Người lao động nghỉ thêm sau tết, công ty có quyền đuổi việc?
Có 2 giai đoạn Khuất Văn Khang buộc phải thi đấu ở vị trí hậu vệ cánh trái, giai đoạn đầu tiên là tại vòng loại thứ 2 World Cup 2026 khu vực châu Á, dưới thời HLV Troussier hồi đầu năm ngoái. Giai đoạn thứ 2 là tại AFF Cup 2024 hồi cuối năm ngoái. Cả 2 giai đoạn đấy, cầu thủ đang khoác áo CLB Thể Công Viettel đều thi đấu không thành công.Thậm chí, Khuất Văn Khang còn suýt trở thành tội đồ của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024. Anh mắc lỗi nặng trong trận đấu với Philippines ở lượt trận thứ 3 vòng bảng. Nếu đội tuyển Việt Nam thua Philippines trong trận đấu nói trên, con đường lên đến ngôi vô địch của đoàn quân trong tay HLV Kim Sang-sik chắc chắn gập ghềnh hơn nhiều.Thế nhưng, khi quay về với vị trí tiền vệ tấn công sở trường, Khuất Văn Khang gần như lột xác. Cầu thủ này góp công rất lớn trên hành trình lên ngôi đầu bảng V-League 2024-2025 của Thể Công Viettel. Khuất Văn Khang góp 2 bàn thắng cho đội bóng của HLV Nguyễn Đức Thắng tại V-League. Ngoài ra, cầu thủ này còn đóng góp cho đội bóng chủ quản bằng những đường chuyền, những tình huống đá phạt, những pha đi bóng làm rối loạn hàng thủ đối phương.Khuất Văn Khang thi đấu tốt ở cả vị trí tiền vệ tấn công bên cánh trái lẫn cánh phải. Chưa hết, khi di chuyển vào trung lộ để hỗ trợ chiếm lĩnh các khoảng trống ngay trước mắt các trung vệ đối phương, Khuất Văn Khang cũng tỏ ra khá nguy hiểm.Đây cũng là cách Khuất Văn Khang đã thi đấu dưới thời HLV Hoàng Anh Tuấn, ở các giải U.23 và U.20 châu Á các năm 2024 và 2023. Khi đó, HLV Hoàng Anh Tuấn cũng đặt Khuất Văn Khang vào vị trí tiền vệ tấn công, thay vì hậu vệ cánh trái. Chỉ khi đá ở vai trò tiền vệ tấn công, chất kỹ thuật và sự sáng tạo của cầu thủ này mới được thể hiện. Ngược lại, khi đá ở vị trí hậu vệ cánh trái, cầu thủ này lại bộc lộ nhược điểm về thể hình và khả năng tranh chấp tay đôi.Có lẽ HLV Kim Sang-sik cũng đã thấy hết những điều đó, thấy hết các điểm mạnh và điểm yếu của Khuất Văn Khang. Việc cầu thủ của Thể Công Viettel xuất sắc trong vai trò tiền vệ tấn công có thể cũng sẽ mở ra khả năng HLV Kim Sang-sik trao cho anh vai trò dẫn dắt lối chơi của đội tuyển U.22 Việt Nam, tại SEA Games. Về mặt kinh nghiệm thi đấu quốc tế, cũng như về mặt tuổi tác (22 tuổi), Khuất Văn Khang hiện rất thích hợp để sắm vai cầu thủ đầu tàu nơi hàng tiền vệ của đội tuyển U.22 Việt Nam. Chưa hết, một kỹ năng khác cũng rất đáng chú ý ở Khuất Văn Khang, đó là kỹ năng đá phạt. Cầu thủ này từng ghi 1 bàn thắng rất đẹp ở giải U.23 châu Á năm ngoái, với pha đá phạt vào lưới đội tuyển U.23 Malaysia từ khoảng cách gần 30m. Đây là bàn thắng khiến nhiều người liên tưởng đến những tình huống đá phạt của Nguyễn Quang Hải. Một cầu thủ như thế nếu không đặt anh ở hàng tấn công mà lại đặt ở hàng phòng ngự thì quá phí.Nếu buộc Khuất Văn Khang chơi ở hàng phòng ngự, việc này vừa trái sở trường của anh, vừa khiến cho cầu thủ này bị bào mòn thể lực một cách vô ích, trong khi anh hoàn toàn có thể tiết kiệm nguồn thể lực đó cho những tình huống tấn công, hỗ trợ tấn công và uy hiếp khung thành đối phương.Có lẽ đến lúc này, các HLV nội như Nguyễn Đức Thắng và Hoàng Anh Tuấn vừa giúp HLV Kim Sang-sik làm được một việc rất quan trọng, đó là gạch tên 1 hậu vệ không giỏi, thay bằng 1 tiền vệ tấn công rất sáng giá, mang tên Khuất Văn Khang!Vấn đề lớn của Ukraine không thể giải quyết bằng viện trợ Mỹ
Tối 12.2, Q.Hải An, TP.Hải Phòng tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Cụm di tích Từ Lương Xâm - Căn cứ bản doanh của Ngô Quyền năm 938 và tổ chức Lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm năm 2025.Cụm di tích Từ Lương Xâm - Căn cứ bản doanh của Ngô Quyền năm 938 tọa lạc tại P.Nam Hải (Q.Hải An) là nơi Đức vương Ngô Quyền đặt đại bản doanh trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Nam Hán trên dòng sông Bạch Đằng lịch sử. Đây cũng là một trong 24 di tích lịch sử trên địa bàn Q.Hải An thờ Đức Vương Ngô Quyền và được suy tôn là "Từ Cả", nơi đứng đầu phụng thờ Đức Vương Ngô Quyền.Đáng chú ý, nơi này còn là chứng tích lịch sử, lưu giữ lại về một trận Bạch Đằng giang "vang dội đến nghìn thu" với nhiều giá trị lịch sử lớn lao để lại cho hậu thế ngày nay.Cụm di tích Từ Lương Xâm - Căn cứ bản doanh của Ngô Quyền lưu giữ 125 hiện vật, cổ vật và 25 đạo sắc phong niên đại từ năm 1522 đến 1924 của các triều đại Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng, Tây Sơn, Nguyễn.Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ 3 chiếc cọc, được cho là chứng tích của trận Bạch Đằng lịch sử năm 938. Với những giá trị và ý nghĩa đó, năm 1986, Từ Lương Xâm được Bộ Văn hóa (nay là Bộ VH-TT-DL) xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Năm 2022, lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm được Bộ VH-TT-DL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.Mới đây, vào ngày 17.1, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt cụm di tích Từ Lương Xâm - Căn cứ bản doanh của Ngô Quyền năm 938.Như vậy, đến nay, Hải Phòng có 5 di tích được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt. Trong đó, di tích danh lam thắng cảnh quần đảo Cát Bà được công nhận vào năm 2013; di tích lịch sử Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm được công nhận vào năm 2015.
Choker hoa - điểm nhấn thời trang lên ngôi hè này, các bạn gái cập nhật ngay
Đón Tổng Bí thư Tô Lâm và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, về phía Singapore có Bộ trưởng Bộ Nhân lực Singapore Tan See Leng; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam; Vụ trưởng Vụ Lễ tân, Bộ Ngoại giao Singapore Chia Wei Wen.Phía Việt Nam có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Singapore Trần Phước Anh và phu nhân; cùng đông đảo cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore.Đây là chuyến thăm đầu tiên của Tổng Bí thư Tô Lâm đến Singapore trên cương vị Tổng Bí thư, đánh dấu một bước tiến mới trong quan hệ song phương giữa Việt Nam và Singapore; thể hiện sự coi trọng thúc đẩy quan hệ với Singapore lên tầm cao mới, phù hợp với chủ trương, đường lối đối ngoại của Việt Nam.Chuyến thăm cũng góp phần làm sâu sắc hơn nữa quan hệ giữa hai Đảng, tạo cơ sở chính trị vững chắc cho quan hệ hai nước; phát huy tiềm năng hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế số, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, năng lượng sạch, trung tâm tài chính...Singapore là một trong những nước ASEAN đầu tiên Việt Nam thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược vào tháng 9.2013. Sau khi nâng tầm quan hệ lên Đối tác chiến lược, quan hệ Việt Nam - Singapore ngày càng đi vào chiều sâu, phát huy hiệu quả trên mọi lĩnh vực.Cùng với quan hệ chính trị tốt đẹp, hợp tác kinh tế - thương mại Việt Nam - Singapore đang là một trong những điểm sáng tiêu biểu trong khu vực Đông Nam Á. Từ năm 1996 đến nay, Singapore luôn là một trong những đối tác lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai nước tăng theo từng năm: năm 2021 đạt 8,3 tỉ USD; năm 2022 đạt trên 9,16 tỉ USD; năm 2023 đạt 9 tỉ USD; 10 tháng năm 2024 đạt 8,64 tỉ USD.Về đầu tư, tính đến tháng 10.2024, Singapore giữ vững vị trí dẫn đầu ASEAN, đứng thứ 2/148 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam (sau Hàn Quốc), với 3.838 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký đạt 81,1 tỉ USD. Các dự án đầu tư của Singapore có mặt tại nhiều tỉnh, thành phố của Việt Nam, tập trung các lĩnh vực: công nghiệp chế biến, chế tạo; kinh doanh bất động sản; sản xuất, phân phối điện, khí, nước, máy điều hòa không khí.
Hãng Yonhap ngày 26.1 đưa tin các công tố viên tại Hàn Quốc vừa truy tố Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol với cáo buộc lãnh đạo một cuộc nổi loạn khi áp đặt thiết quân luật trong thời gian ngắn vào tháng trước.Với bản cáo trạng này, ông Yoon đã trở thành tổng thống đương nhiệm đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc bị truy tố trong thời gian bị giam giữ.Động thái này diễn ra chỉ một ngày trước khi thời hạn giam giữ của ông Yoon kết thúc, sau khi ông bị Văn phòng Điều tra tham nhũng đối với các quan chức cấp cao (CIO) giam giữ vào ngày 15.1 vì tuyên bố thiết quân luật vào ngày 3.12.2023. Ông chính thức bị tạm giam vào ngày 19.1.CIO - đơn vị dẫn đầu cuộc điều tra ông Yoon - đã chuyển vụ án cho bên công tố vào tuần trước vì cơ quan này không có thẩm quyền pháp lý để truy tố một tổng thống.Sáng ngày 26.1, các công tố viên cấp cao trên cả nước đã tập trung họp để thảo luận về các bước tiếp theo trong vụ án của ông Yoon, dù chưa có cơ hội thẩm vấn trực tiếp ông.Nhóm công tố điều tra vụ án cho biết rằng sau khi xem xét các bằng chứng và dựa trên đánh giá toàn diện, họ xác định rằng việc truy tố bị cáo là phù hợp.Ông Yoon đối diện cáo buộc thông đồng với cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-hyun và những người khác để kích động nổi loạn bằng cách ra sắc lệnh tuyên bố thiết quân luật. Ông cũng bị cáo buộc triển khai lực lượng quân đội đến quốc hội nhằm ngăn cản các nhà lập pháp bỏ phiếu bác bỏ sắc lệnh.Các công tố viên đã tìm cách thẩm vấn ông Yoon để quyết định có gia hạn thời gian giam giữ hay không, nhưng một tòa án ở Seoul đã bác bỏ yêu cầu của bên công tố về việc gia hạn thời gian giam giữ. Theo luật, nghi phạm phải được thả nếu không bị truy tố trong thời gian tạm giam.
Giá cà phê giảm 623 USD/tấn
Sáng 9.1, phát biểu khai mạc tại tọa đàm Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh cho biết, ngày 10.10.2023, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 41 về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ mới.Ông Tịnh đánh giá, hiện khung pháp luật về doanh nghiệp, doanh nhân cơ bản đã tương đối đồng bộ. Đảng, Nhà nước cũng rất quan tâm, thường xuyên chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách.Tuy nhiên, qua rà soát, Bộ Tư pháp nhận thấy, yêu cầu về xây dựng chính sách đột phá để hình thành, phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Nghị quyết số 41 chưa được cụ thể hóa. Ông mong muốn, tọa đàm sẽ thảo luận, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ việc hình thành, phát triển doanh nghiệp dân tộc.Nêu ý kiến tại tọa đàm, TS Nguyễn Trí Hiếu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển thị trường tài chính - bất động sản toàn cầu, khẳng định nếu muốn đi vào giai đoạn doanh nghiệp dân tộc, điều đầu tiên các doanh nghiệp phải nghiêm túc thực hiện là tuân thủ pháp luật.Ông Hiếu đề nghị cần xem lại các quy định liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, để không có sự chồng chéo, đồng thời có chính sách phù hợp để hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn.PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, nguyên Trưởng khoa Tài chính Quốc tế (Học viện Tài chính), cho rằng việc hỗ trợ đối với doanh nghiệp không nên chỉ dành cho doanh nghiệp lớn mà cần có các biện pháp phù hợp để hỗ trợ cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ."Nếu không phát triển được vai trò của kinh tế tư nhân, khó có sự vươn mình", ông Thịnh nhấn mạnh.TS Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp), cho biết sau 40 năm đổi mới, Việt Nam có 1 triệu doanh nghiệp, tạo việc làm cho 85% lực lượng lao động, nguồn thu nhập của người dân Việt Nam.Để doanh nghiệp dân tộc có môi trường phát triển, ông Cương đề nghị phải làm truyền thông thật tốt để có thể loại bỏ những quan điểm chưa công bằng với doanh nghiệp tư nhân. Cùng đó, rà soát, lắng nghe trăn trở của các doanh nghiệp, để thấy điều gì chưa ổn thì thay đổi.Ông cũng đề nghị tạo không gian tự do, rộng mở cho khu vực kinh tế tư nhân, lập "chỉ giới đỏ" cho những hành vi bị cấm, tránh rủi ro cho doanh nghiệp. Đồng thời, nâng cấp công nghệ; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các doanh nhân…Ông đồng ý với đề nghị về việc doanh nghiệp tham gia xây dựng pháp luật. "Những chính sách cần thiết, phù hợp nhất phải được chính các doanh nhân đề xuất", ông Cương nhấn mạnh.Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị đặt mục tiêu đến 2030, ngày càng có nhiều doanh nghiệp đạt tầm khu vực, một số doanh nghiệp đạt tầm thế giới. Một số doanh nghiệp lớn có vai trò dẫn dắt trong các ngành, lĩnh vực then chốt.Một số doanh nghiệp có vị thế, vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp, có năng lực cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp nền tảng, ưu tiên, mũi nhọn.Tại Hội nghị Chính phủ và chính quyền địa phương hôm qua 8.1, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đặt câu hỏi: "Chúng ta đã nói rất nhiều về việc chuẩn bị "tổ" cho "đại bàng", điều này rất đúng, rất nên làm. Nhưng tại sao chúng ta ít đề cập tới kế hoạch chuẩn bị những "cánh rừng", những "cánh đồng" cho các "đàn ong" lấy hoa làm mật?".Tổng Bí thư cho biết, giai đoạn tới sẽ có khoảng 100.000 lao động rời khỏi khu vực nhà nước do tác động của tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị và 100.000 thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương."Vậy Chính phủ có chính sách gì để khu vực ngoài nhà nước có thể tiếp nhận một phần trong số đó? Chính sách gì để phát triển thị trường lao động, thị trường việc làm? Cơ cấu lại nền kinh tế phải có cơ cấu việc làm", Tổng Bí thư nêu.