Tuyển sinh lớp 10 TP.HCM: Học sinh nào thuộc diện tuyển thẳng?
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.Cô gái lái xe máy ‘phóng như bay’, luồn lách trên phố… và cái kết
Tết Nguyên đán là thời điểm đầu của chu kỳ năm mới. Khi căn cứ vào các sử liệu và văn hóa dân gian, chúng ta khó xác định người Việt bắt đầu ăn tết vào dịp lập xuân từ khi nào; tuy nhiên, nhắc về nguồn gốc tết chúng ta lại có nhiều thông tin thú vị.PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, Giảng viên cao cấp Viện Phát triển năng lực lãnh đạo, Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết, người Việt cổ sớm hiểu và xác định Tết Nguyên đán là mở đầu cho một năm nông lịch nhờ vào khả năng nhận thức sự tuần hoàn của thời tiết và sự thích ứng của vụ mùa ngoài đồng. Từ thời cổ đại, khi tổ tiên người Việt nhận thức được sự chuyển giao của thời tiết và chu kỳ thời gian trong năm đã có một số hình thức sơ khai về việc xác lập chu kỳ tuần hoàn và tổ chức đón tết. Khảo cứu về phong tục của người Bách Việt cổ, trong đó có tổ tiên Lạc Việt, cho thấy ngày tết đầu năm trước đây rơi vào đầu tháng 11 âm lịch (ứng với tháng Tý), chứ không phải đầu tháng giêng (tháng Dần). Cụ thể, người Việt xưa không dùng số đếm để gọi ngày, tháng mà dùng Thiên can – Địa chi để gọi tên, chẳng hạn hết tháng Tý thì tới tháng Sửu, rồi đến Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi là hết một năm. Giờ Tý là giờ chuyển giao giữa hai ngày trong đêm, tháng Tý là tháng lạnh nhất trong năm - tháng 11, ứng với thời điểm Đông chí, thời điểm để bắt đầu một chu kỳ đếm mới. Lúc này mùa màng cũng đã kết thúc, người Việt xưa nghỉ ngơi để chờ đến khi thời tiết ấm lên mới tính tới việc gieo cấy mùa sau. Vì vậy, họ đã chọn đầu tháng Tý (tức tháng 11 âm lịch) để ăn tết. Tính từ đầu tháng 11 cho tới đầu tháng 5 năm sau là trọn 6 tháng; do đó, người Việt gọi Tết Đoan ngọ ngày mùng 5.5 âm lịch là Tết nửa năm. "Có giả thuyết cho rằng, tháng 11 ở Việt Nam trời chưa quá lạnh, người Việt cổ có thể tổ chức các hoạt động đón tết. Trong khi đó, ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản… tháng 11 là bắt đầu vào chính đông, quá lạnh không ăn tết được nên họ phải tính toán lựa chọn thời điểm tiết lập xuân để ăn tết, chính vì thế họ xác định tết âm lịch vào tháng Dần (tức tháng giêng, ngay trước hoặc sau tiết lập xuân). Họ xác định tháng Dần là tháng đầu năm, gọi là "Chính nguyệt" (tức tháng chính trong năm). Quá trình này diễn ra rất sớm trong lịch sử, dưới nhãn quan "di phong định tục" . Trong quá trình tiếp xúc văn hóa và hội nhập, người Việt cổ đã dần chuyển đổi tổ chức đón tết từ đầu tháng Tý (tháng 11) sang đầu tháng Dần (tháng giêng) như ngày nay vậy", PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ chia sẻ.Trước đây không lâu, một số làng quê ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ - nơi được cho là vùng đất kinh đô xưa của nhà nước Văn Lang xưa của các vị vua Hùng còn lưu lại một số tập tục cổ (như tục ăn đất khoán hun khói, tục làm lễ mở cửa rừng...) gợi về ký ức của ngày tết cổ xưa vào đầu tháng 11 của người Việt cổ. Một số gia đình người Việt gốc Hoa ở Đồng bằng sông Cửu Long vốn có nền tảng Bách Việt cổ cũng tổ chức cúng tết Đông chí bằng chè trôi nước, bánh ngọt và trái cây, coi tết Đông chí là ngưỡng thêm tuổi mới của mọi người. Như đã nói, trên đây là một giả thuyết cần có nhiều khảo cứu hơn nữa để làm rõ hơn vấn đề.Theo PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thơ, khó có thể biết rõ người Việt xưa ăn tết thế nào nhưng cơ bản tết không thay đổi về ý nghĩa. Tết xưa còn lưu lại trong ký ức người Việt Nam hôm nay chỉ có thể là ký ức tết từ thời bao cấp hay ở giai đoạn đầu của cải cách – mở cửa mà thôi. Phong tục ngày tết xưa về cơ bản thể hiện sinh động các ý nghĩa tạ ơn đất trời, thần linh và tổ tiên, củng cố mối quan hệ vốn có của gia đình - dòng tộc, thực hiện các nghi lễ cổ truyền để chào đón năm mới và truyền dạy văn hóa cho các thế hệ con cháu, củng cố và mở rộng giao tiếp với láng giềng xung quanh, tổng kết – đúc kết kinh nghiệm của năm cũ và gửi gắm mong ước cho năm mới, chuẩn bị tâm thế mới cho năm làm việc tiếp theo. Nhìn chung, dù là tết xưa hay tết nay gì đi nữa thì ngày tết vẫn là dịp để chúng ta nhìn lại những thành quả của năm cũ và rút ra bài học cho năm mới (đối với cá nhân) và củng cố truyền thống gia đình và các mối quan hệ (đối với xã hội). Ông Thơ cho rằng, trước đây, cuộc sống hằng ngày chưa thật đủ đầy nên người ta mong đến tết để được nghỉ ngơi, ăn ngon, mặc đẹp. Vậy nên mới có câu:Cu kêu 3 tiếng cu kêuMong mau tới tết dựng nêu ăn chè.Còn ngày nay, cuộc sống no ấm hơn nên việc ăn mặc không là vấn đề nữa. Thay vào đó, sau một năm làm việc vất vả, dịp tết được nghỉ dài ngày, nhiều người quay về gia đình đoàn tụ và đón tết với gia đình trong khi không ít người muốn được nghỉ ngơi, giải trí, giao tiếp (không muốn các nghi lễ theo họ là "rườm rà"), hoặc đi du lịch..., nên dường như có sự chuyển dịch từ "ăn tết" sang "chơi tết". Dù vậy, dù là "ăn tết", "chơi tết" hay gì đi nữa thì các nghi lễ truyền thống trong dịp tết như cúng ông Táo, cúng tất niên và đ1n ông bà tổ tiên về ăn tết, cúng giao thừa, mừng tuổi ông bà cha mẹ, lì xì trẻ thơ, chúc tết dòng họ, láng giềng, thăm viếng thầy cô cũ thưở thiếu thời, tạ ơn những quý nhân đã giúp đỡ trong đời... vẫn được ưu tiên gìn giữ. Nói cách khác, các ý nghĩa cơ bản của ngày tết vẫn được giữ nguyên trạng qua phong tục và nghi lễ, việc tổ chức "ăn tết" hay "chơi tết" chỉ là hình thức thích ứng của cuộc sống đương đại. Cũng cần nhấn mạnh rằng, các phong tục, nghi lễ quan trọng trong mấy ngày tết chỉ đẹp khi chúng ta không tạo gánh nặng các thành viên gia đình, nhất là phụ nữ (chẳng hạn bắt buộc phải mâm cao cỗ đầy, nấu nướng phải tươm tất nhiều món, gánh nặng con cháu làm ăn xa quay về phải "lễ nghĩa" đầy đủ với cả họ, cả làng...). Tết là dịp sum vầy để củng cố hay xây đắp truyền thống gia đình, chúng ta cần chú ý đến nhu cầu được nghỉ ngơi, chơi tết của phụ nữ trong nhà và những người trẻ vốn đã vất vả ngược xuôi mưu sinh trong suốt năm qua. Theo nhà nghiên cứu văn hóa, dù là ăn tết hay chơi tết chúng ta cũng cần chú ý yếu tố về sự ấm cúng của gia đình, đặc biệt là những người có tuổi, ông bà cao tuổi vì ngày tết là khoảng thời gian thiêng liêng để các bậc cao niên được sống trong không gian thiêng liêng của gia đình, được tương tác, đối thoại và thể hiện lòng tôn kính, kính nhớ với tổ tiên. Đối với nhiều gia đình Việt Nam, bàn thờ tổ tiên những ngày tết phải đầy đủ lễ phẩm và nhang khói, có như vậy họ mới cảm thấy ấm cúng, an lòng. Vậy nên người trẻ mong muốn tổ chức chơi tết (như mời bố mẹ đi du lịch xa nhà chẳng hạn) phải lưu ý việc này."Do đó, nếu người trẻ mong muốn mời ba mẹ rời quê lên thành phố ăn tết hay cùng nhau đi du lịch đó đây mà ba mẹ từ chối thì không nên buồn, bởi ba mẹ và những người lớn trong nhà còn có những nhiệm vụ phải làm để giữ lửa, giữ phong tục, giao tiếp với người tổ tiên đã khuất", PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ lưu ý.Thêm vào đó, những ai đang làm bố làm mẹ cần chú ý tạo điều kiện để con trẻ được trải nghiệm không khí tết qua những tập tục cổ truyền như cùng bố mẹ tảo mộ ông bà, bài trí bàn thờ, dán liễn xuân, quây quần bên nồi bánh chưng/bánh tét và sum họp đêm giao thừa, được mặc trang phục đẹp nhất chúc tết ông bà cha mẹ, mừng tuổi dòng họ, láng giềng, khuyến khích các con biết thể hiện lòng biết ơn đối với gia đình, thầy cô, láng giềng. Tất cả những hình ảnh ấy sẽ kết thành ký ức tuổi thơ thật đẹp về ngày tết, sẽ theo các con suốt cuộc đời, và sẽ thôi thúc chúng thực hiện những điều tương tự đối với thế hệ sau nữa khi chúng trưởng thành.
Giải đấu 2023 PUBG Mobile National Championship chính thức khởi tranh
Ngày 4.1, Công an xã Vĩnh Xuân (H.Trà Ôn, Vĩnh Long) cho biết vừa phối hợp Công an H.Trà Ôn và UBND xã Vĩnh Xuân mời làm việc và buộc viết cam kết không tái phạm đối với ông N.N.Q (44 tuổi, ở ấp Vĩnh Trinh, xã Vĩnh Xuân, H.Trà Ôn) do liên quan đến hành vi mê tín dị đoan và chữa bệnh bằng phương pháp tâm linh trái pháp luật.Tại buổi làm việc, lực lượng chức năng đã phân tích, làm rõ hành vi vi phạm của ông Q. và tuyên truyền những hậu quả tiêu cực từ mê tín dị đoan, không chỉ đối với cá nhân mà còn gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng. Ông Q. thừa nhận hành vi sai trái của mình, đồng thời viết bản cam kết không tái phạm dưới sự giám sát của Công an H.Trà Ôn và UBND xã Vĩnh Xuân.Trước đó, qua phản ánh từ người dân, ngày 28.12.2024, Công an H.Trà Ôn phối hợp Công an xã Vĩnh Xuân tiến hành kiểm tra tại nhà của ông Q., phát hiện tổng cộng 16 cây dao tự chế, 1 gậy bóng chày dùng để phục vụ hoạt động mê tín dị đoan, trị bệnh tâm linh... Cơ quan chức năng xác định ông Q. có hành vi lợi dụng yếu tố tâm linh để thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan; đồng thời tiến hành chữa bệnh bằng các phương pháp không được cơ quan chức năng công nhận. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây hoang mang, làm ảnh hưởng đến đời sống người dân và an ninh trật tự tại địa phương. Sau buổi làm việc, ông Q. đã tự nguyện giao nộp toàn bộ số vũ khí, dao tự chế trên.
Giải bóng chuyền vô địch quốc gia (VĐQG) Hàn Quốc là một trong những giải đấu bóng chuyền chuyên nghiệp quan trọng nhất xứ sở kim chi, được Liên đoàn Bóng chuyền Hàn Quốc (KOVO) tổ chức thường niên từ năm 2005 đến nay. Trải qua hơn 20 mùa, giải đấu là nơi tranh tài uy tín của các CLB bóng chuyền nam và nữ nước này.Với sự xuất hiện ngày càng nhiều VĐV xuất sắc trong khu vực cũng như thế giới, sức hút của toàn giải nói chung và giải dành cho các đội nữ nói riêng đã lan rộng ra các quốc gia lân cận, trong đó có Việt Nam. Nhằm đáp lại sự mong chờ của người hâm mộ, FPT Play chính thức độc quyền phát sóng các trận đấu thuộc giải bóng chuyền nữ VĐQG Hàn Quốc 2024 - 2025 kể từ ngày 13.2.Đến nay, mùa giải 2024 - 2025 của các đội nữ đã trải qua 95/126 trận và hiện ở giai đoạn gay cấn nhất. Tương tự như các mùa giải trước, giải bóng chuyền nữ VĐQG Hàn Quốc 2024 - 2025 diễn ra với thể thức vòng tròn tính điểm sân nhà - sân khách, diễn ra trong 6 vòng "vắt năm" từ tháng 10.2024 đến tháng 4.2025. Đội có điểm số cao nhất sau vòng bảng sẽ vào thẳng trận chung kết, trong khi các đội xếp sau sẽ tham gia vòng play-off để giành suất vào chung kết.Năm nay, giải đấu quy tụ số CLB tham gia không đổi là 7 đội, gồm: Daejeon Jungkwanjang Red Sparks, Hwaseong IBK Altos, Incheon Heungkuk Life Pink Spiders, Gimcheon Korea Expressway Hi-Pass, GS Caltex Seoul KIXX, Gwangju Pepper Savings Bank AI PEPPERS và Suwon Hyundai E&C Hillstate.Đến thời điểm này, đương kim á quân Incheon Heungkuk Life Pink Spiders đang giữ vị trí đỉnh bảng với số điểm 43. Đội "nhện hồng" chỉ sảy chân 4 lần, thắng tổng cộng 15 trận. Thành tích này còn cao hơn cả đương kim vô địch Suwon Hyundai E&C Hillstate. Trong khi đó, 2 đội liền kề là Daejeon Jungkwanjang Red Sparks và Hwaseong IBK Altos đang áp sát với điểm số không quá chênh lệch.Rất khó nói trước kết quả bởi mới đây, chính Hwaseong IBK Altos cũng đã thua đội xếp thứ 7 là GS Caltex Seoul KIXX trong một trận đấu kịch tính. Trong những ngày sắp tới, gió có thể sẽ đảo chiều và bất ngờ có thể xảy ra.Giải bóng chuyền nữ VĐQG Hàn Quốc 2024 - 2025 càng trở nên đặc biệt với người hâm mộ Việt Nam vì sự xuất hiện nữ phụ công thuộc biên chế CLB Hóa chất Đức Giang - Bích Thủy. Cô gia nhập GS Caltex Seoul KIXX với bản hợp đồng ngắn hạn, kéo dài đến hết mùa này. Được biết, đây là đội bóng nước ngoài thứ 2 trong sự nghiệp Bích Thủy, sau Air Force (Thái Lan).Từ khi có sự góp mặt của nữ phụ công Việt Nam, CLB Caltex Seoul KIXX đã "lột xác", thắng 4 trong 8 trận gần nhất. Chiến thắng trước Hwaseong IBK Altos vào hôm 8.2 cũng có dấu ấn đậm nét của phụ công quê Hà Nội, với 9 điểm ghi được sau 3 ván. Không chỉ tấn công hiệu quả, Bích Thủy còn thể hiện khả năng phòng thủ ấn tượng, góp phần vào chiến thắng 3-0 cách biệt.GS Caltex Seoul KIXX là đội bóng giàu thành tích của bóng chuyền nữ Hàn Quốc, từng 12 lần vô địch giải quốc nội với lần gần nhất vào mùa giải 2020 - 2021. Đội bóng này còn từng 6 lần vô địch KOVO Cup, và đăng quang giải vô địch các CLB châu Á năm 1999.Trên bảng xếp hạng năm nay, GS Caltex Seoul KIXX chưa thể hiện được hết sức mạnh vốn có. Tuy nhiên, đội bóng này vẫn liên tục bám đuổi và thể hiện tham vọng cạnh tranh với các đối thủ mạnh. Nếu duy trì được phong độ thi đấu hiện nay, rất có thể Bích Thủy sẽ được GS Caltex Seoul KIXX giữ lại, và tiếp tục được triệu tập lên đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam nhằm chuẩn bị cho giải vô địch thế giới vào tháng 9, SEA Games 33 vào tháng 12.Khán giả đón xem giải bóng chuyền nữ VĐQG nữ Hàn Quốc trên hệ thống FPT Play tại website https://fptplay.vn, Ứng dụng FPT Play dành cho các thiết bị Smart TV, Smart Phone, FPT Play Box.
Nhân vụ 'tiêu hủy tranh', tìm hiểu những bậc thầy tiên phong tranh trừu tượng Đông - Tây
Theo đó, kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 diễn ra vào ngày 25.2 vừa qua, có 6.515 thí sinh dự thi, trong đó có 2.842 thí sinh đoạt giải (tỷ lệ 43,6%) gồm 131 giải nhất (chiếm 4,61%), 708 giải nhì (chiếm 24,91%) và 2.003 giải ba (chiếm 70,8%). So với năm học 2023-2024, tỷ lệ học sinh đoạt giải năm nay cao hơn (năm trước là 41,39%).Đây là kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 cấp thành phố đầu tiên theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Năm nay, kỳ thi diễn ra với 13 môn, trong đó có môn mới là giáo dục kinh tế và pháp luật. Thời gian làm bài mỗi môn thi là 120 phút. Nội dung thi trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, theo định hướng đánh giá năng lực tư duy và vận dụng thực tiễn của học sinh.Sở GD-ĐT TP.HCM đánh giá, trong năm đầu tiên kỳ thi được tổ chức theo hướng đánh giá năng lực học sinh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, học sinh đã thể hiện rất tốt năng lực vận dụng của môn học trong bài làm. Tỷ lệ học sinh đoạt giải năm nay đã tăng cao hơn so với năm trước là 2,23%. Điều này không chỉ cho thấy được nỗ lực trong công tác bồi dưỡng giáo dục mũi nhọn, học sinh giỏi ở mỗi trường THPT mà còn đánh giá sự chuyển mình trong nỗ lực đổi mới công tác dạy và học ở các trường THPT theo chương trình mới.Các giải cao không chỉ tập trung ở các trường có truyền thống bồi dưỡng học sinh giỏi, trường trung tâm mà còn phủ đều ở những trường ngoài công lập, trường khu vực ngoại thành…Học sinh đoạt giải nhất trong kỳ thi này được khen thưởng theo Nghị quyết 35/2024/ND-HĐND của HĐND TP.HCM sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 02/2021 quy định một số chính sách khuyến khích giáo viên, học sinh, học viên đạt giải trong các kỳ thi cấp thành phố, quốc gia, khu vực, quốc tế và giáo viên có thành tích đào tạo, bồi dưỡng học sinh, học viên đoạt các giải trên địa bàn TP.HCM, với mức thưởng là 12 triệu đồng/học sinh/giải nhất.