Công khai người yêu trên mạng xã hội, nên hay không?
Năm nay, Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh THCS - THPT lần đầu tiên được tổ chức theo quy định tại Thông tư 06/2024/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT ban hành ngày 10.4.2024.Theo đó, các đơn vị dự thi là sở GD-ĐT, mỗi đơn vị được đăng ký tối đa 3 dự án dự thi; riêng các sở GD-ĐT Hà Nội và TP.HCM, mỗi đơn vị được đăng ký tối đa 6 dự án dự thi (tăng lần lượt từ 2 đến 4 dự án so với quy chế cũ). Đối với các đơn vị dự thi là trường trực thuộc bộ, đại học, trường đại học, viện, học viện, mỗi đơn vị được đăng ký tối đa 2 dự án dự thi. Đơn vị đăng cai tổ chức cuộc thi được đăng ký tối đa 6 dự án dự thi. Riêng đơn vị đăng cai tổ chức cuộc thi là Sở GD-ĐT Hà Nội hoặc Sở GD-ĐT TP.HCM, mỗi đơn vị được đăng ký tối đa 12 dự án dự thi.Các dự án tham dự cuộc thi được tuyển chọn từ các cuộc thi cấp tỉnh, cấp trường. Theo báo cáo của các đơn vị tham gia cuộc thi, hằng năm có từ 200 - 300 dự án tham gia vòng sơ tuyển để lựa chọn tham gia vòng chung kết cuộc thi cấp tỉnh, trên cơ sở đó lựa chọn dự án tham gia cuộc thi cấp quốc gia với số lượng dự án theo quy định từng năm của Bộ GD-ĐT. Từ kết quả cuộc thi, Bộ GD-ĐT lựa chọn những dự án đạt giải cao nhất và có đủ điều kiện để tham gia hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế dành cho học sinh trung học dự kiến diễn ra vào tháng 5 tại Mỹ. Cuộc thi nghiên cứu khoa học - kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS và THPT được Bộ GD-ĐT tổ chức lần đầu vào năm 2013. Từ 2013 - 2019, cuộc thi được tổ chức tại 2 điểm ở 2 miền Bắc, Nam với số lượng tham dự là 4 - 6 dự án/đơn vị dự thi và được tổ chức lần lượt ở các địa phương khác nhau. Từ 2020 - 2024, cuộc thi giảm quy mô về số lượng dự án tham dự (2 dự án/đơn vị dự thi; riêng đối với Hà Nội, TP.HCM và đơn vị đăng cai tổ chức cuộc thi được tham dự 4 dự án) và được tổ chức tại một địa phương trên cả nước. Năm nay, cuộc thi có tổng số 212 dự án dự thi thuộc 22 lĩnh vực, trong đó có 23 dự án cá nhân, 189 dự án tập thể; 190 dự án của học sinh cấp THPT và 22 dự án của học sinh cấp THCS. Có tổng số 401 học sinh tham gia, trong đó có 358 học sinh cấp THPT và 43 học sinh cấp THCS.Gác bằng dược sĩ, cô gái tình nguyện lên đường nhập ngũ
Những ngày gần đây, Hà Nội bước vào đợt nồm ẩm, mưa phùn, giúp chất lượng không khí được cải thiện tạm thời. Sáng qua (17.2), chỉ số AQI dao động từ 25 - 54, người dân có thể hoạt động ngoài trời mà không sợ ảnh hưởng đến sức khỏe. Đây là một thực tế đáng quan ngại bởi không biết từ bao giờ, khẩu trang đã trở thành vật bất ly thân của người dân Việt Nam khi đi ra đường và phải chờ khi có mưa hoặc gió mùa mạnh thì mới tự tin ra đường mà không sợ hít phải bụi mịn.Từ cuối năm ngoái đến nay, thủ đô Hà Nội liên tiếp trải qua "mùa" ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Nhiều thời điểm, chỉ số chất lượng không khí AQI ở mức 272, đưa Hà Nội trở lại đứng đầu trong danh sách các thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới, với chất lượng không khí ở mức tím - mức nguy hại tới sức khỏe con người. Nồng độ PM2.5 tại Hà Nội cao gấp 32 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của WHO. Người dân được khuyến cáo giảm vận động ngoài trời, nên đeo khẩu trang khi ra ngoài. Đó là lý do vì sao trong những ngày trời xuân thời tiết đẹp nhất năm nhưng trên khắp các tuyến phố, con đường đều thấy người dân ra đường bịt khẩu trang kín mít. Thậm chí nhiều người lớn tuổi đi tập thể dục buổi sáng cũng đeo khẩu trang. Nhiều nhóm khách du lịch ngồi trên xe điện tham quan quanh hồ Hoàn Kiếm cũng "nhập gia tùy tục", không thoát khỏi "khiên chống bụi mịn". Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong thời gian qua, tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại Hà Nội có chiều hướng gia tăng. Mặc dù ô nhiễm không khí xảy ra có quy luật theo mùa và bị ảnh hưởng từ điều kiện khí hậu, thời tiết, tuy nhiên dữ liệu quan trắc cho thấy diễn biến ô nhiễm không khí đã tăng dần, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.GS Bob Baulch từ Khoa Kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam bày tỏ quan ngại: Chất lượng không khí của Việt Nam nếu không được cải thiện sẽ có thể gây ra thảm họa. Ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng tại Việt Nam, đặc biệt là thủ đô Hà Nội. Điều đáng ngạc nhiên là hầu hết mọi người đều cho rằng tình hình ô nhiễm ở TP.HCM sẽ tệ hơn do sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn và dân số đông hơn, song, thực tế trong năm 2022, chỉ số chất lượng không khí của TP.HCM là 21,2, tức mức ô nhiễm bằng khoảng một nửa so với Hà Nội.Lý giải thực trạng này, PGS-TS Hồ Quốc Bằng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ô nhiễm không khí (thuộc Viện Môi trường và tài nguyên, Đại học Quốc gia TP.HCM) cho biết mặc dù lượng khí độc phát thải ở TP.HCM nhiều hơn ở Hà Nội nhưng khí hậu là yếu tố khiến mức độ ô nhiễm môi trường của Hà Nội nặng nề hơn TP.HCM. Thời tiết ở Hà Nội khiến cho các khí thải mắc kẹt ở tầng sát mặt đất.Nghiên cứu của PGS-TS Hồ Quốc Bằng cùng các cộng sự chỉ ra rằng: có 3 nguồn cơ bản phát thải khí độc vào không khí gồm: các phương tiện giao thông (nguồn đường), các nhà máy sản xuất công nghiệp và các hoạt động dân sinh (nguồn địa phương). Tại Hà Nội, các phương tiện giao thông chiếm lượng phát thải lớn nhất với hầu hết các khí độc có trong không khí: ôxit ni tơ (NOx) 87%, carbon monoxide (CO) 92%, điôxit sulfur (SO2) 57%, hợp chất hữu cơ dạng khí không chứa mê tan (NMVOC) 86%, khí mê tan (CH4) 96%, bụi mịn PM2.5 74%. Trong số các phương tiện giao thông, thủ phạm hàng đầu thải 2 loại khí độc NOx và CO ở Hà Nội là xe máy. Xe tải hạng nặng là nguồn phát thải lớn nhất các loại bụi mịn.Giống như Hà Nội hay TP.HCM của Việt Nam, các đô thị tại Thái Lan cũng đang vật lộn trong cuộc chiến với ô nhiễm không khí. Cuối tháng 1, truyền thông Thái Lan đồng loạt đưa tin mức độ bụi siêu mịn không an toàn đã được báo cáo tại 70 trong số 76 tỉnh của Thái Lan, trong đó tình trạng ô nhiễm không khí tồi tệ nhất được ghi nhận ở khu vực thủ đô Bangkok.Chính phủ Thái Lan đã khẩn cấp đưa ra một số chính sách tạm thời nhằm bảo vệ sức khỏe người dân cũng như giảm lượng bụi ô nhiễm. Một khoản ngân sách trị giá 140 triệu baht được chính phủ tung ra nhằm bù lỗ cho các doanh nghiệp vận tải để người dân Bangkok và vùng phụ cận được miễn phí sử dụng các loại phương tiện công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm, các loại tàu điện trên cao từ ngày 25 - 31.1.Đến ngày 28.1, Thủ tướng Thái Lan đã chỉ đạo tăng ngân sách lên 620 triệu baht để hỗ trợ các ban ngành của nước này áp dụng các chính sách nhằm ngăn chặn khói bụi ô nhiễm đã ở mức báo động. Ngày 31.1, chính phủ Thái Lan tuyên bố siết chặt quản lý các xe vận tải như đề ra khu vực hạn chế xe tải, rút ngắn thời gian chỉnh sửa hệ thống khí thải từ 30 xuống còn 15 ngày đối với các loại xe cũ trong diện bị khuyến cáo vi phạm thải ra khói đen, đặc biệt có thể cấm lưu hành vĩnh viễn nếu những loại xe này tái vi phạm. Các biện pháp khác nhằm hạn chế ô nhiễm đã được thắt chặt và giám sát kỹ như tại các khu vực xây dựng cơ sở hạ tầng lớn, ban quản lý được lệnh phải quây kín công trình xây dựng và khu vực tập kết vật liệu xây dựng, xe vận tải phải rửa kỹ bánh xe khi ra vào công trình.Thậm chí, nước này còn "mạnh tay" lắp đặt 13 máy lọc không khí PM2.5 xung quanh thủ đô Bangkok để giảm ô nhiễm bụi mịn trong không khí xuống mức an toàn.Không dừng lại ở đó, Thái Lan đang xây dựng Đạo luật Không khí sạch và dự kiến sẽ được phê chuẩn vào tháng 4 tới. Đây sẽ là bước tiến quan trọng hướng tới giải quyết cuộc khủng hoảng ô nhiễm không khí ở Thái Lan. Ông Buntoon Srethairote, Chủ tịch nhóm làm việc về Đạo luật Không khí sạch cho biết các công cụ thực thi chính trong đạo luật gồm các khái niệm như "khu vực phát thải thấp", nơi chỉ có xe điện (EV) mới được phép ra vào không hạn chế. Xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch có thể đối mặt các hạn chế về việc sử dụng hoặc phải trả phí phát thải để vào một số khu vực nhất định. Mỗi tỉnh hoặc quận có thể điều chỉnh các biện pháp này cho phù hợp nhu cầu của mình.TS Nguyễn Hoài Nam, Phó Viện trưởng Viện KHCN Năng lượng và Môi trường nhấn mạnh để tránh một cuộc thảm họa đang diễn ra tại Thái Lan cũng như hướng tới mục tiêu thành phố Net Zero, Hà Nội nên nhanh chóng khuyến khích, đầu tư chuyển đổi các phương tiện giao thông sang dùng điện (ô tô, xe máy, xe buýt) và tiến tới ban hành các quy định bắt buộc về tỷ lệ xe điện.Đồng thời, Thủ đô cần có cơ chế chính sách chuyển đổi phương thức sử dụng phương tiện cá nhân sang công cộng; ban hành quy định tiên tiến về mức tiêu hao nhiên liệu; chuyển đổi phương thức vận tải hàng hóa từ đường bộ sang đường thủy nội địa, đường sắt điện khí hóa. Song song, nghiên cứu công nghệ các nhiên liệu sạch mới như hydro, amoniac để có thể áp dụng, sử dụng cho phương tiện khi giá hợp lý.Ô nhiễm không khí được dự báo sẽ để lại hậu quả nặng nề đối với sức khỏe cộng đồng. Các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, đột quỵ gia tăng, tạo gánh nặng cho hệ thống y tế. Theo WHO, bụi mịn PM2.5 có khả năng xâm nhập sâu vào phổi, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, xơ cứng động mạch và gây tổn thương hệ thần kinh. Đặc biệt, nhóm người nhạy cảm như trẻ em, người già và những người có bệnh lý nền chịu tác động nặng nề nhất. Ô nhiễm không khí gây ra khoảng 7 triệu ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm và ít nhất 70.000 ca tử vong mỗi năm ở Việt Nam, khiến cho tuổi thọ trung bình bị rút ngắn 1,4 năm.
Ngọc Lan khen ngợi cách hành xử của chàng trai dù bị gái xinh từ chối
Tại các quốc gia phát triển, chính sách phổ biến nhất được áp dụng là tính thuế tiêu thụ đặc biệt căn cứ theo mức phát thải CO2. Đây là chính sách phù hợp cho ngắn hạn, khuyến khích người dân Việt sử dụng xe “xanh”, trong đó có xe hybrid. Trong tương lai có thể giảm ưu đãi cho xe hybrid để người dân chuyển sang loại phương tiện không phát thải bằng các phương án giảm lệ phí trước bạ, hướng tới mục tiêu chung giảm lượng khí thải nhà kính và chống biến đổi khí hậu.
Chiều 25.1, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết, trong ngày thứ hai kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn quốc xảy ra 53 vụ tai nạn giao thông, làm chết 25 người, bị thương 47 người (giảm 30 vụ, giảm 18 người chết, giảm 20 người bị thương so với năm 2024).Lực lượng cảnh sát giao thông các địa phương đã kiểm tra, phát hiện xử lý 7.855 trường hợp vi phạm ở lĩnh vực giao thông đường bộ, tạm giữ 74 xe ô tô, 2.618 xe mô tô, 88 phương tiện khác, tước 344 giấy phép lái xe các loại. Trong đó, vi phạm nồng độ cồn xử lý 2.106 trường hợp; vi phạm về tốc độ 1.808 trường hợp; chở hàng quá tải trọng 16 trường hợp; quá khổ giới hạn 4 trường hợp; chở quá số người quy định 58 trường hợp; vi phạm ma túy 9 trường hợp...Trên đường thủy, lực lượng cảnh sát giao thông đã kiểm tra, phát hiện xử lý 7 trường hợp vi phạm, phạt tiền 45 triệu đồng; đường sắt đã kiểm tra phát hiện, xử lý lập biên bản 2 trường vi phạm, phạt tiền 1 triệu đồng.Cục Cảnh sát giao thông cho biết, trong ngày 27 tết Nguyên đán, tại TP.Hà Nội, TP.HCM và các địa phương giáp ranh không xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài và tai nạn giao thông nghiêm trọng.Trước đó, trong ngày đầu kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn quốc xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm 27 người chết, 31 người bị thương (so với cùng kỳ năm 2024 giảm 33 vụ, giảm 16 người chết, giảm 26 người bị thương).Như vậy, tính đến nay, đã có 52 người chết trong kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
10 điều du học sinh Việt cần nằm lòng trước khi đến Trung Quốc
Sáng 30.12, Quận ủy, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam Q.Hải Châu (TP.Đà Nẵng) công bố Nghị quyết 1251/NQ-UBTVQH15 ngày 24.10.2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã TP.Đà Nẵng giai đoạn 2023 - 2025) trên địa bàn Q.Hải Châu.Theo đó, nhập 2 phường Hải Châu 1 và Hải Châu 2 thành đơn vị hành chính mới, có tên gọi là P.Hải Châu. Bí thư Đảng ủy là ông Nguyễn Quang Toản, Chủ tịch UBND phường là bà Lê Thị Thuận. Trước mắt, trụ sở P.Hải Châu đặt tại 38 Triệu Nữ Vương (UBND P.Hải Châu 2 cũ).Nhập 3 phường Phước Ninh, Nam Dương, Bình Hiên thành đơn vị hành chính mới có tên P.Phước Ninh. Bí thư Đảng ủy là bà Lương Thị Kiều Ngọc, Chủ tịch UBND phường là ông Nguyễn Phúc Bảo Nam. Trụ sở UBND phường mới đặt tại số 15 đường Lê Hồng Phong (UBND P.Phước Ninh cũ).Nhập 2 phường Bình Thuận và Hòa Thuận Đông thành đơn vị hành chính mới với tên P.Bình Thuận. Bí thư Đảng ủy là ông Nguyễn Hồ Hoàng Nam, Chủ tịch UBND phường là ông Nguyễn Văn Quốc. Trụ sở phường mới đặt tại 165 Trưng Nữ Vương (UBND P.Bình Thuận cũ).Q.Hải Châu cũng điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính P.Thuận Phước và P.Thanh Bình để mở rộng địa giới đơn vị hành chính P.Thanh Bình.Bà Cao Thị Huyền Trân, Bí thư Quận ủy Hải Châu, cho biết sau gần 1 năm chuẩn bị với những nỗ lực của toàn thể các đơn vị, hôm nay địa phương công bố các phương án sắp xếp. Ngay sau đó, các đơn vị bắt tay ngay vào các công việc quan trọng để đảm bảo sự thông suốt, kịp thời, chính xác, không để việc sắp xếp ảnh hưởng công việc chung, nhất là thủ tục hành chính của công dân.Cũng theo Nghị quyết 1251/NQ-UBTVQH15, các địa phương khác của TP.Đà Nẵng cũng công bố sắp xếp địa phương trong sáng 30.12.Theo đó, Q.Thanh Khê nhập 2 phường Thanh Khê Đông, Hòa Khê thành P.Thanh Khê Đông. Nhập 2 phường Tam Thuận và Xuân Hà thành P.Xuân Hà. Nhập 2 phường Thạc Gián và Vĩnh Trung thành P.Thạc Gián. Nhập 2 phường Tân Chính và Chính Gián thành P.Chính Gián.Điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính P.Hòa Minh (Q.Liên Chiểu) và P.Thanh Khê Tây (Q.Thanh Khê) để mở rộng địa giới đơn vị hành chính P.Thanh Khê Tây.Tại Q.Sơn Trà, nhập 2 phường An Hải Tây và An Hải Đông thành P.An Hải Nam. Điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính P.Thọ Quang và P.Mân Thái để mở rộng địa giới P.Mân Thái.Sau khi sắp xếp, TP.Đà Nẵng vẫn giữ 6 quận, 2 huyện với 47 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 36 phường, 11 xã.