Học bổng của Chính phủ Ba Lan có yêu cầu gì ở ứng viên?
Nam Birthday tên thật là Bùi Phương Nam, sinh năm 1997, trú tại huyện Văn Giang, Hưng Yên. Anh gây ấn tượng bởi vẻ ngoài điển trai, được chú ý khi trở thành nhà sáng tạo nội dung trên TikTok. Ở nền tảng này, trang cá nhân của Nam Birthday có hơn 1 triệu lượt theo dõi. Những clip anh đăng tải hút hàng trăm nghìn đến hàng triệu lượt xem.Trong những buổi livestream, Nam Birthday cũng thường xuyên ca hát phục vụ mọi người. Thậm chí trên YouTube, nhà sáng tạo nội dung sinh năm 1997 còn đăng tải một số sản phẩm âm nhạc như Kẻ thật lòng phía sau, Con hứa sẽ về, Thương một người mất cả tương lai…Không riêng gì TikTok, tài khoản Facebook của Nam Birthday cũng có hơn 161.000 người theo dõi. Được biết ngoài làm sáng tạo nội dung, TikToker còn phát triển công việc kinh doanh.Trên trang cá nhân, Nam Birthday thường chia sẻ hình ảnh đi du lịch, check in ở những địa điểm sang chảnh khiến nhiều người đồn đoán anh sở hữu khối tài sản khủng. Hồi tháng 8.2024, TikToker 28 tuổi gây chú ý khi chia sẻ hình ảnh chiếc xế hộp sang trọng cùng dòng trạng thái: “Thay áo mới cho em”.Mới đây, đoạn clip Nam Birthday livestream khi đang làm việc với cảnh sát giao thông nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng. Theo ghi nhận, trong đoạn phát trực tiếp, khi được đề nghị kiểm tra nồng độ cồn, nhà sáng tạo nội dung 9X yêu cầu lực lượng chức năng phải xuất trình các giấy tờ về việc được giao đi tuần tra. Khi video được chia sẻ trên mạng xã hội, nhiều người không khỏi bức xúc trước cách xử lý của Nam Birthday, đề nghị cơ quan chức năng làm rõ và xử lý nghiêm.Kinh doanh cùng mặt hàng, người 'đắt như tôm tươi', người khóc ròng điêu đứng
Sáng 11.3, Quân khu 5 và Tỉnh ủy Quảng Ngãi phối hợp tổ chức hội thảo "Khởi nghĩa Ba Tơ - Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm" tại TT.Ba Tơ (H.Ba Tơ, Quảng Ngãi) với sự tham dự của nhiều tướng lĩnh, nhà nghiên cứu, nhà khoa học, lãnh đạo các cấp... Đây là một trong các hoạt động kỷ niệm 80 năm Khởi nghĩa Ba Tơ (11.3.1945 - 11.3.2025).Các tham luận tại hội thảo đã phân tích nhiều khía cạnh về nghệ thuật quân sự, thế trận lòng dân và lòng dũng cảm, chớp thời cơ từ bối cảnh lịch sử làm nên cuộc khởi nghĩa vang dội của Đội du kích Ba Tơ và nhân dân.Theo thiếu tướng Lê Ngọc Hải, Tư lệnh Quân khu 5, cuối năm 1941, khu căng "an trí" Ba Tơ có hơn 50 tù chính trị. Đầu năm 1942, Chi bộ căng "an trí" Ba Tơ ra đời và dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của chi bộ, cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ vang dội đã thắng lợi. Đội du kích Ba Tơ khẳng định giá trị cốt lõi của cách mạng Việt Nam, đó là gắn bó mật thiết giữa Đảng, quân đội và nhân dân.Theo tham luận của thượng tướng, PGS-TS Võ Tiến Trung (Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Ủy viên Quân ủy Trung ương, nguyên Giám đốc Học viện Quốc phòng), những người tù chính trị tại căng "an trí" Ba Tơ tuy chưa nhận được chỉ thị của Trung ương "Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" nhưng đã nhạy bén nắm bắt thời cơ, bối cảnh lịch sử để khởi nghĩa thành công. Đêm 9.3.1945, hội nghị Tỉnh ủy lâm thời Quảng Ngãi đã phân tích, đánh giá tình hình, đưa ra các quyết định quan trọng, cấp bách. Chính việc nắm bắt thời cơ cùng sự quyết đoán đã đưa cuộc khởi nghĩa thành công, không đổ máu đội ngũ cách mạng và nhân dân vào chiều 11.3.1945. Khởi nghĩa Ba Tơ là khởi nghĩa đầu tiên giành thắng lợi khu vực Nam Trung bộ. Ngày 12.3.1945, Đội du kích Ba Tơ được thành lập, nòng cốt có 28 người, cũng trở thành đội du kích đầu tiên của Nam Trung bộ.Phát biểu tại hội thảo, bà Bùi Thị Quỳnh Vân, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, cho biết sự ra đời của du kích Ba Tơ, tổ chức vũ trang cách mạng đầu tiên của Đảng ở Nam Trung bộ, là tiền thân của lực lượng vũ trang Quân khu 5.Nhắc lại đánh giá của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bà Bùi Thị Quỳnh Vân nói về Đội du kích Ba Tơ: Đó là những người với phẩm chất chính trị cao, tài năng tổ chức và hành động giỏi… đã chỉ huy tác chiến ở hầu hết các mặt trận miền Nam Trung bộ từ những ngày cách mạng tháng Tám đến 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ... Tham luận của thiếu tướng Lê Ngọc Hải, Tư lệnh Quân khu 5, khẳng định vai trò to lớn của đồng bào Hrê ở Ba Tơ, dù khó khăn gian khổ vẫn đứng về phía cách mạng, làm nên thành công cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ. Theo thiếu tướng Hải, vai trò của đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp cách mạng đã thúc đẩy ý thức đoàn kết dân tộc, đó là một yếu tố quyết định thành công của cách mạng Việt Nam. Các tham luận khác cũng đánh giá đóng góp của nhân dân trong cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ rất to lớn: Đó là đóng góp lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cần thiết để nuôi dưỡng Đội du kích Ba Tơ, tham gia chế tạo vũ khí thô sơ, gia nhập lực lượng du kích… Sự tham gia đó là nhân tố quyết định tạo nên thành công của cuộc khởi nghĩa. Đó là "thế trận lòng dân" trong Khởi nghĩa Ba Tơ, khẳng định sức mạnh của cách mạng nằm ở nhân dân.
Sao Việt và những màn lên đồ 'chất ngất' cùng trang phục vải da
Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, Việt Nam vẫn giữ vững cục diện đất nước hòa bình, ổn định và phát triển. Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí đã nhấn mạnh: "Việt Nam được dư luận quốc tế coi là một trong những điểm sáng của khu vực".Phó thủ tướng cho biết, trong năm 2024, Việt Nam đã tiến hành tổng cộng 60 hoạt động đối ngoại, trong đó có 21 chuyến thăm tới các nước và tham dự các hội nghị đa phương; đón 25 đoàn lãnh đạo các nước thăm Việt Nam, ký kết mới hơn 170 thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực có nhu cầu và lợi ích.Trong năm nay Việt Nam đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện với các đối tác lớn như Úc, Pháp, Malaysia, nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược với Brazil, thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với Mông Cổ và UAE. Bên cạnh đó, với việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Malawi, Việt Nam đã chính thức có quan hệ ngoại giao với tất cả các nước châu Phi, nâng các nước có quan hệ ngoại giao lên 194 nước"Các hoạt động đối ngoại được triển khai một cách chủ động, tích cực, đạt nhiều kết quả thực chất, tạo nên tầm vóc đối ngoại mới, tạo đà thuận lợi cho đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", ông Sơn khẳng định.Chia sẻ về đối ngoại, ngoại giao Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, đối ngoại đóng vai trò quan trọng, định vị Việt Nam thuận lợi trong dòng chảy của thời đại và kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để phục vụ cho sự vươn mình của đất nước."Yếu tố bảo đảm cho sự vươn lên của dân tộc là môi trường chiến lược hòa bình, hữu nghị, hợp tác thuận lợi cho phát triển. Do đó nhiệm vụ của đối ngoại là làm thế nào củng cố, giữ vững cục diện này vững vàng trước các biến động, tạo điều kiện cho đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới", Phó thủ tướng nhấn mạnh.Bên cạnh đó, đối ngoại có thể đóng vai trò kiến tạo, động lực, mở ra các cơ hội mới cho đất nước vươn mình. Trong đó đối ngoại đóng vai trò kết nối nội lực với ngoại lực, trong đó nội lực là cơ bản, lâu dài, ngoại lực là quan trọng, đột phá.'Việt Nam có khả năng, điều kiện tham gia nhiều hơn nhưng cũng được kỳ vọng đóng góp nhiều hơn cho hòa bình, phát triển và giải quyết các vấn đề chung của nhân loại, góp phần xây dựng và bảo vệ trật tự quốc tế công bằng, bình đẳng dựa trên luật pháp quốc tế", Phó thủ tướng khẳng định.Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn chia sẻ thêm, tầm vóc lịch sử và văn hóa, vị thế chính trị và kinh tế của đất nước tạo điều kiện cho việc phát huy "sức mạnh mềm" của dân tộc. Đồng thời, để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới đòi hỏi cần xây dựng nền đối ngoại, ngoại giao ngày càng toàn diện, hiện đại, chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới.Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, ngoại giao kinh tế tiếp tục đóng góp tích cực vào những thành tựu kinh tế chung của đất nước dù kinh tế thế giới còn trong giai đoạn khó khăn.Trong năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu dự kiến cán mốc kỷ lục mới hơn 800 tỉ USD; Việt Nam tiếp tục là một trong những nước tiếp nhận FDI lớn nhất thế giới; đón hơn 15,8 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong 11 tháng đầu năm, tăng 44% so với cùng kỳ năm 2023.Bên cạnh đó, theo Phó thủ tướng, gần 6 triệu người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại hơn 130 quốc gia là bộ phận không thể tách rời của dân tộc.Nguồn đầu tư, kiều hối, tri thức của kiều bào thực sự là những nguồn lực quan trọng cho phát triển đất nước với 421 dự án FDI và tổng vốn đăng ký 1,72 tỉ USD tại 42/63 tỉnh, thành; nguồn kiều hối dự báo đạt 16 tỉ USD năm 2024.
Nơi đây còn là Hội quán Tuệ Thành của người Hoa gốc Tuệ Thành (tên cũ của Quảng Châu, Trung Quốc) thuộc bang Quảng Đông - bang lớn nhất của người Hoa ở Chợ Lớn.Theo nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Đình, ban đầu chùa có mặt bằng hình chữ Khẩu (nhà bốn phía, giếng trời ở giữa). Nếu như chùa miếu VN, tòa thiêu hương thông nhang khói thường đặt sau hoặc ngoài khu vực chánh điện thì chùa Bà đặt lò thiêu hương ngay giếng trời, trước chánh điện. Năm 1908, chùa mở rộng thêm một giếng trời với trung điện nằm giữa. Trên hệ cột, kèo là các liễn đối, các bức đại tự thể hiện những kỹ thuật đặc sắc của người Hoa như: thư pháp, chạm khắc, sơn thếp…Chùa Bà nổi bật bởi phù điêu, cụm tiếu tượng (tượng vui) bằng gốm tráng men nhiều màu sắc trên mái hiên, nóc chùa, vách tường dựa vào các điển tích Trung Quốc xưa như: Lưỡng long tranh châu, tứ linh, bát tiên quá hải, Phúc Lộc Thọ, thầy trò Đường Tăng…Làm tiếu tượng là nghề đặc trưng vùng Phật Sơn, Quảng Đông ra đời khoảng thế kỷ 16 du nhập và phát triển ở Chợ Lớn khoảng thế kỷ 19 với các lò nổi tiếng thời bấy giờ là Đồng Hòa, Bửu Nguyên… Tiếu tượng chỉ nhằm trang trí, tạo sự vui tươi, gần gũi cho nơi linh thiêng. Tiếu tượng xuất hiện nhiều trên đình, chùa, miếu ở Chợ Lớn, Biên Hòa, Bình Dương và miền Tây, đến đầu thế kỷ 20 thì thất truyền.Tại chùa hiện vẫn còn rất nhiều cổ vật có giá trị: bộ lư đồng pháp lam đúc năm 1886; lệnh viết tay của đại úy D'Ariès cấm binh sĩ Pháp - Tây Ban Nha phá hoại chùa; hai đại hồng chung đúc năm 1795 và 1830…Năm 1993, chùa Bà được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.(*): Đối với người Hoa, Thiên hậu thánh mẫu (tên thật là Lâm Mặc Nương, sinh năm 1062 ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc) là vị nhân thần bảo hộ người đi biển. Người dân dành ngày 23 tháng 3 âm lịch hằng năm để tưởng nhớ bà, nên đây cũng là ngày hội chính của chùa.
‘Chạm để thanh toán-Gửi ngàn yêu thương’: Gây quỹ ủng hộ bệnh nhân ung thư vú
Chiều 12.1, Trường ĐH Đồng Tháp có trận đấu cuối cùng vòng bảng gặp Trường ĐH Cần Thơ tại vòng loại Tây Nam bộ giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III – 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025). Sau 2 lượt trận đầu tiên, Trường ĐH Đồng Tháp mới có 2 điểm (2 trận hòa), Trường ĐH Cần Thơ được 3 điểm (1 trận thắng, 1 trận thua). Vì vậy, trận đấu này cực kỳ quan trọng, đội nào giành chiến thắng sẽ vào bán kết, đội thua phải nói lời chia tay giải.Với tính chất của trận "play off", không chỉ cầu thủ mà ban huấn luyện 2 đội cũng rất lo lắng, hồi hộp, đặc biệt là đối với Trường ĐH Đồng Tháp. Bởi trong số 66 đội tham dự vòng loại cả nước thì Trường ĐH Đồng Tháp là đội duy nhất thuê HLV người nước ngoài dẫn dắt các cầu thủ. Khát khao giành tấm vé dự VCK toàn quốc của đại diện đến từ đất sen hồng đang được kỳ vọng rất nhiều vào tài cầm quân của ông João Pedro Felipe Salgueiro (38 tuổi, người Bồ Đào Nha). Ngoài yếu tố chuyên môn, cuộc đối đầu với Trường ĐH Cần Thơ còn vô cùng đặc biệt với HLV João Pedro Felipe Salgueirongoại khi mẹ ông là bà Maria Felipe (65 tuổi) đã từ Bồ Đào Nha bay về Cần Thơ để ủng hộ tinh thần con trai và Trường ĐH Đồng Tháp. Bà là người luôn đồng hành, tạo điều kiện để con trai mình thực hiện ước mơ trở thành một HLV bóng đá chuyên nghiệp khi còn nhỏ.Bà Maria Felipe cho biết, HLV João Pedro Felipe Salgueiro mồ côi cha khi mới 8 tuổi. Ở châu Âu, bà không có anh chị em nên con trai chính là người thân duy nhất của bà. "Nhà chỉ có 2 mẹ con nên tôi luôn ủng hộ mọi quyết định của João. Năm 12 tuổi, João đã muốn trở thành một HLV bóng đá. Đây là một ngành nghề khó, đòi hỏi rất nhiều sự cống hiến nên lúc nào tôi cũng muốn ở khích lệ tinh thần con trai", bà Maria Felipe nói.Trước khi đến Việt Nam, HLV João Pedro Felipe Salgueiro từng tham gia công tác huấn luyện, học tập chuyên môn ở nhiều nước như Singapore, Ấn Độ, Anh. Ở đâu, ông cũng nhận được sự quan tâm của mẹ, thỉnh thoảng mẹ ông lại từ Bồ Đào Nha sang thăm. Còn khi ông về Việt Nam, mỗi năm bà sắp xếp thăm vào lúc hè."Tuy nhiên, để cổ vũ cho tôi trong trận cầu căng thẳng, mẹ đã quyết định "phá lệ" bay về Việt Nam một lần nữa. Mẹ là một phần rất quan trọng trong sự nghiệp của tôi. Tôi hy vọng Trường ĐH Đồng Tháp sẽ có một ngày thi đấu trọn vẹn, để mang đến sự tự hào cho bà", HLV João Pedro Felipe Salgueiro chia sẻ.Theo bà Maria Felipe, HLV João Pedro Felipe Salgueiro đã có gia đình, lấy vợ là người Việt Nam, đặc biệt quê nhà con dâu cũng ở Đồng Tháp. Với chuyến đi "nằm ngoài dự định" này, bà sẽ quyết định ở lại Việt Nam để ăn Tết Nguyên đán. Bởi khi đến đây, bà cảm nhận rõ sự nhiệt tình, thân thiện, mến khách của người Việt Nam và gia đình sui gia.Vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO có 66 đội sẽ chia vào 6 bảng thi đấu theo khu vực địa lý từ ngày 28.12.2024 đến 18.1.2025. Cụ thể gồm khu vực phía bắc (từ ngày 30.12.2024 - 10.1.2025 tại sân Trường ĐH Thủy Lợi); khu vực Duyên hải miền Trung (từ ngày 6.1 - 12.1.2025 tại sân Quân khu 5 - Đà Nẵng); khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên (10.1 - 18.1.2025 tại sân Trường ĐH Nha Trang); khu vực Đông Nam bộ (4.1 - 12.1.2025 tại SVĐ Bàu Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu); khu vực Tây Nam bộ (8.1 - 17.1.2025 tại SVĐ Cần Thơ) và khu vực TP.HCM (28.12.2024 - 15.1.2025 sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng) để chọn ra 11 đội cùng với đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng tranh vòng chung kết giải từ 1.3 - 16.3.2025.