Khi nào được yêu cầu CSGT chứng minh vi phạm bằng hình ảnh?
Khoảng 5 năm trước, nhắc đến MPV, nhiều người vẫn thường liên tưởng đến những mẫu xe chạy dịch vụ phổ biến. Những chiếc MPV khi đó được đánh giá cao về sự bền bỉ và khả năng chuyên chở, nhưng lại thiếu sự sang trọng cũng như những công nghệ cao cấp để thu hút khách hàng gia đình. Tuy nhiên ở hiện tại, mọi thứ đã thay đổi. Các hãng dần nhận ra tiềm năng từ nhóm khách hàng gia đình - những người vẫn luôn tìm kiếm chiếc xe có thể chở cả gia đình, đưa con đi học, đi làm hằng ngày, nhưng đồng thời cũng có thể phục vụ những chuyến du lịch dài ngày với không gian rộng rãi.Các hãng xe nhanh chóng nắm bắt xu hướng này và tung ra hàng loạt mẫu MPV hiện đại hơn, với thiết kế bắt mắt, nhiều tiện nghi cao cấp…. Theo báo cáo từ VAMA, doanh số trung bình phân khúc MPV trong 3 năm gần nhất (2022, 2023 và 2024) đạt gần 53.700 xe, tăng hơn 78% so với giai đoạn 3 năm trước đó (2019, 2020 và 2021).Khi giá xăng dầu liên tục biến động và vấn đề môi trường ngày càng được quan tâm, khách hàng dần kỳ vọng nhiều hơn vào những phương tiện của mình. Không ít người tiêu dùng dần chuyển sang các mẫu xe "xanh" để tiết kiệm chi phí cũng như giảm phát thải. Trong năm 2024, BYD M6 được xem là "làn gió mới" tạo được nhiều ấn tượng nhất trên thị trường Việt Nam. Một trong những thế mạnh của BYD M6 đến từ hệ truyền động thuần điện, giải đáp được bài toán về một chiếc xe không chỉ rộng rãi, tiện nghi mà còn tiết kiệm chi phí vận hành lẫn bảo vệ môi trường. M6 không phải là mẫu xe đầu tiên BYD mang đến cho khách hàng Việt Nam, tuy nhiên đây lại là mẫu xe nhận được nhiều lời bàn tán từ người tiêu dùng bởi nhiều điều đặc biệt về trang bị, tính năng, giá bán… Không ít người từng e ngại MPV là dòng xe thực dụng nhưng lại thiếu tính thẩm mỹ, tuy nhiên đối với BYD M6 hoàn toàn khác. Mẫu xe nhà BYD mang kiểu dáng bên ngoài trẻ trung, mềm mại tạo cảm giác hiện đại nhưng vẫn đảm bảo tính khí động học. Những điểm nhấn ngoại thất của BYD M6 có thể kể đến như mặt ca-lăng tạo hình Dragon Face kết hợp cùng cụm đèn LED pha lê lạ mắt, la-zăng 17 inch 2 tone màu, những đường gân tạo cảm giác cứng cáp, chắc chắn ở phần hông, gương chiếu hậu đặt trên cửa giúp mở rộng tầm quan sát…Một trong những đặc điểm nổi bật của xe MPV được khách hàng yêu thích là không gian rộng rãi. Đối với BYD M6, mẫu xe này không đơn thuần là một chiếc xe có nội thất lớn mà còn là một không gian thực sự thoải mái và tiện nghi. Sở hữu chiều dài cơ sở lên đến 2.800 mm cùng chiều rộng 1.810 mm, không gian nội thất của BYD M6 giúp cả người lái và hành khách luôn có đủ không gian để tận hưởng chuyến đi. Dù là những chuyến đi ngắn trong phố hay hành trình dài ngày, mọi vị trí trên xe đều mang lại sự dễ chịu, không bị gò bó.Ghế ngồi trên BYD M6 được thiết kế thông minh, hàng ghế thứ 2 có thể điều chỉnh trượt lên xuống 270 mm và ngả lưng lên đến 110 độ. Trong khi đó hàng ghế thứ 3 sở hữu khu vực để chân thoải mái cùng tựa lưng có thể điều chỉnh - điều hiếm hoi trong phân khúc MPV cùng tầm giá.Điểm đặc biệt nhất của BYD M6 chính là yếu tố "xanh". Nhưng BYD không đơn thuần sản xuất một chiếc xe tiết kiệm nhiên liệu, hãng còn tạo ra một giải pháp toàn diện để giúp người dùng có trải nghiệm vận hành tối ưu từ với việc tự chủ gần như toàn bộ quy trình sản xuất giúp đảm bảo được chất lượng sản phẩm, công nghệ sạc nhanh lẫn sạc tiêu chuẩn tiện dụng…Một chiếc MPV tốt ngoài yếu tố rộng rãi còn phải mang lại trải nghiệm thoải mái nhất cho cả gia đình. BYD M6 đi kèm với hàng loạt công nghệ tiện ích như màn hình giải trí trung tâm 12,8 inch xoay linh hoạt, điều hòa đa vùng, cửa gió cả 3 hàng ghế… Khi mua xe cho gia đình, yếu tố an toàn luôn được đặt lên hàng đầu. BYD M6 được trang bị các tính năng an toàn tiên tiến như kiểm soát hành trình, camera toàn cảnh với tính năng nhìn xuyên gầm, đèn chiếu sáng tự động… Những trang bị này giúp những chuyến hành trình cùng gia đình trở nên thoải mái và an toàn hơn bao giờ hết.Với hàng loạt lợi thế khi đặt cạnh các đối thủ trong phân khúc, không quá để nói BYD M6 là lựa chọn xứng đáng cho những khách hàng đang tìm kiếm một chiếc MPV không chỉ phục vụ nhu cầu di chuyển mà còn mang lại trải nghiệm tiện nghi, kinh tế và bền vững.Trường chuyên TP.HCM tăng chỉ tiêu lớp chuyên Anh, ngừng tuyển sinh tiếng Anh tích hợp
Michael Jordan là một trong những huyền thoại của NBA và được nhiều đội bóng của giải lưu giữ số áo đấu số 23 (con số quen thuộc của Jordan) như là một sự trân trọng vì những cống hiến của huyền thoại này cho sự nghiệp bóng rổ. Nhưng việc làm này cũng vấp phải sự phản đối của một số ngôi sao tại giải trong đó có Shaquille O'Neal.
Futsal World Cup 2021, tuyển Việt Nam vs Nga: Đối đầu đội bóng số 4 thế giới
Sáng 6.2 (mùng 9 Tết Nguyên đán), hàng ngàn người đổ về Gò Thì Thùng (xã An Xuân, H.Tuy An, Phú Yên) để xem hội đua ngựa, tận hưởng bầu không khí lễ hội dân gian truyền thống có một không hai ở miền Trung.Hội đua ngựa năm nay có sự góp mặt của 32 "chiến mã" đến từ 4 xã: An Lĩnh, An Xuân, An Hiệp và An Thọ (H.Tuy An). Mỗi vòng đua gồm 4 ngựa tranh tài, chạy 2 vòng (2 km), sau đó chọn 8 ngựa nhanh nhất vòng bảng vào thi bán kết. 4 ngựa đoạt nhất và nhì ở vòng bán kết vào vòng chung kết tranh giải.Ngựa đua là các chú ngựa thồ hằng ngày, dùng để vận chuyển nông sản. Còn người đua ngựa là những nông dân chân lấm tay bùn. Chính vì vậy đã tạo nên hội đua ngựa Gò Thì Thùng độc lạ, thú vị, khiến hàng ngàn khán giả được dịp cười sảng khoái.Lần đầu tiên đứng trước đám đông reo hò nên nhiều chú ngựa hoảng hốt, bỏ chạy khỏi đường đua. Không ít chú ngựa đã có lệnh xuất phát từ lâu nhưng... cương quyết không chạy, phải nhiều người rượt đuổi, la hét, đánh vào mông mới chịu... nhấc bước.Có chú ngựa đang chạy lại... không thích đua nữa, lạ đời hơn là có ngựa hất ngã luôn cả người cưỡi xuống đất cho đỡ vướng víu để chạy nhanh về đích.Sau hơn 2 tiếng tranh tài, kết quả: giải nhất thuộc về ngựa số 23 (xã An Hiệp); giải nhì thuộc về ngựa số 25 (xã An Hiệp); đồng giải ba thuộc về ngựa số 9 (xã An Xuân) và ngựa số 15 (xã An Hiệp).Ông Nguyễn Hữu Sơn (điều khiển ngựa đua số 23) đoạt giải nhất cuộc đua năm nay. Ông Sơn cho biết không có bí quyết nào để dành chiến thắng. "Cuộc đua này phụ thuộc vào ngựa rất nhiều, vì là ngựa thồ hàng nên cũng tùy ý lắm. Đứng trước đám đông, ngựa dễ bị hoảng, chạy loạn xạ. Tôi phải dùng roi thúc mạnh nó mới chịu đua, hơn nữa phải tập trung cao độ, nếu không sẽ bị nó hất rớt là bị loại ngay", ông Sơn nói.Năm nào cũng về xem hội đua ngựa ở Gò Thì Thùng, ông Lưu Văn Khánh (70 tuổi, xã Hòa Trị, H.Phú Hòa, Phú Yên) vẫn rất hào hứng. "Tuy không chuyên nghiệp nhưng cả người lẫn ngựa đều rất nhiệt tình, tạo những tràng cười sảng khoái cho mọi người. Nhiều khi vì sự nghiệp dư này mà lễ hội để lại ấn tượng, cuốn hút người xem", ông Khánh nói.Ông Huỳnh Gia Hoàng, Chủ tịch UBND H.Tuy An, cho biết: "Lễ hội đua ngựa Gò Thì Thùng là một nét đẹp văn hóa đặc trưng của H.Tuy An và đã có từ lâu đời. Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục duy trì và quảng bá nét đẹp văn hóa này đến rộng rãi trong cộng đồng người dân và cả nước. Từ đó thu hút đầu tư, kích thích phát triển kinh tế, tăng thu nhập của người dân địa phương, đồng thời góp phần bảo tồn, phát triển nét văn hóa đặc sắc của địa phương".
Nguyễn Huỳnh Tâm Nhi (26 tuổi), quê ở Đồng Nai, lớn lên trong gia đình làm nghề nuôi bè cá. Cuộc sống vốn đã chẳng dư dả, nhưng khi gia đình làm ăn thua lỗ, giấc mơ đại học của Nhi đành gác lại ngay sau khi tốt nghiệp THPT. 18 tuổi, Nhi bắt đầu làm chuyên viên tại một spa, rồi chuyển sang tư vấn thẩm mỹ. Công việc không chỉ giúp Nhi trang trải cuộc sống mà còn là con đường để cô giúp đỡ gia đình vượt qua khó khăn.Hơn một năm rưỡi trước, Nhi bước chân vào thế giới TikTok, nơi cô chia sẻ những câu chuyện đời thường về tình yêu, công việc. Ban đầu, cô gặp không ít trở ngại: khả năng nói chuyện chưa lưu loát, sự tự tin còn thiếu. Nhưng Nhi không bỏ cuộc. Cô mày mò đọc sách, học cách cải thiện bản thân, từ giao tiếp đến ngoại hình. "Thời gian đầu, mình rất ngại, nhưng nghĩ đến gia đình, mình phải cố gắng", Nhi tâm sự.Thành quả đến từ sự kiên trì ấy không nhỏ. Tháng 5.2024, Nhi chi 100 triệu đồng sửa lại căn nhà cho ba mẹ ở quê, nơi ba chị em cô từng lớn lên mà không có nổi một phòng riêng. Giờ đây, cô còn gửi tiền về nuôi em út ăn học. Nhi giờ đã tự tin hơn, trở thành chỗ dựa vững chắc cho gia đình. Dẫu đôi lúc phải đối mặt với những lời khiếm nhã khi livestream, cô chọn im lặng, lấy gia đình làm điểm tựa để vượt qua tất cả.Nguyễn Thị Kim Thoa (25 tuổi), quê Cần Thơ, đầy sự hy sinh cho gia đình. Gia đình vốn chỉ dựa vào đồng lương công nhân của ba mẹ để nuôi hai chị em ăn học. Nhưng biến cố ập đến khi Thoa học lớp 12, mẹ cô phát hiện u nang buồng trứng, phải phẫu thuật. Sức khỏe yếu khiến bà không thể đi làm, gia đình rơi vào cảnh nợ nần đúng lúc Thoa thi đậu Đại học Cần Thơ.Không muốn ba mẹ thêm gánh nặng, Thoa vừa học, vừa làm thêm để phụ giúp gia đình. Ngày tốt nghiệp đại học lẽ ra là niềm vui lớn, nhưng cũng là lúc gia đình vỡ nợ với số tiền hơn 40 triệu đồng, con số vượt xa khả năng chi trả của họ. Thoa đứng ra vay tiền từ người thân để trả nợ, đồng thời gánh thêm trách nhiệm lo cho em gái bước vào đại học. Rời quê, cô lên Bình Dương làm kiểm toán cho một công ty gỗ. Công việc vất vả, áp lực, nhưng Thoa chưa bao giờ than vãn. "Mình chỉ mong gia đình ổn định, em gái được học hành tử tế", Thoa nói.Hành trình của Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (27 tuổi, quê Ninh Bình) bắt đầu từ một tai nạn kinh hoàng của chồng cô là anh Lực. Chồng Nguyệt bị liệt tứ chi sau tai nạn giao thông, mất khả năng tự vệ sinh và ăn uống. Từ một cô gái yếu đuối, Nguyệt buộc phải mạnh mẽ để làm chỗ dựa cho chồng và con gái nhỏ.Một tháng sau tai nạn, Nguyệt đưa anh Lực đến Bệnh viện Phục hồi chức năng T.Ư (Thanh Hóa) để bắt đầu hành trình phục hồi. Những ngày ở viện, cô trải chiếu nằm dưới sàn để trông chồng, con gái thì gửi về ngoại. Anh Lực phải tập lại mọi thứ như một đứa trẻ: ăn, nói, đi đứng. Sau 50 ngày, anh mới tỉnh táo và nói được. 4 tháng sau, anh tự ngồi được. 5 tháng sau, anh đứng lên với đôi chân run rẩy. Nhưng hành trình ấy không hề dễ dàng. "Có lần tập đi, anh mất thăng bằng, mình không giữ nổi, cả hai cùng ngã. Lúc ấy chỉ biết ôm nhau khóc", Nguyệt kể."Chăm chồng khiến mình mạnh mẽ hơn. Dù khó khăn thế nào, chỉ cần hai vợ chồng cùng cố gắng, mọi thứ sẽ tốt lên", cô nói. Hiện anh Lực đã hồi phục tốt, dù nửa người bên trái vẫn yếu. Nguyệt vẫn kiên nhẫn đồng hành, hy vọng một ngày chồng trở lại như xưa.Cuộc sống vẫn còn đó những khó khăn, Ánh Nguyệt nói: "Chỉ cần cùng cố gắng, mọi thứ sẽ tốt lên". Những người phụ nữ ấy không chỉ là trụ cột gia đình, mà còn là minh chứng rằng, trong nghịch cảnh, con người ta có thể tìm thấy sức mạnh để vươn lên, để yêu thương và hy vọng.
Nam kỳ thế kỷ 19 qua ghi chép của người Pháp: Những công trình đẹp nhất ở Sài Gòn
Các tiểu thương, sau nhiều ngày buôn bán chật vật, buộc phải giảm giá sâu đến 50-75%, thậm chí chấp nhận "xả hàng" vào tối muộn với hy vọng vớt vát được chút vốn cuối cùng. Một số người may mắn tranh thủ giờ này để mua hoa giá rẻ, nhưng phía sau đó là nỗi buồn của những người bán, những người đã đổ công sức chăm sóc cả năm trời.Nhiều tiểu thương, vì không muốn bị ép giá, chọn cách chặt bỏ những cành đào, gom thành đống ngay trên vỉa hè, quyết không bán rẻ dù phải chịu lỗ. Với họ, việc chấp nhận bán phá giá không chỉ là một thất bại trong kinh doanh mà còn tạo tiền lệ xấu cho những năm sau. Những cây hoa có thể trồng lại được thì được mang về vườn, nhưng phần lớn bị bỏ lại hoặc đem về nhà để chưng cho qua tết.Hình ảnh các chậu đào, quất, và hoa tết bị bỏ lại ven đường đã trở nên quen thuộc ở Hà Nội vào những ngày cuối năm. Tuy nhiên, đằng sau sự "xả hàng" này là một gánh nặng lớn cho những người làm vệ sinh môi trường. Những cành hoa, chậu cảnh bị bỏ lại chất thành đống lớn, không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn đòi hỏi nhiều công sức thu gom, xử lý trong những ngày sát tết. Năm nay, trong bối cảnh khó khăn kinh tế, nhiều người dân chờ đến sát ngày để mua hoa giá rẻ, khiến tình hình buôn bán thêm phần ảm đạm. Những tiểu thương bám trụ đến chiều muộn, nhưng đến 5-6 giờ tối, phần lớn cũng phải thu dọn về nhà, mang theo những hy vọng mong manh về một năm sau tốt đẹp hơn.