Cà phê trong nước 'rơi' khỏi mốc 100.000 đồng
Tối cùng ngày, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.1 phối hợp các đơn vị chức năng xử lý hiện trường, làm rõ nguyên nhân vụ cháy ô tô tại giao lộ Nguyễn Đình Chiểu - Nguyễn Bỉnh Khiêm (P.Đa Kao, Q.1).Khoảng 20 giờ 30 ngày 4.1.2025, tài xế điều khiển ô tô lưu thông trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, hướng từ vòng xoay Điện Biên Phủ về đường Nguyễn Thị Minh Khai. Khi đến giao lộ Nguyễn Đình Chiểu - Nguyễn Bỉnh Khiêm (P.Đa Kao, Q.1), ô tô bất ngờ bốc cháy ngùn ngụt. Lúc này, tài xế nhanh chóng mở cửa, thoát khỏi ô tô an toàn. Phát hiện vụ việc, người dân xung quanh dùng bình chữa cháy mini dập lửa nhưng bất thành. Ngọn lửa nhanh chóng bùng lên bao trùm cả ô tô.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.1 đã điều động nhiều cán bộ, chiến sĩ cùng xe chữa cháy đến hiện trường dập lửa.Bước đầu, vụ cháy không gây thương vong về người. Vụ cháy khiến ô tô bị hư hỏng hoàn toàn.Nguyên nhân vụ cháy ô tô đang được tiếp tục làm rõ.
Những sự cố phổ biến nhất của iPhone
Quy chế mới quy định: "Tuyển sinh THCS được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Tiêu chí xét tuyển do Sở GD-ĐT hướng dẫn cụ thể, bảo đảm thực hiện việc xét tuyển công bằng, khách quan, minh bạch, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.Đối với trường THCS, trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó có cấp THCS thuộc đại học, trường đại học, viện nghiên cứu, tiêu chí xét tuyển do đại học, trường đại học, viện nghiên cứu trực tiếp quản lý hướng dẫn hoặc thực hiện theo hướng dẫn của sở GD-ĐT nơi trường đặt trụ sở".Theo Bộ GD-ĐT, sẽ chỉ còn phương thức duy nhất là xét tuyển vào lớp 6 THCS, điều này áp dụng cho cả trường công lập và tư thục. Trước đó, năm 2015, Bộ GD-ĐT quy định "cấm thi tuyển vào lớp 6 dưới mọi hình thức". Sau 3 năm thực hiện, nhiều bất cập nảy sinh. Đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội có các trường chất lượng cao, hệ THCS trong trường chuyên… không tuyển sinh theo tuyến mà chọn lọc đầu vào nên phải sử dụng các chứng chỉ ngoại ngữ, chứng nhận giải các cuộc thi ở cấp tiểu học, xét học bạ "toàn 10".Điều này dẫn tới những tiêu cực, bất công bằng trong xét tuyển, thậm chí phải "chạy" học bạ đẹp, học sinh tốn kém tham gia các cuộc thi trong nước và quốc tế để có chứng nhận đoạt giải…Năm 2018, sau 3 năm thực hiện việc xét tuyển như trên, Bộ GD-ĐT sửa quy chế, cho phép kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh vào lớp 6 đối với một số trường "đặc thù".Ngoài quy định "Tuyển sinh THCS theo phương thức xét tuyển", từ năm 2018, Bộ GD-ĐT sửa Thông tư số 11/2014/TT-BGDĐT bổ sung như sau: "Trường hợp cơ sở giáo dục có số học sinh đăng ký vào học lớp 6 nhiều hơn so với chỉ tiêu tuyển sinh, sở giáo dục - đào tạo hướng dẫn thực hiện phương án tuyển sinh theo phương thức xét tuyển, hoặc kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh".Năm vừa qua, Bộ GD-ĐT đã có văn bản yêu cầu các địa phương như Hà Nội, TP.HCM dừng tuyển sinh hệ THCS trong trường THPT chuyên vì luật Giáo dục không cho phép tồn tại trường THCS chuyên. Thông tư quy định về hoạt động của trường chuyên cũng nêu rõ bỏ hệ không chuyên trong trường chuyên. Theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT, khối THCS của Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội) và khối THCS của Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM) đã phải dừng tuyển sinh từ năm 2024. Đây cũng là những trường tổ chức thi tuyển vào lớp 6 rất căng thẳng với mức độ cạnh tranh gay gắt.Dù vậy, tại Hà Nội vẫn còn khá nhiều trường THCS tuyển sinh vào lớp 6 bằng hình thức thi tuyển, kiểm tra như: THCS Nguyễn Tất Thành, THCS Ngoại ngữ, THCS Cầu Giấy, THCS Thanh Xuân, THCS Nam Từ Liêm, THCS Lê Lợi,...Bên cạnh đó, hàng loạt trường THCS tư thục ở Hà Nội lâu nay đều tổ chức thi để tuyển sinh vào lớp 6 do không tuyển sinh theo tuyến, số lượng dự tuyển lớn hơn nhiều so với chỉ tiêu tuyển sinh…Tại TP.HCM, cũng có nhiều trường đang áp dụng hình thức thi tuyển vào lớp 6, bao gồm cả trường công lập và tư thục.Bộ GD-ĐT cho rằng, quy chế thay đổi theo hướng không gây áp lực tốn kém cho phụ huynh, học sinh và xã hội. Có tác dụng thúc đẩy hoạt động giáo dục toàn diện, chuẩn bị bước đầu cho học sinh những phẩm chất, năng lực để có đủ điều kiện học tập ở cấp học cao hơn hoặc có thể học nghề theo định hướng hướng nghiệp, phân luồng. Ngoài ra, phương thức tuyển sinh cũng phải gắn kết được quá trình kiểm tra, đánh giá thường xuyên với kiểm tra đánh giá định kỳ; phù hợp với xu thế đổi mới.Vì vậy, Bộ GD-ĐT mong các sở GD-ĐT sớm có hướng dẫn tiêu chí xét tuyển theo hướng thúc đẩy phát triển giáo dục toàn diện chứ không chỉ dựa vào kết quả học tập ở cấp tiểu học để tuyển sinh lớp 6.
ĐH Quốc gia TP.HCM nói gì về cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2024?
CLB Sài Gòn ăn mừng chức vô địch Giải futsal HDBank Cúp Quốc gia 2022
Mới đây, một người dùng mạng xã hội đã đăng tải đoạn clip khiến nhiều người bất ngờ vì vạch kẻ màu vàng xuất hiện trên đường 1 chiều ở TP.HCM, cụ thể là tuyến đường Phú Giáo (P.14, Q.5). Để khẳng định chắc chắn đây là đường một chiều, chủ tài khoản quay thêm bảng cấm đi ngược chiều được cắm ở đầu đường.Vạch kẻ đường "bất nhất" với biển báo hiệu khiến nhiều người tranh luận: "Làm tôi hoang mang quá", "Đi theo biển báo thôi", "Hôm qua em suýt đi vô, tưởng đường 2 chiều. Hên nhớ lại biển cấm quẹo phải mới thấy biển ngược chiều"...Tài khoản Thanh Phan nêu ý kiến, thứ tự hiệu lực là: Người điều khiển giao thông, biển tạm thời, biển cố định, vạch kẻ đường. Do đó, tài khoản này cho rằng người tham gia giao thông nên đi theo biển báo hiệu trên đường. Trong khi đó, nickname Juci thở dài: "Đã đường một chiều còn kẻ vạch vàng ở giữa...".Theo tìm hiểu, đây là tuyến đường do Q.5 quản lý. Tuy nhiên, Trung tâm quản lý đường bộ trong quá trình kiểm tra các tuyến mà đơn vị này phụ trách đã phát hiện và báo với quận. Sáng sớm hôm nay 20.1, tổ thi công đã đến sơn lại các vạch kẻ màu vàng thành vạch kẻ màu trắng.Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ, vạch kẻ màu vàng đứt nét là để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều nhau ở những đoạn đường có từ 2 làn xe trở lên, không có dải phân cách giữa. Khi có vạch kẻ màu vàng trên đường, xe được phép cắt qua để sử dụng làn ngược chiều từ cả hai phía. Vạch màu trắng đứt nét dùng để phân chia các làn xe cùng chiều. Trong trường hợp này, xe được phép thực hiện chuyển làn đường qua vạch.
Dùng xe cứu hỏa cấp nước sạch miễn phí cho người dân phố núi Bảo Lộc
Sau chiến thắng thuyết phục 3-2 của đội tuyển Việt Nam trước đội tuyển Thái Lan ở trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024 và lên ngôi vô địch (với tổng tỷ số 5-3), CĐV ở TP.Đà Nẵng đã đổ xô ra đường ăn mừng chiến thắng.Ghi nhận của PV Thanh Niên, sau khi tuyển Việt Nam lên ngôi vô địch, hàng nghìn người dân tại TP.Đà Nẵng đã đổ xô ra đường. Tại chân cầu Rồng (đoạn cầu Tình Yêu, Q.Sơn Trà), nhiều CĐV đã vui hết mình với đội tuyển, có cả du khách nước ngoài đứng bên lề đường Trần Hưng Đạo (Q.Sơn Trà) cổ vũ, ăn mừng như "những người trong cuộc".Cùng nhóm bạn du lịch TP.Đà Nẵng những ngày đầu năm mới 2025, em Hà Thị Thanh Hoa (quê tỉnh Quảng Bình) rất xúc động trước sự nỗ lực và tinh thần "chiến đấu đến hơi thở cuối cùng" của đội tuyển Việt Nam."Đây là kỷ niệm đẹp của em đối với Đà Nẵng và đội tuyển Việt Nam. Cả nhóm sẽ không thể quên được không khí ăn mừng ở thành phố biển xinh đẹp này", Hoa chia sẻ.Trong tâm trạng hồi hộp, nhiều du khách nước ngoài đến từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Canada, Mỹ… đã nhảy theo tiếng hô vang ăn mừng của người dân, du khách tại TP.Đà Nẵng.Anh Đặng Hoàng Thanh Thịnh (hướng dẫn viên tại TP.Đà Nẵng) dẫn đoàn du khách dõi theo trận đấu Việt Nam - Thái Lan xúc động chia sẻ: "Trước chiến thắng đầy quả cảm của đội tuyển Việt Nam khiến những vị khách của tôi không thể đứng yên. Họ đã đứng lên nhảy múa…".Quên đi diễn biến của trận đấu và pha ghi bàn thiếu fair-play của số 7 Supachok Sarachat, anh Nguyễn Đặng Phúc (du khách đến từ Quảng Bình) cảm thấy khá lo lắng trước chấn thương của tiền đạo Xuân Son khi số 12 phải bỏ dở trận đấu lịch sử."Xem lại pha quay chậm, tôi đã đoán Xuân Son gãy chân. Ăn mừng trước chiến thắng nhưng với tôi và hàng triệu con tim Việt luôn hướng về chấn thương của Xuân Son. Cảm ơn bạn đã thi đấu hết sức mình vì màu cờ sắc áo", anh Đặng Phúc xúc động.

Nộm bò khô và bánh bột lọc trên con phố ngắn nhất Hà Nội
Khách Tây thích thú tự tay tráng bánh phở tại Festival Phở 2024
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.
Vài giờ nữa sẽ bắt đầu nhật thực 'trăm năm có một': Người Việt có thể quan sát trực tuyến
Đặc biệt, bản công diễn lần này tái hiện trọn vẹn tinh thần bản gốc của năm 1875, mang đến trải nghiệm chân thực nhất cho công chúng như khi thưởng lãm tại các nhà hát lớn trên thế giới. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) vinh dự là nhà tài trợ độc quyền chương trình này, với mong muốn đưa tinh hoa của nghệ thuật thế giới đến gần hơn với công chúng trong nước, đồng thời góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa có sức sống vượt thời gian. Tiếp nối hành trình hiện thực hóa tầm nhìn "Chuyển đổi ngành tài chính, Nâng tầm giá trị sống", Techcombank không ngừng mở rộng những trải nghiệm đẳng cấp dành cho công chúng và khách hàng. Từ những giải pháp tài chính tiên phong đến các hoạt động văn hóa nghệ thuật đa dạng, Techcombank luôn hướng đến việc kiến tạo những tiêu chuẩn và giá trị sống ngày càng được nâng tầm. Việc đưa nguyên tác "Carmen" về Việt Nam lần này không chỉ là một dấu ấn quan trọng, mà còn thể hiện nỗ lực kết nối Việt Nam với dòng chảy văn hóa toàn cầu, kiến tạo không gian giao thoa giữa quá khứ và hiện tại, di sản với tương lai. Được biết, hai đêm công diễn cũng là dịp để Techcombank tri ân những hội viên Private. Họ chính là những khách hàng đã có những bước đường đồng hành bền chặt cùng ngân hàng trên hành trình quản lý gia sản và kiến tạo sự thịnh vượng vững bền. Đây không chỉ là những cá nhân thành công mà còn là những người luôn mang trong mình khát khao cống hiến, giữ gìn và kế thừa di sản cho những thế hệ mai sau. Đó cũng chính là tinh thần của Techcombank khi luôn mong muốn hướng tới sự bền vững, lan tỏa được những giá trị tinh hoa qua nhiều thế hệ.Bà Thái Minh Diễm Tú, Giám đốc Khối Tiếp thị - Ngân hàng Techcombank chia sẻ: "Techcombank đồng hành cùng Nhà hát Hồ Gươm, tái hiện trọn vẹn nguyên tác 150 năm tuổi của vở opera kiệt tác thế giới "Carmen". Chúng tôi trân trọng những bản sắc, tinh hoa của nghệ thuật thế giới và mong muốn lan tỏa những giá trị di sản này với công chúng trong nước. Đặc biệt, sự kiện này cũng là món quà mà ngân hàng dành riêng cho những khách hàng Techcombank Private. Đây tiếp tục là lời tri ân trên hành trình nâng tầm những giá trị sống của khách hàng, để tài sản không ngừng được sinh sôi, và để những di sản nảy lộc vượt thời".Khác với nhiều phiên bản đã từng được trình diễn trên thế giới, Carmen tại Nhà hát Hồ Gươm lần này tái hiện trọn vẹn nguyên tác từ năm 1875 - từ thiết kế sân khấu, phục trang đến âm thanh, bối cảnh. Được phục dựng bởi Nhà hát Hoàng gia Versailles, Trung tâm âm nhạc Lãng mạn Pháp Palazzetto Bru Zane và Nhà hát Rouen Normandie, vở diễn sẽ đưa khán giả Việt Nam về với thành phố Seville, Tây Ban Nha thế kỷ XIX - nơi nàng Carmen, biểu tượng của đam mê, tự do và cá tính được kể lại theo đúng tinh thần nguyên bản.Sir Thomas Beecham - Nhạc trưởng nổi tiếng nước Anh, từng ca ngợi phần mở đầu của vở opera này là "quốc ca thực sự của nước Pháp". Một tác phẩm có sức ảnh hưởng vượt thời gian, trải qua 150 năm trường tồn vẫn làm lay động trái tim của hàng triệu khán giả khắp thế giới. Và năm nay, Việt Nam sẽ là điểm đến đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á công diễn trọn vẹn phiên bản nguyên gốc của kiệt tác này, hứa hẹn sẽ mang tới cho khán giả thủ đô những trải nghiệm nghệ thuật đẳng cấp và đặc quyền, không thua kém gì như khi thưởng thức tại các nhà hát lớn trên thế giới. Đại diện Ban Tổ chức cho biết sự xuất hiện của nguyên tác Carmen tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 150 năm kiệt tác bất hủ này ra đời không chỉ là một sự kiện mang tầm vóc quốc tế mà còn là cơ hội hiếm có để công chúng Việt Nam được đến gần hơn với tinh hoa nghệ thuật thế giới trong không gian văn hóa đẳng cấp của Nhà hát Hồ Gươm - top 10 nhà hát tuyệt vời nhất thế giới. Các thông tin về tác phẩm và nhân vật cũng sẽ được khai thác từ nhiều góc độ, nhằm đưa Carmen tới công chúng một cách chân thực nhất, gần gũi nhất.
xổ số cần thơ 29 tháng 12
Anh Trịnh Quốc Tuấn, 39 tuổi, cựu sinh viên K26 – ngành thể dục thể thao khóa 1 - Trường ĐH Quy Nhơn, là một trong những cổ động viên nổi bật trên khán đài sân bóng Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Không chỉ tiếp lửa cho đội nhà bằng những tiếng trống sôi động, anh Tuấn còn hào phóng ủng hộ 5 triệu đồng để động viên tinh thần các cầu thủ ngay sau chiến thắng 3-1 của Trường ĐH Quy Nhơn trước Trường ĐH Trà Vinh vào chiều 4.3.Hiện công tác tại TP.HCM với vai trò giảng viên thể chất tại một số trường đại học, anh Tuấn luôn dõi theo hành trình thi đấu của đội bóng Trường ĐH Quy Nhơn. Khi hay tin thầy trò từ Quy Nhơn vào TP.HCM tranh tài tại Vòng chung kết giải bóng đáThanh Niên Sinh viên Việt Nam lần thứ III, anh đã không bỏ lỡ bất kỳ trận đấu nào, luôn có mặt trên khán đài để tiếp sức cho đội nhà.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư