Từ Nam Mỹ nhìn ra Bắc Mỹ
Vụ việc người dân tại Nam Định tố bị một cơ sở hỏa táng ép mua hũ tro cốt giá cao vẫn đang thu hút sự quan tâm lớn của dư luận. Tưởng chừng mọi chuyện đã rõ ràng, nhưng mới đây, đơn vị bị tố là Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên (ở thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định), đã có văn bản giải trình chính thức.Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên khẳng định không cấm người dân mang quách từ bên ngoài vào, nhưng cho rằng các quách này không đảm bảo chất lượng, dễ nứt vỡ, gây khó khăn cho nhân viên xếp xương.Công ty giải thích thêm rằng giá dịch vụ hỏa táng 4,5 triệu đồng là mức giá công khai. Việc có thêm khoản phí 3,5 triệu đồng để "lấy xương đẹp" là do công nghệ hỏa táng tốn nhiều nhiên liệu hơn và đòi hỏi kỹ thuật cao hơn.Đáng chú ý, công ty thừa nhận trong quá trình tư vấn, nhân viên đã sử dụng cụm từ "lấy xương đẹp", gây hiểu lầm và sẽ có biện pháp chấn chỉnh.Về giá bán quách, công ty khẳng định loại rẻ nhất là 2,5 triệu đồng, không phải 10 triệu đồng như phản ánh. Những quách giá cao đều là hàng cao cấp, dát vàng 24K, đặt hàng riêng theo yêu cầu.Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên cho rằng, trong quá trình tư vấn, nhân viên tư vấn bán hàng của công ty này có những lời ăn tiếng nói sơ suất, dẫn đến sự hiểu lầm, bức xúc cho người dân.Doanh nhân trẻ Việt Nam chung sức hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam
Với kết cấu khung gầm và động cơ hoàn toàn khác biệt, Toyota Innova Cross 2023 sẽ cho cảm giác lái tốt hơn nhưng đồng thời khả năng cách âm, chống ồn có thể sẽ kém hơn do thiết kế đặc thù của khung gầm liền khối. Hệ thống giảm xóc phía sau dạng dầm xoắn cũng khiến nhiều khách Việt băn khoăn.
Khách Trung Quốc ít quay lại ảnh hưởng thế nào đến du lịch Việt Nam, Thái Lan...?
Thời gian qua, người dân liên tục phản ánh về việc điểm du lịch trái phép được xây dựng trên đất nông nghiệp tại khu vực thị trấn Đăk Rve (H.Kon Rẫy, Kon Tum). Điều đáng nói, điểm du lịch này nằm ngay cạnh khúc cua trên đèo Măng Đen (thuộc QL24), tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.Theo ghi nhận của phóng viên, điểm tham quan này rộng khoảng 2.000 m2, nằm dọc bên triền đồi nhô ra trên đèo Măng Đen. Tại đây du khách có thể nhìn xuống con sông Đăk S'nghé và thung lũng thị trấn Đăk Rve. Ở ngay cổng điểm du lịch, chủ cơ sở đặt một chòi bán vé với giá 50.000 đồng/người khi sử dụng đồ uống và 30.000 đồng/người nếu chỉ vào ngắm cảnh. Mỗi ngày có hàng trăm lượt người đến điểm du lịch này vui chơi. Để phục vụ du khách nghỉ mát và check in, chủ cơ sở đã dựng nhiều chòi gỗ, mái lợp tranh và một số trụ xích đu bằng gỗ.Theo UBND thị trấn Đăk Rve, điểm tham quan này được xây dựng trên đất nông nghiệp. Địa phương này cũng đã 2 lần lập biên bản kiểm tra vào tháng 4.2024 và tháng 6.2024. Qua các buổi kiểm tra, UBND thị trấn Đăk Rve xác định, điểm kinh doanh dịch vụ này có diện tích 1.700 m2 nằm tại lô 16, khoảnh 4, tiểu khu 520 thuộc địa phận thôn 4, thị trấn Đăk Rve. Hiện tại thửa đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Người đứng ra đầu tư, xây dựng điểm du lịch này là ông Nguyễn Minh Đạt. Trên thửa đất này ông Đạt đã san lấp mặt bằng và xây dựng 9 chòi gỗ, lợp tranh. Trong đó, 7 chòi phục vụ cho du khách ăn uống, chụp ảnh; 1 chòi bán hàng.Theo UBND thị trấn Đăk Rve, cả 2 lần kiểm tra cơ quan chức năng đều xác định chủ cơ sở có hành vi vi phạm hủy hoại đất. Tại các biên bản làm việc, đoàn kiểm tra đã yêu cầu ông Nguyễn Minh Đạt dừng mọi hoạt động buôn bán, kinh doanh, tháo dỡ biển hiệu và các chòi xây dựng sai quy định, trả lại hiện trạng ban đầu, nếu không thực hiện thì ông Đạt phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, điểm du lịch nói trên vẫn tồn tại.Ngày 5.3, ông Võ Văn Lương, Chủ tịch UBND H.Kon Rẫy, cho biết trước đây khi đi kiểm tra, cơ quan chức năng của thị trấn Đăk Rve xác định điểm du lịch này có hành vi vi phạm hủy hoại đất là chưa đúng. Qua kiểm tra, huyện xác định các chòi gỗ lợp tranh trong điểm du lịch không xây dựng kiên cố do đó chỉ có hành vi vi phạm sử dụng đất sai mục đích. Theo quy định của pháp luật, khi có nhu cầu đấu nối đường nhánh vào quốc lộ, thì phải được cấp có thẩm quyền cho phép, nhưng theo ông Lương, điểm du lịch này chưa được cơ quan chức năng cấp phép đấu nối giao thông vào QL24, trong khi khu vực này nằm ở khúc cua nên tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.Cũng theo ông Lương, huyện đang yêu cầu chủ đầu tư điểm du lịch nói trên tháo dỡ các công trình vi phạm. Nếu không chấp hành, đến ngày 6.3, UBND huyện sẽ tiến hành đưa máy móc đến cưỡng chế bằng cách múc đất chặn tuyến đường vào điểm du lịch này.Trao đổi với PV Thanh Niên vào chiều cùng ngày, ông Nguyễn Minh Đạt, chủ đầu tư điểm du lịch trên, cho biết đã nhận được văn bản yêu cầu tháo dỡ của UBND H.Kon Rẫy và đang chờ đoàn công tác đến làm việc.Tuy nhiên theo ông Đạt, khu vực đèo Măng Đen có rất nhiều chòi gỗ của người dân vi phạm, không riêng điểm du lịch của ông (?). Nếu yêu cầu tháo dỡ thì phải tháo dỡ toàn bộ những chòi gỗ vi phạm. Do đó, dù UBND thị trấn Đăk Rve đã lập biên bản và yêu cầu tháo dỡ nhưng ông vẫn chưa chấp hành.Ông Đạt cũng chia sẻ: "Bây giờ nhà nước đã có chủ trương chính sách để khuyến khích dân làm ăn, giải quyết việc làm. Nhờ cái quán này mà Măng Đen có thêm du khách, tạo được thêm công ăn việc làm cho bà con".Về thông tin điểm du lịch trên chưa được phép đấu nối với QL24, ông Đạt tỏ ra ngạc nhiên: "Đây là lần đầu tiên tôi nghe đến quy định này và chưa từng được hướng dẫn các thủ tục đó".
Tương tự như tại Vĩnh Long cũng ghi nhận mức nhiệt độ 38,5 độ C, cao hơn kỷ lục cũ là 1,4 độ C ghi nhận trước đó 8 năm.
Làm sao để… bỏ Giroud?
Năm 1994, Hội An yên bình và ít du khách quốc tế. Bộ ảnh của Simon O'Reilley, người Anh, trên báo Hồng Kông SCMP tái hiện vẻ đẹp cổ kính của Hội An 1994, trước khi nơi đây trở thành điểm đến phổ biến toàn cầu. Simon O'Reilley vừa trở lại Việt Nam, cụ thể là Hội An, trong chuyến đi gần đây đã nhận thấy đất nước này thay đổi mạnh mẽ như thế nào trong 30 năm qua.Hội An ngày nay là điểm đến yêu thích của khách du lịch. Phố cổ có từ thế kỷ 15 và là thương cảng quan trọng giữa châu Âu, Ấn Độ, Nhật Bản và Trung Quốc. Thời điểm 1994, Hội An còn là một thị trấn ven biển, được kiến trúc sư kiêm nhà bảo tồn người Ba Lan Kazimierz Kwiatkowski bảo tồn và UNESCO công nhận Di sản thế giới vào năm 1999."Chúng tôi đến Hội An vào năm 1994, sau khi đi xe máy từ Đà Nẵng vào, chỉ có đúng hai khách du lịch trong thị trấn: bạn cùng phòng Andy và tôi. Chúng tôi thực sự không nhìn thấy bất kỳ người nước ngoài nào trong chuyến thăm của mình", Simon O'Reilley viết trên SCMP.Simon đi theo tiếng hò reo và phấn khích xuống sông. Có nhiều người ở trên bờ đang xem đua thuyền. Khi bị phát hiện, cả hai được gọi lại và người dân đưa cho họ hai chiếc ghế và khăng khăng bắt ngồi ngay cạnh bờ sông.Ngôn ngữ chung của anh lúc đó mở rộng thành "cảm ơn", "có", "không" và "xin chào". Có rất nhiều nụ cười, vỗ tay vào lưng và bắt tay. Sau đó, hai chai bia được đưa vào tay vị khách phương xa, họ trở thành khách danh dự của sự kiện.Các đội chèo thuyền bằng những mảnh gỗ, ván và một vài mái chèo, nhưng chúng rất chắc chắn và thuyền di chuyển khá nhanh. Với bia, hải sản và đám đông vui vẻ hò reo cổ vũ, huýt sáo, đây thực sự là sự kiện thể thao hoàn hảo."Chúng tôi đã đi tham quan bãi biển Cửa Đại. Ngày nay, nơi đây có rất nhiều khu nghỉ dưỡng, ghế tắm nắng, dù; hồi đấy chỉ là một bãi cát đẹp trải dài.Sau đó, chúng tôi đi bộ quanh thị trấn; nơi này chủ yếu là những ngôi nhà màu vàng đóng cửa, một vài xe bán bánh mì và những con đường cát vắng vẻ. Không có đám đông du khách, không có đèn lồng, không có quán bar, không có cửa hàng bán cà phê, thời trang hay nghệ thuật. Có người nói rằng điện chỉ mới có trong vài tháng", Simon nhớ lại.Anh kể, phải nói rằng các món ăn Việt Nam và các món ăn địa phương mà chúng ta thưởng thức tại các nhà hàng ngày nay đơn giản là không tồn tại vào thời điểm đó. Các món ăn được phục vụ không đáng nhớ lắm, ngoại trừ món bánh mì tuyệt hảo.Các xe bán bánh mì có tủ kính bằng gỗ đựng bánh mì nhỏ và nhân bánh bên trong. Một trong những nhân bánh là pa tê thịt heo. Khay bánh này được để ngoài nắng cả ngày mà không có tủ lạnh..."Thị trấn vắng vẻ, buồn ngủ này quyến rũ trong vẻ đẹp đã phai tàn của nó, và người dân Hội An, giống như mọi nơi khác mà chúng tôi đến trong cả nước, vô cùng thân thiện; họ luôn có vẻ vui khi thấy chúng tôi và muốn nói chuyện với chúng tôi", anh mô tả.Hồi đó, Hội An dường như chỉ có một khách sạn trong tòa nhà cũ. Người bảo vệ ngồi trong vườn với bạn bè của mình, chơi đàn ghi ta.Ngoài Hà Nội và TP.HCM, thời điểm đó giao thông thưa thớt. Có xe đạp, xích lô, xe tay ga, xe đẩy tay, xe tải và xe buýt cổ, và nhiều chiếc ô tô còn lại từ những năm 1960..."Một điều khác mà tôi nhớ rất rõ là rất nhiều lần các thanh niên Việt Nam tiến đến gần tôi, tươi cười và hỏi tôi có muốn đánh nhau không! Không phải theo kiểu đe dọa, mà giống như một bài kiểm tra sức mạnh hơn. Tôi cao 195 cm và có lẽ nặng gấp hai lần rưỡi họ.Kịch bản còn lại là "Hãy đến uống với chúng tôi!" nhanh chóng biến thành một cuộc thi uống rượu. Thường là bia hoặc một loại rượu mạnh kinh khủng nào đó được uống từ những chiếc bát nhỏ", Simon nhớ lại.