khoa học, kỹ thuật. Tuy nhiên, để hiện thực hóa giấc mơ này, một luật sư di trú giàu kinh nghiệm đóng vai trò không thể thiếu.EB-2 NIW là chương trình định cư đặc biệt, cho phép người nộp đơn tự mình hoàn thiện hồ sơ mà không cần thư mời làm việc hay giấy chứng nhận lao động. Thay vào đó, ứng viên cần chứng minh dự án của mình mang lại lợi ích quốc gia cho nước Mỹ thông qua ba yếu tố then chốt:Quy trình xin EB-2 NIW không hề đơn giản và đòi hỏi sự chuẩn bị hồ sơ kỹ lưỡng. Đây là lúc một luật sư di trú có kinh nghiệm bước vào với vai trò dẫn dắt hành trình định cư của bạn.Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực di trú, Harvey Law Group (HLG) đã khẳng định vị thế là một trong những công ty luật hàng đầu tại Việt Nam và quốc tế. Đội ngũ luật sư của HLG không chỉ giàu kinh nghiệm mà còn tận tâm, minh bạch và luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu.HLG tự hào đã hỗ trợ hàng trăm gia đình hoàn thành hồ sơ EB-2 NIW và các chương trình đầu tư định cư khác. Thành công của chúng tôi không chỉ đến từ số lượng hồ sơ được chấp thuận mà còn từ sự tin tưởng tuyệt đối của khách hàng.
Giá vàng hôm nay 19.5.2024: Người mua ở đỉnh cao lỗ gần 5 triệu đồng
Những ngày giữa đầu tháng chạp, đi từ đầu đường Địa Linh (P.Hương Vinh, Q.Phú Xuân, TP.Huế) đã nghe tiếng gõ lọc cọc từ những chiếc khuôn đúc tượng, mùi cay nồng từ khói lò nung. Những lò nung này đang hối hả vào "vụ" đúc tượng ông Táo để kịp phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.Ông Võ Văn Đức (65 tuổi), anh cả trong gia đình có 4 anh em làm tượng Táo quân, đang tất bật giao việc cho từng thành viên trong những ngày này. Đàn ông có sức khỏe sẽ đảm nhiệm việc nhào nặn đất sét, phụ nữ khéo tay thì vẽ tượng, còn trẻ con "đảm nhận" khâu đóng gói. Đây là một trong số ít gia đình còn duy trì nghề truyền thống của tổ tiên để lại ở làng Địa Linh.Anh Võ Văn Hải (42 tuổi, con trai cả của ông Đức) kể, từ tháng 3 - 4 âm lịch, cả gia đình anh đã phải chuẩn bị đất nguyên liệu để làm tượng. Đất dùng để nặn tượng phải là đất sét vàng, được lấy từ đồng ruộng. Đất sét đào xong, đem về dự trữ đến tháng 6 âm lịch mới đưa ra phơi nắng. Đến tháng 11 âm lịch, khi trời mưa, họ gác lại công việc chính, bắt tay vào làm tượng Táo quân."Nghề này không khó nhưng đòi hỏi kỳ công. Để tạo ra một tượng Táo quân phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ. Trong đó, kỳ công nhất phải kể đến việc nhào nặn đất sét, việc này cần những người đàn ông có sức khỏe", anh Hải nói.Trong nhà ông Đức, công đoạn khó này được giao cho anh Võ Văn Cường (35 tuổi, con trai út) phụ trách. Phía sau gian nhà ba gian đã cũ, anh Cường tất bật nhào những tảng đất nhuyễn dẻo như nhồi bột làm bánh, tiếp đến là đưa đất vào khuôn và nện chặt."Chiếc khuôn được đúc tượng phải làm từ gỗ lim thì mới có độ bền lâu, chịu được những cú đập mạnh. Việc này phải làm thật dứt khoát để tượng cứng, đều, không bị vỡ. Nói nhào đất sét để làm tượng thì nghe dễ vậy, chứ để cho ra một bức tượng thành phẩm còn qua nhiều công đoạn nữa", anh Cường chia sẻ.Cạnh nhà ông Đức, chiếc lò nung tượng Táo quân của ông Võ Văn Nam (60 tuổi, em trai út ông Đức) khói bay nghi ngút. Ông Nam đang hối hả ra lò những bức tượng Táo quân cuối cùng, kịp cho thương lái đến lấy.Theo người thợ lành nghề này, để tượng không bị nứt nẻ, thay vì dùng củi, người làng Địa Linh sẽ dùng vỏ trấu. Tro của lò nung sẽ được cất giữ để phục vụ việc đúc tượng. Vào mùa, người làm nghề nặn tượng phải dậy từ 3 giờ sáng để canh lò. Lửa nung phải cháy đều, không quá to cũng không được nhỏ, có vậy tượng mới không bị cong vênh, cháy sém.Tượng ông Táo sau khi rời khỏi lò nung được vợ ông Nam làm sạch lớp tro bám bên ngoài rồi đưa đi nhúng màu đỏ, cam… Cuối cùng là công đoạn trang trí tượng, đây cũng là khâu quan trọng nhất bởi đòi hỏi sự tỉ mỉ, thường con gái ông Nam đảm nhiệm.Kỳ công là vậy, nhưng mỗi bức tượng thành phẩm chỉ bán ra thị trường với giá 2.000 – 3.000 đồng. Bình quân mỗi ngày, một người làng Địa Linh làm tượng cật lực cũng chỉ kiếm được khoảng 200.000 đồng. Vì thu nhập ít ỏi nên theo thời gian nhiều gia đình không còn giữ nghề mà cha ông để lại. Nhưng với ông Nam, việc lưu giữ nghề truyền thống không chỉ vì miếng cơm manh áo mà còn là niềm tự hào lớn và sứ mệnh của thế hệ hậu bối.