Có được lập vi bằng mua nhà 2 tỉ nhưng hợp đồng công chứng 700 triệu?
Thống kê cho thấy có hơn 5.000 văn bản quy phạm pháp luật của T.Ư chịu tác động trực tiếp từ việc sắp xếp tổ chức bộ máy. Trong số này, hơn 3.800 văn bản liên quan đến việc thay đổi tên gọi của các cơ quan, tổ chức; hơn 700 văn bản có nội dung cần xử lý ngay, có tính chất chung giữa các bộ.Bộ Tư pháp nhận định nếu sửa đổi, bổ sung hàng ngàn văn bản nêu trên sẽ là khối lượng công việc rất lớn, phát sinh chi phí và khó khả thi, có thể tạo khoảng trống pháp lý do không thể ban hành đúng thời hạn. Trong khi đó, Quốc hội có thể khái quát để quy định theo nguyên tắc chung và vẫn bảo đảm hoàn thiện hệ thống pháp luật theo lộ trình.Cơ quan soạn thảo do đó đề xuất xây dựng nghị quyết với 2 chính sách lớn, nhằm kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, bảo đảm hoạt động của các cơ quan nhà nước diễn ra liên tục, thông suốt sau khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.Chính sách 1 là xử lý những vấn đề chung, có tính nguyên tắc nhằm bảo đảm hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp.Các nội dung thuộc chính sách này bao gồm: việc sử dụng tên cơ quan, tổ chức do chuyển giao, tiếp nhận, hợp nhất chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, chức năng của các cơ quan, đơn vị do tiếp nhận, chuyển giao hoặc sáp nhập.Ngoài ra còn giải quyết một số vướng mắc, khó khăn khi các cơ quan thay đổi mô hình tổ chức; việc xử lý các vấn đề chuyển tiếp liên quan đến sử dụng con dấu, trụ sở làm việc, tài sản, kinh phí của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; các giấy tờ, tài liệu đã được cơ quan, người có thẩm quyền cấp trước khi có sự sắp xếp tổ chức bộ máy…Chính sách 2 là xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm xử lý đối với các vấn đề khác phát sinh sau khi các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng chưa dự liệu được hết trong nghị quyết nhằm không làm gián đoạn hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước, người dân, doanh nghiệp và việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan sau khi sắp xếp, tổ chức bộ máy.'Con muốn sống': Bà đừng cạo tóc của con nữa nha
Giải chạy Ho Chi Minh City Night Run Thang Loi Group mùa thứ 2 hứa hẹn sẽ mang đến cho người tham gia những trải nghiệm mới mẻ và đầy thú vị, cũng như giúp thúc đẩy tinh thần thể thao và giao lưu trong cộng đồng.
Nam diễn viên mạo danh 'sếp' Viện KSND tối cao, lừa đảo chạy án
Theo liên Bộ Công thương - Tài chính, thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành từ ngày 23.1 - 31.1 chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: dự trữ dầu thô của Mỹ tăng lên, chính sách thuế của Mỹ do Tổng thống Mỹ đưa ra đối với một số quốc gia, cuộc họp sắp tới của OPEC+ về kế hoạch tăng nguồn cung… Các yếu tố nêu trên khiến giá xăng dầu thế giới trong những ngày vừa qua có diễn biến tăng, giảm tùy từng mặt hàng, nhưng xu hướng chung là giảm.Trong kỳ điều hành này, liên Bộ Công thương - Tài chính quyết định không trích lập, không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng E5RON 92, xăng RON 95, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut.Theo đó, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường đối với xăng E5RON 92 không cao hơn 20.391 đồng/lít, giảm 201 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành và thấp hơn xăng RON 95 là 611 đồng/lít. Giá xăng RON 95 không cao hơn 21.002 đồng/lít, giảm 140 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành.Giá dầu diesel không cao hơn 19.246 đồng/lít, giảm 948 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành. Giá dầu hỏa không cao hơn 19.439 đồng/lít, giảm 671 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành. Giá dầu mazut không cao hơn 17.502 đồng/kg, giảm 250 đồng/kg so với giá cơ sở hiện hành.Giá bán xăng dầu nói trên được các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu áp dụng từ 15 giờ ngày 1.2.Theo liên Bộ Công thương - Tài chính, quyết định điều hành giá xăng dầu được căn cứ theo diễn biến giá xăng dầu thế giới, biến động tỷ giá VND/USD và các quy định hiện hành.Phương án điều hành giá xăng dầu nhằm bảo đảm biến động giá xăng dầu trong nước phù hợp với biến động giá xăng dầu thế giới; tiếp tục duy trì mức chênh lệch giá giữa xăng sinh học E5RON 92 và xăng khoáng RON 95 ở mức hợp lý để khuyến khích sử dụng nhiên liệu sinh học theo chủ trương của Chính phủ; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường.
Tàu hộ tống đa nhiệm Provence, một chiến hạm thuộc nhóm tác chiến tàu sân bay của hải quân Pháp được triển khai tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong khuôn khổ chiến dịch CLEMENCEAU 25.Trong buổi họp báo trên tàu vào trưa 6.3, chỉ huy tàu, đại tá hải quân Lionel Siegfried cho biết: "Tàu FREMM Provence có thể xem là một đại diện của chương trình hiện đại hóa của hải quân Pháp. Đây là tàu thứ hai được đóng trong số tám tàu hộ tống tối tân của chúng tôi. FREMM Provence chính thức hoạt động từ năm 2015, có khả năng thực hiện một cách độc lập mọi nhiệm vụ được hải quân Pháp giao phó, nhờ vào các trang thiết bị cả về chiến đấu lẫn an ninh, với nhiệm vụ chính là tác chiến chống ngầm".Tàu hộ tống đa nhiệm Provence có lượng giãn nước 6.000 tấn, chiều dài 142 m, rộng 20 m, với thủy thủ đoàn 160 người. Tàu được trang bị trực thăng NH90, hệ thống radar 3 chiều có khả năng phát hiện các mục tiêu là máy bay, cũng như các tàu mặt nước; các thiết bị cảm biến, định vị thủy âm; hệ thống tác chiến phòng không, tác chiến hải đối hải và tác chiến chống ngầm... FREMM Provence hoạt động với sự kết hợp của cả động cơ điện và động cơ tua bin khí. Khi cần di chuyển để đảm bảo tính bí mật thì tàu sử dụng động cơ điện, có thể đạt tốc độ tối đa 16 hải lý/giờ. Khi tàu cần tăng tốc thì có thể đạt đến 27 hải lý/giờ với động cơ tua bin khí. Thiết kế của FREMM Provence giúp tàu có thể thích nghi với mọi khu vực gặp khủng hoảng trên thế giới. Đặc biệt, hệ thống trinh sát và cảm biến của tàu giúp cho hải quân Pháp có thể tự chủ trong việc đánh giá tình hình.Theo đại tá Siegfried, nhiều chương trình trao đổi với lực lượng hải quân và Cảnh sát biển Việt Nam đã được thực hiện trong chuyến thăm lần này, liên quan đến các lĩnh vực an ninh hàng hải, cứu hộ trên biển… Các thủy thủ của FREMM Provence cũng đã tham gia giao hữu bóng chuyền với sĩ quan và thủy thủ Vùng 2 Hải quân. Về mặt dân sự, tàu Provence có mở cửa cho một số đoàn lên thăm tàu, và thủy thủ đoàn cũng có dịp tham quan và tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của TP.HCM. "TP.HCM là nơi mà lịch sử và văn hóa giao thoa với nét hiện đại. Thành phố đông dân nhưng rất yên bình và an ninh tốt, người dân thì đặc biệt hiếu khách. Đây là một nơi hoàn hảo để tàu Provence cập bến", đại tá Siegfried nhận xét.Trao đổi với các báo đài trong buổi họp báo, Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet cho biết: "Pháp có những vùng lãnh thổ, với dân cư và nhiều cơ sở ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Tàu chiến của chúng tôi thường xuyên hoạt động ở khu vực này và ít nhất một lần mỗi năm cập bến ở cảng của Việt Nam. Các chuyến cập cảng vừa thuộc về hoạt động của các chiến hạm, nhưng cũng mang ý nghĩ chính trị quan trọng, thể hiện tình hữu nghị giữa hai nước".Theo Đại sứ Brochet, chuyến cập bến lần này của Provence không như những lần ghé thăm trước đây của các tàu chiến Pháp. Đây là một trong những chiến hạm hiện đại bậc nhất từ trước đến nay của hải quân Pháp từng ghé thăm Việt Nam. FREMM Provence cũng là một trong những tàu chiến hiện đại nhất của Pháp nói riêng và của châu Âu nói chung, theo Đại sứ Pháp.Kế đến, FREMM Provence thuộc nhóm tác chiến không quân - hải quân - tàu sân bay của Pháp, được triển khai ở khu vực Ấn Độ Dương từ nhiều tuần nay và đang có hải trình qua Biển Đông. Việc triển khai của nhóm tác chiến không quân - hải quân - tàu sân bay này mang tính biểu tượng về mặt quân sự và nhất là về mặt địa chính trị, nhằm tái khẳng định cam kết của Pháp cũng như Việt Nam trong việc tôn trọng những nguyên tắc mang tính phổ quát của luật pháp quốc tế: tự do hàng hải, tự do hàng không, tôn trọng Hiến chương LHQ, Công ước LHQ về luật biển 1982.Bên cạnh đó, chuyến cập cảng của FREMM Provence diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Pháp đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện nhân chuyến thăm Paris hồi tháng 10.2024 của Tổng bí thư Tô Lâm. Hai nước cam kết tăng cường hợp tác vì hòa bình và an ninh khu vực, và hợp tác để đạt được các mục đích này trong khuôn khổ Hội nghị Hải quân Tây Thái Bình Dương (WPNS), một diễn đàn quy tụ lực lượng hải quân của các nước ven bờ Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hải quân.Chuyến cập cảng thăm xã giao của tàu hộ tống đa nhiệm Provence lần này là minh chứng cho mối quan hệ song phương, và là sự tiếp nối cho nhiều chuyến thăm thường xuyên của các tàu thuộc biên chế hải quân quốc gia Pháp tại Việt Nam, như đã diễn ra vào các năm 2023 và 2024 với các tuần dương hạm Prairial và Vendémiaire.
Bỏ luôn xe vi phạm nồng độ cồn, sẽ bị phạt thế nào?
Trong một đoạn của buổi phỏng vấn trên chương trình truyền hình “Full Measure” được đăng tải ngày 15.3, ông Trump được hỏi về lời cam kết khi tranh cử rằng sẽ giải quyết xung đột tại Ukraine trong 24 giờ. “Chà, tôi chỉ đùa khi nói thế. Ý thật sự của tôi là muốn giải quyết ổn thỏa vấn đề này và tôi nghĩ mình sẽ thành công”, ông Trump nói.Theo AP, đây là lời thừa nhận hiếm thấy của ông Trump. Trong suốt chiến dịch tranh cử, ông Trump tự tin khẳng định có thể sớm liên hệ với giới chức Nga và Ukraine để hai bên ngồi đàm phán chấm dứt xung đột.Cũng trong buổi phỏng vấn trên, ông Trump được hỏi sẽ làm gì nếu Tổng thống Nga Vladimir Putin không đồng ý thỏa thuận ngừng bắn. “Đó là tin dữ cho thế giới vì đang có quá nhiều người bỏ mạng. Tuy nhiên, tôi nghĩ ông ấy sẽ đồng ý. Tôi nghĩ tôi biết ông ấy khá rõ”, Tổng thống Mỹ đáp.Triển vọng ngừng bắn tại Ukraine những ngày qua có dấu hiệu lạc quan sau khi ông Putin bày tỏ sự ủng hộ với các đề xuất hòa bình. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Nga cũng đặt ra những điều kiện đối với Ukraine và phương Tây.Trong diễn biến khác, ông Trump ngày 15.3 thông báo bổ nhiệm ông Joseph Keith Kellogg làm đặc phái viên về Ukraine. “Là một chuyên gia quân sự ông Kellogg sẽ làm việc trực tiếp với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và giới lãnh đạo Ukraine. Ông ấy biết rõ họ và hai bên có mối quan hệ làm việc rất tốt với nhau”, ông Trump viết trên mạng xã hội Truth Social.