Trồng lúa hữu cơ, 'trúng'... cá đồng
Dựa vào cơ sở kinh nghiệm, năng lực và định hướng phát triển, Tập đoàn TTC và Tập đoàn Stavian cam kết trở thành đối tác chiến lược, tận dụng tối đa nguồn lực của các bên, nâng cao giá trị dịch vụ, sản phẩm và lợi thế cạnh tranh trên thị trường.Cụ thể, Tập đoàn TTC sẽ dành quyền ưu tiên cho Tập đoàn Stavian áp dụng chính sách ưu đãi dành cho các sản phẩm - dịch vụ do TTC và các đơn vị thành viên phát triển, hợp tác đầu tư, phân phối trong các lĩnh vực như: Nông nghiệp; Bất động sản (Căn hộ condo-villa, căn hộ thương mại, căn hộ thương gia, căn hộ cao cấp, bất động sản du lịch,…); Bất động sản khu công nghiệp; Du lịch; Sản phẩm đường cát, mật rỉ, cồn và dịch vụ logistics; Điện năng lượng mặt trời; Xây dựng - công nghiệp, dân dụng và hạ tầng; Dịch vụ cho thuê văn phòng và trung tâm thương mại; Các sản phẩm tiêu dùng; Giáo dục; Dịch vụ chăm sóc sức khỏe;…Về phía Tập đoàn Stavian cam kết sẽ ưu tiên cho TTC hợp tác, phát triển sản phẩm - dịch vụ mà Stavian có quyền sử dụng theo các hình thức hợp tác phù hợp với quy định của pháp luật. Ngoài ra, TTC được ưu tiên phân phối các sản phẩm - dịch vụ do Stavian phát triển, hợp tác đầu tư, phân phối. Rất ấn tượng với sự phát triển, tâm huyết, hoài bão của Tập đoàn Stavian, phát biểu tại sự kiện, ông Đặng Văn Thành - Chủ tịch Tập đoàn TTC chia sẻ, việc ký kết hợp tác chiến lược, đồng hành thương hiệu trên tinh thần đôi bên cùng có lợi là một quyết sách vô cùng đúng đắn, phù hợp với nền kinh tế mở, hội nhập, trí thức. Đây còn là tiền đề cho sự phát triển của hai đơn vị trong chiến lược 2026 - 2030, giúp đôi bên phát huy sức mạnh và tiềm lực phát triển, qua đó đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội.Với hơn 45 năm hình thành và phát triển, TTC là tập đoàn đầu tư đa ngành hoạt động trong 6 lĩnh vực chính: (1) Nông nghiệp (HOSE: SBT), (2) Năng lượng (HOSE: GEG), (3) Bất động sản (HOSE: SCR), (4) Bất động sản công nghiệp, (5) Du lịch (HOSE: VNG), (6) Giáo dục cùng nhiều ngành nghề khác như thương mại, logistics, xây dựng, kết cấu thép, y tế,… hoạt động tại các tỉnh thành trên cả nước và Lào, Campuchia, Singapore, Úc… Với tiêu chí phát triển bền vững và cam kết "Vì cộng đồng, phát triển địa phương", áp dụng những chuẩn mực ESG quốc tế (Môi trường, Xã hội, Quản trị), TTC luôn kiên định tuân thủ theo đúng định hướng và khuyến khích của Chính phủ, với mục tiêu không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn đồng hành cùng địa phương mang lại lợi ích lâu dài cho cộng đồng và xã hội, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang chuyển mình mạnh mẽ.Cũng trong buổi lễ, ông Đinh Đức Thắng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Stavian nhấn mạnh: Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ, hướng tới mục tiêu phát triển công nghiệp xanh, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp có công nghệ tiên tiến, có khả năng cạnh tranh cao, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Hợp tác chiến lược giữa Tập đoàn Stavian và Tập đoàn TTC không chỉ là bước tiến quan trọng trong việc khai thác hiệu quả tiềm năng mà còn thể hiện cam kết của hai bên trong việc phát triển bền vững, đổi mới sáng tạo và gia tăng năng lực cạnh tranh. Với tầm nhìn và định hướng phát triển bền vững, sự hợp tác hiệu quả giữa 2 tập đoàn sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam vươn mình ra thế giới, hội nhập vào kỷ nguyên mới, thịnh vượng và phát triển.Tập đoàn Stavian là Tập đoàn công nghiệp - công nghệ, thương mại đa quốc gia, quy mô lớn với hơn 30 chi nhánh trên thế giới, xuất khẩu hàng hóa tới hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, nằm trong Top 17 nhà phân phối hóa chất lớn nhất toàn cầu, Top 21 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam và Top 10 Sao Vàng Đất Việt năm 2024. Hiện nay, Tập đoàn Stavian tập trung phát triển 5 nhóm ngành: Sản xuất công nghiệp; Công nghệ cao; Phát triển khu công nghiệp; Chuyển dịch năng lượng; Thương mại & Đầu tư. Tập đoàn Stavian kiên định phát triển bền vững, tạo ra hàng vạn công ăn việc làm và đảm bảo thu nhập cao cho người lao động, tham gia bảo vệ môi trường và có trách nhiệm cao với cộng đồng. Ngay sau nghi thức ký kết hợp tác chiến lược giữa 2 Tập đoàn, CTCP Khu công nghiệp Thành Thành Công (TTC IZ, thành viên Tập đoàn TTC) và CTCP Stavian VP Tây Ninh (thành viên Tập đoàn Stavian) đã tiến hành ký kết hợp đồng thuê lại quyền sử dụng đất và thuê cơ sở hạ tầng tại Khu công nghiệp Thành Thành Công. Theo đó, TTC IZ cho Stavian VP Tây Ninh thuê lại quyền sử dụng đất và thuê cơ sở hạ tầng với tổng diện tích là gần 83.000 m² tọa lạc tại đường C3, Khu công nghiệp Thành Thành Công, phường An Hòa, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Stavian VP Tây Ninh sẽ xây dựng nhà máy, nhà xưởng sản xuất các sản phẩm phù hợp theo giấy phép của cơ quan có thẩm quyền và phù hợp với quy hoạch. Đây là dấu mốc khởi đầu để hai bên cùng song hành, mở rộng tệp khách hàng trên tất cả các lĩnh vực. Qua đó giúp gia tăng nguồn khách hàng tiềm năng và quảng cáo chéo thông qua hệ sinh thái của các bên.Dự kiến trong tương lai gần, TTC và Stavian cũng như các đơn vị thành viên, sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác, nghiên cứu và triển khai các dự án chiến lược khác nhằm khai thác tối đa tiềm năng của hệ sinh thái hai bên.
Sao bóng chuyền Thanh Thúy gây sốt, lộ bến đỗ mới ở Thổ Nhĩ Kỳ
Trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Thanh Phượng, Trưởng Phòng GD-ĐT TP.Thủ Dầu Một, cho biết có nhận được báo cáo của Trường tiểu học Phú Lợi về sự việc mà chị Đào phản ánh. "Theo thông báo của trường, sự việc không giống như vậy. Có xảy ra chuyện xô xát giữa các học sinh nhưng không phải là đánh hội đồng. Chuyện còn lại để công an làm việc, xác minh rõ".
Phong độ không tốt, Trần Quyết Chiến tranh giải Phúc Thịnh Table cùng với Bao Phương Vinh
Để hỗ trợ hành khách mua vé và đi lại trên tuyến đường sắt đô thị số 1 từ 21.1, Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 TP.HCM đã thông tin chi tiết về các loại vé, hình thức thanh toán và hướng dẫn thực hiện mua vé và đăng ký vé tháng đi tàu.Cụ thể, với hình thức vé lượt, hành khách không dùng tiền mặt có thể thanh toán trực tiếp bằng cách quét thẻ thanh toán ngân hàng (thẻ không tiếp xúc) trên thiết bị đầu đọc thẻ EMV tại các cổng soát vé vào/ra. Thẻ thanh toán ngân hàng (thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước, thẻ vật lý, thẻ ảo) của tổ chức Mastercard có thể được sử dụng ngay từ 21.1; thẻ Napas dự kiến khả dụng từ 24.1. Các loại thẻ thanh toán còn lại của tổ chức thẻ quốc tế Visa, JCB, Amex và UPI sẽ được công ty thông báo bổ sung ngay khi hoàn thiện việc kết nối kỹ thuật.Bên cạnh đó, người dân có thể sử dụng ứng dụng HCMC Metro bằng cách chọn lộ trình điểm đi đến và thanh toán trên ứng dụng, sau đó nhận QR code tạo trực tiếp từ ứng dụng rồi quét mã tại thiết bị đầu đọc QR code để đi tàu. Ngoài ra, hành khách có thể thanh toán bằng ví điện tử MoMo (dự kiến từ 24.1), trước khi đơn vị vận hành tiếp tục mở rộng bổ sung liên kết với các loại ví khác. Hành khách cũng có thể mua vé trực tiếp thông qua hình thức máy Pos hoặc chuyển khoản hay thanh toán bằng tiền mặt tại quầy bán vé, sau đó nhận phiếu đi tàu dưới dạng QR code và quét mã tại thiết bị đầu đọc QR code ở các cổng soát vé vào và ra ở các nhà ga để đi tàu.Để mua vé theo thời gian (vé ngày, vé tháng cho hành khách phổ thông), người dân đăng ký tài khoản trên ứng dụng HCMC Metro và thanh toán để mua vé 1 ngày, 3 ngày hoặc vé tháng (30 ngày), sau đó sẽ nhận QR code điện tử tạo trực tiếp từ ứng dụng và quét mã tại thiết bị đầu đọc QR code để đi tàu. Đáng chú ý, hành khách sử dụng vé tháng có thể liên kết với thẻ căn cước và quét thẻ tại thiết bị đầu đọc căn cước để đi tàu từ ngày 15.2.Các đối tượng thuộc diện miễn vé như người có công với cách mạng, người khuyết tật, người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) sẽ sử dụng thẻ căn cước và quét thẻ tại thiết bị đầu đọc căn cước ở các cổng soát vé vào/ra ở các nhà ga để đi tàu điện. Trẻ em dưới 6 tuổi cũng được miễn phí vé đi tàu nhưng phải có người lớn đi kèm. Trong trường hợp nhân viên nhà ga có thể yêu cầu, người đi cùng phải chứng minh được trẻ em thuộc độ tuổi miễn vé.Hành khách thuộc đối tượng giảm giá vé như học sinh, sinh viên sẽ thực hiện đăng ký thông qua ứng dụng Công dân số TP.HCM từ 25.1 và mở bán vé tháng từ 15.2.
Ngày 20.2, HĐND tỉnh Phú Yên tổ chức kỳ họp về sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW.Sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tỉnh Phú Yên giảm 6 cơ quan chuyên môn (đạt 32%), có 13 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, gồm: Sở Tài chính; Sở Xây dựng; Sở Nông nghiệp và Môi trường; Sở Công thương; Sở GD-ĐT; Sở KH-CN; Sở VH-TT-DL; Sở Y tế; Sở Dân tộc và Tôn giáo; Sở Nội vụ; Sở Tư pháp; Thanh tra tỉnh; Văn phòng UBND tỉnh. Riêng Thanh tra tỉnh tiếp tục thực hiện sắp xếp sau khi có chủ trương của Trung ương.Việc sắp xếp bên trong các cơ quan chuyên môn còn lại 160 đầu mối, giảm 36 đầu mối (đạt 18,4%), gồm: 9 chi cục và tương đương, 74 đơn vị sự nghiệp công lập, 77 phòng chuyên môn và tương đương (12 văn phòng sở, 10 thanh tra sở, 55 phòng chuyên môn nghiệp vụ).HĐND tỉnh Phú Yên yêu cầu UBND tỉnh Phú Yên triển khai thực hiện nghị quyết đã thông qua (kể cả việc tổ chức, sắp xếp lại tổ chức bên trong của các sở, ngành), hoàn thành chậm nhất ngày 21.2.2025 để sớm ổn định, đảm bảo hoạt động của cơ quan. Sau sắp xếp, tinh gọn, bộ máy mới và nhân sự phải được "nâng tầm, chất lượng tốt hơn, hiệu quả cao hơn".
Đêm Giáng sinh, người Việt nhìn lên bầu trời ngắm 2 mưa sao băng rực rỡ
Tuần này giá cà phê robusta tăng liên tiếp 3 phiên cuối tuần với tổng mức tăng chỉ có 62 USD/tấn, trước đó là một phiên giảm đến 163 USD/tấn (một phiên nghỉ lễ). Như vậy, kết quả của cả tuần giá cà phê giảm 101 USD/tấn và đây là tuần giảm giá thứ 2 liên tiếp.

Khoảng 200.000 khách du lịch Việt Nam đến Nhật ngắm hoa anh đào
Lao động khó khăn được hỗ trợ 1 triệu đồng dịp tết Nguyên đán 2024
Ngày 14.2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai cho biết vừa ghi nhận 1 bệnh nhân tử vong nghi bị bệnh dại.Bệnh nhân là bà N.T.N (76 tuổi, ngụ xã Phước Thái, H.Long Thành, Đồng Nai).Điều tra dịch tễ cho thấy, tháng 4.2024, bà N.T.N ra chợ mua 3 con chó con về nuôi. Vào một ngày tháng 5.2024, trong lúc cho đàn chó ăn, bà bị một con chó cắn vào đầu ngón tay trái, vết thương nông, không chảy máu. Những con chó này chưa được tiêm ngừa dại.Sau khi bị cắn, bà N. tự rửa vết thương dưới vòi nước và sát trùng bằng thuốc mà không tiêm vắc xin, huyết thanh kháng dại.Vào chiều 9.2 (tức sau 9 tháng bị chó cắn) bà N. có triệu chứng sợ nước, nấc từng hơi dài và được người nhà đưa vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai nhập viện. Lúc này bệnh nhân có các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, sợ nước, sợ gió, kích động.Đến đầu giờ chiều 10.2, tình trạng bệnh nhân diễn tiến nặng, người nhà đã xin về nhà. Trên đường về thì bệnh nhân tử vong.Cũng theo kết quả điều tra dịch tễ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, con trai của bà N. đã đánh chết con chó cắn mẹ mình, đồng thời mang 2 con chó còn lại thả vào rừng cao su gần nhà. Trước tình hình trên, sau khi ghi nhận trường hợp bệnh nhân tử vong nghi bệnh dại, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với ngành y tế H.Long Thành tiến hành vệ sinh, khử trùng nhà bệnh nhân và khu vực xung quanh; điều tra các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân; điều tra mở rộng các hộ lân cận và tuyên truyền về các biện pháp phòng bệnh dại. Trước đó vào tháng 1.2025, tại H.Long Thành cũng ghi nhận 1 trường hợp tử vong do bệnh dại tại xã Phước Bình. Thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai cho thấy, từ năm 2023 đến nay, toàn H.Long Thành có 13 ổ dịch dại.
Trường ĐH Sài Gòn dành ít nhất 70% chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2024
Sáng 17.3, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội nghị quán triệt, tuyên truyền chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và sắp xếp đơn vị hành chính.Đến dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, các phó bí thư Thành ủy TP.HCM, lãnh đạo các sở ngành, quận huyện, doanh nghiệp nhà nước.Tại hội nghị, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy TP.HCM Văn Thị Bạch Tuyết trình bày tóm tắt các nội dung chính, quan trọng trong Kết luận 121 của Trung ương Đảng, Kết luận 126 và Kết luận 127 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sắp xếp, tinh gọn bộ máy.Bà Tuyết cũng thông tin một số kết quả bước đầu của TP.HCM trong việc tinh gọn bộ máy các cơ quan Đảng, chính quyền từ cấp thành phố đến quận, huyện và sắp xếp bộ máy bên trong các cơ quan, đơn vị.Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho biết việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính là việc quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của đất nước, là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Thành ủy TP.HCM.Trong hơn 3 tháng qua, TP.HCM tập trung thực hiện quyết liệt, triển khai đồng bộ, chặt chẽ, thận trọng, đúng yêu cầu, tiến độ đề ra, tuân thủ các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và hướng dẫn cơ quan Trung ương."Qua vận hành thời gian ngắn cho thấy mọi việc đều ổn, chưa có trục trặc gì lớn", Bí thư Nguyễn Văn Nên đánh giá.Người đứng đầu Đảng bộ TP.HCM cho biết thêm, ngay sau khi Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành Kết luận 127 ngày 28.2, Thành ủy đã kịp thời chỉ đạo một số công việc như dừng tổ chức đại hội đảng bộ cấp quận, phường và đảng bộ trực thuộc.Đồng thời, Thành ủy TP.HCM giao Đảng ủy UBND TP.HCM, Ban Tổ chức Thành ủy và các cơ quan khẩn trương nghiên cứu và tham mưu đề án sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh (gọi tắt là sáp nhập tỉnh), không còn cấp huyện, tiếp tục sáp nhập cấp xã theo định hướng chung cả nước.Bên cạnh đó, Thành ủy TP.HCM cũng thành lập Ban chỉ đạo sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.Ngày 14.3 vừa qua, Bộ Chính trị đã họp và thống nhất cao chủ trương sắp xếp lại đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Hiện các cơ quan chức năng của Trung ương đang tập trung làm đề án, lấy ý kiến các bộ ngành, địa phương để tổng hợp trình Trung ương Đảng đầu tháng 4.2025. Sau đó, các cơ quan có thẩm quyền (Quốc hội, Chính phủ) sẽ ban hành văn bản để thực hiện thống nhất trên toàn quốc.Về một số công việc cần tập trung, Bí thư Nguyễn Văn Nên đề nghị lãnh đạo các cấp, các ngành từ thành phố đến cơ sở nhận thức thông suốt đây là cuộc cách mạng tái cấu trúc tổ chức bộ máy cho phù hợp với phát triển của kỷ nguyên mới, là yêu cầu khách quan và cấp bách.Ông cũng yêu cầu toàn hệ thống chính trị thành phố, nhất là người đứng đầu phải chấp hành nghiêm, gương mẫu, quyết liệt trong triển khai từng nhiệm vụ, tuân thủ chủ trương của Trung ương và Thành ủy TP.HCM. "Phấn đấu hoàn thành đề án đúng tiến độ theo thời gian Trung ương quy định trong quý 1/2025", Bí thư Thành ủy TP.HCM nói thêm.Bên cạnh đó, ông Nên đề nghị các cơ quan tham mưu và cơ quan chức năng khẩn trương hoàn chỉnh đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp; hoàn chỉnh đề án về hệ thống tổ chức đảng cấp thành phố và cấp xã theo kết luận của Trung ương.Từng cấp ủy, chính quyền phải rà soát, đánh giá hiện trạng tổ chức bộ máy và đề xuất phương án sáp nhập theo tiêu chí. "Khẩn trương đánh giá thực chất đúng cán bộ, công chức để theo đúng phẩm hạnh, năng lực, sở trường với từng vị trí việc làm ngay sau khi sáp nhập, hạn chế thấp nhất xáo trộn không cần thiết", lãnh đạo Thành ủy TP.HCM lưu ý.Song song đó, triển khai đồng bộ sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ theo mô hình 2 cấp gắn với nâng cao hiệu quả hoạt động, khắc phục hình thức, hành chính.Bí thư Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh điều quan trọng có ý nghĩa "then chốt của then chốt" khi tiến hành sắp xếp bộ máy là cán bộ. Mục tiêu là tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực và hiệu quả đều liên quan đến con người và chính con người quyết định tổ chức bộ máy mạnh hay yếu, tốt hay xấu, được nhân dân tín nhiệm cao hay thấp. "Việc đánh giá, lựa chọn đúng người, bố trí đúng việc là cực kỳ quan trọng", ông Nên đúc kết.Ngoài ra, lãnh đạo Thành ủy TP.HCM cũng đề nghị quan tâm giải quyết thấu tình, đạt lý chế độ, chính sách đối với từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, không để ai quá thiệt thòi, không để tiêu cực, thiếu dân chủ, thiếu công bằng khi thực hiện các chính sách.Cũng theo Bí thư Nguyễn Văn Nên, công nghệ thông tin là điều kiện để tổ chức hoạt động hiệu quả trong thời đại số, giúp bộ máy vận hành thông minh, thuận tiện, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn, giảm thủ tục rườm rà, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu suất làm việc...
Slots of Vegas
Trao đổi với báo chí ngày 20.2, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh nhìn nhận việc nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập tỉnh là tất yếu."Vừa qua T.Ư đã làm, bộ, ngành đang làm rồi. Trước đây thì tổ dân phố, thôn, xã, phường, quận, huyện đều làm rồi. Tất nhiên, phải tính tới cấp tỉnh, thành phố", ông Dĩnh nói, và cho rằng, mục tiêu của sắp xếp tinh gọn bộ máy vẫn là đảm bảo tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, do đó cần tính toán cho phù hợp. * Nhiều ý kiến cho rằng, việc nghiên cứu bỏ cấp huyện là phù hợp vì đây là tầng nấc trung gian?Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh: Bộ Chính trị đã có kết luận yêu cầu nghiên cứu việc bỏ cấp trung gian là cấp huyện, mô hình chính quyền chỉ còn 3 cấp (T.Ư, tỉnh, cơ sở - phường, xã). Đa phần các quốc gia trên thế giới cũng là mô hình chính quyền hành chính 3 cấp.Đối với Việt Nam, nghiên cứu thì thấy đúng là cấp huyện là cấp trung gian, chức năng, nhiệm vụ, vai trò đúng là có nhiều hạn chế. Cấp tỉnh quyết cơ bản, từ ngân sách, chính sách địa phương, còn thực hiện chủ yếu ở cấp xã, trực tiếp nhất. Cấp huyện ở trung gian gần như không quyết được gì, ngân sách, chính sách chỉ chuyển tải từ tỉnh xuống cấp phường, xã.Việc tồn tại cấp trung gian là cấp huyện sẽ tạo ra độ trễ, thậm chí lực cản đối với thực hiện chính sách. Cho nên, nếu bỏ cấp trung gian này là phù hợp, tạo sự thông suốt luôn từ tỉnh xuống cơ sở.* Việc bỏ cấp huyện theo ông cần lưu ý vấn đề gì?- Vấn đề đặt ra là điều kiện để cấp xã thực hiện thế nào. Vì vấn đề thực hiện các chính sách của T.Ư, cấp tỉnh là đều cấp xã cả thì bộ máy và điều kiện hiện nay của nó thế nào là phải tính.Quan trọng nhất là phải tăng cường cho cấp xã, không chỉ con người, kinh phí mà tất cả điều kiện khác để thực hiện tốt nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu cao hơn. Hiện nay cấp xã đã phải tăng cường rồi chứ chưa nói tới việc là sau này bỏ cấp huyện.Có nhiều việc tỉnh có thể hỗ trợ, nhưng nhiều việc cấp cơ sở phải tự làm. Như công an, nếu bỏ cấp huyện thì chắc chắn sẽ đưa xuống xã nhiều chứ lên tỉnh ít. Công an xã hiện nay ít nhất là 5 người, có thể sắp tới phải hơn. Cũng như bộ máy công chức xã hiện nay từ 21 - 25 người, nếu bỏ cấp huyện thì phải hơn, vì nhiều việc hơn. Rồi chế độ chính sách, lương cũng phải khác…Nghĩa là phải thực hiện nhiều chính sách đồng bộ mới có thể đạt mục tiêu tinh, gọn, mạnh, hiệu lực, hiệu quả.* Với sáp nhập tỉnh, theo ông, nên sáp nhập những tỉnh nào là phù hợp?- Để xác định nhập tỉnh nào với tỉnh nào thì phải có tiêu chí. Trong đó có tiêu chí về quy mô dân số và diện tích nhưng cũng có những yếu tố đặc thù về văn hóa, lịch sử…Sau năm 1976, cả nước chỉ có 38 tỉnh, thành phố nhưng sau đó tách ra thành nhiều tỉnh, thành hơn vì điều kiện đi lại khó khăn, công nghệ, cơ sở hạ tầng chưa phát triển như hiện nay.Lúc đó tách ra là đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Như tỉnh Vĩnh Phú trước đây tách thì Vĩnh Phúc phát triển trước, giờ Phú Thọ cũng phát triển. Hay như Bắc Giang, Bắc Ninh trước đây là Hà Bắc, khi tách ra Bắc Ninh rất phát triển, những năm gần đây thì Bắc Giang phát triển rất mạnh. Hay như Hải Hưng ngày xưa tách ra thành Hải Dương và Hưng Yên thì Hải Dương phát triển trước, Hưng Yên gần đây cũng rất phát triển. Hay sâu nữa là Quảng Nam - Đà Nẵng tách ra cũng phát triển. Phú Khánh tách thành Khánh Hòa, Phú Yên… đều phát triển.Nhưng đến thời điểm này thì các tỉnh phát triển cũng đến giới hạn rồi, các nguồn lực cũng cạn nên cần không gian, dư địa phát triển mới. Chúng ta cũng đã có kinh nghiệm sáp nhập Hà Tây với Hà Nội năm 2008.* Theo ông có nên sáp nhập các tỉnh, thành để chỉ còn 38 tỉnh, thành như trước đây?- Tôi nghĩ trở về con số như cũ, 35 đến 38 tỉnh, thành là phù hợp. Tất nhiên, không nhất thiết tỉnh nào về lại tỉnh đó như trước mà sắp xếp phù hợp với đặc điểm của các tỉnh.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư