Thi công kéo dài làm khổ dân
Ngày 29.12.2024, ở trận bán kết lượt về AFF Cup 2024 giữa đội tuyển Việt Nam và Singapore, Tấn Tài dính chấn thương đứt dây chằng đầu gối phải. Đến ngày 14.1.2025, anh được phẫu thuật tại Bệnh viện Vạn Hạnh (TP.HCM). Sau đó, hậu vệ phải sinh năm 1997 nằm lại bệnh viện 3 ngày để theo dõi rồi về nhà người thân ở TP.HCM để tập phục hồi. Đến ngày 24.1, anh trở về quê nhà Hoài Ân (Bình Định) để tận hưởng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ cùng gia đình. Trong buổi chia sẻ cùng Báo Thanh Niên vào chiều 28.1 (29 Tết), Tấn Tài chia sẻ: "Thời tiết ở quê lạnh hơn TP.HCM, nên khiến chân tôi khá buốt. Mấy ngày qua tôi không được ngủ sâu giấc do chân còn hơi đau, chưa thật sự thoải mái". Anh nói thêm: "Tuy nhiên, giờ mọi chuyện cũng đã ổn hơn rất nhiều rồi. Sau khi phẫu thuật, chân tôi gần như mất cơ hoàn toàn và không thể co duỗi. Nhưng hiện tại, cơ cũng dần hồi phục. Tôi thường xuyên tập các bài co duỗi để chân không bị cứng. Mỗi ngày, tôi tập đến khi chân mỏi rồi sẽ chườm đá, hồi phục, nghỉ ngơi rồi sẽ tập tiếp. Có như vậy, chân mới khỏe để bước vào giai đoạn hồi phục quan trọng hơn, diễn ra sau Tết Nguyên đán". Ngày mùng 6 Tết, Tấn Tài sẽ di chuyển vào TP.HCM để tập hồi phục tại Trung tâm RTD Rehab của bác sĩ đội tuyển Việt Nam Trần Huy Thọ. Nàng WAG Phạm Thị Hiếu và cậu con trai Tiger cũng sát cánh cùng hậu vệ sinh năm 1997 trong hành trình gian nan này. Đây sẽ là động lực cũng như điểm tựa để Tấn Tài trở lại mạnh mẽ hơn. Tấn Tài chia sẻ: "Thời gian tới, tôi sẽ tập trung toàn lực vào quá trình hồi phục. Sau khi thật sự ổn, tôi mới trở về tập trung cùng CLB Bình Dương. Tôi cũng đã xin phép HLV trưởng Nguyễn Công Mạnh và được đồng ý. Phía trước sẽ là một chặng đường gian nan nhưng tôi tự tin mình sẽ trở lại thật mạnh mẽ để có thể sớm cống hiến cho CLB Bình Dương cũng như đội tuyển Việt Nam". Bác sĩ Trần Huy Thọ cũng nói thêm về tình hình của Tấn Tài: "Qua theo dõi, chấn thương của Tài giờ đã ổn định rồi. Đã cắt chỉ xong, gập duỗi tốt và đi lại cũng ổn định. Tôi nghĩ Tài sẽ trở lại tập cùng đội trong vòng 6-8 tháng nữa. Hiện tại, tôi cũng đã chuẩn bị các giáo án, bài tập rất chi tiết để có thể giúp Tài hồi phục nhanh nhất, lấy lại phong độ sớm nhất. Tài có cơ địa tốt nên tôi hy vọng rằng quá trình hồi phục sẽ diễn ra suôn sẻ, thuận lợi".Ma-rốc, quê hương của một trong 'tứ đại anh hào' World Cup 2022 nhiều chuyện lạ
Cục CSGT (C08 - Bộ Công an) cho biết, Nghị định 168/2024 sẽ có hiệu lực thi hành từ 1.1.2025, tăng mức phạt tiền với nhiều hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông, trong đó có nồng độ cồn.Vi phạm nồng độ cồn được chia thành 3 ngưỡng. Ngưỡng thấp nhất là chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/lít khí thở. Ngưỡng thứ hai là vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/lít khí thở. Ngưỡng cao nhất là vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thở.Theo quy định hiện hành tại Nghị định 100/2019 (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021), đối với ô tô, tài xế vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng thấp nhất sẽ bị xử phạt 6 - 8 triệu đồng và tước giấy phép lái xe (GPLX) 10 - 12 tháng, vi phạm ngưỡng thứ hai sẽ bị phạt 16 - 18 triệu đồng và tước GPLX 16 - 18 tháng, vi phạm ngưỡng cao nhất sẽ bị phạt 30 - 40 triệu đồng và tước GPLX 22 - 24 tháng.Đối với xe máy, tài xế vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng thấp nhất sẽ bị xử phạt 2 - 3 triệu đồng và tước GPLX 10 - 12 tháng, vi phạm ngưỡng thứ hai sẽ bị phạt 4 - 5 triệu đồng và tước GPLX 16 - 18 tháng, vi phạm ngưỡng cao nhất sẽ bị phạt 6 - 8 triệu đồng và tước GPLX 22 - 24 tháng.Còn theo Nghị định 168/2024 được áp dụng tới đây, nhiều mức phạt về vi phạm nồng độ cồn được nâng lên, đồng thời áp dụng biện pháp trừ điểm thay vì tước GPLX.Đối với ô tô, tài xế vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng thấp nhất sẽ bị xử phạt 6 - 8 triệu đồng (giữ nguyên), vi phạm ngưỡng thứ hai sẽ bị phạt 18 - 20 triệu đồng (tăng 2 triệu đồng), vi phạm ngưỡng cao nhất sẽ bị phạt 30 - 40 triệu đồng (giữ nguyên).Đối với xe máy, tài xế vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng thấp nhất sẽ bị xử phạt 2 - 3 triệu đồng (giữ nguyên), vi phạm ngưỡng thứ hai sẽ bị phạt 6 - 8 triệu đồng (tăng 2 - 3 triệu đồng), vi phạm ngưỡng cao nhất sẽ bị phạt 8 - 10 triệu đồng (tăng 2 triệu đồng).Chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/lít khí thởÔ tô: 6 - 8 triệu đồngXe máy: 2 - 3 triệu đồngVượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/lít khí thởVượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thởLuật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định mỗi GPLX có 12 điểm. Số điểm sẽ bị trừ mỗi khi người có GPLX vi phạm giao thông, tương ứng với tính chất, mức độ của hành vi.Để chi tiết nội dung này, Bộ Công an đề xuất 189 hành vi sẽ bị trừ điểm GPLX, mức trừ từ 2 - 12 điểm. Trong số này, 28 hành vi bị trừ 12 điểm (tức là chỉ cần vi phạm một lần là bị trừ sạch điểm), đây đều là lỗi có tính cố ý, nguy hiểm, nguy cơ cao gây tai nạn giao thông.Riêng với nồng độ cồn, mức trừ điểm được đề xuất đối với ngưỡng thấp nhất là 6 điểm, ngưỡng thứ hai là 10 điểm, ngưỡng cao nhất là 12 điểm. Các mức trừ điểm này được áp dụng chung cho cả người điều khiển xe máy và ô tô.Như vậy, tuy việc tăng mức phạt tiền đối với một số ngưỡng vi phạm nồng độ khiến chế tài nặng hơn nhưng đổi lại quy định về trừ điểm GPLX được đánh giá là nhân văn hơn.Hiện nay chỉ cần vi phạm nồng độ cồn, tài xế sẽ bị tước GPLX từ 10 - 24 tháng, tùy ngưỡng vi phạm. Còn tới đây, tài xế vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng thấp nhất và ngưỡng thứ hai vẫn tiếp tục được điều khiển phương tiện sau khi vi phạm (GPLX còn điểm), chỉ khi vi phạm ở ngưỡng cao nhất, tài xế mới bị trừ hết điểm.Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ cũng quy định người có GPLX bị trừ hết điểm sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông. GPLX sẽ được phục hồi đủ 12 điểm khi chưa bị trừ hết điểm và không bị trừ điểm trong 12 tháng kể từ ngày bị trừ điểm gần nhất.Sau ít nhất là 6 tháng kể từ ngày bị trừ hết điểm, người có GPLX được tham gia kiểm tra nội dung kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, kết quả đạt thì được phục hồi điểm GPLX.Quá trình xây dựng luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, "có nên cấm tuyệt đối nồng độ cồn" là nội dung nhận được nhiều ý kiến thảo luận của các đại biểu Quốc hội. Cuối cùng, khi bấm nút thông qua, Quốc hội đã thống nhất là cấm tuyệt đối.Để quy định chi tiết luật, Bộ Công an chủ trì soạn thảo nghị định về xử phạt vi phạm giao thông và trừ điểm GPLX (nay là Nghị định 168/2024). Ban đầu, cơ quan soạn thảo đề xuất giảm mức phạt tiền với hành vi vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng thấp nhất, nhưng sau đó thay đổi theo hướng giữ nguyên, và đến nay thì tăng mức phạt với một số ngưỡng như đã nêu.
Việt Nam hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Với những đóng góp tích cực cho kinh tế TP.HCM và nền kinh tế Việt Nam, ACB được công nhận và đánh giá cao từ các cơ quan quản lý.Sự kiện ký kết được tổ chức trong khuôn khổ triển khai Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế đặc thù phát triển TP.HCM với mục tiêu đẩy mạnh chương trình hỗ trợ lãi suất, đồng thời đánh dấu nỗ lực trong việc huy động và tối ưu nguồn vốn từ các tổ chức tài chính, nhằm thực hiện các dự án lĩnh vực ưu tiên phát triển hạ tầng, kinh tế - xã hội trọng điểm của thành phố.Đại diện ACB nhấn mạnh "Thỏa thuận hợp tác với HFIC đánh dấu bước phát triển chiến lược của ACB trong việc đồng hành cùng chính quyền TP.HCM thúc đẩy hạ tầng kinh tế - xã hội. Với vai trò tiên phong và cam kết dài hạn, ACB sẽ không ngừng đổi mới để đóng góp vào công cuộc thay đổi diện mạo kinh tế và sự phát triển bền vững, thịnh vượng của thành phố".Với năng lực tài chính vững mạnh và kinh nghiệm trong thị trường vốn, ACB sẽ phối hợp cùng HFIC triển khai các sáng kiến theo định hướng phát triển nguồn vốn của TP.HCM bao gồm: phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, huy động vốn cho các dự án PPP, đặc biệt tập trung vào hạ tầng giao thông, y tế, và giáo dục. Đây là bước đi quan trọng nhằm hiện thực hóa mục tiêu đưa TP.HCM trở thành Trung tâm tài chính quốc tế và thúc đẩy tăng trưởng bền vững của địa phương.Năm 2024, tổng giá trị tổng giá trị sản phẩm địa phương (GRDP) của TP.HCM ước đạt 1,78 triệu tỉ đồng, đạt mức tăng 7,17%. Phát biểu tại lễ ký kết, ông Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết năm 2025, thành phố đặt mục tiêu tăng trưởng hai con số, tối thiểu 10%. Để đạt được mục tiêu đó, ước tính cần 620.000 tỉ đồng vốn cho đầu tư phát triển. Đây là động lực quan trọng bên cạnh tiêu dùng, xuất khẩu, các nhân tố mới thúc đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Trong tổng vốn đầu tư cần có, bên cạnh đóng góp từ ngân sách, huy động ngoài ngân sách cần khoảng 510.000 tỉ đồng trong đó hệ thống ngân hàng dự kiến cung ứng 370.000 tỉ đồng và 140.000 tỉ đồng còn lại đến từ nhiều nguồn như kiều hối, đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI),... và bao gồm chương trình hợp tác của HFIC và các ngân hàng. Lãnh đạo chính quyền thành phố cũng nhấn mạnh ngân hàng có vai trò then chốt, quyết định cho mục tiêu tăng trưởng của thành phố.Từ hợp tác với HFIC, ngân hàng ACB tiếp tục khẳng định uy tín và vị thế được công nhận từ các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương. Tại TP.HCM, ACB nằm trong nhóm ngân hàng đi đầu trong đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước và nguồn thu cho ngân sách của thành phố. Theo đó, tháng 12.2024, UBND TP.HCM đã gửi bằng khen công nhận đóng góp tích cực ACB vào công tác chỉ đạo, quản lý thu và nộp ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố năm 2024. Trước đó, năm 2023 ACB đã đóng góp 5.214 tỉ đồng vào ngân sách Nhà nước, thuộc Top 3 ngân hàng tư nhân và Top 8 doanh nghiệp tư nhân đóng góp ngân sách lớn nhất năm.ACB cũng là một trong những thành viên năng động và tích cực trên thị trường trái phiếu chính phủ khi sở hữu một danh mục đầu tư trái phiếu lành mạnh hàng đầu thị trường, trong đó trái phiếu Chính phủ chiếm 85%, còn lại là trái phiếu các TCTD. Tất cả đều là tài sản có tính thanh khoản cao. Đầu tư vào trái phiếu chính phủ cũng mang về hiệu quả kinh doanh tích cực cho ACB, đặc biệt trong giai đoạn đại dịch Covid-19. Nhờ những đóng góp lớn trong tạo lập thị trường, tháng 11.2024 ACB đã được Bộ Tài Chính vinh danh là đơn vị có đóng góp tích cực cho sự phát triển của thị trường trái phiếu chính phủ giai đoạn 2020-2024, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Ngày 8.1, tại hội nghị giới thiệu Triển lãm quốc tế chuyên ngành công nghệ sản xuất và chế biến rau quả và hoa (HortEx Vietnam 2025) - sự kiện thường niên lần thứ 7, dự kiến diễn ra từ ngày 12 đến 14.3 tại TP.HCM - ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT), nhận định: Với kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2024 đạt 7,2 tỉ USD, Việt Nam đang trở thành một trung tâm sản xuất và xuất khẩu rau quả lớn của khu vực. Dự kiến trong năm 2025, rau quả xuất khẩu sẽ đạt 8 tỉ USD và sớm trở thành ngành hàng xuất khẩu 10 tỉ USD trước năm 2030.Trong lĩnh vực rau quả, ngoại trừ thanh long thì các mặt hàng khác như: chuối, mít, xoài, nhãn, dừa, bưởi… đều tăng trưởng mạnh từ 20 - 45% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, mặt hàng chủ lực sầu riêng đạt kỷ lục 3,2 tỉ USD, tương đương 45% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành rau quả. Đối với lĩnh vực hoa xuất khẩu tuy giá trị mới đạt 80 triệu USD nhưng tăng trưởng đến 15% so với cùng kỳ năm 2023.Ông Hồ Anh Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội Hoa Đà Lạt (DFA), bổ sung: Xuất khẩu hoa tuy chưa mang lại giá trị kim ngạch lớn nhưng xét theo đơn vị diện tích thì đây là ngành mang lại lợi ích kinh tế rất lớn trong lĩnh vực nông nghiệp. Bình quân, 1ha hoa mang về doanh thu đến 3,7 tỉ đồng/năm. Kim ngạch xuất khẩu còn ít là do diện tích trồng hoa của chúng ta còn nhỏ. Trong thời gian qua, mỗi năm hiệp hội tổ chức các chuyến đi thực tế, học tập kinh nghiệm, tham khảo thị trường ở các nước châu Âu để phát triển ngành trồng hoa của địa phương. Ngoài nguồn thu trực tiếp từ xuất khẩu, người trồng hoa ở Đà Lạt còn góp phần tăng doanh thu cho nhiều lĩnh vực khác mà sự kiện festival hoa Đà Lạt vừa qua là một ví dụ.Theo các chuyên gia, để rau quả và hoa sớm trở thành ngành hàng 10 tỉ USD thì từ khâu sản xuất đến chế biến cần tích cực chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang hướng hiện đại, bền vững và hướng tới nền nông nghiệp tuần hoàn. Bên cạnh đó cũng cần gắn sản xuất với việc thu hái, bảo quản sau thu hoạch và chế biến sâu để hạn chế tình trạng giá cả biến động bất thường theo thị trường.
Cây xanh chết khô do bị xâm hại
Lê Huỳnh Quang Minh, sinh viên Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, đang làm ca đêm cho một quán cà phê tại làng đại học Thủ Đức được trả 18.000 đồng/giờ. Quang Minh cho biết không hề biết về quy định của Chính phủ liên quan đến mức lương được trả khi làm việc ban đêm.