Khu xử lý rác thải 'bức tử' đồng lúa
Ông Chiên cũng cho biết: "Chúng tôi, những người trông nom chùa và người dân địa phương từ lâu rất mong muốn được các cấp chính quyền xem xét, nghiên cứu để tu sửa, bảo vệ để giữ gìn giá trị của di tích chùa Viên Quang. Chính quyền xã đã làm đơn gửi các cấp trên nhưng đến nay chùa vẫn chưa được tu sửa".Trung Quốc thúc đẩy triển khai chiến đấu cơ tàng hình cho tàu sân bay
Tương tự nhiều làng cổ khác của vùng chiêm trũng Bắc bộ, làng Nôm thuộc Đại Đồng, Hưng Yên vẫn còn đó những nét đẹp cổ kính, trầm mặc, từ đình làng, ao làng, đường làng, cùng 19 nhà thờ họ biểu trưng cho con dân làng Nôm. Ở đời thường, nhắc đến Nôm là gợi ngay về nghề đặc thù của làng, ấy là buôn đồng nát. Cái nghề ấy "lẻn" cả vào thơ vè, định danh cụ thể về làng rằng: "Đồng nát thì về cầu Nôm".Ngược dòng lịch sử, tìm hiểu chuyện hình thành làng Nôm thông qua cụm di tích đình làng còn lưu lại mới biết thành hoàng làng Nôm chính là thánh Tam Giang - vị anh hùng dân tộc vẻ vang chống ngoại xâm chẳng liên quan gì đến nghề đồng nát. Ở vùng chiêm trũng Bắc bộ, thánh Tam Giang có hai hóa thân là thiên thần và nhân thần. Ở góc độ thiên thần, đây là vị thần chuyên bảo hộ vùng sông nước. Còn ở nhân thần, thánh Tam Giang là vị tướng oai dũng chống giặc ngoại xâm, sau khi hy sinh vì nước, ông được người dân tôn thờ. Thống kê có đến gần 400 đình, đền, nghè ở các làng cổ phía bắc thờ thánh Tam Giang.Trong cụm di tích đình Tam Giang ở làng Nôm, ngoài kiến trúc cổ kính của đình làng, mái ngói, cầu đá… còn nổi bật một cây đa cổ thụ. Các cụ cao niên kể rằng đấy là nơi khi xưa thánh Tam Giang và quân sĩ buộc ngựa, chiêu binh phục vụ kháng chiến chống giặc. Việc chiêu mộ binh sĩ khắp nơi, mỗi người mang mỗi họ khác nhau, khi đất nước yên bình, nhiều người trong số đó ở lại, thành cư dân làng Nôm. Nguyên cớ có đến 19 dòng họ khác nhau ở đây là vì vậy.Cũng từ câu chuyện chiêu quân của đức thánh Tam Giang, bánh tày ra đời. Với chiều dài gần 40 cm, khẩu chỉ bằng 3 ngón tay chụm lại, cầm rất vừa tay, mỗi chiếc bánh đủ cho một người bình thường ăn no. Việc người làng Nôm phát minh ra bánh tày chính là để phục vụ nhu cầu lương binh cho quân sĩ, vừa đủ dưỡng chất vừa đáp ứng tính tiện dụng, dễ dàng vận chuyển, lưu trữ thời gian dài. Nhờ vậy, bánh tày là dạng lương thực để binh sĩ bồi bổ trong những chiến trận ác liệt hoặc những cuộc hành quân xa.Tên gọi bánh tày, khi tìm hiểu ra, cũng mang lại nhiều thuyết giải thú vị. Liệu chiếc bánh có liên quan gì đến dân tộc Tày hay không? Nếu nhìn lại danh sách các dòng họ đang hiện hữu ở làng Nôm và những họ phổ biến của người Tày như Đỗ, Lê, Tạ… có thể thấy có sự tương đồng. Biết đâu trong quá trình chiêu quân, các tráng sĩ người Tày cũng tham gia công cuộc vệ quốc, gia nhập binh đoàn thánh Tam Giang và mang thứ bánh lá đặc trưng của dân tộc mình vào đời sống quân ngũ?Một lý giải khác liên quan đến bánh tày bắt nguồn từ chiều dài chiếc bánh. Nếu đo trung bình độ dài một chiếc bánh tày sẽ tương đương chiều dài cẳng tay với điểm đầu là lòng bàn tay và điểm cuối là cùi chỏ. Trong phương ngữ vùng Bắc bộ, đặc biệt là cư dân Hà Tây, chữ "tay" khi phát âm sẽ được nhấn thêm dấu huyền để thành "tày". Trong quá trình tập hợp binh về làng Nôm, có thể trong số ấy có những người lính đến từ vùng Hà Tây, việc biến âm trong phương ngữ khiến chiếc bánh tay khi xướng âm biến thành bánh tày là vậy.Trở lại với thời bình, bánh tày làng Nôm chỉ được làm vào dịp tết hoặc những sự kiện thực sự trọng đại. Cấu tạo một chiếc bánh rất đơn giản chỉ với đậu xanh đánh (đậu xanh lột vỏ, luộc chín, xào đường theo tỷ lệ 1:1) và mỡ thăn lợn cắt thỏi dài. Hai thứ này dùng làm nhân, còn lớp vỏ bánh là gạo nếp bao quanh, áo là lá dong. Bánh tày, ngoại hình giản đơn chỉ có thế. Nhưng khi ăn, bánh tày thực sự gây ấn tượng bởi sự cân bằng hài hòa giữa các nguyên liệu, hương vị. Ngọt bùi của đậu, béo ngậy của mỡ, dẻo thơm của nếp…, tất cả hòa quyện theo từng miếng cắn rất vừa nhờ kích thước khác lạ với các dòng bánh lá hiện hữu.Là đặc sản làng Nôm, ai ăn cũng khen ngon nhưng để tìm người làm ra bánh tày hôm nay lại là chuyện nan giải khi cả làng chỉ còn lại cụ Tạ Đình Hùng hằng năm vẫn gói bánh tày mùa tết đến. Tham gia cùng cụ Hùng trong một chuyến gói bánh tày, được nghe giải thích và chứng kiến các công đoạn làm bánh, mới thấy đằng sau vẻ giản đơn của chiếc bánh con con là vô số công đoạn phức tạp. Đầu tiên là phân chia tỷ lệ nguyên liệu, để ra một mẻ 100 chiếc bánh cần 10 kg gạo nếp cái hoa vàng vụ mới, 10 kg đường trắng, 10 kg đậu xanh không vỏ, 10 kg mỡ thăn. Phần chuẩn bị nguyên liệu chỉ có khoản đậu xanh đánh là nhọc sức vì phải luộc cho đậu nhừ, đánh nhuyễn không còn thấy dáng hạt rồi trộn đường đảo đều. Cái vất vả là khi đậu quết cùng đường, đảo tay không đều và nhanh sẽ làm đường chảy gây cháy khét, mẻ nhân ấy coi như hỏng. Đậu đảo đến chín nhừ, vàng ươm là hoàn thiện.So sánh làm bánh tày và bánh chưng, cụ Tạ Đình Hùng bảo: "Làm bánh tày vất hơn bánh chưng nhiều, bánh chưng có khuôn, một bánh tôi làm chậm nhất chỉ 2 phút, gói được một bánh tày bằng gói 3 - 4 cái bánh chưng". Đem câu chuyện làm bánh tày hỏi các nhà bán bánh lá ở chợ Nôm, ai cũng lắc đầu: "Không làm đâu, nhọc công lắm chú ạ". Cái sự nhọc ấy, hóa ra chẳng phải khó ở khâu chuẩn bị nguyên liệu mà ở kỹ thuật gói. Chứng kiến cụ Hùng tay thoăn thoắt từng thao tác xếp lá dong, rải 100 gram nếp cho một cái bánh, đặt phần nhân bánh lên lớp nếp, đoạn lấy tay túm hai mép lá kéo lên cao, giật xóc nhẹ, cuộn lại thật nhanh và đều, rồi thắt dây là xong một cái bánh tày. Độ khó khi làm bánh chính là ở cú giật "kinh điển" ấy. Cụ Hùng biết gói bánh tày từ năm 10 tuổi, đến nay đã hơn 70 năm tuổi nghề và cú giật điệu nghệ ấy vừa đủ lực để lớp gạo mỏng te bám đều quanh lõi nhân. Tôi làm thử mấy chiếc bánh cùng cụ nhưng cứ đến công đoạn cuối cùng với thao tác giật là gạo bay đằng gạo, nhân rời đằng nhân, không thể nào căn đều cho được.Mỗi lần chuẩn bị cho một mẻ bánh 100 cái, mất 2 ngày trời, dù tuổi cao, sức yếu, nhưng cụ Tạ Đình Hùng vẫn cố gắng làm, bởi: "Lệ làng xưa mỗi khi bày cỗ tết hoặc cúng đình, phải có giò cây, bánh tày, chả hoa, đều là các thứ người làng tôi tự làm cả, có năm cầu kỳ hơn thì thêm món cá kho ủ trấu. Giờ các món ấy thất truyền hết, còn lại mỗi bánh tày. Gói bánh mệt người lắm nhưng con cháu ở xa chúng nó cứ bảo gói để lễ thánh và mang làm quà đặc sản làng Nôm. Mấy năm nay chúng nó đem bánh tày làm quà biếu tết, ai ăn cũng khen, chiều các cháu nên cố làm".Nhờ kích thước nhỏ, gói đều tay, cộng thêm 5 giờ luộc ngập sôi trong nước, bánh tày khi hoàn thiện ngon dẻo rền ngậy đến lạ kỳ, ăn no vẫn không ngán. Đem cắt lát miếng bánh do cụ Hùng làm, thấy rõ các lớp vỏ, nhân, mỡ phân bố đều tăm tắp, mắt nhìn đã thấy thèm. Ăn bánh của cụ Hùng thật ngon, nhưng cũng có chút bâng khuâng, bởi rằng món bánh tày trứ danh của làng Nôm đang thiếu người kế tục. Trong nhiều mâm cỗ dâng lễ thánh ngày xuân của người làng, bóng dáng bánh tày đang dần được thay bằng những cao lương mỹ vị hợp thời hơn. Lo rằng một ngày không xa, món bánh tày làng Nôm chỉ còn tồn tại trong hoài niệm và chuyện kể.
'Lật mặt 7' của Lý Hải cán mốc 100 tỉ đồng sau 3 ngày công chiếu
3. Các hoạt động phụ trợ tạo điều kiện kết nối thương mại trực tuyến và hợp tác kinh doanh, dự kiến thu hút gần 6.000 lượt khách tham quan.
Cô Đoàn Vũ (Đà Nẵng): 200.000 đồng; bác Nguyễn Vinh (Đà Nẵng): 200.000 đồng; bác Nguyễn Ngọc Hòa (48 Lê Thành Phương, Nha Trang, Khánh Hòa): 2.000.000 đồng; Trương Văn Quang (21/3 Hai Bà Trưng, P.6, TP.Đà Lạt, Lâm Đồng): 500.000 đồng; cô Chín (Q.Phú Nhuận, TP.HCM): 150.000 đồng; cô Thuận, chú Thi (Q.Bình Thạnh, TP.HCM): 4.000.000 đồng; bạn đọc (Đà Nẵng): 250.000 đồng; Gia đình Tú - Loan (533/41 Huỳnh Văn Bánh, P.13, Q.Phú Nhuận, TP.HCM): 500.000 đồng; bạn đọc Báo Thanh Niên (Nha Trang, Khánh Hòa): 300.000 đồng;Chuyển khoản: Ban doc: 200.000 đồng; ban doc: 300.000 đồng; Nguyen Minh Tung: 200.000 đồng; ban doc: 200.000 đồng; Ha Lam Giang: 300.000 đồng; Vu Phuong Lan: 200.000 đồng; Ngo Thi Giang: 500.000 đồng; Duong Thi Tung: 500.000 đồng; Nguyen Duong Hung: 300.000 đồng; Le Viet Quan: 300.000 đồng; ban doc: 300.000 đồng; Nguyen Hong Bao Tran: 1.000.000 đồng; Le Tien Phat: 100.000 đồng; ban doc: 500.000 đồng; Le Hong Phong: 1.000.000 đồng; ban doc: 200.000 đồng; Do Phuoc Dinh: 500.000 đồng; Gd Bac Hoanh (TP.Thu Duc): 500.000 đồng; Ly De: 2.000.000 đồng; Tran Ngoc Toan: 100.000 đồng; ban doc: 500.000 đồng; ban doc: 200.000 đồng; Vien Thi Thuy Hanh: 200.000 đồng; Duong Hong Phuc: 500.000 đồng; Pham Thi Thu Hong (Q.3): 250.000 đồng; Do Lam Hoang Trang: 500.000 đồng; Dinh Ty: 200.000 đồng; Nguyen Duc Kien: 200.000 đồng; ban doc: 1.000.000 đồng; Be Chi Anh Viet Anh Kha Anh The Anh: 500.000 đồng; ban doc Doan Le Loan: 500.000 đồng; ban doc: 1.000.000 đồng; Tran Van Huyen: 2.000.000 đồng; Huynh Thi Thuc Quyen: 200.000 đồng; Ha Thi Bich Ngoc: 200.000 đồng; Nguyen Van Huong: 500.000 đồng; La Dac Quang: 200.000 đồng; Nguyen Ha My Hanh: 5.000.000 đồng; Le Van Thai: 500.000 đồng; Dang The Tai: 500.000 đồng; Vo Viet Tien: 2.000.000 đồng; Nguyen Thi Thanh Truc: 200.000 đồng; Vo Huyen My: 100.000 đồng; Nguyen Van Bay: 10.000.000 đồng; Ngo Hong Son: 200.000 đồng; Bui Van Hoang: 500.000 đồng; Bui Thi Tuong Van: 200.000 đồng; Lai Xuan Thanh: 1.000.000 đồng; Vo Viet Dung: 500.000 đồng; Nguyen Thi Kim Hoang: 3.000.000 đồng; Trinh Hoang Nam: 1.500.000 đồng; Nguyen Thi Thao (Nguyen Thi Hong Phuong Ct): 500.000 đồng; Pham Thuy Lieu: 300.000 đồng; Nguyen Van Chung: 500.000 đồng; Tran Thi My Hanh: 200.000 đồng; Loc Phuong Foundation (Luong Huynh Truc Phuong Ct): 500.000 đồng; Nguyen Thi Thu Phong: 500.000 đồng; Lvty Cto: 500.000 đồng; Anh Dao: 200.000 đồng; Do Cac Lan: 500.000 đồng; Ngo Thi Minh Thu: 100.000 đồng; Pham Tu Uyen: 300.000 đồng; Vu Dinh Thao: 300.000 đồng; ban doc: 500.000 đồng; ban doc: 500.000 đồng; Vo Van Ut (Truong Ngoc Minh Ct): 200.000 đồng; Ho Dac Minh: 200.000 đồng; Mai Phuong Thao: 2.000.000 đồng; Nguyen Tan Quynh: 300.000 đồng; Do Thanh Nguyen: 200.000 đồng; Do Thi Hieu: 500.000 đồng; Ngo Quang Manh: 1.000.000 đồng; Nguyen Thu Hong: 100.000 đồng; Nguyen Thi Hong: 500.000 đồng; Nguyen Huynh Bao Anh: 300.000 đồng; ban doc: 300.000 đồng; ban doc: 500.000 đồng; Le Manh Hien: 300.000 đồng; Ong Luong Nam Viet: 5.000.000 đồng; Tran Thi Hai Au: 1.000.000 đồng; Dam Van Tuan: 2.000.000 đồng; Nguyen Hong Hanh: 200.000 đồng; Nguyen Ngoc Thanh: 1.000.000 đồng; ban doc: 100.000 đồng; Ngoc Diep: 1.000.000 đồng; Doan Thi Huyen Trang: 100.000 đồng; Huynh Ngoc Thanh: 100.000 đồng; Ba Nguyen Thi Doan: 10.000.000 đồng; Dinh Uoc (Nguyen Thi Oanh Ct): 500.000 đồng; Pham Thi Ngoc Tu: 30.000 đồng; Truong Thi Hong Hanh: 2.000.000 đồng; Ba Ha Trung (Nguyen Thi Y Lan Ct): 1.000.000 đồng; Pham Tu Long: 100.000 đồng; Nguyen Hoang Quan: 200.000 đồng; Vo Thi Thanh Nga: 500.000 đồng; Doan Ngoc Phuong: 1.000.000 đồng; Ho Kim Thang: 250.000 đồng; Truong Thi Ha Diep: 1.500.000 đồng; Chu Tam Khoe (Cu Chi ): 1.000.000 đồng; Mai Thi Thuy: 500.000 đồng; Ly Thu Thuong: 1.000.000 đồng; Nguyen Thi Thuy: 100.000 đồng; Le Thi Thu Ngan: 200.000 đồng; Tran Van Thong (Q.3): 500.000 đồng; Trang (Q.6): 200.000 đồng; Do Thanh Long: 100.000 đồng; Tran Tan Tam: 1.000.000 đồng; Nguyen Thi Ngoc Ha: 50.000 đồng; Ly Thanh Khoa: 100.000 đồng; Le Thi Thanh Xuan: 200.000 đồng; Pham Thi Kim Tam: 1.000.000 đồng; Bui Cong Khanh: 300.000 đồng; Ba Tran Ngoc Que: 300.000 đồng; Dung, Ha, Hai: 1.000.000 đồng; Nguyen Ngoc Phung: 30.000 đồng; Le Thuy Khanh Nhu: 200.000 đồng; Nghiem Thi Kim Nhung: 200.000 đồng; ban doc: 300.000 đồng; Cu Ba Bui Thi Viet: 2.000.000 đồng; Phan Thi Thu: 200.000 đồng; Phan Van Niem: 200.000 đồng; Phuong Anh (Phan Lam Thuy Ct): 500.000 đồng; Nguyen Vo Hong An: 2.000.000 đồng; Trong Hai: 500.000 đồng; Cong Ty Cp Dv Di Dong Truc Tuyen: 200.000 đồng; Ta Van Duc: 1.000.000 đồng; Vo Thi Nhu Ngoc: 500.000 đồng; Nguyen Pham Thien Kim: 500.000 đồng; Nhom Vien Gach Nho: 100.000 đồng; Manh Thuong Quan Huynh Hong Hoa: 200.000 đồng; Ng.Cao Hai Bang: 500.000 đồng; ban doc: 500.000 đồng; La Thi Man: 800.000 đồng; Huynh Thi Yen: 300.000 đồng; Nguyen Vu Bao Trung: 200.000 đồng; Pham Thi Ngoc Thuan: 500.000 đồng; Tran Ngoc Vy: 200.000 đồng; Nguyen Duc Tho: 150.000 đồng; Pham Ngoc Bich: 200.000 đồng; Do Vu Hong Hanh: 1.000.000 đồng;Giúp gia đình ông Đặng Hữu Chiểu - Phú Yên (nhân vật được đề cập trong bài viết Một mình nuôi vợ bị suy thận và con trai liệt giường; trên Thanh Niên ngày 24.2.2024):Chú Tuấn (Q.1, TP.HCM): 300.000 đồng; Nguyễn Của (Q.Bình Tân, TP.HCM): 1.000.000 đồng; chú Nghiệp (Q.8, TP.HCM): 500.000 đồng; Lê Thị Minh Phụng (283 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3, TP.HCM): 1.000.000 đồng; bé May (USA): 500.000 đồng; Trần Quang Nghĩa (143 Phan Văn Khỏe, P.5, Q.6, TP.HCM): 300.000 đồng; cô Đoàn Vũ (Đà Nẵng): 200.000 đồng; Trương Văn Quang (21/3 Hai Bà Trưng, P.6, TP.Đà Lạt, Lâm Đồng): 500.000 đồng; cô Chín (Q.Phú Nhuận, TP.HCM): 100.000 đồng; gia đình Tú - Loan (533/41 Huỳnh Văn Bánh, P.13, Q.Phú Nhuận, TP.HCM): 500.000 đồng;Chuyển khoản: Le Ngoc Liem: 1.000.000 đồng; Nguyen Minh Thanh: 300.000 đồng; Pham Thuy Lieu: 500.000 đồng; Le Thi Hong Diem: 500.000 đồng; Phung Quy Hieu: 500.000 đồng; Le Ke Ba: 1.500.000 đồng; Nguyen Hoang Quan: 200.000 đồng; Vo Thien Co: 500.000 đồng; Nguyen Minh Tri: 200.000 đồng; Nguyen Thi Mai Hong: 100.000 đồng; Tran Duy Khiem: 300.000 đồng; Le Phuoc Khang: 100.000 đồng; Nguyen Long Kien: 500.000 đồng; (còn tiếp)Báo Thanh Niên chân thành cảm ơn tấm lòng của quý bạn đọc.
Trần Quyết Chiến 'thoát hiểm' ngoạn mục tại giải vô địch billiards carom Cúp quốc gia
Ngày 18.3, trao đổi với Thanh Niên, Phòng CSGT Công an TP.Đà Nẵng cho biết mức xử phạt đối với 11 tài xế vi phạm vượt đèn đỏ trong đoàn siêu xe vừa qua, căn cứ Nghị định 168.Trong đó, 8 tài xế điều khiển ô tô bị xử phạt 19 triệu đồng/người (khung xử phạt 18 – 20 triệu đồng), 3 tài xế điều khiển mô tô phân khối lớn bị xử phạt 5 triệu đồng/người (khung xử phạt 4 – 6 triệu đồng).Căn cứ khung xử phạt, mức xử phạt trên nằm ở trung bình khung, tiệm cận mức kịch khung, đồng thời mỗi tài xế bị trừ 4 điểm trên giấy phép lái xe.Giải thích việc không xử phạt mức kịch khung (20 triệu đồng đối với tài xế ô tô và 6 triệu đồng với tài xế mô tô), thượng tá Phan Văn Thương cho biết, việc xử phạt kịch khung theo quy định cần có các tình tiết tăng nặng để áp dụng, trong khi mức phạt tuy ở mức tiệm cận mức kịch khung, nhưng khoảng cách chênh lệch so với kịch khung không nhiều (1 triệu đồng), bởi theo Nghị định 168 đã có mức phạt tăng cao so với trước, nên mức phạt 19 triệu đồng/tài xế ô tô, 5 triệu đồng/tài xế mô tô đủ sức răn đe vi phạm.Lãnh đạo Phòng CSGT cũng cho biết thêm, bên cạnh đó, việc áp dụng mức trung bình khung đối với các tài xế đoàn siêu xe là phù hợp, bởi các tài xế có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Khi được mời làm việc, đại diện doanh nghiệp, đơn vị tổ chức sự kiện, các tài xế đã hợp tác, không có biểu hiện chống đối, người vi phạm cầu thị, gửi lời xin lỗi đến cơ quan chức năng và người dân."Đối với vấn đề vi phạm giao thông của đoàn siêu xe có tính chất tổ chức và cố tình hay không, Phòng CSGT cũng đã làm rõ, trước khi diễn ra các hoạt động, trưởng đoàn, đơn vị tổ chức sự kiện đã họp đoàn, quán triệt toàn đoàn rất kỹ. Làm việc với CSGT, họ giải thích là doanh nghiệp lớn, sợ ảnh hưởng uy tín, trước đó đã có nhiều đơn vị khác bị sự cố tương tự nên đoàn yêu cầu tài xế lái xe thận trọng. Họ trình bày trong quá trình di chuyển, tài xế tập trung tay lái, không để ý, nên khi xe đầu tiên đi lố đèn đỏ, các xe theo sau không kiểm soát được, không chủ ý vượt đèn đỏ", lãnh đạo Phòng CSGT cho biết.Đối với giấy phép diễu hành đoàn siêu xe, theo Sở Văn hóa và Thể thao TP.Đà Nẵng, phía đơn vị tổ chức đã nộp đơn thực hiện các thủ tục trên lĩnh vực quảng cáo, thông báo diễu hành đoàn người phục vụ công tác quảng bá từ 16 đến 20.3 với khung giờ, tuyến đường đầy đủ. Trong quá trình lưu thông, việc vi phạm giao thông của đoàn siêu xe đã bị Phòng CSGT đã xử phạt.