Đến chợ An Truyền ăn bánh xèo cá kình
Việc đá sau sẽ giúp đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa và Trường ĐH TDTT Đà Nẵng có thể chủ động tính toán cho khả năng đi tiếp của mình, với mặc định sẽ giành 2 ngôi đầu bảng B nếu Trường ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM) thắng hoặc hòa Trường ĐH Văn Hiến.Trong trường hợp Trường ĐH Văn Hiến thắng cách biệt và giành trọn 3 điểm, đồng nghĩa có cùng 4 điểm và thành tích đối đầu là hòa với Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa, đại diện miền Bắc sẽ cần 1 điểm để bảo đảm suất nhì bảng B.Thậm chí, nếu tân binh của VCK giải TNSV THACO cup 2025 đánh bại trường ĐH TDTT Đà Nẵng (đang có 6 điểm) thì họ sẽ đoạt ngôi nhất bảng để hướng tới đối thủ nhẹ cân hơn ở vòng tứ kết.Sẽ rất bất ngờ nếu đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa dừng chân ở vòng bảng, ngược lại khí thế đang lên của họ sẽ đem đến kỳ vọng về một màn trình diễn ấn tượng nữa để đoạt ngôi đầu bảng B trước Trường ĐH TDTT Đà Nẵng.Về phần mình, các học trò của HLV Trần Trung Kiên sau 2 trận toàn thắng đã sớm đoạt vé vào tứ kết. Hẳn nhiên họ sẽ xáo trộn đội hình xuất phát, cho những trụ cột thi đấu nhiều nghỉ ngơi, để những cái tên ít thi đấu có cơ hội ra sân chứng tỏ bản thân.Ở một giải đấu có tính cạnh tranh cao và đòi hỏi sức bền thể lực như VCK TNSV THACO cup 2025, thì những tính toán dài hơi là điều cần thiết cho những đội bóng giàu tham vọng.Trường ĐH TDTT Đà Nẵng hẳn nhiên không là ngoại lệ, nhưng chúng ta vẫn có cơ sở chờ một màn so tài hấp dẫn giữa 2 đội bóng có nhiều cá nhân hay, với khát vọng của những cầu thủ lần đầu được trao cơ hội đá chính.SafeGate và BlueOC hợp tác đưa dịch vụ an ninh mạng Việt Nam ra quốc tế
Chiều 26.1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng đoàn công tác đến thăm, chúc tết cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện ĐKTƯ Cần Thơ, bệnh viện tuyến cuối trực thuộc Bộ Y tế tại miền Tây.Cùng đi có Bí thư Thành ủy Cần Thơ Đỗ Thanh Bình; Phó chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Thái Thu Xương; Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Việt Trường…Báo cáo với Chủ tịch Quốc hội, BS.CK2. Nguyễn Minh Vũ, Giám đốc Bệnh viện ĐKTƯ Cần Thơ cho biết, năm 2024, bệnh viện đã hoàn thành xuất sắc công tác khám chữa bệnh với tất cả các chỉ tiêu chuyên môn đều đạt và vượt kế hoạch. Số lượt khám bệnh ngoại trú đạt 137,24%; số lượt điều trị nội trú đạt 163,57%; công suất sử dụng giường bệnh đạt 140,83% và số ca phẫu thuật đạt 136%.Bệnh viện cũng đã triển khai nhiều kỹ thuật chuyên sâu, góp phần cứu sống nhiều bệnh nhân nguy kịch và khẳng định được vai trò của bệnh viện tuyến cuối trực thuộc Bộ Y tế tại ĐBSCL. Nổi bật là việc thực hiện thành công 7 ca ghép thận với sự hỗ trợ của Bệnh viện Chợ Rẫy; triển khai 12 ca thăm dò, đốt điện sinh lý điều trị rối loạn nhịp tim; 25 trường hợp bít dù thông liên nhĩ, điều trị các dị tật tim bẩm sinh. Nhiều kỹ thuật như phẫu thuật tim hở, can thiệp mạch máu não và các tạng, phẫu thuật thần kinh sọ não, thay khớp... tiếp tục được hoàn thiện góp phần cứu sống nhiều trường hợp bệnh nhân nguy kịch.Đặc biệt, từ nguồn Quỹ phục hồi kinh tế của Quốc hội chỉ sau 5 tháng thi công, bệnh viện đã hoàn thành và đưa vào sử dụng khu điều trị mới với diện tích gần 3.300 m2, tổng kinh phí đầu tư khoảng 70 tỉ đồng. Qua đó, không chỉ bố trí không gian mới cho các khoa Đột quỵ, khoa Tim mạch can thiệp, khu hồi sức ngoại mà còn tăng cường thêm 3 phòng mổ hiện đại, giảm giảm tải đáng kể cho bệnh viện.Về mục tiêu năm 2025, BS Vũ cho biết, bệnh viện tiếp tục phấn đấu hoàn thành đề án mở rộng quy mô giường bệnh lên 1.400 giường và đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng đặc biệt. Song song đó là xây dựng trung tâm chuyên sâu, có chuyên khoa Nhi và sẵn sàng tiếp nhận Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình xây dựng tại TP.Cần Thơ… Đặc biệt, bệnh viện đang xây dựng lộ trình phát triển kỹ thuật ghép gan trong giai đoạn 2025 - 2027.
Chàng du học sinh có hơn 10 nghiên cứu khoa học điều trị ung thư
Ngày 15.1, TAND tỉnh Vĩnh Long xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Huỳnh Kim Thanh (46 tuổi, ngụ xã Bình Ninh, H.Tam Bình, Vĩnh Long) 16 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Theo cáo trạng, năm 2000, Thanh vay 1,4 tỉ đồng để mở trại nuôi cá và nuôi heo tại nhà. Việc chăn nuôi không hiệu quả khiến bị cáo Thanh lâm vào nợ nần. Năm 2017, để có tiền trả nợ, Thanh đưa thông tin gian dối cho 13 bị hại ở H.Tam Bình rằng mình làm nghề cho vay đáo hạn ngân hàng.Mức lãi Thanh đưa ra từ 3.000 - 5.000 đồng/triệu đồng/ngày, hoặc 1 - 5%/tháng và sẽ trả đủ tiền gốc, tiền lãi từ 10 - 30 ngày. Trong thời gian này, Thanh đưa ra nhiều thủ đoạn gian dối để bị hại tin tưởng, đưa tiền cho Thanh vay. Để các bị hại tin tưởng, Thanh lấy tiền của người vay sau trả cho người đã vay trước.Bằng thủ đoạn này, bị cáo Thanh đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 10,6 tỉ đồng của 13 bị hại để tiêu xài, đóng hụi, sửa nhà... Đến tháng 9.2022, không còn khả năng duy trì, Thanh bỏ trốn khỏi địa phương và bị bắt giữ sau đó.Riêng hành vi của các bị hại, do tin tưởng thông tin gian dối từ Thanh rồi cho Thanh vay nhiều lần nên chưa đủ yếu tố cấu thành hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.Tại tòa, cũng như trong quá trình điều tra, Thanh đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải. Căn cứ vào tình tiết, chứng cứ và lời khai tại tòa, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo mức án như trên.
Tại các tỉnh miền Tây, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: Mực nước tại các trạm trên dòng chính sông Mekong biến đổi chậm với xu thế xuống dần và thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,15 - 1,5m. Dự báo xâm nhập mặn có xu thế tăng dần trong giai đoạn từ nay đến 30.4 do ảnh hưởng của triều cường. Ranh mặn 4‰ trên sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây có thể xâm nhập sâu từ 90 - 120 km; cửa sông Tiền khoảng 50 - 60 km, sông Hậu 40 - 50 km; sông Cái Lớn từ 45 - 55 km.
Chung kết ILA Speak Up 2023: Những cá tính tài năng tỏa sáng
Tuấn dẫn tôi lên núi. Những dãy núi đá ở xã Đỉnh Sơn sừng sững, cây cối um tùm. "Bên kia núi là thung lũng, nơi mình khởi nghiệp", Tuấn nói.Tuấn leo lên chiếc "ca bin" làm bằng những tấm gỗ rồi giật cho máy nổ. Trong chốc lát, chiếc "ca bin" đưa Tuấn lên đến gần đỉnh núi. Tôi men theo con đường mòn để lên núi. Con đường nhỏ, cheo leo vách đá và phải mất hơn 20 phút mới đến nơi. "Thời gian đầu mình cũng phải leo bộ như thế này. Ngày thả lợn vào rừng, mình phải nhờ 7 người khỏe mạnh, gánh từ 7 giờ đến 15 giờ mới vận chuyển xong 16 con lợn lên núi", Tuấn kể.Để giảm công sức đi lại, tiện cho việc vận chuyển lợn và các vật dụng, Tuấn lên mạng tìm hiểu và mày mò tự chế cáp treo. Cáp treo gồm 2 sợi dây cáp nối từ chân núi lên gần đến đỉnh và một cái "ca bin" bằng gỗ để ngồi. Tuấn lắp máy nổ trên "ca bin" để kéo sợi dây cáp thứ 3 cho "ca bin" di chuyển. Tuy nhiên, cáp treo chỉ hỗ trợ chiều lên, còn khi xuống vẫn phải cuốc bộ trên ghềnh đá lởm chởm.Đứng trên núi nhìn xuống là một thung lũng khá rộng được bao bọc bởi các dãy núi và rừng cây. Thung lũng này trước đây là nơi trồng ngô, sắn của vài gia đình, nhưng do đường đi khó khăn nên họ bỏ. Thấy đất bỏ hoang lãng phí, Tuấn tận dụng để thả lợn rừng và hiện nay đây đã trở thành nơi trú ngụ và sinh sản của gần 200 con.Nhà nghèo nên Tuấn chỉ học đến lớp 3 rồi nghỉ. Lớn lên, Tuấn vào Nam làm công nhân rồi đi xuất khẩu lao động ở Ba Lan. "Sang Ba Lan, gặp phải dịch Covid-19 nên không có việc, mình chán nản và nghĩ sẽ quay về quê để bám rừng khởi nghiệp. Thung lũng này và phía trong còn có một số thung lũng nữa mình đã biết từ khi còn bé thường đi lấy củi cho gia đình nên nảy sinh ý định sẽ về nuôi lợn rừng theo mô hình hoang dã. Mình lên mạng tìm kiếm thông tin, kinh nghiệm về nuôi lợn rừng và thấy rất khả thi nên quyết định về quê", Tuấn kể.Năm 2022, sau khi khảo sát kỹ lưỡng thung lũng, Tuấn quyết định mua 16 con lợn rừng để thả. Được sống trong môi trường hoang dã với diện tích khoảng 100 ha núi rừng, nguồn thức ăn tự nhiên khá dồi dào nên lợn phát triển tốt. Tuấn thỉnh thoảng bổ sung thêm các loại thức ăn như chuối, ngô hạt, mía. Đàn lợn vì thế rất gần gũi với ông chủ. Khi nghe tiếng gọi của Tuấn, đàn lợn rừng đang kiếm ăn trên núi kéo nhau chạy xuống. Để nhân giống đàn lợn, Tuấn nuôi nhiều lợn nái và những con lợn mẹ này sinh sản rất đều đặn. Nhờ sống trong môi trường hoang dã rộng lớn nên thịt lợn chắc, ngon. Thung lũng này cách biệt với khu dân cư và gần như không có người lui tới nên cũng thuận lợi trong việc phòng chống dịch bệnh cho đàn lợn rừng.Sau 2 năm khởi nghiệp, Tuấn đã nhân đàn lợn lên gần 200 con và xuất bán khá nhiều lợn thịt và lợn giống. Lợn hơi được bán với giá 220-250 ngàn đồng/kg. Mỗi con lợn rừng nuôi 1 năm nặng khoảng 25 kg, xuất bán thu về 5-6 triệu đồng/con. Dù mới khởi điểm và đang ở giai đoạn nhân giống, nhưng cả lợn thịt lẫn lợn giống đã xuất bán, năm nay Tuấn thu về hàng trăm triệu đồng.Để mở rộng đầu ra, Tuấn tạo tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội, đăng tải clip về đàn lợn rừng của mình, thu hút sự theo dõi của nhiều người. "Nuôi lợn rừng theo mô hình này ban đầu không cần nhiều vốn, chi phí nuôi rất thấp, hiệu quả lại cao; chất lượng thịt ngon nên đầu ra rất rộng. Ở nước ta có nhiều vùng núi có địa hình tương tự, mình sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với các bạn có nhu cầu tìm hiểu và nuôi lợn rừng theo mô hình này", Tuấn bộc bạch.