Vụ 'bác sĩ Trần Khoa': Vì sao tin giả được lan truyền nhanh chóng trên mạng ?
Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố ông Nguyễn Lộc An, cựu Phó vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công thương), về tội nhận hối lộ.Đây là vụ án thứ 2 ông An bị truy cứu hình sự trong thời gian gần đây. Trước đó, tháng 11.2024, ông này bị TAND TP.HCM tuyên phạt 4 năm tù về tội nhận hối lộ ở vụ án Xuyên Việt Oil.Theo cáo buộc của Viện KSND tối cao, Công ty Bách Khoa Việt (địa chỉ tại Q.Tân Phú, TP.HCM) được thành lập năm 2007. Bà Trần Thị Loan Phương giữ chức Chủ tịch HĐQT doanh nghiệp này từ tháng 9.2010 đến tháng 10.2019, sau đó người khác lên thay.Vốn quen biết với ông Nguyễn Lộc An - người có thẩm quyền quản lý mảng xăng dầu, khí đốt, đầu năm 2013, bà Phương liên hệ, nhờ ông An giúp đỡ Công ty Bách Khoa Việt kinh doanh xăng dầu.Để được "ưu ái" trong quá trình kiểm tra điều kiện cấp phép cũng như cấp phép, bà Phương nhiều lần chi hối lộ cho ông An. Trong số này, bà Phương từng trực tiếp đến gặp ông An tại nhà khách Bộ Công thương ở Q.1, TP.HCM, đưa 200 triệu đồng.Đặc biệt, tháng 9.2015, ông An gọi điện cho bà Phương, nhờ "hỗ trợ" 9 tỉ đồng để mua căn nhà to hơn. Biết được "tầm quan trọng" của ông An, bà Phương đồng ý, yêu cầu nhân viên 2 lần chuyển tiền vào tài khoản của vợ ông An, tổng số 9 tỉ đồng.Cáo trạng mô tả rằng, ngày 9.9.2023, khi hành vi đưa - nhận hối lộ giữa 2 người chưa bị phát giác, bà Phương nhận thức được sai phạm của bản thân nên đã chủ động làm đơn tố giác đối với ông An, đồng thời tích cực hợp tác với cơ quan điều tra.Trên cơ sở tố giác của bà Phương, khoảng 1 tuần sau, công an khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông An. Kết quả điều tra cho thấy, ngoài 9,2 tỉ đồng của bà Phương, ông An còn nhận hối lộ 5 tỉ đồng của một doanh nghiệp khác, cũng liên quan đến việc cấp phép kinh doanh xăng dầu.Theo quy định tại khoản 7 điều 364 bộ luật Hình sự, người nào đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ tài sản đã dùng để đưa hối lộ.Nghị quyết 03/2020 của Hội đồng thẩm phán TAND hướng dẫn "chủ động khai báo trước khi bị phát giác" là trường hợp hành vi phạm tội chưa bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện, chưa bị ai tố giác nhưng người đưa hối lộ đã tự khai báo toàn bộ sự việc đưa hối lộ mà mình thực hiện.Từ những căn cứ nêu trên, cơ quan tố tụng miễn trách nhiệm hình sự đối với bà Phương, nhưng tịch thu toàn bộ số tiền 9,2 tỉ đồng mà bà này dùng để đưa hối lộ cho vụ phó thuộc Bộ Công thương.Trường hợp của bà Trần Thị Loan Phương không phải là hiếm, bởi trong nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế thời gian qua, một số cá nhân khác cũng được miễn trách nhiệm hình sự dù đã thực hiện xong hành vi đưa hối lộ. Điển hình như ông Võ Tấn Hoàng Văn, cựu Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), trong vụ án Vạn Thịnh Phát. Cơ quan tố tụng xác định ông Văn đã đưa hối lộ cho trưởng đoàn thanh tra Đỗ Thị Nhàn tổng số tiền 5,2 triệu USD, nhằm bưng bít các sai phạm tại ngân hàng này.Quá trình giải quyết vụ án, ông Văn được xác định chỉ làm theo chỉ đạo của Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan, đồng thời đã chủ động tố giác hành vi của bà Nhàn cũng như hợp tác tích cực với cơ quan điều tra… Do vậy, ông Văn không bị xem xét trách nhiệm hình sự về hành vi đưa hối lộ, chỉ bị đề nghị truy tố 2 tội tham ô tài sản và vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng.Luật sư Hà Công Tâm, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, đánh giá cao về chế định miễn trách nhiệm hình sự đối với tội phạm nói chung và tội đưa hối lộ nói riêng. Điều này sẽ góp phần nâng cao công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.Theo luật sư, đưa và nhận hối lộ là những hành vi phạm tội diễn ra "kín", rất khó phát hiện. Nếu "người trong cuộc" chủ động tố giác và khai báo về hành vi của mình, việc điều tra, xử lý sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.Quy định về việc miễn hình sự thể hiện tính nhân văn trong chính sách hình sự của Nhà nước, qua đó bảo vệ và khuyến khích những người dám đứng ra tố giác tội phạm, ngay cả khi bản thân họ là người thực hiện hành vi phạm tội.Dù vậy, bộ luật Hình sự cũng quy định rất chặt chẽ về vấn đề miễn trách nhiệm hình sự cho người đưa hối lộ. Điều kiện tiên quyết là phải "chủ động khai báo trước khi bị phát giác". Ngay cả khi đã chủ động khai báo thì người đưa hối lộ "có thể" chứ không đương nhiên được miễn trách nhiệm hình sự, tức là còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác và sự đánh giá của cơ quan tiến hành tố tụng.Man City vào chung kết Cúp FA, Arsenal trở lại ngôi đầu Ngoại hạng Anh
Hôm 12.1 (giờ Việt Nam), PageSix tiết lộ vụ cháy rừng ở khu vực Malibu, Los Angeles (bang California, Mỹ) đã cướp đi sinh mạng của Rory Sykes ở tuổi 32. Thông tin về sự ra đi của cựu sao nhí được bà Shelley Sykes, mẹ của nam diễn viên chia sẻ trên trang cá nhân. Bà chia sẻ mình thực sự đau lòng khi con trai Rory Sykes đã qua đời từ hôm 8.1 tại ngôi nhà gia đình ở Malibu khi bà không thể dập tắt đám cháy trên mái nhà bằng vòi do công ty cấp nước đã cắt nguồn nước.Rory Sykes bị bại não và gặp khó khăn trong việc đi lại còn mẹ của nam diễn viên không thể đưa anh ra khỏi ngôi nhà đang cháy vì cánh tay bà bị gãy. "Rory nói: 'Mẹ ơi, mẹ bỏ con đi'. Nhưng không bà mẹ nào có thể bỏ con mình lại được", bà Sykes nói trong nước mắt khi chia sẻ trên kênh 10 News First của Úc. Người mẹ vội vã đến sở cứu hỏa địa phương sau khi không thể liên lạc được với 911 (số liên hệ trong trường hợp khẩn cấp tại Mỹ). Khi bà quay lại cùng với người giúp đỡ thì đã quá muộn. Lính cứu hỏa xác nhận với bà rằng Rory Sykes đã tử vong vì ngộ độc khí carbon monoxide.Trong dòng thông báo đầy đau lòng, bà Shelley Sykes mô tả Rory Sykes là một cậu con trai tuyệt vời. "Rory đã vượt qua rất nhiều ca phẫu thuật lẫn liệu pháp để lấy lại thị lực và có thể học cách đi lại. Mặc dù đau đớn, Rory vẫn nhiệt tình đi du lịch khắp thế giới cùng tôi, từ châu Phi cho đến Nam Cực", bà xúc động. Theo lời mẹ anh, sao nhí của chương trình Kiddy Kapers đã thành lập tổ chức Happy Charity để giúp đỡ những người gặp khó khăn và đã trở thành diễn giả truyền cảm hứng từ năm 8 tuổi. Bà Sykes khép lại bài đăng bằng cách chia sẻ rằng con trai mình sẽ luôn được nhớ đến.Những ngày qua, thảm họa cháy rừng càn quét qua California (Mỹ) với sức tàn phá nặng nề, gây thiệt hại to lớn về người và của. Giống như đông đảo người dân trong khu vực, nhiều người nổi tiếng đang gánh chịu những mất mát trong vụ cháy rừng lịch sử. Hàng loạt ngôi sao: Paris Hilton, Billy Crystal, Miles Teller, Eugene Levy, Anthony Hopkins, Milo Ventimiglia… suy sụp khi biệt thự triệu USD của họ bị thiêu rụi trong biển lửa.Trong khi đó, nhiều nghệ sĩ như: Jamie Lee Curtis, Sharon Stone, Halle Berry, Paris Hilton… tích cực quyên góp tiền của, kêu gọi mọi người cùng tham gia các hoạt động khắc phục hậu quả của vụ cháy. Jennifer Garner là một trong những người nổi tiếng trở thành tình nguyện viên tham gia hoạt động cứu trợ. Nữ diễn viên tiết lộ ngôi nhà của cô không bị ảnh hưởng với đám cháy nhưng cô đã mất một người bạn trong biển lửa ở California. Vợ cũ của tài tử Ben Affleck chia sẻ trong nước mắt: "Tôi đã mất một người bạn. Cô ấy đã không ra ngoài kịp lúc".
Bình Dương tập trung cải thiện môi trường đầu tư, thu hút vốn FDI
Theo báo cáo của Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật (Bộ Quốc phòng), năm 2024, Quân đội triển khai thực hiện điều chỉnh tổ chức lực lượng theo nghị quyết của Bộ Chính trị và Quân ủy T.Ư. Ngày 24.1, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký quyết định số 366 về việc sáp nhập Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật và tổ chức lại thành Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật.Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật là cơ quan tham mưu chiến lược, giúp Quân ủy T.Ư, Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ quốc phòng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhà nước về công tác hậu cần, kỹ thuật trong Quân đội nhân dân Việt Nam và dân quân tự vệ; chỉ đạo ngành hậu cần, kỹ thuật toàn quân thực hiện các nội dung công tác hậu cần, kỹ thuật theo điều lệ công tác hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam.Sau sáp nhập, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật có 32 đầu mối trực thuộc (3 cơ quan, 7 cục chuyên ngành, 5 nhà trường, 3 bệnh viện, 12 nhà máy, xí nghiệp, công ty, tổng công ty, 2 viện nghiên cứu, thiết kế).Trong đó, 82 đơn vị cơ sở đóng quân trên 31 tỉnh, thành trong cả nước; có nhiều đơn vị đóng quân ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, môi trường làm việc có tính đặc thù, nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại, nhất là các đơn vị quân khí, xăng dầu.Phát biểu tại buổi gặp mặt báo chí đầu năm 2025 sáng 25.2, trung tướng Đỗ Văn Thiện, Chính ủy Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, cho biết việc sáp nhập 2 tổng cục thành Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật là một chủ trương lớn thể hiện tư duy mới, tầm nhìn mới của Bộ Chính trị, Quân ủy T.Ư, Bộ Quốc phòng về điều chỉnh tổ chức ngành hậu cần, kỹ thuật trong suốt 80 năm chiến đấu, trưởng thành của quân đội, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong kỷ nguyên mới."Tổ chức biên chế của tổng cục sẽ được tinh gọn hơn sau sáp nhập; chức năng, nhiệm vụ có sự phát triển mới, đặt ra yêu cầu cao hơn để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao trong tình hình mới", trung tướng Đỗ Văn Thiện nói.Theo trung tướng Thiện, thời gian tới, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật sẽ tập trung thực hiện nghị quyết lãnh đạo của Quân ủy T.Ư về công tác hậu cần, kỹ thuật, bảo đảm phục vụ cho huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, diễn tập, nhiệm vụ thường xuyên và nhiệm vụ đột xuất khác. Đặc biệt là bảo đảm tốt cho các sự kiện chính trị quan trọng năm 2025 như: kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2.9.
Đặng Thanh Ngân khiến nhiều người bất ngờ khi ghi danh dự thi Miss Cosmo Vietnam - Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2025. Thông tin này vừa được công bố trên trang chủ cuộc thi, nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng.Trước khi đến với Miss Cosmo Vietnam 2025, Đặng Thanh Ngân từng là Á hậu Đại dương Việt Nam 2017. Năm 2023, người đẹp quê Sóc Trăng chinh chiến tại Hoa hậu Siêu quốc gia, giành thành tích á hậu 4 chung cuộc. Từng có được thứ hạng cao ở đấu trường quốc tế, việc Đặng Thanh Ngân tạm gác danh hiệu để tiếp tục “chinh chiến” ở một cuộc thi trong nước được nhiều người ủng hộ, song cũng có ý kiến cho rằng đây là quyết định mạo hiểm của người đẹp sinh năm 1999.Đặng Thanh Ngân chia sẻ bản thân vốn là cô gái nhút nhát, bước vào các cuộc thi nhan sắc không chỉ để tìm kiếm danh hiệu mà còn muốn thay đổi bản thân. Dù đối diện với không ít khó khăn song người đẹp quê Sóc Trăng quan niệm “càng thử thách càng giúp tôi trở nên mạnh mẽ hơn, bước ra khỏi vùng an toàn để theo đuổi ước mơ, dám mơ lớn để chiến thắng chính mình, dám vượt qua mọi rào cản để chinh phục đỉnh cao mới”.Đặng Thanh Ngân cho rằng hoa hậu là trách nhiệm, sứ mệnh của những người may mắn sở hữu sắc đẹp của hình thể, trí tuệ cùng lòng nhân ái. Thông qua việc chinh chiến ở đấu trường nhan sắc, người đẹp mong muốn dùng tiếng nói, sức ảnh hưởng của mình để mang đến những cơ hội tốt hơn cho trẻ em không chỉ ở Đồng bằng sông Cửu Long mà còn trên đất nước Việt Nam. Cô hy vọng có thể cùng các em nhỏ phá bỏ giới hạn của chính mình, như cách bản thân đã chiến thắng nghịch cảnh.Nói về lý do đến với đấu trường nhan sắc dù đã từng giành thành tích cao ở quốc tế, Đặng Thanh Ngân cho rằng “đứng trên một ngọn núi cao sẽ có những ngọn núi khác cao hơn, với tôi chưa bao giờ là nhất”. Đến với Miss Cosmo Vietnam 2025, người đẹp Sóc Trăng muốn mang câu chuyện của sự dũng cảm và lòng vị tha, cùng tinh thần sẵn sàng chinh phục để trở thành phiên bản tốt hơn.“Tôi tin rằng, khi một người phụ nữ dám bước qua giới hạn của bản thân, cô ấy không chỉ thay đổi cuộc đời mình mà còn truyền cảm hứng cho những người trở nên tích cực hơn. Tôi đã sẵn sàng, và tôi hy vọng hành trình này sẽ giúp tôi tạo nên những giá trị lớn lao hơn”, Đặng Thanh Ngân bày tỏ.
Những đứa trẻ tự kỷ làm nên điều kỳ diệu: Đừng 'giấu con trong nhà' vì sợ làm phiền...
Sự thay đổi nằm ở các chính sách của Xiaomi đối với việc mở khóa bootloader nhằm nâng cao tính bảo mật và bảo vệ người dùng khỏi các hành vi lạm dụng. Đây được xem như là miếng đánh của công ty đối với các mẫu smartphone xách tay có nguồn gốc từ thị trường Trung Quốc và đang bày bán tại nhiều cửa hàng Việt Nam với giá rẻ hơn nhiều so với các phiên bản phân phối chính thức, hoặc bản quốc tế.Vậy quy định mới có ý nghĩa ra sao khiến người mua các mẫu smartphone Xiaomi nội địa phải cảm thấy lo lắng? Để giải đáp câu hỏi này, chúng ta cần hiểu rõ hơn về chính sách mở khóa bootloader của Xiaomi. Về cơ bản, đây là chính sách cho phép người dùng thực hiện các thay đổi đối với phần mềm của thiết bị, chẳng hạn như root (chỉnh sửa thư mục tệp của hệ điều hành).Tính năng này thường được sử dụng bởi các lập trình viên hoặc người dùng có kinh nghiệm nhưng được khai thác để giúp người dùng mua smartphone Xiaomi với giá rẻ hơn nhiều so với mức giá mà họ phải trả cho các nhà phân phối Xiaomi chính hãng. Tuy nhiên, lý do mà Xiaomi đưa ra cho việc siết chặt bootloader nằm ở vấn đề "bảo mật".Với chính sách mới, người dùng giờ đây phải trả lời các câu hỏi về việc đủ điều kiện, đăng ký, liên kết tài khoản với thiết bị. Quan trọng hơn, quá trình thực hiện tất cả các bước này trên cùng một thiết bị. Điều đó giúp ngăn chặn các sửa đổi trái phép một cách hiệu quả hơn.Kết quả là kể từ bây giờ, sau khi nhận được ủy quyền mở khóa, người dùng chỉ có 14 ngày (tương đương 336 giờ) để hoàn tất quy trình liên kết và mở khóa. Nếu không thực hiện trong thời gian này, giấy phép sẽ bị vô hiệu và không thể cấp lại hoặc gia hạn.Hơn nữa, Xiaomi cũng đã đặt ra quy định mới, theo đó mỗi người dùng chỉ được mở khóa một thiết bị trong vòng 12 tháng. Điều này trái ngược với chính sách trước đây khi người dùng có thể mở khóa tối đa ba thiết bị trong cả thị trường Trung Quốc và toàn cầu.Đặc biệt, tất cả thao tác liên quan đến việc mở khóa bootloader phải được thực hiện bởi chủ tài khoản Xiaomi đã được xác minh. Nếu người dùng cố gắng sử dụng tài khoản của mình để mở khóa thiết bị không phải của họ có thể đối mặt với các hậu quả nghiêm trọng, bao gồm đình chỉ tài khoản vĩnh viễn hoặc thậm chí là hành động pháp lý.Với những gì đã xảy ra, có lẽ đã đến lúc mọi người cần tránh xa việc mua các mẫu smartphone nội địa đến từ thương hiệu Xiaomi. Ngay cả khi giá bán của chúng rẻ hơn vài triệu đồng, sự phiền hà sẽ khiến trải nghiệm của người dùng trở nên khó chịu rất nhiều.