Chuyện lạ ngày nắng nóng hiếm hoi ở TP.HCM: Những người không dùng quạt, máy lạnh
Sáng nay (21.2), tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết sau 30 ngày mở cổng đăng ký đợt 1, đã có hơn 130.000 thí sinh đăng ký dự thi đánh giá năng lực năm 2025. So với năm 2024 thì số thí sinh dự thi năm 2025 tăng khoảng 30%.Năm 2024, đợt 1 kỳ thi này thu hút trên 96.000 thí sinh đăng ký dự thi, số thí sinh tham gia dự thi gần 94.000. Như vậy, chỉ tính riêng số thí sinh đăng ký dự thi, năm nay đã cao hơn năm ngoái khoảng 34.000 thí sinh.Cụ thể, số lượng thí sinh đăng ký đến thời điểm hiện tại là 130.489, trong đó 127.964 thí sinh đã hoàn tất thủ tục đóng lệ phí thi. Việc hoàn tất đóng lệ phí thi đến hết ngày 23.2 (thay đổi so với dự kiến trước đó là 21.2).Dự kiến, kết quả thi đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực sẽ được thông báo đến thí sinh vào ngày 16.4. Trong quá trình đăng ký và diễn ra kỳ thi, thí sinh sẽ được sắp xếp thi tại điểm thi gần trường THPT của mình. Phiếu báo dự thi được cung cấp trực tuyến qua tài khoản mà thí sinh đã đăng ký một tuần trước ngày thi. Thí sinh phải đăng nhập vào tài khoản để in phiếu báo dự thi và sử dụng khi đi thi. Đồng thời, thí sinh phải sử dụng bản chính căn cước công dân hoặc thẻ căn cước khi dự thi.Từ năm 2025, ĐH Quốc gia TP.HCM chỉ cấp giấy chứng nhận kết quả thi dạng điện tử, không cấp dạng bản giấy. Thí sinh có thể tải giấy này từ tài khoản cá nhân và sử dụng để đăng ký xét tuyển.Năm 2025, đợt 1 của kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM được tổ chức vào ngày 30.3 tại 25 tỉnh/thành: Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đắk Lắk và TP.HCM.Theo thống kê của ĐH Quốc gia TP.HCM, có 100 cơ sở đào tạo ĐH và CĐ sử dụng điểm kỳ thi đánh giá năng lực năm 2025 để xét tuyển.Asian Cup 2019: Gặp Nhật Bản lại khá... dễ thở
Sinh sống ở Bỉ từ lâu nhưng với nghệ sĩ độc lập Quynh Iris Nguyen - de Prelle (người sáng lập IVB - Trung tâm Liên văn hóa Việt Nam và Thái Bình Dương tại Brussels), tết vẫn là khoảng thời gian tuyệt vời. Chia sẻ với Thanh Niên, chị cho biết trong nhiều năm qua, chị đã tổ chức triển lãm Tết Việt online với rất nhiều hình ảnh về Tết qua sắp đặt mâm quả và trang trí Tết. Cả gia đình chị cùng nấu bánh chưng cùng những anh chị em người Việt ở Bỉ. "Tôi cùng các anh chị em trong Tổng hội người Việt Nam tại Bỉ tổ chức và gói bánh, làm bánh, mọi khâu chuẩn bị và sau đó thì ba bố con là thành viên tích cực nấu bánh và trông nồi bánh".Chị còn có một nhóm "Triết học của Tết" để gìn giữ hình ảnh Tết Việt khi xa nhà, xa quê hương Việt Nam trong nhiều năm. "Trong ký ức của tôi, Tết Việt là một triết học và tư tưởng của người Việt về sự đoàn kết, xum họp gia đình, là sự gắn kết tuyệt đẹp nhất của mỗi gia đình, cộng đồng và xã hội. Đến tết là vui, là mong ước hạnh phúc. Là chợ hoa, là ẩm thực Tết không thể thiếu bánh chưng. Bố mẹ tôi ở Việt Nam bây giờ đã nghỉ hưu vẫn làm bánh chưng mỗi khi tết về để con cháu từ xa nhìn được không khí tết ấy trong suốt hơn 40 hiện hữu của tôi cùng gia đình", chị hào hứng nói.Ở Bỉ, chị cũng đồ xôi nếp và không thể thiếu bánh chưng, giò chả và hoa quả Tết. Các bạn nhỏ trong nhà cùng chuẩn bị tết với cha mẹ và háo hức kể chuyện, vẽ tranh tặng ông bà hay đơn giản là thưởng thức mứt dừa ngày tết như thủa nhỏ ở Việt Nam. "Chờ đón giao thừa cả tết tây và tết ta là khoảnh khắc bên gia đình ở đây hay sự kết nối với cha mẹ và gia đình ở Việt Nam là giờ khắc luôn thiêng liêng với tôi. Tết là nhà là quê hương dù bất cứ nơi đâu". Cũng giống như chị Quỳnh Iris, chị Ngô Đỗ Thu Hường (tên tiếng Anh là Helen) - đồng sáng lập dự án Kênh Việt Happiness Station, đang sinh sống và làm việc tại Bỉ. Khi nói về Tết nguyên đán, chị khẳng định với bản thân và nhiều người, đó là món ăn tinh thần không thể thiếu vào những dịp cuối năm và mở đầu cho một năm mới, là dịp lễ quan trọng nhất của người dân Việt Nam. Đây là dịp người người nhà nhà được nghỉ lễ nhiều để "trở về" nhà, về với cội nguồn. Bất cứ ai dù ở nơi đâu cũng muốn trở về bên gia đình, tổ tiên, để cùng đi sắm tết, sang sửa - trang trí nhà cửa, nhau quây quần bên nồi bánh chưng đêm giao thừa. Theo chị Helen, tết cũng là dịp gieo niệm lành, tưởng nhớ đến công lao của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người đã khuất trong gia đình, dòng họ, đất nước... "Hồi xưa, chuẩn bị dịp lễ tết, tôi thường được bố mẹ dẫn đi tảo mộ, thắp hương, xếp mâm ngũ quả, sắm cành đào quất, làm mâm cỗ để cúng tất niên... Sang châu Âu rồi, ngày tết của dân tộc thì lại không rơi vào ngày nghỉ ở bên này, nên tôi và gia đình vẫn đi làm, đi học như một ngày bình thường. Dù vậy tôi cũng rất háo hức mong chờ như trẻ thơ, mình cũng dành thời gian gọi điện về hỏi thăm bố mẹ, gia đình họ hàng nội ngoại. Những ngày giáp tết và tết thường gọi về nhiều hơn, nhớ quê, nhiều cảm giác đi sắm tết tất bật, vui vẻ, rộn ràng quên mệt nhọc. Khi gọi điện về, bố mẹ tôi thường kể và quay cảnh ở quê: cảnh bố mẹ sắm tết năm nay có gì, cảnh bố mẹ nấu bánh chưng, khoe bàn thờ. Khi giao thừa về nhà tôi như 1 cầu truyền hình nối Việt Nam với châu Âu, bố mẹ và các con cháu trao nhau những lời chúc", chị Helen chia sẻ với Thanh Niên.Chị Helen cũng thường cùng mọi người tổ chức gói bánh chưng và tổ chức tết cho các gia đình anh chị em xa nhà, rất vui và ý nghĩa, các chị lập nhóm với một cái tên rất thân thương "Hội nghiện ăn tết". Lúc tổ chức tết thì cũng mỗi người một việc, người nấu ăn - người phụ trách trang trí, dọn dẹp rồi mặc áo dài, chụp hình... tổ chức hoạt động cho các bé lên hát các bài về tết, về xuân, chúc mọi người và nhận lì xì. Các chị em rục rịch chuẩn bị tết từ hàng tuần trước đó, rất sôi nổi... còn sau tết thì dư âm vẫn còn đọng lại nhiều ngày sau đó.
ĐH số 1 tại Úc dự kiến mở rộng phạm vi tuyển thẳng học sinh Việt Nam
Sau mùa giải 2024 đầy tiếc nuối, đội Trường ĐH Cửu Long đặt nhiều quyết tâm trong lần trở lại vòng loại khu vực Tây Nam bộ giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III – 2025 cúp THACO (TNSV THACO Cup 2025). Những ngày này, các cầu thủ tích cực đá giao hữu với nhiều đội bóng khác để duy trì phong độ và hoàn thiện lối chơi. Còn nhớ, ở mùa giải 2024, Trường ĐH Cửu Long chung nhóm đấu với Trường ĐH Cần Thơ và Trường ĐH Nam Cần Thơ. Trận đầu tiên gặp đội quán quân khu vực là Trường ĐH Cần Thơ, đội đã chơi ngang tài ngang sức trong suốt thời gian thi đấu chính thức. Tuy nhiên, vào phút bù giờ cuối cùng, từ tình huống tấn công của cầu thủ Trường ĐH Cần Thơ, đội đá phản lưới nhà, đành mất trọn 3 điểm. Với cục diện buộc phải thắng trận 2 để nuôi hy vọng đi tiếp, Trường ĐH Cửu Long đã thi đấu đầy nỗ lực để thắng thuyết phục 2-0 trước Trường ĐH Nam Cần Thơ. Song, với việc mất quyền tự quyết, đội phải chờ kết quả cặp đấu giữa Trường ĐH Cần Thơ và Trường ĐH Nam Cần Thơ. Cuối cùng, Trường ĐH Cần Thơ đã dập tắt niềm hy vọng đi tiếp của đội khi giành chiến thắng sít sao 1-0 trước ĐH Nam Cần Thơ. Kết quả này khiến nhiều cầu thủ Trường ĐH Cửu Long rơi nước mắt vì tiếc nuối.Trở lại với TNSV THACO Cup 2025, những lá thăm "định mệnh" một lần nữa đưa Trường ĐH Cửu Long rơi vào nhóm B, gặp lại 2 đối thủ đầy duyên nợ là Trường ĐH Cần Thơ, ĐH Nam Cần Thơ và tân binh mới là Trường ĐH Đồng Tháp. Lần này, các cầu thủ Trường ĐH Cửu Long đang rất mong đợi ngày bóng lăn để chứng minh sự "lột xác" của mình và có kết quả tươi vui hơn năm ngoái. Theo HLV Trường ĐH Cửu Long Trần Tuấn Hải, việc bị loại đáng tiếc ở mùa giải năm 2024 đã cho đội rút ra bài học quý về sự chủ quan, lơ là, mất tập trung. Một năm qua, cả đội đã cố gắng khắc phục điều này và tập với nhau để có lối chơi nhịp nhàng, gắn kết hơn. Hiện, Ban huấn luyện cảm thấy rất hài lòng về trình độ chuyên môn của các cầu thủ. HLV Trần Tuấn Hải cho biết thêm, với phong độ tốt của các cầu thủ, đội đến với giải năm nay trên tinh thần quyết chiến, quyết thắng, quyết tâm biến ước mơ giành vé vàng tại khu vực Tây Nam bộ thành sự thật. Điều này hoàn toàn có cơ sở khi năm nay đội hình đã trưởng thành hơn, phối hợp ăn ý hơn và lối chơi cũng có gắn kết hơn. So với năm 2024, lực lượng năm nay có sự biến động lớn khi chỉ còn khoảng 30% nhân sự cũ. Tuy nhiên, sự thay đổi này không khiến Ban huấn luyện lo lắng, bởi những trụ cột cũ càng chơi càng hay. Còn 70% nhân sự mới, đa phần là những sinh viên năm 2, năm 3, rất tự tin và có chiều sâu trong tư duy, kỹ thuật chơi bóng.Đáng chú ý hơn khi ngoài dàn nội binh, Trường ĐH Cửu Long tiếp tục chiêu mộ 4 ngoại binh là du học sinh đến từ Lào và Campuchia. Trong đó, HLV Trần Tuấn Hải đặc biệt đánh giá cao thủ môn Rin Chanrinthy và tiền đạo Khouannaphad Lanoy. Đây là 2 cầu thủ từng thi đấu mùa giải 2024 nhưng chất lượng đã mới. Hai ngoại binh này có sự phát triển vượt bậc và có điểm rơi phong độ ổn định, giúp hàng thủ và hàng công của đội mạnh mẽ hơn.Bên cạnh đó, Trường ĐH Cửu Long cũng có sự thay đổi môi trường tập luyện. Đội đầu tư tập sân 11 người, thường xuyên đá giao hữu với nhiều đội tuyển huyện của tỉnh Vĩnh Long để làm quen với sự đa dạng trong lối chơi. Qua mỗi trận đấu, đội cho thấy sự tiến bộ thấy rõ.Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sở hữu nhân sự tốt, lãnh đạo Trường ĐH Cửu Long đang rất kỳ vọng đội nhà sẽ làm nên chuyện tại TNSV THACO Cup 2025. Đặc biệt, để khuyến khích tinh thần cho đội, nhà trường có phần thưởng đặc biệt một khi đội chạm tay tới tấm vé vàng. "Chúng tôi rất quyết tâm. Thậm chí, Ban giám hiệu, Ban huấn luyện đã treo thưởng. Nếu năm nay đội được dự VCK ở TP.HCM thì sẽ được thưởng rất cao. Trước mắt, mức thưởng của HLV là 15 triệu đồng. Với cả đội thì chưa thể tiết lộ, nhưng chắc chắn là hậu hĩnh hơn gấp nhiều lần như thế", HLV Trần Tuấn Hải phấn khởi chia sẻ. Vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO có 66 đội sẽ chia vào 6 bảng thi đấu theo khu vực địa lý từ ngày 28.12.2024 đến 18.1.2025. Cụ thể gồm khu vực phía bắc (từ ngày 30.12.2024 - 10.1.2025 tại sân Trường ĐH Thủy Lợi); khu vực Duyên hải miền Trung (từ ngày 6.1 - 12.1.2025 tại sân Quân khu 5 - Đà Nẵng); khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên (10.1 - 18.1.2025 tại sân Trường ĐH Nha Trang); khu vực Đông Nam bộ (4.1 - 12.1.2025 tại SVĐ Bàu Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu); khu vực Tây Nam bộ (8.1 - 17.1.2025 tại SVĐ Cần Thơ) và khu vực TP.HCM (28.12.2024 - 15.1.2025 sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng) để chọn ra 11 đội cùng với đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng tranh vòng chung kết giải từ 1.3 - 16.3.2025.
Ngày 25.2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị lấy ý kiến về việc sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện, cơ quan trực thuộc UBND tỉnh và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh Thanh Hóa.Theo tờ trình của Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh Thanh Hóa về việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tỉnh Thanh Hóa sẽ tiến hành sắp xếp, sáp nhập, giải thể nhiều cơ quan, đơn vị.Theo đó, thành lập Sở Nông nghiệp và Môi trường trên cơ sở hợp nhất Sở NN-PTNT với Sở TN-MT, tiếp nhận nhiệm vụ tổ chức bộ máy của Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh. Dự kiến sau sắp xếp, Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa sẽ giảm 7/24 phòng và tương đương, giảm 3/25 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc; biên chế giao 571 công chức, 517 viên chức và 77 lao động hợp đồng.Dự kiến sau khi hợp nhất, Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa sẽ có 1.165 công chức, viên chức và người lao động. Trong khi số lượng cán bộ hiện tại của Sở NN-PTNT Thanh Hóa là 970 người, gồm 464 công chức, 506 viên chức.Tỉnh Thanh Hóa cũng sẽ thành lập Sở Xây dựng trên cơ sở hợp nhất Sở GTVT với Sở Xây dựng. Sau khi sắp xếp, Sở Xây dựng giảm 6/17 phòng; biên chế giao 135 công chức, 47 viên chức, và 21 lao động hợp đồng.Thành lập Sở Tài chính trên cơ sở hợp nhất Sở KH-ĐT với Sở Tài chính, sau khi sắp xếp, giảm 6/17 phòng, biên chế giao 153 công chức, 6 lao động hợp đồng. Thành lập Sở Khoa học và Công nghệ trên cơ sở hợp nhất Sở TT-TT với Sở KH-CN, sau khi sắp xếp, giảm 3/11 phòng và tương đương; giảm 1/3 đơn vị sự nghiệp công lập, giảm 3/3 đầu mối của tổ chức thuộc sở, biên chế giao 81 công chức, 28 viên chức, 9 lao động hợp đồng.Thành lập Sở Nội vụ trên cơ sở hợp nhất Sở LĐ-TB-XH với Sở Nội vụ; sau khi sắp xếp, giảm 4/14 phòng và tương đương, giảm 5/5 đầu mối của tổ chức thuộc sở, tăng 1 đơn vị sự nghiệp công lập, biên chế giao 101 công chức, 112 viên chức, 101 lao động hợp đồng. Thành lập Sở Dân tộc và Tôn giáo trên cơ sở hợp nhất Ban Dân tộc và Ban Tôn giáo, sau khi sắp xếp tăng 1 phòng; biên chế giao 36 công chức, 4 lao động hợp đồng.Ngoài ra, các sở và một số cơ quan khác tiến hành chuyển giao, tiếp nhận nhiệm vụ hoặc tổ chức lại, gồm: Sở Y tế, Sở GD-ĐT, Sở VH-TT-DL, Sở Công thương, Sở Tư pháp, Sở Ngoại vụ, Thanh tra tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp; kết thúc hoạt động của Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch Thanh Hóa.Sau sắp xếp, tỉnh Thanh Hóa giảm 5 sở (do hợp nhất); 1 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh; 10 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc các sở; 35 phòng và tương đương; 4 phòng thuộc tổ chức hành chính đặc thù. Đối với cấp huyện, giảm 52 phòng thuộc 26 UBND cấp huyện.Về con người, dự kiến giảm 5 người giữ chức giám đốc các sở; 15 người giữ chức phó giám đốc sở; 35 trưởng phòng thuộc cấp sở; 52 trưởng phòng thuộc UBND cấp huyện; 104 phó trưởng phòng thuộc UBND cấp huyện. So với chỉ tiêu biên chế đã giao năm 2025, sau khi sắp xếp, số lượng công chức giảm 92 người, viên chức giảm 176 người.Tại hội nghị, ông Nguyễn Doãn Anh, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh đã xây dựng tờ trình công phu, khoa học. Ông Nguyễn Doãn Anh cũng cho rằng, trong công tác sắp xếp bộ máy, mỗi địa phương có đặc thù riêng, cần nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo về nguyên tắc, chỉ tiêu, quy trình, quy định. Cũng theo Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, việc triển khai sắp xếp cơ quan, đơn vị cần làm tốt công tác tuyên truyền, chính trị, tư tưởng, tạo sự thống nhất trong nhận thức và sự đồng thuận của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Môn phái mới Tuyệt Tình ‘phủ sóng’ vùng đất võ học Tân Thiên Long 3D
Chiều 21.1 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu, đối thoại tại Phiên Đối thoại chính sách đặc biệt "Bứt phá tới tương lai: Tầm nhìn của Việt Nam về đổi mới sáng tạo và vai trò toàn cầu".Phiên đối thoại được WEF truyền hình trực tiếp trên các nền tảng trực tuyến lớn của diễn đàn, và được sắp xếp làm điểm nhấn trong ngày làm việc chính thức đầu tiên của Hội nghị WEF 55.Đây cũng là một trong 5 phiên đối thoại chính sách với người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ, những người được WEF đánh giá là có tầm nhìn, ảnh hưởng và khả năng truyền cảm hứng được tổ chức tại Hội nghị WEF Davos năm nay. Cuộc đối thoại giữa Thủ tướng và người dẫn chương trình nổi tiếng - Trưởng ban biên tập Tạp chí Financial Times Gillian Tett, đã truyền tải một thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam là lựa chọn chiến lược hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh cạnh tranh nước lớn nhờ vào thành tựu phát triển kinh tế qua 40 năm đổi mới. Ý chí và quyết tâm cùng với các chính sách phát triển đột phá nhằm nắm bắt cơ hội trong kỷ nguyên thông minh để khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trở thành nguồn lực để đưa kinh tế Việt Nam đạt được mục tiêu trở thành nền kinh tế phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045. Theo Thủ tướng, kỷ nguyên thông minh là một kỷ nguyên mà chính trị ổn định, không có chiến tranh; kinh tế phát triển nhanh nhưng phải bền vững, môi trường phải được bảo đảm và không ai bị bỏ lại phía sau. Đặc biệt, kỷ nguyên thông minh phải đi đôi với phát triển trí tuệ thông minh, cơ sở dữ liệu. Để chuẩn bị cho kỷ nguyên thông minh, Thủ tướng cho biết, Việt Nam chủ trương thúc đẩy hoàn thiện thể chế, pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể phát triển bình đẳng trong nền kinh tế nhiều thành phần, xác định phát triển trí tuệ nhân tạo Việt Nam phải dựa trên cơ sở dữ liệu của Việt Nam. Theo đó, Nghị quyết 57 mới ban hành về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số sẽ tạo cú hích mạnh mẽ cho đầu tư vào nghiên cứu phát triển. Chính phủ Việt Nam cũng chú trọng đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ nhằm tạo khuôn khổ pháp lý bình đẳng cho các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ. Thủ tướng thông tin, Chính phủ Việt Nam đã và đang nỗ lực thúc đẩy đầu tư, huy động nguồn lực xã hội, doanh nghiệp cho phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng thông minh, dự kiến hoàn thành xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia trong tháng 6.2025.Mặc dù là đất nước chịu nhiều thiệt thòi, có xuất phát điểm thấp, có nền kinh tế đang chuyển đổi nhưng Thủ tướng cho biết, với những nỗ lực trên, Việt Nam đã trở thành đối tác quan trọng về hợp tác nghiên cứu và phát triển, là điểm đến đầu tư hấp dẫn của các tập đoàn công nghệ lớn toàn cầu như Samsung, NVIDIA… Kết luận phiên đối thoại, bà Gillian Tett chia sẻ ý kiến của các nhà đầu tư nước ngoài về Việt Nam là đất nước ấn tượng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế trong suốt 4 thập kỷ cải cách. Với mục tiêu tăng trưởng hai con số trong thời gian tới, Việt Nam sẽ trở thành hình mẫu của phát triển trên thế giới. Các thông điệp của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhận được sự đánh giá cao của các đại biểu tham dự. Sự thành công của phiên đối thoại chính sách năm thứ hai liên tiếp góp phần củng cố vai trò, vị thế quốc tế, lan tỏa những thành tựu to lớn của đất nước trong những năm qua, cũng như tầm nhìn và triển vọng phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.