Những tấm lòng vàng 29.4.2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Sonexay Siphandone nhấn mạnh, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam và Lào đã triển khai nghiêm túc, hiệu quả các thỏa thuận cấp cao, mang lại nhiều thành tựu hợp tác. Nhiều kết quả nổi bật rất đáng ghi nhận, góp phần cùng nhau xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả, với 14 nhóm nhiệm vụ đã hoàn thành, làm tốt trong năm 2024.Năm 2024, hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư được quan tâm, thúc đẩy và thu được những kết quả rất đáng ghi nhận. Lũy kế đến nay, doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư vào Lào 267 dự án, với tổng vốn đăng ký 5,7 tỉ USD; vốn thực hiện đạt khoảng 2,8 tỉ USD.Đáng chú ý, đầu tư của Việt Nam sang Lào đang có xu hướng tăng trở lại theo hướng bền vững hơn. Năm 2024, vốn đăng ký đầu tư sang Lào là 191,1 triệu USD, tăng 62,1% so với năm 2023; đóng góp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp Việt Nam cho Chính phủ Lào trong 5 năm trở lại đây đạt bình quân khoảng 200 triệu USD/năm.Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục đối mặt với khó khăn, nhu cầu tiêu dùng suy giảm, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Lào năm 2024 ghi dấu ấn khi tổng kim ngạch thương mại hai nước đạt 2,2 tỉ USD, tăng gần 34% so với năm 2023, trong đó đáng ghi nhận là Lào đã xuất siêu sang Việt Nam khoảng 732,7 triệu USD, tăng khoảng 30%. Đạt được kết quả này có sự đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư, kinh doanh tại Lào.Hợp tác năng lượng cơ bản đạt mục tiêu đề ra trong giai đoạn 2021 - 2025; nhiều dự án quy mô lớn trong lĩnh vực năng lượng được thúc đẩy triển khai. Khó khăn, vướng mắc kéo dài nhiều năm tại nhiều dự án được xử lý dứt điểm.Về trọng tâm hợp tác năm 2025, hai bên thống nhất tập trung quyết liệt, nghiêm túc triển khai hiệu quả các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao; đề ra nhiều biện pháp mạnh mẽ, thiết thực để tiếp tục đưa quan hệ chính trị, ngoại giao giữa hai nước đi vào chiều sâu.Đồng thời, tăng cường kết nối hai nền kinh tế, thúc đẩy hợp tác đầu tư - thương mại Việt Nam - Lào. Theo đó, tổ chức các cuộc tiếp xúc giữa lãnh đạo Chính phủ Lào và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam; rà soát thúc đẩy các dự án đầu tư của Việt Nam tại Lào, hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước.Chính phủ Lào tạo điều kiện ưu đãi, thuận lợi cho các dự án lớn, trọng điểm của doanh nghiệp Việt Nam; nghiên cứu điều chỉnh các quy định về thời gian thực hiện trong đầu tư thủy điện, khai khoáng phù hợp với tình hình mới.Hai bên thúc đẩy tăng trưởng thương mại mạnh mẽ, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương năm 2025 tăng từ 10 - 15% so với năm 2024, hướng tới sớm đạt mục tiêu 5 tỉ USD. Coi nông nghiệp và phát triển nông thôn là một trong những trụ cột của hợp tác kinh tế giữa hai nước. Thúc đẩy thanh toán bằng bản tệ trong quan hệ giữa hai nước.Đặc biệt, tập trung giải quyết khó khăn, tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy triển khai kết nối hạ tầng giao thông, nghiên cứu các phương án huy động nguồn lực để triển khai dự án trọng điểm như đường cao tốc Hà Nội - Vientiane, đường sắt Vũng Áng - Vientiane, trong đó huy động cả nguồn lực trung ương và địa phương, nguồn viện trợ không hoàn lại, vốn vay ưu đãi của các đối tác phát triển và sự tham gia của doanh nghiệp hai nước.Thúc đẩy sớm hoàn thành các dự án cảng Vũng Áng 1, 2, 3…; góp phần triển khai mạnh mẽ chiến lược "biến Lào từ quốc gia không tiếp giáp biển thành quốc gia kết nối".Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, các bộ, ngành, cơ quan hai nước phát huy tinh thần "làm việc nào dứt việc đó, làm việc nào ra việc đó, đã nói là làm, đã làm, đã thực hiện phải ra sản phẩm cụ thể, kết quả năm 2025 phải cao hơn năm 2024".Ngay sau kỳ họp, hai Thủ tướng đã chứng kiến lễ ký kết, trao đổi các văn kiện hợp tác quan trọng giữa hai nước.Những cách giúp trình duyệt Firefox bảo mật hơn
Tuy nhiên, theo ông Vũ Đức Côn, để phát triển bền vững, người sản xuất cần phải thay đổi tư duy mua - bán để hài hòa lợi ích giữa các bên, quan trọng nhất là phải đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm để bán được với giá tương xứng và giữ uy tín trong chuỗi liên kết. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần công khai, minh bạch thông tin, đồng hành cùng nông dân với quan điểm "lãi cùng chia, rủi ro cùng chịu".
Triển lãm dệt may SaigonTex & SaigonFabric 2024
Bộ Tài chính vừa công bố bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về đề nghị xây dựng dự án luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế). Nội dung nhận được khá nhiều sự góp ý là điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh. Hầu hết bộ, ngành, địa phương đề nghị điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế và người phụ thuộc.Hiện mới là khâu xây dựng đề cương, theo Bộ Tài chính, các nội dung chi tiết sẽ được nghiên cứu, đề xuất khi luật được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội.Trao đổi với Thanh Niên, chuyên gia thuế Nguyễn Ngọc Tú, giảng viên Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, phân tích theo lộ trình đã công bố, đến tháng 10.2025, dự thảo luật mới đưa ra Quốc hội, tháng 5.2026 thông qua và khả năng năm 2027 mới có hiệu lực."Như vậy, nhanh nhất 2 năm nữa mới thay đổi mức giảm trừ gia cảnh. Điều này là quá lâu, quá chậm trễ. Từ 2020 tới nay, giá cả biến động mạnh, mức lương cơ sở cũng được điều chỉnh tăng từ 1.7.2024. Giá tăng, lương tăng, Bộ Tài chính cần trình Chính phủ để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh ngay từ kỳ tính thuế năm 2025. Điều này góp phần đảm bảo đời sống của người làm công ăn lương, đồng thời phục vụ mục tiêu kích cầu tiêu dùng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế", ông Tú nói.Trong xây dựng mức giảm trừ gia cảnh cụ thể tại dự luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), theo ông Tú, Bộ Tài chính có thể cân nhắc 2 phương án.Thứ nhất là xác định mức giảm trừ gia cảnh căn cứ chỉ số tăng giá tiêu dùng (CPI) và mức tăng lương áp dụng từ ngày 1.7.2024. "Từ năm 2020 (khi áp mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng/tháng cho người nộp thuế thu nhập cá nhân) đến cuối năm 2024, CPI tăng gần 17%; dự kiến năm 2025 CPI tăng 4%; năm 2026 CPI tăng 4%; như vậy tổng cộng qua 6 năm CPI tăng 25%. Cùng với đó, từ ngày 1.7.2024, khối công chức, viên chức khu vực nhà nước được điều chỉnh tăng lương 30%. Như vậy, mức giảm trừ gia cảnh cần điều chỉnh tăng tối thiểu 55% lên mức 17 triệu đồng/tháng", ông Tú phân tích.Phương án thứ 2 được ông Tú đề cập là áp dụng theo đề xuất của một số địa phương với mức giảm trừ gia cảnh mới là 18 triệu đồng/tháng, tương đương 4 lần mức lương tối thiểu vùng hiện nay. Điều đó có nghĩa là, mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế được quy định "mềm" bằng 4 lần mức lương tối thiểu vùng, thay cho số tiền tuyệt đối như quy định trước đây."Mỗi khi Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng thì mức giảm trừ gia cảnh sẽ tự động tăng theo tương ứng, vừa đáp ứng thực tiễn tình hình kinh tế - xã hội vừa cải cách thủ tục hành chính, không phải trình cấp có thẩm quyền xin điều chỉnh", ông Tú nói.Chia sẻ tại hội thảo "Luật thuế thu nhập cá nhân - Đảm bảo công bằng, thúc đẩy tăng trưởng" do Báo Lao Động phối hợp Trường đại học Kinh tế quốc dân tổ chức chiều 14.3, tại Hà Nội, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế, cho rằng việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế từ 11 triệu đồng/tháng và người phụ thuộc từ 4,4 triệu đồng/tháng lên bao nhiêu là phù hợp cần nghiên cứu đồng bộ các chỉ tiêu về thu nhập GDP bình quân, mức thu nhập vùng, nhu cầu chi tiêu thiết yếu cho đời sống, chỉ số biến động giá… Mức giảm trừ gia cảnh đưa ra phải phù hợp với tiêu chí thuế thu nhập cá nhân trên cơ sở mở rộng cơ sở thuế và giảm mức điều tiết thuế phù hợp, kể cả đối với một số ngành nghề, lĩnh vực cần khuyến khích thu hút nguồn nhân lực.Ông Lê Xuân Trường, Trưởng khoa Thuế (Học viện Tài chính), nhìn nhận trong khoảng 5 năm tới, Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình, do đó cần chấp nhận mức giảm trừ gia cảnh tương đối cao so với GDP.Ông Trường đề xuất mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế nên tương đương khoảng 1,5 lần GDP bình quân đầu người. Nếu so sánh theo GDP theo ngang giá sức mua (PPP), mức này chỉ bằng khoảng 0,6 lần, tương đương với các nước có trình độ phát triển tương đồng.Ngoài ra, cần bổ sung giảm trừ thêm một mức so với giảm trừ chung cho đối tượng người nộp thuế là người khuyết tật và người phụ thuộc của người nộp thuế là người khuyết tật."Sau lần đầu tiên được quy định trong luật, cần quy định mức giảm trừ gia cảnh được xác định hàng năm theo nguyên tắc điều chỉnh tương đương với chỉ số CPI và giao quyền cho Chính phủ quyết định mức giảm trừ gia cảnh hàng năm", ông Trường nhấn mạnh.
Bản tin Xem nhanh 12h ngày 6.2.2025 của Báo Thanh Niên có những thông tin đáng chú ý sau:Một sự cố nghiêm trọng vừa xảy ra với đội tuyển xe đạp đường trường Việt Nam ngay trước thềm giải vô địch châu Á tại Thái Lan.Rạng sáng nay (6.2), gần 30 chiếc xe đạp chuyên dụng trị giá hàng tỷ đồng đã bị thiêu rụi trong một vụ cháy xe tải khi đang được vận chuyển đến địa điểm thi đấu. Trong số đó, có những chiếc xe đua cá nhân tính giờ trị giá hơn 250 triệu đồng mỗi chiếc, phương tiện không thể thiếu cho các vận động viên tranh tài ở đẳng cấp cao nhất. Cú sốc này không chỉ là tổn thất vật chất mà còn đe dọa khả năng thi đấu của đội tuyển Việt Nam, khi giải đấu sẽ chính thức khởi tranh vào ngày mai (7.2).Thời điểm giao mùa không chỉ mang đến không khí se lạnh mà còn đi kèm với nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Và hiện tại, Nhật Bản đang đối mặt với một đợt cúm mùa bùng phát mạnh mẽ, khi theo công bố của Viện Truyền nhiễm quốc gia Nhật Bản, từ ngày 2.9.2024 - 26.1.2025 với gần 9,5 triệu ca mắc chỉ trong vòng vài tháng. Tokyo, Osaka, Hokkaido… là những thành phố đông đúc, điểm đến quen thuộc của du khách, nay trở thành điểm nóng của dịch bệnh.Không chỉ Nhật Bản, cúm mùa cũng đang hoành hành khắp các khu vực khác trên thế giới, từ châu Âu, châu Mỹ đến châu Á.Sau nhiều năm vắng bóng trên sân khấu, nữ ca sĩ Lynda Trang Đài, giọng ca đình đám của thập niên 90 bất ngờ trở thành tâm điểm chú ý, nhưng lần này không phải vì âm nhạc mà vì một vụ việc gây tranh cãi tại Mỹ.Mới đây, cảnh sát Orlando, bang Florida đã bắt giữ Lynda Trang Đài vì bị cáo buộc trộm một phụ kiện AirPods trong cửa hàng Gucci. Giá trị món hàng chỉ khoảng 8 triệu đồng, nhưng câu chuyện đằng sau lại khiến nhiều người không khỏi tò mò. Đáng chú ý, đây không phải lần đầu tiên nữ ca sĩ vướng vào tình huống này.Tất cả sẽ có trong Bản tin Xem nhanh 12h, được phát trên thanhnien.vn cùng kênh YouTube Báo Thanh Niên. Kính mời quý vị theo dõi.Xem nhanh 12h của Báo Thanh Niên sẽ quay trở lại vào lúc 12 giờ trưa mai 7.2.2025 với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác tại địa chỉ thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên.
Xe tay ga nhập khẩu: Honda ADV 160 vừa về Việt Nam có gì khác Vario 160?
Đây là cảnh báo được Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) đưa ra ngày 30.12, trước hình thức lừa đảo qua tin nhắn Facebook, bằng cách ghép mặt nhờ AI.Theo Cục An toàn thông tin, sáng 23.12, chị N.T.H, 45 tuổi, ở Q.Long Biên (Hà Nội) nhận được cuộc gọi video qua ứng dụng tin nhắn Facebook của con trai đang ở TP.HCM đề nghị chuyển hơn 100 triệu đồng để đóng phí đăng ký du học. Vốn là cán bộ ngân hàng đã được tập huấn, chị H đã không làm theo yêu cầu này.Cục An toàn thông tin cho hay, các đối tượng thường tìm kiếm hình ảnh, video từ tài khoản mạng xã hội hoặc các nguồn khác của nạn nhân để tạo video giả mạo. Sau đó, sử dụng công nghệ AI để ghép khuôn mặt và giọng nói, tạo các cuộc gọi video giả mạo người thân, bạn bè. Trong cuộc gọi, đối tượng lấy lý do cấp bách như tai nạn, nợ nần và yêu cầu chuyển tiền ngay vào tài khoản do chúng cung cấp."Người dân khi nhận được cuộc gọi phải gọi lại cho người thân qua số điện thoại đã biết để kiểm tra thông tin và không vội chuyển tiền theo yêu cầu trong cuộc gọi video hoặc tin nhắn trên mạng xã hội", Cục An toàn thông tin khuyến cáo.Cần cảnh giác, bảo vệ tài sản và thông tin cá nhân, cần cẩn trọng khi chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng xã hội, hạn chế đăng tải hình ảnh, video cá nhân và thông tin nhạy cảm. Điều chỉnh quyền riêng tư để hạn chế người lạ truy cập tài khoản của bạn. Cảnh giác với các tài khoản lạ hoặc dấu hiệu bất thường. Nếu tài khoản của người thân hoặc bạn bè có dấu hiệu mất an toàn, cần thông báo ngay cho họ và tránh tương tác. Khi gặp các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần kịp thời trình báo cơ quan công an; đồng thời phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để ngăn chặn các hành vi phạm pháp. Trước đó, Cục An toàn thông tin cũng cảnh báo hình thức cuộc gọi lừa đảo deepfake. Theo đó, bằng mắt thường có thể nhận biết dấu hiệu như thời gian gọi thường rất ngắn, chỉ vài giây. Đặc biệt, khuôn mặt trên màn hình thường thiếu tính cảm xúc và khá "trơ", tư thế không tự nhiên, màu da bất thường, ánh sáng kỳ lạ, khiến video trông không tự nhiên... Âm thanh cũng không đồng nhất với hình ảnh, có nhiều tiếng ồn, hoặc clip không có âm thanh.