9x mang kinh nghiệm 'lên mây' của Viettel tới hội thảo hàng đầu thế giới
Hiện các bác sĩ tại Đại học Khoa học Y tế Zahedan (Iran) không cho biết liệu bé có được phẫu thuật nữ hóa hay không.
Tặng vé máy bay miễn phí đưa người lao động về quê ăn tết
Chiều 3.3, thừa ủy quyền của Giám đốc Công an TP.Đà Nẵng, đại diện lãnh đạo Phòng An ninh đối ngoại Công an thành phố tổ chức trao quyết định công nhận đơn vị điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2024 cho Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng. Tại buổi trao thưởng, thượng tá Đặng Công Vinh, Phó trưởng phòng An ninh đối ngoại, trao quyết định của ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm, HIV/AIDS, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, về việc công nhận Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng là đơn vị điển hình phong trào.Trong đó, Đội trật tự du lịch biển đóng vai trò nòng cốt, có nhiều thành tích ấn tượng, phối hợp hiệu quả với lực lượng địa phương, nhất là công an, biên phòng, góp phần xây dựng thương hiệu biển Đà Nẵng bình yên, an toàn, thân thiện, hiếu khách.Theo Phòng An ninh đối ngoại, năm 2024, Đội trật tự du lịch biển chủ động bố trí lực lượng phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc các phường ven biển, trong đó có tổ tuần tra thực hiện mô hình "đảm bảo an ninh trật tự du lịch biển".Đội trật tự đã phát hiện, phối hợp Công an P.Phước Mỹ xử lý 9 vụ trộm cắp/9 nghi phạm. Tập thể đội cùng 3 cá nhân Nguyễn Hồng Vân, Phan Thanh Trinh, Lê Thị Ý Linh được Giám đốc Sở Du lịch tặng giấy khen; anh Phan Thanh Trinh còn được UBND P.Phước Mỹ tặng giấy khen về thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.7 thành viên trong đội được Ban quản lý biểu dương về thành tích mật phục bắt nghi phạm trộm cắp ở bãi biển.Năm 2024, thành viên Đội quản lý trật tự du lịch còn được Ban quản lý biểu dương 41 lần tìm lại tài sản giá trị cho du khách bỏ quên, đánh rơi (điện thoại, ví tiền, túi xách, đồng hồ Rolex…); hỗ trợ tìm kiếm 251 trường hợp trẻ đi lạc, bàn giao cho gia đình.Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng cùng với P.Thanh Bình (Q.Hải Châu) là 2 đơn vị được TP.Đà Nẵng công nhận điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2024 trên toàn địa bàn TP.Đà Nẵng.
Rằm tháng chạp, người Việt được ngắm Trăng Sói mở đầu năm 2024
Cụ thể, tại thị trường các tỉnh phía bắc, giá heo hơi đồng loạt đi ngang so với cuối tuần. Giá heo hơi cao nhất khu vực được ghi nhận tại các tỉnh Bắc Giang, Hưng Yên và Thái Nguyên, với 61.000 đồng/kg. Heo hơi tại các địa phương khác đang được giao dịch 60.000 đồng/kg.
Hệ thống âm thanh
Giải cứu tài xế bị mắc kẹt trong cabin xe ben do tai nạn giao thông
Lại có những nữ TikToker "câu view" bằng cách thực hiện những video thử lòng người lạ. Theo đó, họ ăn mặc hở hang, quần ngắn cũn cỡn, cố tình để thức ăn rơi vào vị trí nhạy cảm trên cơ thể, rồi nhờ các chàng trai… lau cho sạch.

Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội
Các nền kinh tế mới nổi châu Á tiếp tục 'đứng mũi chịu sào'
Các sư sãi ở Campuchia kiến nghị đổi màu trang phục của tù nhân vì có màu khá giống với áo cà sa của họ nên dễ gây nhầm lẫn.Tờ Khmer Times ngày 21.2 đưa tin các sư sãi ở Campuchia vừa đề nghị Bộ Nội vụ nước này đổi màu trang phục của các tù nhân, do có màu cam nên nhìn giống màu vàng nghệ của áo cà sa, khiến nhiều người dễ nhầm lẫn. Thượng tọa Khim Sorn, Chủ tịch Ủy ban thư ký Hội đồng Tăng thống Phật giáo Campuchia, cho biết các nhà sư và ni cô thường mặc áo cà sa màu nâu sẫm và màu nghệ tây, được đặt tên theo loại thuốc nhuộm vải màu nghệ tây.Theo ông, các nhà sư dùng màu này vì nó tượng trưng cho ngọn lửa, biểu thị cho chân lý và giác ngộ. Tuy nhiên, màu này tương tự như màu được sử dụng trên quần áo của tù nhân, nên có thể gây nhầm lẫn cho công chúng, ông nói thêm."Tôi muốn đề xuất với Bộ trưởng Nội vụ cũng như các bộ liên quan khác xem xét việc thay đổi màu sắc đồng phục của tù nhân. Tôi muốn đề nghị tất cả các nhà tù không để tù nhân mặc quần áo có màu tương tự như áo cà sa vì các nhà sư có thể bị nhầm là tù nhân", ông nói.Gần đây, hình ảnh một nhóm tù nhân được đưa đi trên xe cảnh sát ở Phnom Penh được chia sẻ trên mạng xã hội và khiến nhiều người bị sốc. Những tù nhân này mặc đồ nhìn như đồ của sư sãi và còn cạo đầu, khiến nhiều người ban đầu tưởng họ là các nhà sư. Nhà sư Phon Pheakdey tại Campuchia cũng đề nghị Bộ trưởng Nội vụ Sar Sokha thay đổi màu quần áo tù nhân. Ông giải thích rằng vẻ ngoài của những tù nhân cạo đầu khiến những quốc gia Phật giáo khác liên tưởng các nhà sư với phạm nhân. Trung tướng Nuth Savna, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Trại giam thuộc Bộ Nội vụ Campuchia, cho biết cảnh sát đã chọn màu cam cho đồng phục của tù nhân vì lý do an ninh."Nhà chức trách sử dụng màu này vì nó sáng, rõ ràng, dễ theo dõi và màu này không được ưa chuộng lắm. Nếu một tù nhân trốn thoát, chính quyền và công chúng sẽ dễ dàng hợp tác hơn trong việc tìm kiếm và phát hiện ra tù nhân đó", ông giải thích.Bộ Nội vụ Campuchia chưa lập tức đưa ra bình luận về những kiến nghị trên.
Trà Vinh: Xử lý chủ tài khoản Facebook nói ‘lì xì’ cho CSGT
Những ngày giữa đầu tháng chạp, đi từ đầu đường Địa Linh (P.Hương Vinh, Q.Phú Xuân, TP.Huế) đã nghe tiếng gõ lọc cọc từ những chiếc khuôn đúc tượng, mùi cay nồng từ khói lò nung. Những lò nung này đang hối hả vào "vụ" đúc tượng Táo quân để kịp phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.Ông Võ Văn Đức (65 tuổi), anh cả trong gia đình có 4 anh em làm tượng Táo quân, đang tất bật giao việc cho từng thành viên trong những ngày này. Đàn ông có sức khỏe sẽ đảm nhiệm việc nhào nặn Đất sét, phụ nữ khéo tay thì vẽ tượng, còn trẻ con "đảm nhận" khâu đóng gói. Đây là một trong số ít gia đình còn duy trì nghề truyền thống của tổ tiên để lại ở làng Địa Linh.Anh Võ Văn Hải (42 tuổi, con trai cả của ông Đức) kể, từ tháng 3 - 4 âm lịch, cả gia đình anh đã phải chuẩn bị đất nguyên liệu để làm tượng. Đất dùng để nặn tượng phải là đất sét vàng, được lấy từ đồng ruộng. Đất sét đào xong, đem về dự trữ đến tháng 6 âm lịch mới đưa ra phơi nắng. Đến tháng 11 âm lịch, khi trời mưa, họ gác lại công việc chính, bắt tay vào làm tượng Táo quân. "Nghề này không khó nhưng đòi hỏi kỳ công. Để tạo ra một tượng táo quân phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ. Trong đó, kỳ công nhất phải kể đến việc nhào nặn đất sét, việc này cần những người đàn ông có sức khỏe", anh Hải nói.Trong nhà ông Đức, công đoạn khó này được giao cho anh Võ Văn Cường (35 tuổi, con trai út) phụ trách. Phía sau gian nhà ba gian đã cũ, anh Cường tất bật nhào những tảng đất nhuyễn dẻo như nhồi bột làm bánh, tiếp đến là đưa đất vào khuôn và nện chặt."Chiếc khuôn được đúc tượng phải làm từ gỗ lim thì mới có độ bền lâu, chịu được những cú đập mạnh. Việc này phải làm thật dứt khoát để tượng cứng, đều, không bị vỡ. Nói nhào đất sét để làm tượng thì nghe dễ vậy, chứ để cho ra một bức tượng thành phẩm còn qua nhiều công đoạn nữa", anh Cường chia sẻ.Cạnh nhà ông Đức, chiếc lò nung tượng Táo quân của ông Võ Văn Nam (60 tuổi, em trai út ông Đức) khói bay nghi ngút. Ông Nam đang hối hả ra lò những bức tượng táo quân cuối cùng, kịp cho thương lái đến lấy.Theo người thợ lành nghề này, để tượng không bị nứt nẻ, thay vì dùng củi, người làng Địa Linh sẽ dùng vỏ trấu. Tro của lò nung sẽ được cất giữ để phục vụ việc đúc tượng. Vào mùa, người làm nghề nặn tượng phải dậy từ 3 giờ sáng để canh lò. Lửa nung phải cháy đều, không quá to cũng không được nhỏ, có vậy tượng mới không bị cong vênh, cháy sém.Tượng ông Táo sau khi rời khỏi lò nung được vợ ông Nam làm sạch lớp tro bám bên ngoài rồi đưa đi nhúng màu đỏ, cam… Cuối cùng là công đoạn trang trí tượng, đây cũng là khâu quan trọng nhất bởi đòi hỏi sự tỉ mỉ, thường con gái ông Nam đảm nhiệm.Kỳ công là vậy, nhưng mỗi bức tượng thành phẩm chỉ bán ra thị trường với giá 2.000 – 3.000 đồng. Bình quân mỗi ngày, một người làng Địa Linh làm tượng cật lực cũng chỉ kiếm được khoảng 200.000 đồng. Vì thu nhập ít ỏi nên theo thời gian nhiều gia đình không còn giữ nghề mà cha ông để lại. Nhưng với ông Nam, việc lưu giữ nghề truyền thống không chỉ vì miếng cơm manh áo mà còn là niềm tự hào lớn và sứ mệnh của thế hệ hậu bối."Những bức tượng từ làng Địa Linh được chở đi khắp nơi phục vụ dịp cúng đưa ông Táo về trời 23 tháng chạp. Không riêng người Huế và các tỉnh, thành khu vực miền Trung cũng thờ tượng ông Táo từ làng Địa Linh. Năm nay nhà tôi đã bán hơn 50.000 cái rồi, đó là điều mà chúng tôi tự hào nhất. Ở cái tuổi gần đất xa trời, tôi an lòng khi lớp trẻ cũng đang miệt mài làm tượng và thành thạo nghề"Ông Nam và những người làng Địa Linh khác không biết nghề nặn tượng táo quân ra đời từ khi nào. Họ chỉ biết rằng, qua bao thăng trầm của lịch sử và thời gian, tượng táo quân sẽ luôn hiện diện trong gia đình của người Việt...
chấp kèo bóng đá hôm nay
Xem Việt Nam là một trong những thị trường trọng điểm trên toàn cầu, Suntory PepsiCo Việt Nam liên tục ra mắt sản phẩm mới, cải tiến và sáng tạo, đặt người dùng làm trọng tâm.Hiện diện và hoạt động tại Việt Nam trong ba thập kỷ, Suntory PepsiCo từ một trong những công ty có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên hoạt động tại nước ta vươn lên và giữ vững vị thế hàng đầu trong hơn hai thập kỷ với danh mục sản phẩm đa dạng, lan tỏa niềm vui đến hàng triệu người dùng Việt mỗi năm. Sản phẩm -196 được ra mắt gần đây là một ví dụ sắc nét về việc công ty có những bước tiên phong trong việc tiếp cận người dùng một cách sáng tạo và đem đến những trải nghiệm tiệm cận với người dùng ở thị trường phát triển. Sản phẩm -196 với công nghệ nghiền lạnh hiện đại, đã thành công tại những thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, Anh, và Úc, nay chính thức có mặt tại Việt Nam.Trái cây được đông lạnh ở nhiệt độ -196°C, sau đó nghiền nát và ngâm trong vodka, giữ trọn vẹn hương vị tươi mới và đặc trưng. Dựa trên triết lý Seikatsusha - lấy sự toàn diện của con người làm trọng tâm, thấu hiểu và đồng hành để đáp ứng mọi khía cạnh trong đời sống - đây là một trong những cải tiến nhằm đa dạng hóa lựa chọn cho người tiêu dùng, mang đến trải nghiệm thưởng thức độc đáo, phù hợp với mọi khoảnh khắc trong cuộc sống, từ những giây phút thư giãn đến những dịp tụ họp cùng bạn bè. Việc ra mắt sản phẩm không chỉ đánh dấu bước tiến mạnh mẽ của Suntory PepsiCo mà còn khẳng định thế mạnh trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành đồ uống nội địa thông qua không ngừng đa dạng hóa danh mục sản phẩm.Tinh thần đổi mới không chỉ thể hiện qua các sản phẩm mà còn được khắc họa trong sự phát triển sản xuất kinh doanh song hành cùng cam kết bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.Tinh thần đổi mới và sáng tạo còn được thể hiện xuyên suốt trong chuỗi giá trị, từ nghiên cứu phát triển sản phẩm đến các hoạt động phát triển bền vững của công ty tập trung vào 6 trụ cột tạo ra tác động tích cực cho môi trường và cộng đồng.Công ty bắt đầu hành trình thúc đẩy chuyển đổi bao bì bền vững, góp phần giảm phát thải carbon ra môi trường từ sớm thông qua cải tiến nhằm tăng khả năng tái chế của bao bì; giảm lượng nhựa nguyên sinh dùng trong bao bì và thúc đẩy sáng kiến bao bì làm từ nhựa tái sinh. Nỗ lực này giúp hàng năm giảm hơn 5.000 tấn nhựa, tương đương giảm phát thải 23.000 tấn CO2 ra môi trường. Suntory PepsiCo là công ty trong ngành nước giải khát giới thiệu sản phẩm có bao bì làm từ 100% nhựa tái sinh tại Việt Nam vào năm 2022, và liên tục giới thiệu thêm nhiều cải tiến trong những năm tiếp theo như trà Oolong TEA+ có bao bì nhựa tái sinh hoàn toàn vào năm 2023. Những sáng tạo này không chỉ giúp tối ưu hóa tài nguyên, thúc đẩy tuần hoàn mà còn giảm đáng kể tác động đến hệ sinh thái.Công ty liên tục mở rộng danh mục sản phẩm với việc ra mắt những sản phẩm không đường, ít đường và bổ sung vitamin tốt cho sức khỏe như Pepsi Zero, Revive Zero Calo, TEA+ Ô Long Xanh và 7 Up Soda Chanh không đường, được cải tiến về công thức để mang đến trải nghiệm mới mẻ cho người tiêu dùng. Những sản phẩm này không chỉ đáp ứng nhu cầu về sức khỏe mà còn lan tỏa thông điệp sống tích cực đến cộng đồng. Việc liên tục nghiên cứu và phát triển các sản phẩm đa dạng đã củng cố vị thế hàng đầu của Suntory PepsiCo, thể hiện năng lực sáng tạo không ngừng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện đại mà còn tiên phong tạo xu hướng.Những sáng tạo tiên tiến không chỉ là dấu ấn trong chiến lược phát triển của Suntory PepsiCo tại Việt Nam, mà còn là cam kết đầu tư lâu dài. Tháng 4 vừa qua, công ty khởi công nhà máy tại Long An, đây là nhà máy thứ 6 và là dự án có vốn đầu tư lớn nhất trong ba thập kỷ công ty hoạt động tại Việt Nam. Với công suất lên tới 800 triệu lít/năm, đây là nhà máy lớn nhất của tập đoàn tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Nhà máy mới được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực sản xuất và ứng dụng công nghệ tiên tiến để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng.Những nỗ lực đổi mới để mang lại giá trị toàn diện cho người tiêu dùng cũng như cộng đồng của Suntory PepsiCo đã được ghi nhận bởi nhiều Cơ quan tổ chức uy tín thông qua giải thưởng danh giá cả trong và ngoài nước, trong đó có danh hiệu "Doanh nghiệp có chiến lược chuyển đổi xanh tiêu biểu năm 2024" do báo Vietnam Investment Review và Bộ Kế hoạch Đầu tư trao tặng. Những thành tựu này là minh chứng cho tinh thần tiên phong trong đổi mới và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, không chỉ góp phần thúc đẩy ngành đồ uống tại Việt Nam mà còn đồng hành cùng người Việt trong mọi khoảnh khắc đời sống, mang lại những giá trị thiết thực cho cộng đồng.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư