Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 7.4.2024
"Giá quá thấp, từ tết đến nay gia đình tôi chưa thu được đồng nào từ ruộng su su này", chị Phan Thị Hương (ngụ xã Quỳnh Liên, TX.Hoàng Mai, Nghệ An) than thở.Gia đình chị Hương trồng hơn 3.000 m2 su su trên cánh đồng từ tháng 8.2024 và đến tháng 11 thì cây cho quả. Đầu mùa, giá su su từ 5.000 - 7.000 đồng/kg giúp gia đình chị có thu nhập. Thế nhưng, từ trước tết khoảng 1 tuần cho đến nay, giá su su xuống quá thấp và rất khó bán khiến gần 2 tấn quả phải hái rồi bỏ lại dưới gốc cây. "Sau tết, giá su su xuống chỉ còn 300 đồng/kg. Vài ngày gần đây, giá có nhích lên 500 đồng/kg nhưng thương lái vẫn ít thu mua. Giá này cũng không bõ công hái vì gần 2 tấn quả này nếu bán được cũng chưa đầy 1 triệu đồng, không đủ để trả tiền thuê người hái và tuốt lá", chị Hương nói.Người trồng su su cho biết, mỗi sào (500 m2) su su phải đầu tư khoảng 5 triệu đồng tiền giống, phân bón. Sau 3 tháng thì cây cho quả và vòng đời của loại cây dây leo này kéo dài thêm khoảng 3 tháng nữa. Su su khá dễ trồng, sinh trưởng nhanh, ít sâu bệnh nên không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nếu giá su su ổn định, người trồng có lãi. Tuy nhiên, giá su su thường phập phù như các loại rau củ khác nên người trồng ít lãi, thậm chí lỗ vì tiền công thuê người hái, tỉa lá khá tốn kém. "Sau 2 đợt thu hoạch quả thì phải tuốt bớt lá để cây cho quả tiếp. Tiền công thuê người tuốt lá mất 2 triệu đồng. Quả bán không được hoặc chỉ bán vớt vát được dăm bảy trăm ngàn thì vẫn lỗ", chị Hương cho hay.Bị ế, người trồng không muốn hái nên quả su su bị già, giảm chất lượng, thương lái không mua. Nhưng không hái thì quả sẽ gây sập giàn nên những ngày này, người dân ở Quỳnh Liên vẫn phải ra đồng hái quả, tỉa lá. Quả bán được thì mang bán để vớt vát tiền công, quả già phải đổ bỏ.Quỳnh Liên là xã chuyên canh rau, củ, quả với 350 ha và là xã có diện tích trồng su su lớn nhất Nghệ An. Đây cũng là địa phương có diện tích trồng cà rốt có năng suất cao nhất tại vựa rau vùng bãi ngang ở TX.Hoàng Mai và H.Quỳnh Lưu. Su su và cà rốt của Quỳnh Liên đã đạt tiêu chuẩn thương hiệu OCOP 3 sao năm 2023.Thế nhưng, cùng chung số phận với su su, sau tết, giá cà rốt cũng xuống đáy, nhất là loại cà rốt củ lớn giá chỉ còn 200 - 300 đồng/kg khiến người trồng phát nản. Một người dân ở đây cho biết, do giá xuống thấp, người dân không muốn thu hoạch, để quá lứa nên củ to (2 - 3 củ/kg) càng rất khó bán vì thương lái chỉ thu mua loại củ có trọng lượng 4 - 6 củ/kg. Do không bán được nên nhiều gia đình phải nhổ bán với giá như cho không để các hộ chăn nuôi làm thức ăn cho hươu.Ông Hoàng Ngọc Oanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quỳnh Liên, cho biết đầu ra chủ yếu cho 2 sản phẩm chủ lực của xã là Hà Nội. Quả su su và củ cà rốt sau khi thu hoạch, được các cơ sở trong xã thu mua rồi vận chuyển ra Hà Nội tiêu thụ. Hàng năm, cứ trước và sau tết Nguyên đán, giá su su, cà rốt và các loại rau thường giảm mạnh nên su su và cà rốt ứ hàng, rớt giá."Hội đang động viên người dân bảo quản tốt củ quả sau khi thu hoạch, giữ được chất lượng để hy vọng thị trường sớm hồi phục. Xã sẽ tiếp tục liên hệ với các đầu mối để tìm đầu ra cho nông sản của bà con", ông Oanh nói.Không chỉ su su, cà rốt, gừng là nông sản chủ lực ở vùng rẻo cao Kỳ Sơn (Nghệ An) đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2020. Kỳ Sơn có hơn 800 ha trồng gừng, được kỳ vọng là cây xóa nghèo và lâu dài sẽ giúp người dân các xã vùng biên này làm giàu. Nhờ khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng thích hợp nên gừng Kỳ Sơn có chất lượng được đánh giá vượt trội so với gừng ở những nơi khác. Sản phẩm này đã thành đặc sản, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý từ năm 2019. Gừng Kỳ Sơn đã được xuất khẩu đi nhiều nước, nhưng những năm qua, sản phẩm OCOP này cũng luôn rơi vào tình trạng tiêu thụ phập phù do giá cả thất thường.Có thời điểm, giá gừng ở đây được thương lái thu mua với giá 25.000 - 30.000 đồng/kg, nhưng 2 năm 2022 và 2023, giá gừng rớt xuống chỉ 4.000 - 5.000 đồng/kg. Vụ gừng năm nay, giá đã nhích lên, tuy nhiên nhu cầu thu mua ít khiến người trồng không dám thu hoạch nhiều. Gừng rớt giá kéo dài, khó tiêu thụ khiến diện tích trồng gừng ở Kỳ Sơn giảm khá nhiều trong vòng 3 năm qua. Tại "vựa gừng" xã Na Ngoi, có thời điểm, diện tích trồng gừng lên hơn 300 ha, được trồng trên các nương rẫy, nhưng đến năm 2024 diện tích chỉ còn 167 ha. Một lãnh đạo xã Na Ngoi cho hay, từ tháng 11 và 12 hàng năm, gừng vào vụ thu hoạch, song đến nay, giá gừng xuống thấp và ít thương lái thu mua nên củ gừng vẫn đang nằm dưới đất. Gừng không được thu hoạch, để lâu sẽ bị giảm sản lượng, người trồng thất thu. Ông Nguyễn Xuân Trường, Trưởng phòng Nông nghiệp H.Kỳ Sơn, cho biết để hỗ trợ người dân tiêu thụ gừng, phòng và lãnh đạo huyện đang tích cực liên hệ, kết nối với doanh nghiệp thu mua gừng cho người dân.Theo ông Phạm Văn Hóa, Giám đốc Sở Công thương Nghệ An, khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản ở địa phương là do liên kết chuỗi giá trị, liên kết vùng, miền trong sản xuất nông sản hiện nay vẫn còn yếu. Các sản phẩm nông sản chưa có hệ thống thông tin thị trường đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương. Năng lực phân tích, dự báo, nắm bắt xu hướng thị trường còn hạn chế, kênh chia sẻ thông tin thị trường đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất còn yếu và thiếu.Để gỡ khó cho nông sản, nhất là các sản phẩm OCOP đặc sản địa phương, ông Hóa thông tin, Nghệ An đang kêu gọi đầu tư xây dựng một số loại hình hạ tầng thương mại để hỗ trợ tiêu thụ nông sản, như các chợ đầu mối nhằm tăng khả năng tiếp cận giữa người bán và người mua, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản với giá hợp lý. Ngoài ra, cần đầu tư các trung tâm logistics để hỗ trợ lưu thông nông sản. "Chúng tôi đang kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ, hướng dẫn nông dân nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến, đến xây dựng thương hiệu, nhãn mác và tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước", ông Hóa nói.Giá heo hơi hôm nay 5.4.2024: Cao hơn 10.000 đồng/kg so với giá heo Trung Quốc
Sau thành công của mùa 1, Chị đẹp đạp gió trở lại quy tụ dàn nghệ sĩ nổi tiếng như Mỹ Linh, Thu Phương, Phương Thanh, Tóc Tiên, Minh Hằng… Trải qua 10 tập phát sóng, dù vướng phải những tranh luận về âm nhạc, kết quả loại trừ… song không thể phủ nhận rằng show thực tế này cũng có những "điểm sáng" khi mang đến những màn trình diễn được đầu tư, tạo cơ hội để các nghệ sĩ vượt qua giới hạn bản thân, làm những điều mới mẻ cho sự nghiệp.Trong khi đó, nhà sản xuất Chị đẹp đạp gió cũng từng chia sẻ rằng: "Người ta chỉ dùng đến drama khi không có gì trong tay cả. Với những gì chúng tôi đang làm, với những nghệ sĩ đang tham gia, chúng tôi có nhiều điều tốt đẹp, nhiều điều hay để gửi đến khán giả chứ không cần đến drama". Từ thời điểm Chị đẹp đạp gió 2024 chuẩn bị lên sóng, đã có không ít đồn đoán về sự gắn kết giữa các nghệ sĩ tham gia chương trình. Trong đó, mối quan hệ giữa Minh Hằng và Tóc Tiên được quan tâm khi cả hai luôn được đặt lên bàn cân so sánh. Song khi chia sẻ với chúng tôi, Tóc Tiên khẳng định "không có sự đấu đá như mọi người kỳ vọng". Giọng ca 8X cho rằng khi làm việc trong tập thể, việc mâu thuẫn là điều không tránh khỏi song "chúng tôi biết nhường nhịn, lắng nghe nhau, cùng nhau tạo ra tiết mục hay gửi tới khán giả". Thực tế cho thấy trong suốt 10 tập phát sóng, dù có không ít tranh cãi về tiết mục, âm nhạc song sự gắn kết giữa các nghệ sĩ là không thể phủ nhận. Nhiều người nói vui Chị đẹp đạp gió như một show "chữa lành" khi hóa giải nhiều hiểu lầm.Trước khi đến với chương trình, mối quan hệ thầy trò giữa Thu Phương - Kiều Anh hay Mỹ Linh - Dương Hoàng Yến có nhiều khúc mắc. Song họ đã chọn chia sẻ, cởi mở với nhau trong show thực tế này và nhờ đó, mọi vấn đề được giải quyết. Chị đẹp đạp gió 2024 mang đến nhiều trải nghiệm hơn khi yêu cầu các nghệ sĩ trong thời gian ngắn phải chinh phục được các thử thách như biểu diễn cùng lưới khổng lồ, vũ đạo cùng giày ballet, xiếc tre kết hợp đu bay trên không, xiếc múa lửa và đu người trên không, bập bênh đu quay… Tất cả những thử thách này tạo cơ hội cho khán giả thấy được sự chịu chơi, bứt phá của các chị đẹp khi quyết định đến với show thực tế này.Nhìn chung, Chị đẹp đạp gió mùa 2 dù còn nhiều hạn chế song không thể phủ nhận sự nỗ lực của các nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo. Nhiều khán giả cho rằng ê kíp sản xuất cần đầu tư hơn vào khâu kịch bản, cho thấy sự đa dạng trong âm nhạc… để chinh phục nhiều đối tượng khán giả hơn.
Vẫn bế tắc việc tìm HLV cho tay vợt tài năng Nguyễn Thùy Linh
Người hâm mộ và các nghệ sĩ đồng nghiệp vẫn đang bàng hoàng khi hay tin NSƯT Quý Bình qua đời. Nhiều người nổi tiếng, nghệ sĩ gạo cội đã chia sẻ cảm xúc về sự ra đi của người nghệ sĩ tài hoa.Liên quan đến vụ việc quảng cáo thổi phồng sự thật đang được dư luận quan tâm, hoa hậu Thùy Tiên đã có bài xin lỗi công khai trên trang cá nhân. Cũng liên quan đến vấn đề này, Sở Y tế TP.HCM đã vào cuộc xử lý.Trong lúc búp bê Baby three đang lên ngôi, được người dân săn đón và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt thì đột nhiên sản phẩm này lại gặp phải làn sóng tẩy chay. Chuyện gì đã xảy ra với Baby three?Hàm cá mập, một trong những địa điểm quen thuộc của người dân TP.Hà Nội sắp bị phá dỡ. Nhiều người vừa ủng hộ, vừa cảm thấy nuối tiếc với địa danh thân thuộc này.Xu Hướng 24 là chương trình trực tiếp bàn luận về kinh tế, xã hội, được phát trực tiếp từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần trên các nền tảng Báo Thanh Niên.
MINH HỌA: Shutterstock
ĐH top 2 châu Á ưu tiên tuyển sinh người Việt với nhiều học bổng
Ngày 20.3, tại hội nghị quán triệt, triển khai các kết luận, nghị quyết, nghị định, kế hoạch của Trung ương và TP.Đà Nẵng về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án trên địa bàn, ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, đã có những thông tin đáng chú ý về tiến độ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.Theo Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Lê Trung Chinh, nhiều năm qua, các dự án, đất đai tại thành phố vướng không ít khó khăn do liên quan đến các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án. Giai đoạn 2012 - 2020, TP.Đà Nẵng có 4 kết luận của Thanh tra Chính phủ và 3 bản án hình sự phúc thẩm. Thực hiện các kiến nghị của thanh tra, Đà Nẵng đã huy động nhiều nguồn lực và quyết liệt triển khai các biện pháp khắc phục. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện lại gặp phải những vướng mắc, ảnh hưởng nhất định, bởi những vấn đề, nội dung kiến nghị rất phức tạp, tồn tại nhiều năm, nhiều nhiệm kỳ; chưa có quy định pháp luật và cơ chế, chính sách để xử lý.Từ thực tiễn đó, từ năm 2022 đến nay, TP.Đà Nẵng đã tích cực vào cuộc, chủ động rà soát, tham mưu Chính phủ trình Trung ương giải quyết, tháo gỡ những vướng mắc kéo dài. Ngày 30.11.2024, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 170 về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại các tỉnh, thành, gồm: TP.HCM, Đà Nẵng và Khánh Hòa. Và sắp tới, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định hướng dẫn triển khai chi tiết Nghị quyết 170 của Quốc hội. Về công tác chỉ đạo triển khai thực hiện, ông Lê Trung Chinh cho hay, thành phố đã thành lập 3 tổ công tác để điều hành, chỉ đạo và trực tiếp nghiên cứu, đề xuất để tháo gỡ các nội dung vướng mắc. Đến nay, các tổ công tác của thành phố đã hoạt động, quyết tâm, chủ động triển khai nhanh và hiệu quả Kết luận của Bộ chính trị và Nghị quyết của Quốc hội; bước đầu đạt được một số kết quả.Tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng thông tin một số kết quả ban đầu đối với 4 nội dung thuộc thẩm quyền của Bộ Chính trị. Cụ thể, về công tác rà soát, sao lục hồ sơ liên quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, UBND TP.Đà Nẵng đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN-MT) chủ trì, tiến hành rà soát, sao lục hồ sơ gốc. Đến nay, đã đạt khoảng 90% hồ sơ, dự kiến hoàn thành rà soát trong tháng 4.2025.Đối với nhóm nhiệm vụ về xác định lại giá đất để truy thu nghĩa vụ tài chính về ngân sách Nhà nước đối với các khoản thất thu, miễn giảm, UBND TP.Đà Nẵng đã thống nhất được 3/11 báo cáo phương án thu nghĩa vụ tài chính. Đồng thời, UBND thành phố đã chỉ đạo Sở NN-MT sớm thực hiện công tác báo cáo kiểm toán nhà nước theo trình tự tháo gỡ.Trong công tác chỉ đạo đối với nhóm xử lý, thu hồi đối với những dự án, diện tích đất trên bán đảo Sơn Trà không đủ điều kiện, có vi phạm pháp luật về đất đai, đầu tư, xây dựng, quản lý bảo vệ rừng, an ninh quốc phòng, ông Lê Trung Chinh cho hay, đã chỉ đạo Sở Xây dựng lấy ý kiến các đơn vị để tổng hợp trình UBND thành phố hủy bỏ các sơ đồ ranh giới đối với 5 dự án chưa thực hiện giao đất. Đối với 15 dự án còn lại, UBND thành phố đã chỉ đạo Sở NN-MT tổng hợp, cung cấp thông tin hồ sơ pháp lý đến các sở, ngành có liên quan để căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quản lý nhà nước của các đơn vị để thực hiện rà soát. Về bản án liên quan đến dự án Khu phức hợp thương mại và dịch vụ sân vận động Chi Lăng, hiện nay UBND TP.Đà Nẵng đã lấy ý kiến Bộ Xây dựng về việc thống nhất đối với hồ sơ điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung TP.Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Hiện thành phố tiếp tục triển khai các bước tiếp theo.Đề cập đến 5 nội dung thuộc thẩm quyền của thành phố, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng cho hay đã ban hành 113 quyết định thu hồi số tiền 5%, 10% tiền sử dụng đất trong tổng số 254 trường hợp và đang xem xét 96 dự thảo quyết định thu hồi 5%, 10% tiền sử dụng đất.Sở NN-MT đang rà soát 39 đơn từ nhà đầu tư thứ cấp không đồng ý nộp tiền nghĩa vụ tài chính phát sinh theo kết luận thanh tra. Về việc xử lý các trường hợp chậm đưa đất vào sử dụng trong quá trình triển khai gia hạn tiến độ sử dụng đất (Kết luận số 34/KL-TTCP ngày 8.1.2019), UBND thành phố đã ban hành quyết định gia hạn đối với 113 khu đất. Trong đó, năm 2024 thực hiện gia hạn 12 khu đất; UBND các quận, huyện đang tiến hành kiểm tra 172 khu đất các cá nhân.Về nội dung xử lý ở dự án Khu du lịch sinh thái biển, biệt thự cao cấp Ghềnh Bàn - Bãi Đa và dự án Khu biệt thự Suối Đá - lô L09, UBND thành phố đã giao Sở NN-MT rà soát quy hoạch đất, công trình quốc phòng, quy hoạch điều chỉnh 3 loại rừng, đa dạng sinh học, quy hoạch du lịch, môi trường; rà soát toàn bộ thủ tục giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, báo cáo đề xuất trong tháng 3.2025.Về thực hiện các thủ tục quy trình thu hồi dự án 181 ha, ông Chinh cho hay, tháng 2.2025, UBND TP.Đà Nẵng đã báo cáo Ban Cán sự đảng Chính phủ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, hướng dẫn UBND thành phố xử lý. Về thực hiện bản án số 346/HSPT ngày 13.6.2019, liên quan đến khu đất có diện tích 3.264 m2 tại đường Ngô Quyền (thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ), Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng cho biết, đã chỉ đạo ngành chức năng cùng UBND Q.Sơn Trà khẩn trương thực hiện điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu từ đất "Trường mầm non" sang "Thương mại dịch vụ" trong tháng 3.2025.