Giữ chân bác sĩ giỏi ở bệnh viện tư: Thu nhập có là yếu tố quyết định?
Các tiểu thương, sau nhiều ngày buôn bán chật vật, buộc phải giảm giá sâu đến 50-75%, thậm chí chấp nhận "xả hàng" vào tối muộn với hy vọng vớt vát được chút vốn cuối cùng. Một số người may mắn tranh thủ giờ này để mua hoa giá rẻ, nhưng phía sau đó là nỗi buồn của những người bán, những người đã đổ công sức chăm sóc cả năm trời.Nhiều tiểu thương, vì không muốn bị ép giá, chọn cách chặt bỏ những cành đào, gom thành đống ngay trên vỉa hè, quyết không bán rẻ dù phải chịu lỗ. Với họ, việc chấp nhận bán phá giá không chỉ là một thất bại trong kinh doanh mà còn tạo tiền lệ xấu cho những năm sau. Những cây hoa có thể trồng lại được thì được mang về vườn, nhưng phần lớn bị bỏ lại hoặc đem về nhà để chưng cho qua tết.Hình ảnh các chậu đào, quất, và hoa tết bị bỏ lại ven đường đã trở nên quen thuộc ở Hà Nội vào những ngày cuối năm. Tuy nhiên, đằng sau sự "xả hàng" này là một gánh nặng lớn cho những người làm vệ sinh môi trường. Những cành hoa, chậu cảnh bị bỏ lại chất thành đống lớn, không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn đòi hỏi nhiều công sức thu gom, xử lý trong những ngày sát tết. Năm nay, trong bối cảnh khó khăn kinh tế, nhiều người dân chờ đến sát ngày để mua hoa giá rẻ, khiến tình hình buôn bán thêm phần ảm đạm. Những tiểu thương bám trụ đến chiều muộn, nhưng đến 5-6 giờ tối, phần lớn cũng phải thu dọn về nhà, mang theo những hy vọng mong manh về một năm sau tốt đẹp hơn.Phong cách Barbiecore: Gam màu hồng thống trị trong năm nay
Ngày 1.1, bà Nguyễn Thị Lệ Thanh, Giám đốc Sở Du lịch Khánh Hòa, cho biết tổng lượng khách lưu trú đến Khánh Hòa trong dịp Tết Dương lịch 2025 ước đạt khoảng 25.000 lượt. Công suất phòng bình quân từ ngày 31.12.2024 đến hết ngày 1.1.2025 đạt khoảng 60%, trong đó ngày 31.12.2024 một số khách sạn khu vực trung tâm thành phố có công suất trên 70%, các khách sạn sát khu vực quảng trường 2 Tháng 4 có công suất 80 - 90%, các khu nghỉ dưỡng 4 - 5 sao khu vực ven biển có công suất trên 80%.Theo Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh, dự kiến trong tháng 1.2025, bình quân đón 38 chuyến đến/ngày, tăng bình quân 4 chuyến/ngày so với tháng 12.2024.Giám đốc Sở Du lịch Khánh Hòa cho biết, Tết Dương lịch 2025 chỉ nghỉ 1 ngày vào giữa tuần nên khách du lịch có xu hướng chọn du lịch tự túc trong ngày hoặc tham gia những chương trình du lịch ngắn ngày (2 ngày 1 đêm) đến các điểm gần khu vực thay vì du lịch xa. Đồng thời, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán dài ngày cách Tết Dương lịch 2025 chưa đầy một tháng nên lượng khách đến Khánh Hòa trong dịp Tết Dương lịch năm nay chỉ tăng so với những ngày trước lễ.Trong dịp Tết Dương lịch 2025, chương trình Chào năm mới 2025 tại quảng trường 2 Tháng 4, với chủ đề "Dạ tiệc đa kết nối siêu thực", diễn ra từ 20 giờ 30 phút ngày 31.12.2024 đến 0 giờ 30 phút ngày 1.1.2025 với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, kết hợp bắn pháo hoa tầm thấp trong 15 phút.Bên cạnh các sự kiện của địa phương trong dịp Tết Dương lịch 2025, các cơ sở lưu trú du lịch từ 4 - 5 sao cũng chuẩn bị các chương trình phục vụ khách du lịch vào đêm giao thừa Tết Dương lịch như: "Đêm tiệc Gala chào năm mới Dương lịch 2025" gồm các hoạt động như: ẩm thực, chương trình ca nhạc, các trò chơi vui nhộn...
Phó chủ tịch Nutifood Trần Bảo Minh: Khó khăn mà co lại thì không thể đi xa
Trong nhiều nền văn hóa và trong suốt chiều dài lịch sử, rắn đóng vai trò quan trọng trong thần thoại, từ hiện thân của trí tuệ và chữa lành đến nguy hiểm và hỗn loạn. Sinh vật này vừa được tôn kính vừa bị sợ hãi, thường được coi là hiện thân của tính hai mặt của sự sống và cái chết, sáng tạo và hủy diệt.Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Hy Lạp và Ấn Độ giáo đã gán cho rắn những ý nghĩa mạnh mẽ, đưa chúng vào các câu chuyện và biểu tượng tôn giáo của họ.Trong thần thoại Ai Cập cổ đại, rắn vừa đóng vai trò như vị thần bảo hộ, vừa mang biểu tượng của sự hỗn loạn. Chẳng hạn, rắn hổ mang gắn liền với hoàng gia hay sức mạnh thần thánh, thường xuất hiện trên vương miện của các pharaoh. Wadjet, nữ thần rắn hổ mang, được coi là người bảo vệ Ai Cập.Trong khi đó, rắn Apophis mang biểu tượng của sự hỗn loạn và hủy diệt. Trong văn hóa Ai Cập cổ, thần mặt trời Ra di chuyển trên bầu trời vào ban ngày, và hướng đến âm phủ vào ban đêm, như một biểu tượng cho chu kỳ mặt trời mọc và lặn. Tại âm phủ, Ra sẽ đối đầu với con rắn Apophis cố ngăn cản hành trình của vị thần Ai Cập.Hy Lạp cổ đại xem rắn vừa là biểu tượng của sự chữa lành và hiểm nguy. Ví dụ nổi tiếng nhất là Asclepius, vị thần thuốc men, với biểu tượng là cây trượng có con rắn cuộn quanh. Biểu tượng này đến nay vẫn được dùng trong chuyên ngành y khoa. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng rắn mang năng lực chữa bệnh.Tuy nhiên, vẫn có những loài rắn là hiện thân của điềm dữ như Medusa, người có mái tóc là tập hợp của vô số con rắn độc và có thể hóa đá người nào nhìn vào chúng. Thần thoại Hy Lạp còn nói về sinh vật tên ouroboros, một con rắn tự ăn đuôi của chính mình, là biểu tượng cho chu kỳ vĩnh cửu của sự sống, cái chết và sự tái sinh.Văn hóa Trung QuốcTrong thần thoại Trung Quốc, rắn thường được coi là loài vật thông thái, bí ẩn, tượng trưng cho sự biến đổi và tái sinh. Rắn cũng là 1 trong 12 con giáp, đại diện cho trực giác, nội tâm và bí ẩn.Cũng có những câu chuyện dân gian Trung Quốc khắc họa hình ảnh con rắn như điềm báo tai họa. Chẳng hạn trong câu chuyện về Bạch Xà, một linh hồn rắn biến thành người phụ nữ. Mặc dù câu chuyện miêu tả tình yêu của cô dành cho người đàn ông phàm trần, hình dạng thực sự của cô lại gây nỗi sợ và bi kịch. Thần thoại của người bản địa châu Mỹ khắc họa hình ảnh loài rắn là biểu tượng mạnh mẽ của khả năng sinh sản, biến đổi và chữa lành. Chẳng hạn, người Hopi thường biểu diễn điệu múa rắn để cầu mong mưa thuận, mùa màng bội thu. Ngoài ra còn có vị thần Quetzalcoatl của vùng Trung Mỹ, thường được miêu tả là một con rắn có lông vũ, tượng trưng cho sự kết hợp giữa đất và trời, hiện thân của trí tuệ, khả năng sinh sản và sự sống.Trong thần thoại Bắc Âu, rắn Jormungandr đóng vai trò quan trọng trong vũ trụ của các vị thần. Con rắn khổng lồ này bao quanh thế giới, và việc thả nó ra được cho là báo hiệu ngày tận thế, hay Ragnarok. Jormungandr thể hiện sự căng thẳng giữa hỗn loạn và trật tự, đóng vai trò quan trọng trong ngày tận thế của người Bắc Âu.Trong nhiều nền văn hóa châu Phi, rắn tượng trưng cho khả năng sinh sản, nước và thế giới tâm linh. Trong thần thoại Tây Phi, thần Damballa là một vị thần rắn liên quan đến sự sáng tạo, mưa và khả năng sinh sản. Tuy nhiên, một số nền văn hóa coi rắn là những nhân vật xấu xa hoặc lừa đảo, liên quan đến cái chết và sự hỗn loạn.Trong thần thoại Ấn Độ, rắn được tôn kính và giữ vai trò tượng trưng cho cả lòng nhân từ và sự độc ác. Chúng gắn liền chặt chẽ với nước, khả năng sinh sản, sự bảo vệ, sự hủy diệt và cái chết, phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa thiên nhiên và con người.Những hình ảnh rắn nổi bật bao gồm Shesha, vua của loài rắn và là hộ vệ của thần Vishnu, được miêu tả là một con rắn nhiều đầu nâng đỡ vũ trụ. Vishnu nằm trên Shesha trong đại dương vũ trụ, tượng trưng cho sự cân bằng và bảo vệ.Trong thần thoại Celtic, rắn là biểu tượng của sự chữa lành và trí tuệ. Người Druid ở Celtic tin rằng rắn có kiến thức đặc biệt về trái đất, vì chúng lột da và "tái tạo" bản thân. Khả năng đào hang dưới lòng đất của rắn cũng kết nối nó với thế giới tâm linh và trí tuệ của tổ tiên.
Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an vừa trả lời những vấn đề xoay quanh việc thực hiện sắp xếp mô hình công an từ 4 cấp thành 3 cấp và tiếp nhận 5 nhiệm vụ từ các bộ, ngành.Theo đại tướng Lương Tam Quang, thời gian tới, lực lượng công an nhân dân (CAND) sẽ tiếp nhận 5 nhóm nhiệm vụ từ các bộ, ngành, gồm quản lý nhà nước và thực hiện bảo đảm an ninh hàng không; quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng; quản lý nhà nước về sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp phiếu lý lịch tư pháp; quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy.Cạnh đó, Bộ Công an cũng sẽ tiếp nhận các tổng công ty để xây dựng nền công nghiệp an ninh hiện đại, lưỡng dụng; sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy công an địa phương từ 3 cấp thành 2 cấp."So với những lần trước đây, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy lần này của Bộ Công an được tiến hành đồng bộ cùng với tổng kết Nghị quyết số 18 của các cấp, các ngành, trong thời gian rất ngắn; song cũng giống các lần trước, đều có khối lượng công việc hết sức lớn, tiến hành với trách nhiệm rất cao, sự đoàn kết, đồng lòng của toàn lực lượng với tinh thần hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân", đại tướng Lương Tam Quang nhấn mạnh.Chia sẻ về kết quả thực hiện Nghị quyết số 18 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, theo đại tướng Lương Tam Quang, việc tổ chức bộ máy theo 4 cấp công an "Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở" cần tiếp tục điều chỉnh theo hướng giảm tầng nấc, giảm cấp trung gian để tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.Theo đó, Đảng ủy Công an T.Ư, Bộ Công an đã báo cáo và được Bộ Chính trị, Ban Chấp hành T.Ư đồng ý chủ trương sắp xếp mô hình công an 4 cấp thành 3 cấp. Đối với công an địa phương, điều chỉnh phương châm "tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở" sang "tỉnh toàn diện; xã vững mạnh, bám cơ sở"."Công an cấp tỉnh giải quyết toàn diện mọi tình hình an ninh, trật tự tại địa phương; công an cấp xã được tăng cường xây dựng vững mạnh, bám cơ sở, giải quyết các vấn đề phát sinh về an ninh, trật tự ngay từ đầu và tại cơ sở", Bộ trưởng Bộ Công an nói.Theo Bộ trưởng Bộ Công an, khi không tổ chức công an cấp huyện sẽ kết thúc hoạt động đối với 694 công an cấp huyện và khoảng gần 6.000 đội thuộc công an cấp huyện."Việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy công an địa phương nhằm thay đổi cơ chế vận hành, giảm tầng nấc để nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác, chất lượng phục vụ nhân dân.Tiến hành bố trí, sắp xếp lại đối với hàng chục nghìn cán bộ, chiến sĩ theo hướng điều động, bố trí, tăng cường cán bộ phù hợp tại công an cấp tỉnh và công an cấp xã, trong đó ưu tiên bố trí, tăng cường cán bộ tại công an cấp xã, nhất là tại các địa bàn có diện tích lớn, dân số đông, phức tạp về an ninh, trật tự, địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa", đại tướng Lương Tam Quang cho hay.Theo đại tướng Lương Tam Quang, chủ trương của Bộ Chính trị là duy trì, bảo đảm biên chế lực lượng vũ trang trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới."Bộ Công an tiếp nhận thêm nhiệm vụ từ các bộ, ngành nên không khuyến khích cán bộ, chiến sĩ nghỉ công tác trước hạn tuổi phục vụ, đồng thời, vẫn tích cực thực hiện tinh giản biên chế đối với các trường hợp phẩm chất, năng lực yếu kém", Bộ trưởng Bộ Công an nói và cho biết việc đánh giá năng lực cán bộ và hiệu quả công tác sẽ được đo lường bằng chất lượng, hiệu quả công tác bảo đảm an ninh, trật tự; sự hài lòng của nhân dân trong thực hiện các thủ tục hành chính về an ninh, trật tự.
Chinh phục đối tác bằng thương mại
Nhiều năm trở lại đây, tình trạng triều cường xâm thực, sạt lở cuốn trôi đất đai, nhà cửa của các hộ dân sống tại khu vực cửa biển Sa Cần (thuộc thôn Tân Hy 1, xã Bình Đông, H.Bình Sơn, Quảng Ngãi) ngày càng nghiêm trọng. Hiện có gần 100 người ở khu vực này đang bị ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và an toàn tính mạng.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, khu vực cửa biển Sa Cần bị sạt lở nghiêm trọng, nhiều đoạn ăn sâu vào đất liền hơn 10 m với chiều dài gần 500 m. Tình trạng này gây ảnh hưởng cuộc sống và đe dọa trực tiếp đến an toàn tính mạng, nhà ở của người dân. Nhiều hộ dân đã gia cố bằng cọc tre, bờ đá, xây tường chắn bằng đá hộc… để ngăn ngừa sạt lở. Tuy nhiên, việc gia cố chỉ mang tính chất tạm thời, không có khả năng chống chịu khi sóng lớn, thiên tai, bão lũ xảy ra.Bà Nguyễn Thị Bằng (51 tuổi, ở thôn Tân Hy 1, xã Bình Đông) cho biết, năm 2020, bão số 9 đổ bộ khu vực cửa biển Sa Cần, nhà của bà bị sập một phần, hư hỏng nghiêm trọng. "Đến hiện tại, tôi vẫn chưa xây lại được nhà ở. Ngôi nhà không có người ở trong thời gian dài bị cỏ dại mọc, tường bám đầy rêu, nhiều hạng mục xuống cấp", bà Bằng nói.Để ứng phó với tình huống này, chính quyền địa phương luôn theo dõi triều cường, sóng lớn, bão lũ, khoanh vùng các khu vực nguy hiểm; thường xuyên thông tin cho các hộ dân biết, sẵn sàng phương án di dời. Đồng thời, chủ động khắc phục, hạn chế sạt lở bờ biển bằng các vật liệu tại chỗ, sẵn có. Chủ động bố trí lực lượng xung kích, dân quân, công an phối hợp với biên phòng, cảnh sát biển… để kịp thời ứng phó, gia cố bờ biển khi xảy ra sạt lở.Trước tình hình trên, UBND H.Bình Sơn đã có tờ trình đề nghị UBND tỉnh Quảng Ngãi công bố tình trạng khẩn cấp sạt lở cửa biển Sa Cần ở xã Bình Đông và đầu tư khẩn cấp kè kiên cố chống sạt lở để đảm bảo an toàn tính mạng, nhà ở, đất ở của người dân.Còn tại bờ biển An Quang Đông (TT.Cát Khánh, H.Phù Cát, Bình Định), triều cường xâm thực khiến nước biển dâng cao kết hợp sóng lớn đã gây sạt lở bờ biển. Mưa lớn kết hợp triều cường đã "nuốt" 1/3 nền nhà của 1 hộ dân trong khu vực cùng nhiều diện tích hồ nuôi tôm, công trình phụ của 2 hộ dân lân cận.Ngày 9.1, ông Đinh Thành Tiến, Chủ tịch UBND TT.Cát Khánh, cho biết địa phương đã có văn bản báo cáo với UBND H.Phù Cát về tình trạng sạt lở, xâm thực tại bờ biển An Quang Đông, đồng thời đề nghị lãnh đạo huyện sớm xem xét, có hướng giải quyết nhằm tạo điều kiện cho hộ dân bị ảnh hưởng.Theo ông Tiến, nhà ở của ông Trương Văn Đông xây dựng năm 2019 với diện tích 72 m2, tại khu phố An Quang Đông. Qua kiểm tra thực tế, lực lượng chức năng ghi nhận tình trạng sạt lở hàm ếch phần móng, nền nhà bị sụt lún nghiêm trọng có nguy có sập nhà bất cứ lúc nào."Trước đợt thiên tai năm 2024, chính quyền địa phương đã vận động hộ dân di dời đến nơi an toàn, trong nhà chỉ còn lại một số ít đồ dùng sinh hoạt cá nhân. Hiện nay, các hội đoàn thể ở địa phương đã hỗ trợ người dân di dời đồ đạc ra khỏi nhà để tránh bị thiệt hại. Đồng thời, lực lượng chức năng và người dân tại địa phương đã dùng bao cát, đá chẻ để chắc sóng các đoạn xung yếu có nguy cơ ảnh hưởng hộ dân", ông Tiến nói.