Nữ sinh bị người nhà của bạn cùng lớp tát, đấm vào mặt
Cuộc đua giảm giá, ưu đãi gay gắt ở phân khúc gia đình cỡ nhỏ tại Việt Nam trong tháng 2.2025 đã ít nhiều cho thấy tác dụng; khi hầu hết mẫu mã ô tô đều đã tìm lại đà tăng trưởng doanh số.Cụ thể, số liệu bán hàng mới nhất từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và TC Motor (đơn vị nhập khẩu, lắp ráp và phân phối các dòng xe Hyundai tại Việt Nam) cho thấy, khép lại tháng vừa qua, nhóm xe này bán ra tổng cộng 2.978 xe. Doanh số này tăng hơn 400 xe, tương đương gần 17% so với tháng liền trước.Đáng chú ý, ngoại trừ bộ đôi xe Nhật có giá bán cao hơn mặt bằng chung là Honda BR-V và Toyota Innova, tất cả những mẫu xe còn lại ở nhóm xe gia đình 7 chỗ cỡ nhỏ đều đạt kết quả tích cực.Trong đó, Mitsubishi Xpander tiếp tục là tâm điểm. Mặc dù vậy, trái với "cú lao dốc" bất ngờ ở tháng mở màn năm 2025; bước sang tháng 2, mẫu xe Nhật đã nhanh chóng tìm lại nhịp tăng trưởng. Theo số liệu từ báo cáo của VAMA, Xpander kết thúc tháng vừa qua với doanh số 1.053 xe, tăng 245 xe; tương đương khoảng 30% so với tháng trước đó.Với kết quả này, Xpander không những duy trì vị trí dẫn đầu phân khúc, mà còn tái thiết lập vị thế áp đảo về doanh số trước các đối thủ cạnh tranh, khi lại bỏ xa mẫu xe bám đuổi gần nhất Toyota Innova. Bởi tháng vừa qua, mẫu xe này chỉ bán ra 414 xe, giảm gần 100 xe, tương đương khoảng 25% so với tháng 1.2025. Nếu so với Xpander, lượng xe bàn giao của Innova thậm chí chưa bằng một nửa.Trong khi đó, "đàn em" của Innova và Toyota Veloz cũng không khá hơn. Kết thúc tháng 2, mẫu xe này dù được Toyota áp dụng chương trình ưu đãi, hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ cũng chỉ bán ra tổng cộng 364 xe, xếp sau Mitsubishi Xpander và Toyota Innova.Ở nhóm còn lại, Hyundai Stargazer là mẫu xe nổi bật hơn cả khi ghi nhận doanh số 304 xe, tăng gần gấp đôi so với tháng liền trước. Kết quả tích cực của mẫu xe Hàn chủ yếu đến từ chính sách ưu đãi, giảm giá mạnh tay được Hyundai Thành Công (HTV) và hệ thống đại lý mạnh tay áp dụng từ đầu năm; đưa giá bán thực tế của Stargazer chỉ còn khoảng 450 triệu đồng, rẻ nhất phân khúc.Những cái tên khác như Toyota Avanza, Suzuki XL7, Hyundai Custin hay KIA Carens cũng đạt kết quả tăng trưởng, tuy nhiên mức tăng không đáng kể.Riêng Honda BR-V lại là trường hợp cá biệt. Trái ngược với hầu hết đối thủ cạnh tranh, mẫu xe của Honda trong tháng 2 bất ngờ sa sút khi chỉ bàn giao đến tay khách hàng 221 xe, giảm gần một nửa so với tháng 1. Kết quả này khiến BR-V cùng với Toyota Innova trở thành một trong hai mẫu xe gia đình cỡ nhỏ ghi nhận doanh số giảm sút.Cộng dồn hai tháng đầu năm, Mitsubishi Xpander như thường lệ tiếp tục xác lập vị thế dẫn đầu với gần 1.900 xe đến tay người dùng. Toyota Innova xếp ngay sau nhưng doanh số chỉ bằng một nửa. Theo nhiều chuyên gia trong ngành ô tô, hiện tại Xpander vẫn đang cho thấy sự áp đảo ở phân khúc xe gia đình cỡ nhỏ. Tuy nhiên năm 2025, nhóm xe này dự kiến sẽ cạnh tranh gắt gao hơn nữa bởi sự xuất hiện của nhiều mẫu mã mới, nhất là những mẫu xe đến từ Trung Quốc.Khủng hoảng vì nắng nóng, ‘chảo lửa’ tại TP.HCM vẫn ở phía trước?
Chiều 2.1.2025, tin từ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Tháp cho biết, đơn vị vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Hồ Hồng Hải Hồ (37 tuổi, ở P.An Hòa, TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) để điều tra về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Theo kết quả điều tra ban đầu, Hồ làm "cò" gạo, giúp thương lái mua bán gạo với các nhà máy, cơ sở xay sát, lau bóng gạo khu vực TP.Sa Đéc. Nhiều thương lái tin tưởng giao cho Hồ trực tiếp mua bán và nhận tiền của các cơ sở mua bán gạo rồi đưa lại. Khoảng tháng 3.2024, Hồ trực tiếp mua bán gạo và nhận hơn 3 tỉ đồng của các cơ sở. Thế nhưng, sau khi nhận tiền, Hồ không đưa cho các thương lái mà sử dụng toàn bộ số tiền này chơi đánh bạc qua mạng và thua hết tiền. Phát hiện bị Hồ chiếm đoạt tiền, các thương lái làm đơn tố cáo đến cơ quan công an. Công an tỉnh Đồng Tháp thông báo ai là bị hại trong vụ lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của Hồ Hồng Hải Hồ thì liên hệ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Tháp (246 Lê Đại Hành, P.Mỹ Phú, TP.Cao Lãnh; hoặc điều tra viên Dương Đăng Khoa - ĐT: 0945441311) để được hướng dẫn xử lý.
Học bổng Chính phủ Úc bắt đầu nhận hồ sơ
Hôm nay (27.1) là tròn 7 năm trận chung kết U.23 châu Á 2018. Trên đất Thường Châu lạnh giá, với màn tuyết trắng xóa phủ kín mặt sân, U.23 Việt Nam đã làm nên chiến tích phi thường khi chiến đấu sòng phẳng với U.23 Uzbekistan ở trận chung kết. Thầy trò HLV Park Hang-seo hòa đối thủ với tỷ số 1-1 cho đến tận phút cuối cùng của hiệp phụ thứ hai, trước khi thua bởi pha lập công quyết định của Sirodov bên phía đối thủ.Dù thua ở giây cuối cùng và lỡ hẹn với đỉnh vinh quang, nhưng U.23 Việt Nam đã có giải đấu xứng đáng đi vào lịch sử. Quang Hải cùng đồng đội vượt qua bảng đấu có sự hiện diện của các đội mạnh như U.23 Hàn Quốc, U.23 Úc và U.23 Syria. Ở tứ kết, U.23 Việt Nam tiếp tục đánh bại U.23 Iraq trên chấm luân lưu với tỷ số 5-4 (hòa 3-3 sau 120 phút). Còn tại bán kết, học trò HLV Park Hang-seo đã chơi một trong những trận hay nhất mà bóng đá Việt Nam từng chứng kiến khi hạ U.23 Qatar với tỷ số 4-3 cũng trên chấm luân lưu (hòa 2-2 sau 120 phút).Hành trình kỳ diệu của U.23 Việt Nam chỉ khép lại ở những giây cuối trong trận chung kết, trong cơn mưa tuyết lạnh giá ở Thường Châu. Khoảnh khắc Quang Hải sút phạt với quỹ đạo cầu vồng đưa bóng nằm gọn trong lưới U.23 Uzbekistan, thước phim Duy Mạnh cắm cờ trên đụm tuyết, hay hình ảnh toàn đội căng mình chống chọi đối thủ mạnh hơn nhiều đã thắp lại ngọn lửa niềm tin cho bóng đá Việt Nam, trở thành biểu tượng cho tinh thần thi đấu của một thế hệ kiên cường, không bao giờ từ bỏ."Mai này ai nhắc lại Thường Châu..." là dòng tựa đề mà trang chủ FIFA dành tặng cho U.23 Việt Nam. Sau 7 năm, giải đấu này vẫn nằm trong tâm trí người hâm mộ với ký ức không thể phai mờ. Đây cũng là giải đấu hiếm hoi đã đưa người hâm mộ ra đường ăn mừng, "đi bão" với màu cờ đỏ sao vàng rực sáng từng con phố. Sau giải U.23 châu Á 2018, bóng đá Việt Nam cũng thiết lập hàng loạt cột mốc đáng nhớ: đứng hạng tư ASIAD 2018, vô địch AFF Cup 2018, lọt vào tứ kết Asian Cup 2019 và vòng loại thứ ba World Cup 2022. Kỷ nguyên thành công rực rỡ của HLV Park Hang-seo mãi là vết son chói lọi trong lịch sử bóng đá Việt Nam.Sau 7 năm, người hâm mộ Việt Nam lại đổ ra đường ăn mừng chức vô địch AFF Cup 2024. Ở đó, những người hùng Thường Châu năm nào như Quang Hải, Duy Mạnh, Xuân Mạnh, Tiến Dũng... đều đã để lại dấu ấn đậm nét, giúp đội tuyển Việt Nam trở lại đỉnh cao Đông Nam Á.
QL13 được coi là "xương sống" nối tỉnh Bình Dương với TP.HCM, được UBND TP đề xuất mở rộng từ năm 2002. Thế nhưng, do hàng loạt vướng mắc về giải phóng mặt bằng, nguồn vốn, cơ chế… nên tuyến đường huyết mạch này ngậm ngùi "gánh còng lưng" mỗi ngày một lượng lớn hàng hóa từ Bình Dương về TP.HCM. Với hơn 13 khu công nghiệp, lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu thuộc hàng "khủng", tình trạng ách tắc diễn ra cả ngày lẫn đêm, lan vào cả các đường nối nội đô như Xô Viết Nghệ Tĩnh, Ung Văn Khiêm…Trong phương án do Sở GTVT trình HĐND TP, QL13 nối TP.HCM với Bình Dương, 6,3 km QL13 từ cầu Bình Triệu đến cầu Vĩnh Bình sẽ được mở rộng lên 60m, đáp ứng 10 làn xe.Trong đó, trên tuyến sẽ xây dựng 3,2 km đường trên cao (cầu cạn) từ nút giao Bình Triệu đến nút giao Bình Phước, với vận tốc thiết kế 80 km/giờ. Bên dưới, đường song hành mỗi bên rộng 3 làn xe, tốc độ tối đa 60 km/giờ.Tại các nút giao quan trọng như cầu Bình Lợi và nút giao Bình Phước, dự án sẽ bổ sung hầm chui hai chiều để tăng khả năng lưu thông. Cầu Vĩnh Bình ở cuối tuyến cũng được mở rộng lên 10 làn xe, đảm bảo kết nối thông suốt giữa TP.HCM và Bình Dương.Đáng chú ý, so với thời điểm đề xuất dự án cách đây hơn 20 năm, tổng mức đầu tư mở rộng tuyến đường huyết mạch này đã tăng hơn 5 lần, chủ yếu do chi phí giải phóng mặt bằng. Cụ thể, năm 2002, chi phí giải phóng mặt bằng trên toàn dự án chỉ mất khoảng 2.500 tỉ đồng, tổng vốn đầu tư hơn 4.000 tỉ đồng. Sau 18 năm (khi Sở GTVT trình chủ trương thực hiện năm 2021), tổng mức đầu tư dự án tăng lên tới 9.992 tỉ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng đội lên 8.176 tỉ đồng. Đến nay, với phương án đã được chính thức thông qua, tổng mức đầu tư sơ bộ của dự án là 21.724 tỉ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng và di dời hạ tầng kỹ thuật chiếm hơn 15.200 tỉ đồng (khoảng 15,6ha đất sẽ bị thu hồi làm dự án, ảnh hưởng đến 1.155 hộ dân). Chi phí xây lắp và thiết bị khoảng 4.331 tỉ đồng, phần còn lại dành cho quản lý dự án, lãi vay và các chi phí dự phòng khác.Trong cơ cấu tài chính, ngân sách TP.HCM sẽ tham gia khoảng 14.707 tỉ đồng (70% tổng mức đầu tư) để bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư. Phần còn lại do nhà đầu tư đóng góp với số vốn khoảng 6.303 tỉ đồng (30%), thời gian khai thác, thu phí hoàn vốn dự kiến kéo dài 21 năm 4 tháng.Theo kế hoạch, công tác giải phóng mặt bằng sẽ bắt đầu từ quý 3 năm nay, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư sẽ thực hiện song song. Quá trình xây dựng dự kiến bắt đầu từ quý 3/2026, hoàn thành và khai thác sau đó 2 năm. Như vậy, muộn nhất tới cuối năm 2028, giấc mơ xóa nút cổ chai QL13 của người dân TP.HCM sẽ thành hiện thực, sau 26 năm chờ đợi.
CEO Lê Minh Khoa chia sẻ chiến lược kinh doanh để vượt khó mùa dịch Covid-19
Khu vực Bắc bộ, ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Nhiệt độ cao nhất từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.