Ngoại trưởng Tòa Thánh Vatican thăm Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn đang được đại trùng tu
Dạo một vòng quanh khu vực bán hoa lớn nhất ở thị trấn Hà Lam, H.Thăng Bình (Quảng Nam), những dải cúc dài tít tắp được sắp xếp ngăn nắp hệt như một tấm thảm vàng dưới ánh nắng ấm áp những ngày cuối năm. Thế nhưng, đây cũng là dấu hiệu buồn của những người bán hoa. Đã đến những ngày cao điểm nhưng lượng hoa được khách mua rất ít, cả khu vực hoa vô cùng rộng lớn đa phần vẫn còn nguyên. Nhiều người bán tại đây dự báo một mùa kinh doanh hoa tết không mấy khả quan.Thấy khá ít người đến chọn mua, hỏi anh Nguyễn Thành Luân (32 tuổi), đang kinh doanh hoa tại khu vực bán hoa về lượng khách năm nay thì anh nói: "Khách năm nay khá ít, nhập về 300 chậu cúc mà mới bán được 50, còn 250 chậu chưa động tĩnh gì đây. Năm trước nhập về đến 400 chậu mà cùng thời điểm này đã bán được 1 nửa rồi".Anh Luân cho biết người bán hoa chỉ hy vọng vào 3 ngày cao điểm nhất là 25, 26 và 27 tháng chạp. Còn thường 28 tháng chạp người dân sẽ đi mua hoa theo tâm lý mua hàng ế, hàng rẻ. Nhưng 2 ngày 25, 26 này cũng chỉ lác đác người đi mua. Chủ nhân của 300 chậu hoa cúc các loại tại đây dự tính: "Chắc không khả quan gì. Chắc năm nay không thể nào bán hết được từng này hoa. Lượng khách thế này thì thua rồi".Anh Luân cho biết mỗi mùa hoa dịp tết như này anh sẽ lời được tầm 10-20 triệu đồng. "Có năm thì được, có năm thua lỗ trầm trọng. Cách đây 2 năm là lỗ, cả khu vực này không ai bán được gì luôn. Năm nay tình hình này cũng không mấy khả quan", anh Luân nói.Khu vực hoa của anh Luân dù chỉ lác đác vài người đến mua, nhưng đã được cho là bán chạy nhất ở khu vực này. Một chủ nhân bán hoa khác ở đây đi ngang qua khu vực hoa của anh Luân nói: "Nhường bớt khách lại cho tụi em đi, ngồi ngáp ngắn ngáp dài không à". Theo anh Luân thì thực chất năm này kinh tế nhìn chung khó khăn hơn năm ngoái nên đây cũng là lý do khiến lượng khách mua hoa cũng ít. Cũng dự đoán được tình hình này nên lượng hoa anh nhập về không nhiều bằng năm trước.Trước đây làm tại TP.HCM, nhưng từ sau khi cưới vợ anh Luân quyết định về quê để sinh sống và lập nghiệp. "Về quê làm dễ thở hơn, chi phí cũng đỡ hơn nhiều. Về quê vẫn làm xây dựng như ở TP.HCM, tết đến thì nhập hoa về bán kiếm thêm", anh Luân kể.Tất cả tiểu thương ở đây đa phần đều kinh doanh hoa vào dịp tết để kiếm thêm thu nhập, mong có đồng vào đồng ra để đón tết ấm hơn. Nhưng với lượng khách chỉ lác đác như năm nay, ai cũng bán hoa trong trạng thái lo lắng.Một người kinh doanh hoa tại khu vực này nói: "Bán hoa chủ yếu đam mê thôi, chứ lời lỗ chi. Như kiểu bỏ ra đống tiền rồi ngồi trên đống lửa vậy đó. Không biết bán có được không, lo lắng đủ thứ".Đến mua hoa nhưng sau khi tham khảo một vòng thấy giá hoa cúc pha lê, đại đóa khá cao so với kinh phí dự kiến nên Nguyễn Thị Kim Thoa (29 tuổi), làm nhân viên cho một công ty về thiết kế tại TP.Thủ Đức, TP.HCM về quê tại H.Thăng Bình (Quảng Nam) để đón tết, quyết định chỉ mua 2 chậu cúc mâm xôi cho bớt chi phí.Thoa nói: "Mấy năm mình hay mua các chậu cúc lớn để chưng ở nhà. Năm nay dù giá hoa cúc không quá cao, có loại cũng rẻ hơn so với năm ngoái nhưng kinh tế khó khăn nên mình không dám chi nhiều. Hơn nữa tình hình bây giờ biến động nhiều, ngành thiết kế của mình cũng đang dần được thay thế bằng công nghệ nên không biết sẽ thất nghiệp lúc nào. Chính vì thế, tiết kiệm được khoản nào hay khoản đó, để lỡ thất nghiệp còn có ít vốn tính toán công việc khác".Thoa cũng cho rằng tình hình chung chắc năm nay mọi người cũng gia giảm chi tiêu sắm tết. Riêng gia đình Thoa chỉ sắm những thứ cần thiết, không quá cầu kỳ vào khâu trang trí nhà cửa đón tết.Song Tử Tây, 46 năm sau ngày giải phóng
Nhìn hàng hoa vắng tanh, tôi thoáng bồi hồi, tự giận mình một chút, không ra sớm hơn để gặp, nhìn thêm một chút nụ cười hiền hậu của đôi vợ chồng già. Nhưng cứ nghĩ mọi năm, bác Ba Khâm vẫn dọn dẹp muộn hơn chút xíu, để kêu xe về đến Bến Tre nghỉ ngơi vài tiếng trước khi ngắm pháo hoa giao thừa. Nên lỡ mất cái nắm tay như mọi năm, nghe chừng từ bác một khoảnh khắc trìu mến.Hôm trước, tôi dọn dẹp nhà cửa xong, xách xe chạy ra thấy hai vợ chồng bác đang tíu tít mua bán. Mai, quất, sống đời và đủ thứ hoa. Xôn xao người hỏi han trả giá. Tôi chọn hai chậu bạch mai nhỏ nhắn, như mọi năm. Mỗi chậu khoảng vài chục búp, mới nở một bông, rồi dúi vào túi bác 200 ngàn. Là vì trước đó, tôi không dám hỏi, chỉ e bác không lấy tiền, nên khi loáng thoáng một người bảo rằng mỗi chậu 100 ngàn, mới làm ra vậy. Y như mọi năm!Sáng 27 tết, tôi đã dạo công viên Làng Hoa, mua được chậu mai vàng của một chủ vườn ở P. Thạnh Xuân, Q.12, TP.HCM. Để về chưng góc nhà, đưa mắt ưng ý chậu mai vừa vặn, búp nhiều, dáng thế cũng hợp, nên khi chú bán mai ra giá 1,5 triệu, mua luôn không ngần ngừ. Cái cách mua hoa năm nào với tôi, cũng là để vui chút với vườn với ruộng mà họ đã đổ mồ hôi chăm bẵm. Xe giằng xong chậu mai phía sau, chú lái ngồi lên, vỗ vai người bán bắt tay cười cái, là đi.…Bây giờ, thì những nhà vườn đã lục tục chất bớt hoa lên xe. Còn lại một ít họ rao “xổ hoa xổ hoa” vang rộn các góc công viên. Tôi chú ý một cặp ý chừng là vợ chồng, nghiêng ngó chỉ trỏ mấy chậu linh sam đang trổ hoa tím, nhỏ li ti hương thoang thoảng. Chị bán hoa da trắng mày cong, nói: “cặp 700 ngàn, cô chú à”. Họ trả, thôi bớt 100 ngàn, lấy cặp về chưng cho đẹp. Chị bán hoa dường như giãn cặp mày, cười duyên dáng: ừ, cô chú lấy đi. Vậy là cả ba lấy túi ni lon níu níu buộc buộc, nói lời chúc nhau đôi câu. Nghe lời yêu thương chuyển ý rót vào tai nhau, đất trời như rộn vui! Tôi dạo vài vòng. Giờ này không mua hoa nữa. Nhớ lúc xách xe đi, đứa con gái út cười, nói: “Rồi, ba lại đi làng hoa”. Ý cháu là ba nó cứ thích chạy xe đi, là mua hoa về, để rồi sau đó loay hoay không biết dọn xếp để chưng góc nào trong nhà. Tôi cười “lần này không mua nữa, chỉ dạo thôi”.Gần thêm nửa tiếng. Loanh quanh bất chợt, thế nào tôi cũng vòng đến chỗ chú Bảy Chợ Lách (là biệt danh tôi đặt cho một người quen, dân bán bông ở Bến Tre lên). Hỏi han vài câu, nhìn đám bông cúc vàng mâm xôi đã vợi đi, còn lưa thưa chen giữa đám cúc tím nhỏ xinh, biết là hoa cũng bán được nhiều. Năm nào cũng vậy, chú Bảy rời Sài Gòn sau 5g chiều. Công viên kêu dọn trước 12g, thì chú qua xin mấy cổng nhà mặt tiền phía đối diện, bán thêm một chút, kiếm tiền xe về kịp đón giao thừa.Vậy là một mùa hoa của ngày cuối năm Giáp Thìn đã vãn. Nhìn quanh, tôi có cảm giác chút trống vắng hơn mấy bữa trước. Nhưng hoa đã về với mọi nhà, xóm ngõ để đẹp hơn những ngày thường tất bật lo toan.Để rồi các gia đình quây quần lúc giao thừa, ngắm những nụ hoa, mầm lá xanh tươi đang gọi xuân về!
Bác sĩ Bệnh viện Quân y 175 dự thi 'Manhunt International'
Vở Câu đố bị vỡ đánh dấu sinh nhật lần thứ 6 của The Run. The Run đã đi quãng đường dài trong việc duy trì sân khấu thể nghiệm độc lập chưa từng có tiền lệ ở Việt Nam, và đội ngũ cũng khá tự hào vì The Run đã tồn tại trong tình trạng gần như không có sự hỗ trợ nào đáng kể.
Người dân Palestine tại Dải Gaza đang xôn xao về thông tin Tổng thống Donald Trump muốn tiếp quản dải đất này và đưa người Palestine đến sống tại những nước Ả Rập trong khu vực.Vấn đề này trở thành một chủ đề nóng ở dải đất Trung Đông đã trải qua nhiều cuộc xung đột gây thương vong rất lớn và buộc người dân phải phải không ít lần bỏ nhà cửa chạy loạn.Bà Wasayef Abed tại thành phố Deir el-Balah ở miền trung Gaza kể rằng mình nghe thông tin trên từ những người cùng sống trong khu lều tạm cư, và xem những lời của ông Trump là áp lực đối với người dân Palestine và các nhóm vũ trang ở Gaza như Hamas."Tôi có thể nói với bạn rằng người dân ở đây sẽ không bao giờ chấp nhận việc di dời cưỡng bức. Họ có thể chịu đựng được việc sơ tán trong nước, nhưng việc buộc họ rời khỏi đất nước mình, như ông Trump đề xuất, sẽ không bao giờ có hiệu quả", Đài Al Jazeera dẫn lời bà phát biểu."Điều tôi biết là mẹ tôi và tôi sẽ không bao giờ rời khỏi Gaza, bất kể chuyện gì xảy ra. Tất cả những gì chúng tôi đang chờ đợi bây giờ trở về ngôi nhà bị phá hủy của mình ở phía bắc", bà mói thêm.Cũng tại Deir el-Balah, ông Imad al-Qassas (60 tuổi) đã di tản từ phía đông đến trung tâm thành phố, nơi ông hiện sống với 6 người con trong lều vì nhà cửa đã bị phá hủy. Phản ứng của ông đối với phát biểu của ông Trump rất rõ ràng: "Điều đó là không thể!"."Cho dù chúng tôi đã phải chịu bao nhiêu sự tàn phá, hủy diệt và giết chóc trong cuộc chiến này, điều này sẽ không bao giờ xảy ra. Chúng tôi sẽ đi đâu? Ngay cả khi các cửa khẩu biên giới được mở và có sự di cư tự nguyện, tôi sẽ không bao giờ rời đi, bất kể hoàn cảnh của tôi khó khăn đến mức nào", ông nói.Theo ông, việc di dời cho dù có thu hút đến đâu, dù được cung cấp nhà cửa, tiền bồi thường hay các quốc gia tiếp nhận đi nữa thì nơi ẩn náu cuối cùng của một người là quê hương của họ."Đây là quê hương của chúng tôi và chúng tôi coi đó là thiêng liêng", ông nhấn mạnh.Trái với ông Imad, ông Khaled Maqbel (63 tuổi) và vợ là bà Iman (52 tuổi) không có phản ứng gì khi được hỏi về phát biểu của ông Trump."Kể từ khi 2 con gái và hai đứa cháu của tôi thiệt mạng trong một cuộc không kích của Israel, tôi đã không còn quan tâm đến bất cứ điều gì nữa," bà Imam nói với đôi mắt ngấn lệ. Bà Iman đã sơ tán khỏi khu vực as-Saftawi ở phía bắc Gaza đến Deir el-Balah cùng chồng và các con cách đây một năm, và sau đó lại phải tản cư thêm 5 lần nữa."Chúng tôi không còn sức để nghĩ bất cứ điều gì, ông Trump hay những tuyên bố của ông ấy. Người dân Gaza đang chìm trong đau thương, bệnh tật và khó khăn sau chiến tranh. Họ thậm chí không có khả năng nghĩ về những gì sẽ xảy ra tiếp theo", ông Khaled phát biểu. Hai vợ chồng cực lực phản đối kế hoạch của ông Trump. "Chúng tôi đã hối hận khi rời khỏi miền Bắc, mặc dù chúng tôi đã bị ép phải rời đi dưới họng súng. Họ có thực sự nghĩ rằng chúng tôi sẽ tuân theo ông Trump bây giờ không?" ông Khaled chất vấn.Ở một góc độ khác, anh Mahmoud Abu Ouda (23 tuổi) bán một quầy cà phê và trà nhỏ ở Deir el-Balah nói rằng mình muốn rời khỏi Gaza càng sớm càng tốt. "Cuối cùng, ông Trump sẽ buộc chúng tôi phải rời khỏi Gaza, giống như mọi người đã bị buộc phải di chuyển từ phía bắc vào phía nam trong chiến tranh. Nếu họ mở cửa khẩu Rafah [với Ai Cập], một số lượng lớn người sẽ rời đi ngay lập tức. Tôi sẽ là người đầu tiên ra đi", anh chia sẻ.Đối với anh Mahmoud, áp lực không thể chịu đựng được của cuộc sống ở Gaza sau chiến tranh khiến việc ở lại là điều không thể nghĩ tới. "Đây không phải là cuộc sống. Không có cuộc sống ở đây. Sau chiến tranh, không còn gì giữ chúng tôi ở lại đất nước này nữa", anh nói. Dù muốn rời khỏi Gaza, anh phản đối việc bị ép buộc phải rời đi, nhưng cũng không thấy có lựa chọn nào khác."Chúng tôi luôn bị ép buộc. Chúng tôi bị buộc phải chạy trốn từ phía bắc xuống phía nam. Chúng tôi đã chịu đựng cuộc chiến tranh trái với ý muốn của mình. Chúng tôi đã chịu đựng những vụ đánh bom trái với ý muốn của mình. Chúng tôi chưa bao giờ có sự lựa chọn", anh nói."Nếu rời đi là giải pháp cho các vấn đề của chúng tôi, thì hãy đi. Nếu họ chuẩn bị nhà cửa, công việc và cuộc sống thực sự cho chúng ta, thì hãy rời đi và chấm dứt câu chuyện Gaza", theo anh Mahmoud.Thanh niên này chia rằng quan điểm của mình đại diện cho một bộ phận đáng kể người trẻ Gaza đã phải chịu đựng rất nhiều trong chiến tranh.
Ô tô bán tải 'giành' làn xe máy và cái kết khiến dân mạng 'hả hê'
Bảng đấu Serie B