Những tấm lòng vàng 1.6.2022
Dan Gordon, giáo sư về sinh lý học tim mạch tại Đại học Anglia Ruskin (Anh), nói với tờ Daily Mail rằng tập luyện cường độ cao đã bộc lộ nhược điểm khi nó tỏ ra khá khó khăn để khởi đầu, tỷ lệ bỏ cuộc cao. Thay vì vậy, các bài tập chậm hơn, ít gắng sức hơn đang được ưa chuộng và cũng có những lợi ích nhất định.Theo đó, chạy bộ chậm hơn và thường xuyên có thể giúp tim khỏe hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và hỗ trợ hệ thống miễn dịch cũng như thể lực tổng thể tốt hơn nhiều so với chạy hết tốc lực. Điều này cũng diễn ra tương tự ở các bài tập đạp xe, chèo thuyền, bơi lội.Trao đổi với Daily Mail, giáo sư Dan Gordon dẫn thêm một nghiên cứu của Đan Mạch được công bố vào năm 2015, cho thấy những người chạy bộ chậm và vừa phải có tỷ lệ tử vong thấp nhất vì mọi nguyên nhân, trong khi những người chạy bộ gắng sức có tỷ lệ tử vong tương tự như nhóm ít vận động.Chạy chậm lại cũng cải thiện sức bền, do bạn có thể chạy trong thời gian dài hơn, điều này làm tăng sản xuất tế bào hồng cầu, nghĩa là máu có thể mang nhiều oxy hơn. Ngoài ra, việc chạy vừa phải còn giúp phát triển cơ tim và tăng kích thước các buồng tim để có thể chứa nhiều máu hơn trong mỗi lần bơm.Theo tiến sĩ Lindsy Kass, một nhà sinh lý học về thể dục tại Đại học Hertfordshire (Anh), khi vận động ở mức vừa phải khoảng 60-70% nhịp tim tối đa sẽ khiến cơ thể sử dụng chất béo dự trữ làm nhiên liệu, thay vì carbohydrate như khi luyện tập cường độ cao hơn.Tiến sĩ Lindsy Kass cũng chia sẻ quan điểm về việc hầu hết các vận động viên ưu tú dành tới 80% thời gian để luyện tập vừa phải. Điều này được lý giải là giúp giảm căng thẳng cho cơ thể, tránh bị nhiễm trùng hoặc chấn thương."Khi bắt đầu tập thể dục cường độ cao, chúng ta cần nhiều thời gian hơn để phục hồi (khoảng 48 đến 72 giờ sau đó), và trong thời gian phục hồi đó, bạn bị ức chế miễn dịch", giáo sư Dan Gordon cho hay.Như vậy, nếu chúng ta tập thể dục cường độ vừa phải thì chúng ta sẽ phát triển phản ứng miễn dịch tốt hơn và giảm khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng khuyên rằng "vấn đề không phải ở tốc độ mà là mức độ nỗ lực mà bạn cảm thấy". Chúng ta cũng không nên vận động quá chậm, vì dễ ảnh hưởng đến hiệu quả đạt được.Cổ phiếu bất động sản im lìm sau phiên họp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Sáng 15.1, sau khi đại diện Viện KSND TP.Hà Nội đề nghị mức án với các bị cáo, phiên tòa xét xử vụ án xảy ra tại Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam tiếp tục phần tranh luận.Ông Nguyễn Đức Thái, cựu Chủ tịch NXB Giáo dục Việt Nam, là người duy nhất bị đề nghị tuyên phạm tội nhận hối lộ, với mức án 12 - 13 năm tù.Ông Thái bị cáo buộc ưu ái cho Công ty Phùng Vĩnh Hưng và Công ty Minh Cường Phát trúng hàng chục gói thầu cung cấp giấy in sách giáo khoa, qua đó nhận hối lộ gần 25 tỉ đồng.Tự bào chữa trước tòa, ông Thái nói ngắn gọn, mong hội đồng xét xử xem xét nhân thân, bối cảnh phạm tội…, để cho mình được hưởng chính sách "khoan hồng đặc biệt".Luật sư của ông Thái thì cho rằng mức án mà viện kiểm sát đề nghị là quá khắt khe. Người bào chữa nêu tình trạng của NXB Giáo dục Việt Nam tại thời điểm năm 2017 "rất phức tạp", "nội bộ rối ren". Ông Thái về nhận nhiệm vụ, dù chưa có kinh nghiệm thực tiễn về xuất bản sách giáo khoa, nhưng đã chèo lái, vực dậy NXB, lợi nhuận qua các năm đều đạt cao.Cũng giống như thân chủ khai tại tòa trước đó, luật sư nói nhờ việc kịp thời in ấn, năm học 2018 - 2019, NXB Giáo dục Việt Nam đã phát hành hơn 100 triệu bản sách giáo khoa, giá bán vẫn giữ nguyên, rẻ hơn 11% so với nhiều đơn vị phát hành khác.Vẫn theo luật sư, việc ông Thái nhận tiền từ các nhà thầu là sai, nhưng việc này là do phía nhà thầu chủ động đưa tiền cảm ơn, trích từ nguồn lợi nhuận của doanh nghiệp, chứ ông Thái không đòi hỏi, yêu cầu hoặc thỏa thuận phần trăm hợp đồng.Luật sư còn đưa ra nhiều tình tiết giảm nhẹ cho thân chủ: đã nộp lại toàn bộ gần 25 tỉ đồng nhận hối lộ và nộp thêm 50 triệu đồng khắc phục hậu quả, tự thú về hành vi nhận tiền ngay từ khi cơ quan điều tra chưa phát hiện, có công lớn trong việc cung cấp tin báo giúp cơ quan điều tra phát hiện và xử lý tội phạm trong nhiều vụ án…Từ những căn cứ trên, luật sư đề nghị cho thân chủ được hưởng mức án thấp nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 2 điều 354 bộ luật Hình sự (7 - 15 năm tù).Một trong 2 người bị truy tố tội nhận hối lộ trong vụ án này là Tô Mỹ Ngọc, cựu Chủ tịch Công ty Phùng Vĩnh Hưng. Bà Ngọc bị đề nghị mức án 5 - 6 năm tù, với cáo buộc "bôi trơn" 20 tỉ đồng cho cựu Chủ tịch NXB Giáo dục Việt Nam Nguyễn Hữu Thái.Quá trình xét xử, bà Ngọc có đơn vắng mặt và được tòa chấp thuận. Bào chữa cho nữ bị cáo, luật sư không tranh luận về mặt tội danh, nhưng cho rằng mức án mà viện kiểm sát đề nghị còn quá nghiêm khắc.Luật sư nêu quan điểm Công ty Phùng Vĩnh Hưng trúng thầu không hoàn toàn phụ thuộc vào việc bị cáo Ngọc nhờ vả ông Thái, mà nguyên nhân chính xuất phát từ năng lực, chất lượng sản phẩm và giá cả cạnh tranh của doanh nghiệp này.Vẫn theo luật sư, quá trình thực hiện các gói thầu, Công ty Phùng Vĩnh Hưng đã hỗ trợ NXB Giáo dục Việt Nam tiết kiệm khoảng 7,7 tỉ đồng bằng việc giao thẳng hàng hóa đến nhà in thay vì phải lưu kho, đồng thời chấp nhận thanh toán chậm nhằm hỗ trợ NXB khi gặp khó khăn về thủ tục giải ngân…Về việc bị cáo Ngọc đưa 20 tỉ đồng cho ông Thái, luật sư cho rằng, về bản chất là có mục đích cảm ơn vì đã tạo điều kiện thuận lợi để công ty được tham gia đấu thầu, thanh lý và quyết toán hợp đồng. Hành vi đưa tiền này không phải là lý do chính và duy nhất để Công ty Phùng Vĩnh Hưng trúng thầu. Bởi lẽ, giai đoạn 2018 - 2022 dù không có hành vi vi phạm quy định về đấu thầu nhưng sản phẩm giấy của công ty này vẫn được đánh giá rất cao, vẫn trúng các gói thầu...Với các tình tiết đã trình bày, luật sư mong muốn hội đồng xét xử ghi nhận, chia sẻ, cho thân chủ được hưởng mức án khoan hồng.
Kinh hoàng dòng xe ô tô kéo dài hàng km vào phà Cát Lái trở lại TP.HCM
Ngày 18.2, tại kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội đã thông qua các nghị quyết về cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026.Theo đó, tổ chức bộ máy Chính phủ gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ. 14 bộ gồm: Quốc phòng; Công an; Ngoại giao; Nội vụ; Tư pháp; Tài chính; Công thương; Nông nghiệp - Môi trường; Xây dựng; Văn hóa - Thể thao - Du lịch; Khoa học - Công nghệ; Giáo dục - Đào tạo; Y tế; Dân tộc và Tôn giáo.Ba cơ quan ngang bộ gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra Chính phủ và Văn phòng Chính phủ.Trong đó, 6 bộ mới được thành lập trên cơ sở sắp xếp các bộ, cơ quan, gồm: Bộ Tài chính (hợp nhất Bộ KH-ĐT và Bộ Tài chính); Bộ Xây dựng (hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ GTVT); Bộ Nông nghiệp - Môi trường (hợp nhất Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên - Môi trường); Bộ Khoa học - Công nghệ (hợp nhất Bộ Thông tin - Truyền thông và Bộ Khoa học - Công nghệ); Bộ Nội vụ (hợp nhất Lao động - Thương binh - Xã hội và bộ Nội vụ); Bộ Dân tộc - Tôn giáo (trên cơ sở Ủy ban Dân tộc và phần chức năng, tổ chức bộ máy về tôn giáo từ Bộ Nội vụ).Với cơ cấu này, Chính phủ có 25 thành viên, gồm Thủ tướng, 7 phó thủ tướng, 14 bộ trưởng và 3 thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Bộ máy mới của Chính phủ giảm 5 bộ so với cơ cấu trước đó. Về số lượng thành viên Chính phủ, cũng giảm 3 thành viên so với trước đó.Cùng ngày, sau khi thông qua cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ, Quốc hội cũng đã thực hiện quy trình phê chuẩn bổ nhiệm các phó thủ tướng.Theo đó, Quốc hội đã phê chuẩn các ông Nguyễn Chí Dũng, nguyên Bộ trưởng KH-ĐT và ông Mai Văn Chính, nguyên Phó trưởng ban Dân vận T.Ư, giữ chức Phó thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026. Việc phê chuẩn bổ nhiệm các ông Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính làm phó thủ tướng được Quốc hội quyết định bằng bỏ phiếu kín và thông qua bằng một nghị quyết riêng.Ông Nguyễn Chí Dũng (sinh năm 1960); quê Hà Tĩnh; trình độ tiến sĩ quản lý kinh tế. Ông Dũng là Ủy viên T.Ư Đảng 3 khóa XI, XII, XIII; đại biểu Quốc hội các khóa XIV, XV. Ông giữ chức vụ Bộ trưởng KH-ĐT qua 2 nhiệm kỳ, từ năm 2016 tới nay, khi Bộ KH-ĐT hợp nhất với Bộ Tài chính để thành lập Bộ Tài chính mới.Ông Mai Văn Chính (sinh năm 1961), quê Long An, trình độ thạc sĩ quản trị kinh doanh, kỹ sư kinh tế nông nghiệp. Ông Chính là Ủy viên T.Ư Đảng 4 khóa X (dự khuyết), XI, XII, XIII. Ông Chính là Phó trưởng ban Tổ chức T.Ư từ 2.2015. Tới 8.2024, ông được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng ban Dân vận T.Ư cho tới cơ quan này được hợp nhất với Ban Tuyên giáo T.Ư để thành lập Ban Tuyên giáo - Dân vận T.Ư vừa qua.Với việc phê chuẩn bổ nhiệm các ông Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính làm phó thủ tướng, Chính phủ hiện có đủ 7 phó thủ tướng theo cơ cấu Quốc hội thông qua. Theo đó, 7 phó thủ tướng gồm các ông: Nguyễn Hòa Bình (phó thủ tướng thường trực), Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Bùi Thanh Sơn, Hồ Đức Phớc, Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính.Cùng đó, Quốc hội cũng đã phê chuẩn bổ nhiệm 6 bộ trưởng của 6 bộ mới được thành lập.Theo đó, Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm ông Đỗ Đức Duy, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp - Môi trường vừa được thành lập. Ông Đỗ Đức Duy (sinh năm 1970), quê Thái Bình, trình độ thạc sĩ xây dựng. Ông là Ủy viên T.Ư Đảng khóa XII, từng là Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường từ 26.8.2024.Quốc hội cũng phê chuẩn bổ nhiệm ông Trần Hồng Minh, nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT, giữ chức Bộ trưởng Bộ Xây dựng mới thành lập. Ông Trần Hồng Minh (sinh năm 1967), quê Hà Nội, trình độ tiến sĩ kỹ thuật. Ông Minh là Ủy viên T.Ư Đảng khóa XII, từng là Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng GTVT từ tháng 11.2024.Ông Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ mới thành lập. Ông Hùng (sinh năm 1962), quê Bắc Ninh, trình độ thạc sĩ kỹ thuật, thạc sĩ quản trị kinh doanh. Ông Hùng là Ủy viên T.Ư khóa XII, XIII, giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông từ 8.2018 tới nay.Quốc hội cũng phê chuẩn bổ nhiệm ông Đào Ngọc Dung, nguyên Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, làm Bộ trưởng Bộ Dân tộc - Tôn giáo vừa thành lập. Ông Dung (sinh năm 1962), quê Hà Nam, trình độ thạc sĩ quản lý hành chính công. Ông Dung là Ủy viên T.Ư Đảng các khóa X, XI, XII, XIII, giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH 2 nhiệm kỳ, từ 2016 tới khi bộ này kết thúc hoạt động.Bộ trưởng 10 bộ và 3 cơ quan ngang bộ còn lại được giữ nguyên như hiện nay.
HLV Ancelotti nói gì về quyết định gia nhập M.U của Casemiro?
Sau nhiều giờ vụ việc người dân tố bị buộc mua quách giá cao gây xôn xao, chiều 5.3.2025, tại trụ sở Công ty cổ phần Thanh Bình An Lạc Viên (Công viên nghĩa trang Thanh Bình, xã Mỹ Thuận, thành phố Nam Định, thuộc tỉnh Nam Định), khoảng hơn 10 chiến sĩ công an và lực lượng quản lý thị trường đã có mặt tại đây để kiểm tra và làm việc với công ty này.Lực lượng chức năng có mặt ở đây ít nhất 2 tiếng và xuất hiện tại khu vực văn phòng, khu vực bày bán quách của công ty.Một lãnh đạo Công an tỉnh Nam Định cho hay, sự xuất hiện của lực lượng công an tại Công ty cổ phần Thanh Bình An Lạc Viên là chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh Nam Định sau khi nhận được phản ánh vụ người dân tố cơ sở này bán quách giá cao gây xôn xao dư luận.Cùng ngày, phóng viên Báo Thanh Niên cũng có cuộc trao đổi với một số người dân trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng và huyện Nam Trực (Nam Định) từng sử dụng dịch vụ hỏa táng tại Công ty cổ phần Thanh Bình An Lạc Viên. Họ đều xác nhận công ty này không cho người dân mang quách từ bên ngoài vào, tất cả đều phải mua quách tại đây với giá trên 10 triệu đồng.Đặc biệt, người dân biết giá quách ở trong công ty bán cao hơn rất nhiều so với ngoài thị trường nhưng trong lúc tang gia bối rối, họ không tranh cãi mà vẫn chấp nhận giá này.Một số người giải thích, tại địa bàn Nam Định chỉ có một đơn vị hỏa táng nên đơn vị này lợi dụng để gây khó khăn cho người dân.Theo tìm hiểu, Công ty cổ phần Thanh Bình An Lạc Viên trước đây có tên là Công ty cổ phần dịch vụ tang lễ Hoàng Long, do ông Trần Đình Giao (Chủ tịch Hội đồng quản trị) điều hành.Tháng 4.2023, ông Trần Đình Giao bị TAND tỉnh Nam Định tuyên phạt 5 năm tù, đồng thời phạt bổ sung 60 triệu đồng về tội "làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức và vi phạm các quy định về sử dụng đất đai".Cùng bị xét xử trong vụ án này còn có 3 bị cáo khác là Trần Thị Hoan (nhân viên bộ phận thu ngân), Phạm Thị Hoa và Đỗ Minh Tiến (nhân viên bộ phận kế toán của Công ty tang lễ Hoàng Long) cùng về tội "làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức". Các bị cáo này bị tòa tuyên phạt từ 2-3 năm tù.Công ty tang lễ Hoàng Long thành lập tháng 7.2012 trên cơ sở chuyển đổi từ Công ty TNHH dịch vụ thương mại Hoàng Long, được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trụ sở đặt tại Công viên nghĩa trang Thanh Bình (ở xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định).Năm 2020, Công ty tang lễ Hoàng Long xảy ra 2 vụ án cưỡng đoạt tài sản, bảo kê hoạt động hỏa táng đã bị Công an tỉnh Nam Định, Công an tỉnh Thái Bình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử.Trong đó có một vụ án trong đường dây Đường "Nhuệ" thực hiện (tức Nguyễn Xuân Đường, ở tỉnh Thái Bình). Sau đó, Đường "Nhuệ" bị TAND tỉnh Thái Bình tuyên 15 năm tù về tội “cưỡng đoạt tài sản”, 6 đồng phạm còn lại (trong đó có Nguyễn Thị Dương, là vợ của Đường "Nhuệ").Vụ thứ 2 là cưỡng đoạt tài sản của các cơ sở làm dịch vụ tang lễ thông qua hoạt động bảo kê dịch vụ hỏa táng, do Trần Đại Thủy (trú tỉnh Nam Định) và 3 đồng phạm thực hiện.