Giá USD hôm nay 21.4.2024: Tăng cao suốt tuần
Ngày 18.1, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã đến thăm và chúc Tết Mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Khanh (91 tuổi, ngụ tại P.1, TP.Cà Mau), các lực lượng vũ trang, cũng như trao quà cho hộ nghèo, công nhân lao động và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Cà Mau nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân ân cần thăm hỏi sức khỏe, đời sống và ghi nhận công lao của Mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Khanh đối với đất nước. Đồng thời, mong Mẹ luôn sống vui, sống trường thọ, mãi là tấm gương sáng về lòng kiên trung, đức hy sinh cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc để thế hệ hôm nay học tập, noi theo.Cùng ngày, trong chuyến thăm các lực lượng vũ trang tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cà Mau, Phó chủ tịch nước đã biểu dương những thành tích nổi bật mà các đơn vị đạt được trong thời gian qua. Phó chủ tịch nước nhấn mạnh nhiệm vụ tiếp tục quán triệt và triển khai hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Đồng thời, đề nghị các lực lượng tăng cường xây dựng sức mạnh toàn diện, khai thác tốt lợi thế đặc thù của Cà Mau, một địa bàn chiến lược trong thế trận phòng thủ quốc gia và vùng ĐBSCL.Phó chủ tịch nước cũng khuyến khích các lực lượng tích cực thực hiện các chính sách an sinh xã hội, tham gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo, phòng chống thiên tai, cứu hộ và cứu nạn. Các đơn vị được yêu cầu đặc biệt quan tâm thực hiện tốt công tác hậu phương quân đội, chăm lo tết cho cán bộ, chiến sĩ và các gia đình chính sách, người có công. Trước thềm năm mới 2025, Phó chủ tịch nước đề nghị lãnh đạo tỉnh Cà Mau tập trung khai thác hiệu quả các tiềm năng, nâng cao giá trị xuất khẩu nông sản, đặc biệt là thủy sản, hướng tới phát triển bền vững. Bà cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống người dân, và không để ai bị bỏ lại phía sau trong dịp Tết Nguyên đán. Dịp này, Phó chủ tịch nước đã trao tặng 500 suất quà tết cho người nghèo và 200 suất quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Cà Mau, góp phần mang đến một mùa xuân ấm áp cho các đối tượng khó khăn.Tư vấn sức khỏe: Vô sinh do nhiều bệnh lý ở tử cung
Thông qua trang cá nhân, Trấn Thành vui mừng thông báo thành tích đầu tiên của phim điện ảnh Bộ tứ báo thủ dù chưa ra rạp. Nam đạo diễn tiết lộ tác phẩm có sự góp mặt của Tiểu Vy, Kỳ Duyên đã có hơn 45.000 vé được đặt trước, trở thành phim Việt chiếu tết có số vé đặt trước cao nhất mọi thời đại. Chia sẻ về thành tích này, Trấn Thành bày tỏ niềm hạnh phúc. Anh viết trên trang cá nhân: “Thành tích đầu tiên trước giờ khai quân. Cuối năm quý vị bận bịu sắm sửa, trang hoàng nhà cửa mà vẫn thương đặt vé cỡ này thì tụi em vô cùng biết ơn. Lỡ rồi, đặt nữa đi, tới đi anh em ơi”. Dưới phần bình luận, nhiều người gửi lời chúc mừng, đồng thời dự đoán phim mới của Trấn Thành sẽ gây sốt phòng vé trong dịp Tết Nguyên đán. Bộ tứ báo thủ quy tụ dàn diễn viên gồm nghệ sĩ Lê Giang, Trấn Thành, Lê Dương Bảo Lâm, Uyển Ân, Kỳ Duyên, Tiểu Vy, Quốc Anh… Phim mang màu sắc hài hước, hứa hẹn mang đến nhiều tiếng cười cho khán giả trong dịp tết. Có thể thấy với tác phẩm lần này, Trấn Thành tìm hướng đi mới, khác với các phim mang màu sắc chính kịch về đề tài gia đình trước đó. “Với tôi, việc được đứng đây mỗi năm để giới thiệu một dự án tâm huyết và nhận được sự ủng hộ từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, khán giả là một niềm hạnh phúc khó diễn tả thành lời. Bà con mình ai cũng muốn tết nhiều niềm vui. Ba năm đã khóc rồi thì năm nay cười lại", anh chia sẻ. Trước đó, Trấn Thành là đạo diễn nghìn tỉ đầu tiên của thị trường phim Việt nhờ thành tích của Bố già (427 tỉ đồng), Nhà bà Nữ (475 tỉ đồng) và Mai (520 tỉ đồng). Trấn Thành nói anh không kỳ vọng nhiều về câu chuyện doanh thu mà đặt tinh thần thoải mái khi thực hiện Bộ tứ báo thủ. Thông qua đó, nam diễn viên mong muốn mang đến một tác phẩm vui vẻ, phù hợp với không khí ngày tết. “Và Thành đón nhận mọi kết quả đến từ Bộ tứ báo thủ. Nó như một trải nghiệm mới mà Trấn Thành muốn thử sức với ba diễn viên trẻ”, anh cho hay.Năm nay, thị trường phim tết được đánh giá sôi động vì ngoài Bộ tứ báo thủ còn có sự đổ bộ của Nụ hôn bạc tỷ (Thu Trang đạo diễn) và Yêu nhầm bạn thân (Nguyễn Quang Dũng - Diệp Thế Vinh đạo diễn). Cuộc chiến của 3 tác phẩm này khiến nhiều người không khỏi tò mò.
Xe máy 'phóng như bay’ trên cao tốc, quệt bay gương chiếu hậu ô tô
Bộ Tư pháp đang thẩm định hồ sơ dự án luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Dự thảo này do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo.Về mô hình tổ chức chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ cho hay, dự thảo luật được thiết kế theo hướng kiên quyết xóa bỏ các tổ chức trung gian, đồng thời phát huy những kết quả tích cực đã đạt được của việc tổ chức chính quyền đô thị tại các thành phố trong thời gian qua.Cụ thể, tại thành phố trực thuộc T.Ư, thành phố thuộc thành phố trực thuộc T.Ư, thị xã, thị trấn tổ chức cấp chính quyền địa phương đầy đủ gồm có HĐND và UBND.Trong khi đó, tại quận, thành phố thuộc tỉnh; phường thuộc quận; phường, xã thuộc thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư không tổ chức HĐND mà chỉ tổ chức UBND.UBND tại nơi không tổ chức HĐND là cơ quan hành chính trực thuộc UBND cấp trên, hoạt động theo cơ chế thủ trưởng hành chính. Chủ tịch, các phó chủ tịch UBND do chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp bổ nhiệm.Tại tỉnh, huyện, xã, thị trấn (trừ xã thuộc thành phố thuộc tỉnh và xã thuộc thành phố thuộc thành phố trực thuộc T.Ư) tổ chức cấp chính quyền địa phương đầy đủ gồm có HĐND và UBND.Đối với đơn vị hành chính ở hải đảo, các huyện đảo không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc trừ trường hợp đối với các huyện đảo có quy mô lớn, có yếu tố đặc thù về quốc phòng an ninh thì việc tổ chức đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện đảo do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.Đối với đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, tổ chức chính quyền địa phương do Quốc hội quy định khi thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó.Vẫn theo dự thảo, để bảo đảm tinh gọn tổ chức bộ máy và tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ đề xuất quy định nguyên tắc xác định số lượng đại biểu HĐND trên cơ sở quy mô dân số, đặc điểm vùng miền và điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa bànĐồng thời giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định số lượng đại biểu HĐND, khung số lượng đại biểu chuyên trách của HĐND, khung số lượng các ban của HĐND các cấp.Căn cứ khung số lượng theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, HĐND quyết định thành lập các ban và quyết định số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của HĐND bảo đảm phù hợp với thực tiễn của địa phương.Dự thảo phân biệt cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc và hoạt động của UBND tại nơi có tổ chức HĐND và UBND tại nơi không tổ chức HĐND.Trong đó, UBND tại nơi có tổ chức HĐND sẽ có các chức danh chủ tịch, các phó chủ tịch và một số ủy viên UBND. Chính phủ quy định khung số lượng phó chủ tịch, ủy viên UBND; khung số lượng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và giao thẩm quyền cho HĐND các cấp quyết định số lượng phó chủ tịch UBND; số lượng, cơ cấu thành viên UBND; số lượng, tên gọi cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện.UBND hoạt động theo chế độ tập thể UBND kết hợp với trách nhiệm cá nhân của chủ tịch UBND và từng thành viên UBND. Quy định theo hướng mở rộng thẩm quyền riêng của chủ tịch UBND…Đối với UBND tại nơi không tổ chức HĐND sẽ có cơ cấu tổ chức gồm chủ tịch, các phó chủ tịch UBND (không có chức danh ủy viên UBND). UBND làm việc theo chế độ thủ trưởng; chủ tịch UBND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND theo quy định của pháp luật.
Ngày 17.1, thông tin từ Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, bệnh viện đã hoàn thành dự án xây dựng mở rộng một số khoa điều trị của bệnh viện để kịp đưa vào hoạt động trước tết Nguyên đán.Đây là dự án được Bộ Y tế phê duyệt chủ trương đầu tư vào cuối năm 2022, nhằm khắc phục tình trạng quá tải tại bệnh viện tuyến cuối của Bộ Y tế tại ĐBSCL; đồng thời, nâng cao hơn nữa hiệu quả khám chữa bệnh; công tác đào tạo chuyên môn, phát triển nguồn nhân lực và chỉ đạo tuyến tại miền Tây.Tháng 7.2024, dự án khởi công xây dựng với quy mô 4 tầng, với tổng diện tích sàn xây dựng gần 3.300 m2 tổng mức đầu tư khoảng 70 tỉ đồng. Đến nay, dự án đã hoàn thành toàn bộ các hạng mục và sẵn sàng đưa vào sử dụng.Theo Ban giám đốc Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, việc đưa vào sử dụng dự án mở rộng sẽ giúp bệnh viện giải quyết ngay được tình trạng quá tải, nhất là ở một số khoa như đột quỵ, tim mạch can thiệp, lồng ngực, khu phòng mổ, hồi sức ngoại khoa… Đơn cử như khoa Tim mạch can thiệp, trước đây, chỉ có 26 giường bệnh nhưng số lượng bệnh nhân luôn gấp đôi, dẫn đến tình trạng quá tải 200%.Bác sĩ chuyên khoa 2 Trần Văn Triệu, Trưởng khoa Tim mạch can thiệp cho biết: "Ở nơi mới, khoa được bố trí tại tầng 2, có thể xếp được 50 giường bệnh cùng hệ thống báo gọi điều dưỡng đầu giường, đặc biệt là thành lập thêm phòng hồi sức CCU (Cardiac Care Unit) có thở máy và chăm sóc toàn diện. Ngoài ra, cơ sở mới cũng cho phép khoa triển khai thêm kỹ thuật mới, chẳng hạn như kỹ thuật thay van động mạch chủ qua da (TAVI)". Tương tự, khoa Đột quỵ trước đây cũng thường xuyên quá tải với 13 giường kế hoạch nhưng phải tiếp nhận 20-22 bệnh nhân mỗi ngày. Tiến sĩ - bác sĩ Hà Tấn Đức, Trưởng khoa Đột quỵ, cho biết, "Khu vực mới chúng tôi sẽ có 35 giường, bao gồm khu hồi sức riêng, từ đó đáp ứng nhu cầu điều trị và chăm sóc bệnh nhân tốt hơn rất nhiều. Đặc biệt, 3 phòng mổ mới trên tầng 3 sẽ giảm tải cho khu phòng mổ cũ, đảm bảo triển khai các kỹ thuật cao, chuyên khoa sâu (ghép tạng), đáp ứng nhu cầu phẫu thuật với lượng bệnh từ 80-100 ca mỗi ngày...".Theo lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, việc mở rộng và di dời một số khoa điều trị nói trên cũng đã giúp nhiều khoa, phòng khác của bệnh viện được mở rộng không gian, giảm tải và phục vụ bệnh nhân tốt hơn. Là bệnh viện tuyến cuối trực thuộc Bộ Y tế tại ĐBSCL, Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ có quy mô 1.000 giường kế hoạch và 1.359 giường thực kê. Tuy nhiên, hiện tại mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận từ 2.000 đến 2.500 lượt người đến khám, điều trị ngoại trú. Số lượng bệnh nhân nội trú cũng dao động từ 1.500 đến 1.700 lượt/ngày. Theo định hướng phát triển, bệnh viện phấn đấu trở thành bệnh viện hạng đặc biệt vào năm 2025. Trong đó, tập trung thực hiện các kỹ thuật ghép tạng, tiếp nhận và phát triển Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình xây dựng tại TP.Cần Thơ, phấn đấu triển khai trung tâm đột quỵ, mở rộng thu dung điều trị cho bệnh nhi tại các chuyên khoa sản, chấn thương chỉnh hình, phẫu thuật tim, tim mạch can thiệp...Trước đó, tháng 4.2024, bệnh viện này cũng đã thực hiện thành công ca ghép thận đầu tiên, trở thành trung tâm ghép thận thứ 26 tại Việt Nam. Đến nay, đã có 7 ca ghép thận thành công (dự kiến sẽ ghép thêm 2 ca vào tháng 2.2025). Sau ghép thận, Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ đặt mục tiêu triển khai ca ghép gan đầu tiên vào năm 2027.
Kiểu áo được Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên nhiệt tình ‘lăng xê’ có gì thú vị?
Ngày 19.3, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được vừa ký văn bản về việc kiểm điểm trách nhiệm các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và địa phương giải ngân đầu tư công dưới 95%.Ở nhóm ban quản lý dự án, đơn vị cam kết giải ngân vốn lớn nhất là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông hơn 12.400 tỉ đồng, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp hơn 8.400 tỉ đồng, Ban Quản lý đường sắt đô thị 4.950 tỉ đồng.Tuy nhiên kết quả giải ngân đều không đạt yêu cầu. Kết quả cụ thể, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp giải ngân đạt tỷ lệ 35%; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông 47%; Ban Quản lý đường sắt đô thị 52%; Ban Quản lý Nông nghiệp và phát triển nông thôn 38%; Ban Quản lý Khu Công nghệ cao 79%; Ban Quản lý khu Công viên lịch sử văn hóa dân tộc 75%; Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao chỉ đạt 2%.Ở khối địa phương có 11 quận, huyện chưa đạt yêu cầu, tỷ lệ giải ngân đầu tư công từ 84% trở xuống gồm: huyện Cần Giờ, huyện Hóc Môn, huyện Nhà Bè, quận 1, quận 11, quận 3, quận 4, quận 5, quận 6, quận Phú Nhuận và quận Tân Bình.Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị thủ trưởng 18 cơ quan, đơn vị nêu trên khẩn trương kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.Chế tài xử lý theo từng nhóm như tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn; kiên quyết xử lý hành vi tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đầu tư công; thay thế kịp thời cá nhân yếu kém về năng lực, sợ sai, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh khi thực thi công vụ.Năm 2024, TP.HCM được Chính phủ giao tổng vốn đầu tư công hơn 79.000 tỉ đồng. Đến ngày 17.2.2025, địa phương mới giải ngân hơn 58.000 tỉ đồng (đạt hơn 73%).Năm 2025, tổng vốn đầu tư công của TP.HCM hơn 84.000 tỉ đồng. Để đảm bảo tiến độ giải ngân trên 95%, Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai nghiêm túc kế hoạch giải ngân. TP.HCM đặt mục tiêu giải ngân quý 1 ít nhất 7,5%, quý 2 đạt 25%, quý 3 đạt 50%, quý 4 và cả năm đạt ít nhất 95%, phấn đấu đạt 100%.Nếu từng quý không giải ngân đạt theo mức trên, người đứng đầu sẽ bị phê bình. Nếu tỷ lệ giải ngân cả năm thấp hơn tỷ lệ chung của thành phố hoặc có từ 2 quý trở lên giải ngân thấp hơn mục tiêu chung sẽ bị kiểm điểm, khiển trách.Với các dự án chậm tiến độ, chưa hoàn thiện thủ tục quyết định đầu tư và chưa phân bổ vốn, lãnh đạo TP.HCM đề nghị các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư khẩn trương đẩy nhanh thủ tục, hoàn thiện hồ sơ trước ngày 20.3.Các sở ngành, quận huyện phối hợp chủ đầu tư khẩn trương rà soát, nghiên cứu giải pháp rút ngắn thời gian thực hiện, hoàn tất thẩm định và quyết định đầu tư dự án trước ngày 30.3.