Hàn Quốc chính thức tăng chỉ tiêu tuyển dụng lao động Việt Nam trong năm 2024
Ngày 28.1, ông Nguyễn Ngọc Bình (ngụ tổ 21, P.Chính Gián, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) cho biết đã trả lại số tiền gần 10 triệu đồng nhặt được cho ông Phạm Văn Cư (56 tuổi, ngụ xã Duy Tân, H.Duy Xuyên, Quảng Nam).Trước đó, khoảng 11 giờ 30 ngày 24.1, ông Bình trên đường đi giao hàng về, dừng đèn đỏ ở khu vực cầu Hòa Xuân (Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) thì nhặt được gói giấy, bên trong có 9,9 triệu đồng.Ông Bình đứng chờ người đánh rơi tiền quay lại, nhưng không thấy.Qua kiểm tra, ông Bình thấy có 9,9 triệu đồng tiền mệnh giá 500.000 đồng và 200.000 đồng, tờ giấy gói còn ghi thông tin ngày công làm thợ xây nhưng không có tên người hay số điện thoại liên hệ.Ông Bình đoán đây là số tiền quan trọng của người lao động sau khi kết thúc công trình xây dựng, nếu mất toàn bộ công sức làm việc thì sẽ rất buồn, mất tết nên đã nhờ con trai (anh Nguyễn Ngọc Minh) đăng trên mạng xã hội tìm người đánh rơi tiền.Trong chiều cùng ngày, nhiều người liên hệ với anh Minh nhưng mô tả không đúng chi tiết số tiền nên anh không đồng ý trả lại.Ngoài những người nhận vơ, có anh Nguyễn Tuấn Anh (32 tuổi, ngụ xã Duy Tân), là cháu của ông Phạm Văn Cư. Anh này đọc được thông tin nên báo lại với ông Cư. Do ông Cư không dùng mạng xã hội và đã về quê ở Quảng Nam, nên nhờ anh Anh (còn đang ở TP.Đà Nẵng) liên hệ.Tuy nhiên, vì anh Anh không nói chính xác số tiền, nên anh Minh cũng từ chối trả. Sau đó, ông Cư trực tiếp liên hệ, mô tả đúng đặc điểm gói tiền, tờ giấy tính công nên gia đình ông Bình đã bàn giao đầy đủ tiền cho anh Anh.Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Cư chia sẻ gia đình ông hoàn cảnh khó khăn, ra Đà Nẵng làm thợ xây, trung bình ngày công khoảng 300.000 đồng nhưng sức khỏe yếu nên không làm được thường xuyên. Số tiền 9,9 triệu đồng gồm 2 tháng công lao động cùng với 500.000 đồng được nhà thầu trả, thưởng tết tại khu vực cầu Hòa Xuân.Có được một khoản tiền trong lúc gia đình chưa có tiền trang trải tết, ông Cư vội vàng nhét gói tiền vào túi áo ấm, chạy về tới quê định đưa cho vợ mua sắm và chi phí cho 3 người con ăn học thì giật mình vì túi áo trống trơn.Người thợ hồ này vội vàng ngược QL1 gần 40 km quay lại những đoạn đường đã đi qua nhưng không tìm thấy gói tiền.Ông Cư thở dài kể lại với gia đình, xác định "mất tết". Đến chiều cùng ngày thì được cháu là anh Nguyễn Tuấn Anh báo tin vui trên mạng xã hội."Gia đình rất mừng trước lòng tốt của anh Bình, đã mang lại cho tôi cái tết tưởng chừng như đã mất, cả nhà vô cùng biết ơn gia đình anh Bình", ông Cư bày tỏ.Trong khi đó, hoàn cảnh gia đình ông Nguyễn Ngọc Bình cũng không mấy giá khả, bản thân ông làm công việc giao hàng (shipper), thu nhập khoảng 6 triệu đồng/tháng, vợ bán cà phê ở vỉa hè gần nhà, nuôi 2 người con. Ông Bình chia sẻ ông suy nghĩ đơn giản gói tiền rất quan trọng của người đánh rơi. Ông cũng vui lây khi mang lại niềm vui cho người thợ xây nghèo cùng cảnh ngộ lao động phổ thông như gia đình mình.Cơ hội cho HLV Diego Simeone tìm một chiến thắng để đời trước Barcelona
Đài NBC News ngày 10.1 đưa tin vô số người dân hốt hoảng và lo sợ sau khi nhận được cảnh báo sơ tán để tránh cháy rừng khủng khiếp đang hoành hành ở khu vực Los Angeles (bang California), trước khi nhận ra rằng đó là cảnh báo nhầm."Một cảnh báo sơ tán đã được ban hành tại khu vực của bạn", theo cảnh báo ban đầu kèm âm thanh lớn được gửi đến khoảng 9,3 triệu điện thoại di động.Cư dân Thomas Jenkins kể rằng mình đang gọi điện thoại cho gia đình để báo về tình trạng bản thân thì cảnh báo được gửi đến điện thoại. "Tôi lập tức nhảy dựng lên và bắt đầu gói ghém mọi thứ dù tôi sống ở khu trung tâm", tờ New York Post dẫn lời ông kể."Tôi vẫn tiếp tục cho đến khi hay tin cảnh báo nhầm. Thật vô trách nhiệm, phiền phức và gây hoảng hốt vô cớ", ông Jenkins bức xúc.Một cư dân khác kể rằng nhiều người vô cùng hốt hoảng. "Người hàng xóm tội nghiệp ở tầng trên của tôi đã vô cùng hoảng loạn và đã rời đi trong hốt hoảng", người này kể.Phóng viên Bernie Zilio của trang Page Six sống cùng chồng và con tại thành phố Angels cho rằng cảnh báo nhầm là hành động "vượt quá sự cẩu thả". "Tôi ngay lập tức bắt đầu đóng gói hành lý vốn để sẵn gần cửa trong 2 ngày qua, trong khi chồng tôi tiếp tục xem tin tức. Điện thoại của người dẫn chương trình reo cùng lúc với điện thoại của chúng tôi, và mọi người sống ở những nơi khác nhau, vì vậy phản ứng đầu tiên của họ là đặt câu hỏi liệu cảnh báo có hợp lệ hay không", cô kể.Vài phút sau, cảnh báo thứ 2 được gửi đến, kêu gọi mọi người bỏ qua tin nhắn ban đầu và nói rõ rằng cảnh báo sơ tán chỉ dành cho những người sống gần đám cháy Kenneth vừa bùng lên vào chiều 9.1 (giờ địa phương). "Cảnh báo này chỉ dành cho cư dân Calabasas và Agoura Hills, và những người trong cộng đồng West Hills của Los Angeles", ông Kevin McGowan, giám đốc Văn phòng Quản lý Tình trạng khẩn cấp hạt Los Angeles cho biết.Ông thừa nhận nó đã được gửi nhầm đến gần 10 triệu người. "Chúng tôi hiểu rằng các vụ cháy rừng này đã gây ra sự lo lắng, khó khăn và đau khổ lớn cho người dân, và chúng tôi cam kết chia sẻ thông tin chính xác", ông cho biết.Ít nhất 180.000 người đã buộc phải sơ tán do các đám cháy ở California. Theo Reuters, ít nhất 7 người đã thiệt mạng, dù cơ quan chức năng cho biết chưa rõ tổng số.
Green Foods VN khánh thành nhà máy sản xuất bún khô và bánh tráng
Bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình bàn chân Matthew Fitzpatrick (Anh) cho biết, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến các cơ quan hoặc bộ phận của cơ thể, theo chuyên trang Patient (Anh).“Khi bị tiểu đường, cơ thể mất khả năng kiểm soát glucose. Nồng độ glucose cao ảnh hưởng đến sự tương tác phức tạp và nhạy cảm của các hóa chất, enzyme trong thành mạch máu, dẫn đến nhiều thiệt hại trong cơ thể. Các mạch máu nhỏ dễ bị tổn thương, nghĩa là lượng máu cung cấp cho bàn chân và các khu vực khác - bao gồm cả thận và mắt - có thể bị hạn chế”, Fitzpatrick cho hay. Khi các mạch máu ở bàn chân bị tổn thương, người bệnh thường mất cảm giác, bắt đầu bằng việc ngứa ran ở ngón chân rồi lan đến bàn chân.Nguồn cung cấp máu bị tổn hại cũng khiến các vết thương ở bàn chân mất nhiều thời gian hơn để lành, tăng khả năng bị nhiễm trùng. BaDan Howarth, tổ chức về bệnh tiểu đường của Anh Diabetes UK, cho biết: “Việc nhiễm trùng bàn chân ở người bị tiểu đường là rất đáng lo ngại và quan trọng, vì nếu không thể kiểm soát được có nguy cơ cao phải cắt cụt bàn chân hoặc cả chi”.Mọi người bị bệnh tiểu đường đều có nguy cơ mắc các vấn đề về chân. Tuy nhiên, việc kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả có thể làm giảm nguy cơ này. Ngoài việc tuân theo các lời khuyên từ bác sĩ phụ trách và dùng thuốc theo toa, người bệnh tiểu đường cần phải chú ý đến đôi chân để có thể xử lý mọi vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng trở nên trầm trọng hơn.Bác sĩ Fitzpatrick khuyên rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày.“Quan sát cẩn thận trên, dưới chân, giữa các ngón chân, xung quanh bàn chân và sau gót chân để phát hiện bất kỳ tổn thương nhỏ nào như vết rách, vết sưng, lớp dày sừng của da, vết bầm tím hoặc chấn thương”, bác sĩ Fitzpatrick nói. Rửa và lau khô đúng cách: Rửa chân bằng xà phòng và nước ấm. Lau khô chân thật kỹ, đặc biệt là giữa các ngón chân. Việc lau khô đúng cách sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng và các bệnh nấm da chân hình thành.Dưỡng ẩm cẩn thận: Bác sĩ Fitzpatrick chỉ ra rằng người bệnh cần giữ cho làn da mềm mại bằng cách dưỡng ẩm cho bàn chân. “Mất nguồn cung cấp máu và tổn thương thần kinh làm giảm độ ẩm, khiến bàn chân trở nên khô ráp. Điều này dẫn đến nứt nẻ và có thể trở thành điểm nhiễm trùng”, bác sĩ Fitzpatrick giải thích.Một yếu tố quan trọng khác của việc chăm sóc bàn chân là đảm bảo rằng người bệnh được đi giày, dép phù hợp. Giày không vừa chân có thể dẫn đến tổn thương móng, phồng rộp, hình thành vết chai hoặc các vấn đề khác ở chân, từ đó gây nhiễm trùng. Nên đo chân và chọn loại giày, dép vừa vặn.“Nếu bị tiểu đường và mất cảm giác ở bàn chân, có vết thương ở chân, cần đi đến bác sĩ khám ngay để ngăn chặn các vấn đề tồi tệ hơn xảy ra”, bác sĩ Fitzpatrick khuyên.
Ngày 2.1, UBND TP.HCM và 5 tỉnh Tây nguyên đã tổ chức hội nghị triển khai Chương trình hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hóa (gọi tắt là Tick xanh trách nhiệm) tại TP.Đà Lạt (Lâm Đồng).Gần 200 đại biểu dự hội nghị đã thảo luận về thực trạng sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, nông sản của vùng Tây nguyên. Một số ý kiến cho rằng, hiện nay ngoài những đơn vị tuân thủ nghiêm quy trình sản xuất thì vẫn còn tình trạng hàng kém chất lượng đang phân phối trên thị trường. Điển hình như sản phẩm liên quan đến giá đỗ ngâm hóa chất mới được phát hiện gần đây.Ông Trịnh Tấn Vinh, đại diện Thuần Trịnh Cà phê (H.Di Linh, Lâm Đồng) trăn trở, không chỉ cà phê mà nhiều mặt hàng hiện nay vẫn còn tình trạng trà trộn hàng kém chất lượng để tuồn ra thị trường. Điển hình như dịp cuối năm 2024, ông cùng đoàn đi xúc tiến thương mại ở TP.HCM thấy các gian hàng trưng bày có cà phê chồn, một loại cà phê có tiếng đắt đỏ lại chỉ được bán với giá hơn 120.000 đồng/kg; trong khi đó cà phê nhân xô bình thường ở Tây nguyên cũng đã có giá trên 100.000 đồng/kg.Đồng quan điểm, ông Trần Huy Đường (trang trại Lamngbiang Farm, TP.Đà Lạt) thừa nhận, các mặt hàng rau củ, nông sản của đơn vị dù đã đạt chuẩn xuất khẩu đi Hàn Quốc nhưng lại không thể cạnh tranh được với các sản phẩm trong nước vì họ bán giá quá rẻ dù cùng chủng loại, kích cỡ.Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Ngọc Phúc cũng cho rằng, việc hàng hóa kém chất lượng với giá rẻ hơn xuất hiện trên thị trường là một thực tế đang diễn ra. Tuy nhiên, người tiêu dùng không phải ai cũng có đủ thông tin, kiến thức để nhận diện, phân biệt hàng thật hay hàng giả nên chịu thiệt thòi. Do đó thương hiệu "tick xanh" giống như bộ nhận diện cho hàng chính hãng được các nhà phân phối kiểm chứng giúp cho người tiêu dùng thuận lợi trong lựa chọn sản phẩm.Chương trình Hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hóa được TP.HCM phát động với mục tiêu định hướng sản xuất an toàn, bền vững thông qua tín hiệu thị trường trên nguyên tắc tự nguyện, minh bạch và trung thực. Triển khai từ tháng 3.2024, đến nay đã có 8 hệ thống bán lẻ, nhà phân phối đồng thuận, tiên phong với vai trò dẫn dắt nhà cung cấp thuộc hệ thống tham gia chương trình.Phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM Nguyễn Nguyên Phương, cho biết mục tiêu của chương trình nhằm xây dựng nền tảng chuỗi cung ứng hàng hóa an toàn cho người tiêu dùng tại địa phương. Với hệ thống các nhà phân phối hiện tại, ngay từ đầu năm 2025 này chương trình sẽ được triển khai ở Tây nguyên để tạo cơ hội cho các nhà sản xuất sản phẩm có trách nhiệm mở rộng thị trường tiêu thụ và từng bước loại bỏ nhà sản xuất hàng kém chất lượng.Theo Sở Công thương TP.HCM, đến hiện tại có các hệ thống bán lẻ, nhà phân phối đã tham gia "Tick xanh trách nhiệm" gồm Saigon Co.op, Satra, AEON, MM Mega Market, Central Retail, Bách Hóa Xanh, Wincommerce, Kingfood Market. Tại hội nghị cũng có một số đơn vị phân phối đã tìm hiểu và sẽ đăng ký tham gia chương trình trong thời gian tới.Cũng tại hội nghị đã diễn ra ký kết thỏa thuận hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hóa giữa Sở NN-PTNT TP.HCM và 5 tỉnh Tây nguyên với các hệ thống phân phối tham gia Chương trình "Tick xanh trách nhiệm".Sau khi ký kết, các đơn vị, doanh nghiệp tại các địa phương có thể đăng ký tham gia Chương trình "Tick xanh trách nhiệm" với nhiều cam kết kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, không cung cấp sản phẩm không an toàn, sản phẩm bẩn. Về phía người tiêu dùng cũng có thể dễ dàng nhận diện với logo "Tick xanh trách nhiệm" tại các hệ thống bán lẻ, nhà phân phối đã tham gia chương trình.
Hỗ trợ tạm cư không quá 24 triệu đồng/tháng/hộ
Chính vì vậy gói lãi suất cho vay 0% chủ yếu là "kích cầu", thu hút khách hàng trong khoảng thời gian rất ngắn. "Vay được lãi 0% trong 1 – 2 tháng đầu cũng rất tốt, đỡ được một phần chi phí. Tuy nhiên, người vay cần phải nghiên cứu thật kĩ lãi suất những tháng sau đó sẽ thả nổi như thế nào, lãi vay bao nhiêu để cân đối tài chính đáp ứng khả năng trả nợ", chuyên gia này khuyến cáo.