Giải golf Lương Văn Can ươm mầm doanh nhân tương lai
Cảnh báo, nắng nóng diện rộng có khả năng kéo dài đến khoảng ngày 18.2 (mùng 9 tết). Do ảnh hưởng của nắng nóng, độ ẩm trong không khí giảm thấp nên nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao. Bên cạnh đó, một bộ phận người dân có thói quen đốt vàng mã trong những ngày tết cũng cần chú ý nguy cơ xảy ra cháy nổ. Nắng nóng còn đi kèm cả nguy cơ cháy rừng ở nhiều nơi.Ít người mua, giá nhà đất vẫn tăng
Hàng chục người thiệt mạng trong vụ giẫm đạp vào rạng sáng 29.1 tại sự kiện tụ hội của đạo Hindu là Maha Kumbh Mela ở miền bắc Ấn Độ, theo AP.Sau hơn 12 giờ kể từ khi thảm kịch xảy ra ở thành phố Prayagraj (bang Uttar Pradesh), các đội ngũ cứu hộ vẫn tiếp tục đưa thi thể các nạn nhân đến nhà xác bệnh viện của trường Y Moti Lal Nehru tại địa phương.Phía cảnh sát chưa công bố con số thương vong chính thức, nhưng Reuters dẫn 3 nguồn thạo tin tiết lộ số người chết đã gần chạm ngưỡng 40 người."Thêm nhiều xác người được đưa đến. Chúng tôi đếm được gần 40 thi thể ở đây (nhà xác)", theo một nguồn tin.Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chia buồn với thân nhân người bị hại, nhưng không đề cập số thương vong cụ thể.Ông Yogi Adityanath, Thủ hiến bang Uttar Pradesh nơi lễ hội diễn ra, cho biết cuộc giẫm đạp bắt đầu khi một số tín đồ tìm cách nhảy qua các rào cản được sắp xếp để quản lý đám đông.Lễ hội của đạo Hindu dự kiến thu hút khoảng 400 triệu người tham gia. Tính đến ngày 28.1, gần 200 triệu người đã đến nơi và hơn 57 triệu người hoàn thành nghi thức tắm nước sông Hằng vốn xem là con sông linh thiêng của Ấn Độ.Trong một diễn biến khác, một tai nạn máy bay đã xảy ra ở phi trường dầu mỏ của bang Unity thuộc Nam Sudan. Chiếc máy bay chở theo 21 người đang trên đường đến thủ đô Juba thì gặp nạn, theo Reuters dẫn lời Giám đốc Sở Thông tin bang Unity Gatwech Bipal.Ông Bipal cho biết các hành khách trên máy bay là công nhân dầu mỏ của tập đoàn GPOC, liên danh giữa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc và Tập đoàn Dầu khí Nile thuộc sở hữu nhà nước Nam Sudan.Trong số những nạn nhân có 2 công dân Trung Quốc và một người Ấn Độ.Vẫn chưa rõ nguyên nhân rơi máy bay, cũng như các chi tiết liên quan. Chỉ có một người trên máy bay may mắn sống sót.
Nguyễn Thu Trang vào Top 50 Nữ lãnh đạo xuất sắc Châu Á Thái Bình Dương
Từ hình ảnh camera an ninh ghi lại cho thấy, khi đó, bên trong tiệm bánh tráng có người phụ nữ đang đứng mua hàng, gần đó tại lối ra vào là một người đàn ông. Trước tiệm bánh tráng có một số xe máy đang dựng tại đây. Lúc này, chiếc ô tô đang chạy ngoài đường bất ngờ lao thẳng vào tiệm bánh tráng, tông trúng các xe máy và hất văng người nữ cùng người đàn ông ra xa. Tiếp đó là tiếng la khóc trong hoảng loạn. Một người đàn ông sau đó bước ra khỏi xe ô tô và mọi người la lớn "lùi xe ra".Qua tìm hiểu, sự việc xảy ra vào khoảng 19 giờ 30 ngày 26.1, tại một tiệm bán bánh tráng gần giao lộ đường Tân Kỳ Tân Quý - Trường Chinh (Q.Tân Bình, TP.HCM).Nguồn tin của Báo Thanh Niên cho hay, vụ việc khiến người đàn ông (em trai chủ tiệm bánh tráng) bị thương phải nhập viện, còn người phụ nữ bị thương nhẹ. Công an Q.Tân Bình ngay sau đó có mặt, xử lý hiện trường ô tô lao vào tiệm bánh tráng. Lực lượng chức năng cũng tiến hành kiểm tra nồng đồ cồn, chất kích thích đối với tài xế xe ô tô để điều tra, làm rõ nguyên nhân.
Chiều 13.2, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).Theo quy định hiện hành, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự án luật tại 1 hoặc 2 kỳ họp; nếu dự án luật lớn, nhiều điều, khoản có tính chất phức tạp thì có thể xem xét, thông qua tại 3 kỳ họp.Tại dự thảo luật sửa đổi, Chính phủ đề xuất Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo luật tại 1 kỳ họp, trừ trường hợp dự thảo chưa được thông qua thì Quốc hội xem xét, quyết định lùi thời điểm thông qua để tiếp tục hoàn thiện, trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp tiếp theo hoặc trình lại.Đại biểu Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam) ủng hộ đề xuất tại dự thảo, cho rằng đây là một sự thay đổi rất lớn và bứt phá, nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng pháp luật.Theo ông Khải, việc rút gọn quy trình thông qua 1 kỳ họp sẽ tạo sự kịp thời trong điều chỉnh chính sách, nhất là những vấn đề cấp bách, khắc phục tình trạng chậm ban hành văn bản.Đề xuất trên còn giúp cắt giảm 1 bước trình Quốc hội, giảm tải công việc cho cơ quan lập pháp, tiết kiệm chi phí, thời gian và nhân lực.Tuy vậy, rút ngắn thời gian thông qua luật cũng đặt ra những thách thức. Điển hình là chất lượng lập pháp có nguy cơ giảm, thiếu thời gian phản biện và lấy ý kiến của xã hội, gây áp lực lớn lên các cơ quan lập pháp…Để giải quyết, đại biểu Khải kiến nghị xây dựng quy trình thẩm định nghiêm ngặt trước khi trình Quốc hội, tăng cường vai trò các ủy ban của Quốc hội trong công tác thẩm tra dự thảo.Đồng thời, bổ sung quy trình tham vấn từ sớm, ngay khi xây dựng các chính sách; bắt buộc tổ chức hội thảo lấy ý kiến rộng rãi, ít nhất là trong vòng 60 ngày; tăng cường năng lực tài chính và nhân sự; ứng dụng trí tuệ nhân tạo…Nêu quan điểm khác, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) dẫn thực tế cho thấy một số dự án luật dù đã được xây dựng, lấy ý kiến rất kỹ nhưng khi trình Quốc hội thì vẫn còn rất nhiều các ý kiến khác nhau. Từ việc phản biện, không ít vấn đề lớn đã được tiếp thu, chỉnh sửa.Do vậy, bà Nga đề nghị giữ nguyên quy trình thông thường, thông qua các dự án luật của Quốc hội là 2 kỳ họp, với trường hợp cần thiết thì hiện đã có quy định về trình tự, thủ tục rút gọn. "Nếu vội vàng quá chúng ta khó có thể làm kỹ lưỡng và gây ảnh hưởng chất lượng của văn bản được thông qua", bà nói.Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) dù nhất trí với dự thảo, nhưng cũng bày tỏ băn khoăn về nguy cơ "rất hạn chế quyền tham gia đóng góp, góp ý của các vị đại biểu".Ông Hòa kiến nghị làm sao cho đại biểu Quốc hội được tham gia phát biểu nhiều hơn, trước khi thông qua dự thảo luật phải có thời gian để cho đại biểu góp ý. Vị đại biểu dẫn thực tế khi thông qua dự thảo luật hiện nay là "bấm nút thông qua, không có đại biểu nào phát biểu". Với 2 kỳ họp thì được, nhưng nếu rút còn 1 kỳ họp thì phải thiết kế thêm thời gian để đại biểu phát biểu, "khi bấm nút thông qua đại biểu rất vui vẻ, hài lòng".Giải trình trước các ý kiến của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, theo quy trình hiện hành, ngay từ khi lập chương trình và phân công soạn thảo, chúng ta đã xác định luật nào thì thông qua 1 kỳ họp, luật nào thì thông qua tại 2 kỳ họp. "Việc này căn cứ vào đánh giá của chúng ta về tính chất quan trọng của luật đó", ông Ninh nói.Tuy nhiên, theo quy trình được đề xuất tại dự thảo luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), Chính phủ là cơ quan quyết định chính sách để làm cơ sở xây dựng dự thảo luật, trình Quốc hội."Vai của Chính phủ bây giờ là chịu trách nhiệm đến cùng, do vậy, Chính phủ thấy khi nào đủ điều kiện, đủ chất lượng thì trình ra Quốc hội", ông Ninh nhấn mạnh. Trường hợp dự thảo luật đưa ra Quốc hội mà Quốc hội thấy không đủ điều kiện để thông qua thì vẫn có thể thông qua tại các kỳ tiếp theo. Tức là về nguyên tắc, luật có thể thông qua 1 kỳ nhưng nếu không đủ chất lượng thì vẫn có thể thông qua tại kỳ tiếp theo.
Tìm lại những anh hùng: 2 bố con đều hy sinh
Phát ngôn viên của CIDCA Lý Minh cho hay: "Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ hết khả năng của mình, bao gồm cả việc tham gia vào công cuộc tái thiết Ukraine trong tương lai". Ông Lý Minh khẳng định Trung Quốc sẽ hỗ trợ "theo mong muốn của các bên".Theo South China Morning Post, tuyên bố trên được đưa ra sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trước đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của Trung Quốc trong việc thúc đẩy hòa bình và tái thiết Ukraine, đồng thời khẳng định Kyiv luôn sẵn sàng đối thoại với Bắc Kinh để tìm kiếm giải pháp hòa bình và tái thiết đất nước.Phát ngôn viên Lý Minh cũng nhắc lại rằng Trung Quốc đã cung cấp 4 đợt viện trợ nhân đạo cho Ukraine sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào ngày 24.2.2022. Theo đó, 2 tuần sau khi cuộc xung đột bùng nổ, Trung Quốc cung cấp cho Ukraine số hàng viện trợ trị giá 790 nghìn USD, bao gồm sữa bột trẻ em, chăn và thảm chống ẩm, được giao thành 3 đợt, đồng thời cung cấp thêm 1,57 triệu USD viện trợ sau đó vài tuần.Những tuyên bố về viện trợ từ quan chức Trung Quốc được đưa ra sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cắt giảm mạnh viện trợ nước ngoài của Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID), tổ chức chính của Washington về viện trợ nhân đạo toàn cầu và cứu trợ thiên tai. Sự việc trên làm dấy lên mối lo ngại về khoảng cách đáng kể trong viện trợ quốc tế và thúc đẩy các cuộc thảo luận về việc liệu Trung Quốc có thể lấp đầy khoảng trống đó hay không, theo South China Morning Post.Ngoài ra, các cuộc thảo luận về các thỏa thuận hậu xung đột đã gia tăng khi Tổng thống Trump thúc đẩy lệnh ngừng bắn giữa Nga - Ukraine và thiết lập hòa bình. Trung Quốc hiện thực hiện nhiều hoạt động để "tìm chỗ đứng" trong các kịch bản tái thiết ở Ukraine.Trung Quốc đã tuyên bố trung lập trong cuộc xung đột Nga - Ukraine, khẳng định rằng nước này đã duy trì thương mại bình thường với cả 2 bên và liên tục kêu gọi ngừng bắn. Bên lề Hội nghị An ninh Munich hồi tháng 2, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gặp người đồng cấp Ukraine Andrii Sybiha. Tại đây, ông Vương Nghị khẳng định Bắc Kinh coi Kyiv là "một người bạn và một đối tác" và sẽ thúc đẩy quan hệ Trung Quốc - Ukraine "theo góc độ lâu dài".Đầu tháng 3, hai nước cũng ký 2 thỏa thuận cho phép Trung Quốc nhập khẩu đậu Hà Lan và các sản phẩm cá hoang dã của Ukraine, cũng như cam kết tăng cường trao đổi và hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp.Ước tính tổng chi phí phục hồi và tái thiết ở Ukraine trong thập niên tới là 524 tỉ USD. Cho đến nay, Ukraine đã chi 13 tỉ USD cho nhu cầu phục hồi với sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế và khu vực tư nhân, theo báo cáo chung của chính phủ Ukraine, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên Hiệp Quốc.