Năng lượng laser điều trị mô mỡ, chọn nhiệt hay chọn lạnh để thon gọn cơ thể?
Ghi nhận của phóng viên chiều tối nay 27.1 (28 tết), hầu hết các tuyến đường trung tâm TP.HCM ngày thường đông đúc xe, đặc biệt vào giờ cao điểm thường xảy ra tình trạng kẹt xe, ùn ứ hôm nay thông thoáng. Trong khi đó, một số tuyến đường khác ngày thường không phải là "điểm nóng" kẹt xe nay lại đông đúc, có thời điểm ùn ứ trong thời gian ngắn. Lực lượng chức năng túc trực điều phối dòng xe di chuyển.Theo quan sát, lúc 18 giờ hôm nay 28 tết một số tuyến đường ở khu vực Q.8 như Bình Đông, Cao Xuân Dục, Tùng Thiện Vương… chật kín xe. Đa phần, dòng xe hướng từ khu vực Q.8 và lân cận đến khu vực chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" khiến cho chợ hoa và các tuyến đường xung quanh đông đúc.Đi xe qua cầu Chà Và nối giữa Q.8 và Q.5 chiều nay, nhìn xuống đường Bến Bình Đông, chị Thanh Vy (ngụ Q.10) vô cùng bất ngờ khi nhìn từ trên cao, đường này đông đúc."Tôi cũng không tưởng tượng được là sẽ đông như vậy. Hôm nay tôi cùng chồng đi chợ hoa ở Bến Bình Đông mua sắm, thấy đông người quá. Bình thường kẹt xe thấy khó chịu, nhưng hôm nay thì thoải mái hơn. Mình trong tâm thế mua hoa, đi dạo nên thoải mái", chị bày tỏ.Trong khi đó, đi làm từ Q.5 về nhà ở một chung cư tại Q.8, anh Duy (32 tuổi) đến khu vực đường Cao Xuân Dục (Q.8) thì chịu cảnh ùn ứ, nhích từng chút vì xe đông. Anh kể tan tầm, xe buýt, xe máy, xe ba gác chở hoa, xe ô tô… chen nhau, trong khi đường nhỏ và có nhiều xe di chuyển hướng từ đường Bến Cần Giuộc cắt ngang với đường Cao Xuân Dục."May mắn vượt qua một đoạn ngắn thì đỡ hơn, phía trước là đường Tùng Thiện Vương có các anh CSGT điều phối dòng xe. Những ngày này, lạ là đường trung tâm vắng vẻ, nhưng đường ở khu nhà tôi ở lại đông đúc vì gần chợ hoa. Xe đông nhưng không quá khó chịu vì đây là không khí tết mà", anh chia sẻ.Không chỉ ở Q.8, trưa và chiều tối nay, đường Hùng Vương, Hồ Thị Kỷ, Trần Bình Trọng (Q.10)... cũng đông đúc người và xe do người dân tìm đến mua hoa, không khí buôn bán nhộn nhịp.'Ông lớn' SSI sẽ tăng vốn lên hơn 19.600 tỉ đồng, củng cố vị trí dẫn đầu về vốn
Theo Reuters, việc duy trì an toàn là một thách thức lớn tại lễ hội. Chính quyền địa phương hiện tăng cường lực lượng cảnh sát và chuẩn bị sẵn sàng các máy bay cứu thương tại thành phố Prayagraj thuộc tiểu bang Uttar Pradesh (Ấn Độ) vào một trong những ngày linh thiêng nhất của lễ hội Kumbh Mela. Đây được coi là cuộc tụ họp lớn nhất trên thế giới.Ông Prashant Kumar, cảnh sát trưởng của tiểu bang Uttar Pradesh, nói với Reuters rằng: "Số người đổ về thành phố này trong một ngày còn nhiều hơn dân số của nhiều quốc gia và con số này đang tăng lên từng phút". Vị cảnh sát cho biết số lượng người ùn ùn đổ về đã gây ùn tắc giao thông và sức ép lên cơ sở hạ tầng khu vực.Theo các quan chức, lễ hội Kumbh Mela bắt đầu từ ngày 13.1, kéo dài 6 tuần và dự kiến sẽ thu hút khoảng 400 triệu người. Trước đó, các quan chức cho biết hơn 30 người đã thiệt mạng trong vụ giẫm đạp tại lễ hội Kumbh Mela ở miền bắc Ấn Độ vào hôm 9.1 khi hơn 76 triệu người đổ xô đến con sông để "tắm mình theo nghi lễ hoàng gia". Song, điều đó cũng không ngăn cản được dòng người đến đây, bao gồm cả quan chức cấp cao, ngôi sao điện ảnh và những người giàu có.Kumbh Mela là sự kiện quan trọng của cộng đồng theo đạo Hindu, trong tiếng Hindi có nghĩa là "lễ hội bình nước thiêng", được tổ chức tại ngã 3 của sông Hằng, Yamuna và Sarasvati huyền thoại. Người theo đạo Hindu tin rằng việc tắm tại nơi hợp lưu của 3 con sông linh thiêng trên sẽ giải thoát mọi người khỏi tội lỗi. Theo Reuters, các tín đồ Hindu coi lễ hội Kumbh Mela năm nay còn quan trọng hơn vì có sức mạnh giải thoát họ khỏi vòng luân hồi.
Đạo diễn Lê Thanh Sơn: Kaity Nguyễn tránh mặt tôi 2 năm sau khi bỏ vai chính 'Móng vuốt'
"Vì cuộc sống, chúng tôi tham gia nhiều lĩnh vực nghệ thuật nhưng khi trở về với nghệ thuật cải lương, nhất là bộ môn cải lương tuồng cổ, chúng tôi như cá gặp nước. Chúng tôi luôn tin tưởng là với sự nghiêm túc và hết mình của toàn bộ ê kíp, khán giả sẽ luôn yêu thương và ủng hộ đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long…", nghệ sĩ Thái Vinh xúc động chia sẻ.
Nếu muốn tìm kiếm một chuyến đi riêng tư và lãng mạn, du thuyền Emeraude Premium là lựa chọn hoàn hảo. Đây là du thuyền thiết kế dành riêng cho hai khách, mang phong cách cổ điển, tạo ra không gian ấm cúng và riêng tư giữa di sản thế giới.Bạn và người thương có thể thưởng thức bữa tối sang trọng với những nguyên liệu tươi ngon, nhấm nhi rượu vang và ngắm hoàng hôn tuyệt đẹp. Hành trình còn bao gồm các hoạt động như chèo thuyền kayak và tham quan hang động kì vĩ.Chi phí: 17,3 triệu đồng/chuyến 2 ngày 1 đêm.Muốn thay đổi góc nhìn và trải nghiệm Valentine theo cách độc đáo? Hãy đặt ngay một chuyến bay ngắm cảnh Vịnh Hạ Long bằng thủy phi cơ! Hành trình bay 25 phút từ độ cao 300m sẽ mở ra tầm nhìn bao quát về cảnh quan kỳ vĩ của Vịnh Hạ Long.Hàng không Hải Âu cung cấp các chuyến bay trung chuyển từ sân bay Nội Bài đến Vịnh Hạ Long, giúp du khách tiết kiệm thời gian di chuyển.Giá vé bay ngắm cảnh: 2,5 triệu đồng/người (từ 1.1.2025).Nếu muốn tìm về vẻ đẹp giản dị và đích thực của tình yêu, hãy trải nghiệm chuyến đi đến làng rau Trà Quế và làng gốm Thanh Hà bằng xe sidecar.Bạn và người yêu có thể ngồi trên xe sidecar, dãi qua những con đường làng yên bình và xắn tay vào trải nghiệm làm gốm.Giá tour: 1,2 triệu đồng/giờ/tối đa 2 khách.Nhà hàng Spice Việt Huế mang đến những món ăn Huế trọn vẹn hương vị truyền thống, hoàn hảo cho buổi hẹn hò ấm áp.Đến Châu Đốc mùa lễ Tình nhân, du khách không thể bỏ qua món chuối đốt - đặc sản hấp dẫn với ánh lửa bập bùng khi thưởng thức. Món tráng miệng này được chế biến từ chuối cau địa phương kết hợp sốt cam, sô cô la và rượu mạnh, tạo nên hương vị độc đáo.Được phục vụ tại nhà hàng bên ngã ba sông Bassac, chuối đốt không chỉ ngon miệng mà còn là chất xúc tác tuyệt vời cho những câu chuyện tình yêu ngày 14.2.Giá: 120.000 đồng/phần.Trên con thuyền tam bản Sông Xanh, các cặp đôi có thể thưởng thức khung cảnh sông nước và những bữa tối dưới ánh nến lãng mạn.Giá tour: 10,1 triệu đồng/người (2 người trở lên).
Nhớ một thời rớt lên rớt xuống cây cầu khỉ
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.