M.U và Liverpool: Cuộc đua lịch sử!
Viết trên mạng xã hội Truth Social ngày 22.1, ông Trump nói rằng: “Tôi không muốn làm tổn thương nước Nga. Tôi yêu người dân Nga và luôn có mối quan hệ rất tốt với Tổng thống Vladimir Putin. Chúng tôi không bao giờ quên Nga đã góp công vào chiến thắng trong Thế chiến 2”. Nhà lãnh đạo Mỹ sau đó nhấn mạnh yêu cầu chấm dứt cuộc chiến tại Ukraine. “Nếu không có một thỏa thuận, tôi không còn cách nào khác ngoài việc áp thuế và các lệnh cấm vận với hàng hóa Nga bán cho Mỹ, đồng thời sẽ áp dụng với nhiều nước tham gia khác”, ông nói.Ông Trump không nêu chi tiết những nước khác “tham gia” vào xung đột mà Mỹ có thể cấm vận là nước nào. Trước khi ông Trump nắm quyền, cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden đã áp nhiều lệnh cấm vận với hàng ngàn thực thể Nga trong nhiều ngành, kể từ khi Moscow phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine.Phó Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Dmitry Polyanskiy nói Moscow đang chờ xem ông Trump nghĩ một "thỏa thuận" chấm dứt xung đột ở Ukraine có ý nghĩa là gì, và nhiều khả năng sẽ chờ Mỹ đưa ra lập trường cụ thể về các điều khoản trong thỏa thuận Ukraine. “Đây không chỉ là vấn đề chấm dứt cuộc chiến, mà trước hết là vấn đề giải quyết nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng Ukraine”, ông Polyanskiy nói với Reuters.Ông Trump khi tranh cử nhiều lần tuyên bố sẽ chấm dứt xung đột Nga - Ukraine trong 24 giờ. Tuy nhiên, các cố vấn của tân tổng thống Mỹ thừa nhận việc đạt được thỏa thuận có thể mất nhiều tháng.Kể từ khi xung đột Ukraine bùng phát, giá trị hàng hóa Mỹ nhập từ Nga đã giảm xuống còn 2,9 tỉ USD trong 11 tháng năm 2024, so với 29,6 tỉ USD vào năm 2021. Mỹ cũng không còn nhập khẩu dầu từ Nga sau các lệnh cấm vận. Mặt hàng mà Mỹ còn nhập đáng kể là phân bón dùng trong nông nghiệp, trị giá khoảng 1,4 tỉ USD vào năm 2023, và nhập hơn 1 tỉ USD uranium dùng cho năng lượng hạt nhân, 1 tỉ USD mỗi loại palladium và rhodium dùng trong sản xuất ô tô.Hai khách mời đặc biệt trên sân đấu bóng rổ VBA 2023
Ngày 2.1, thông tin từ Công an tỉnh Quảng Trị cho biết đang điều tra vụ việc một phụ nữ bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc làm online.Trước đó, từ ngày 6 - 7.4.2024, chị T.A.N (34 tuổi, trú tại TT.Lao Bảo, H.Hướng Hóa) được một chủ tài khoản Facebook có tên "Hương Lê” giới thiệu việc làm việc online, thực hiện các nhiệm vụ theo hướng dẫn trên một đường link.Chị N. được hướng dẫn chuyển tiền để nhận khoản tiền "hoa hồng", sau đó nhóm người hướng dẫn chị N. kết nối với các tài khoản Telegram để thực hiện nhiệm vụ.Khi hoàn thành những nhiệm vụ đầu tiên, chị N. được trích 148.000 đồng tiền "hoa hồng". Tuy nhiên, sau khi tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ khác, nhóm người hướng dẫn chị N. lấy lý do chị N. đã thực hiện sai các thao tác, điền sai số tài khoản ngân hàng nên đã yêu cầu thực hiện thêm 12 lần chuyển khoản để giải ngân toàn bộ số tiền mà chị đã chuyển trước đó. Tổng số tiền mà chị N. đã chuyển cho nhóm người này là 836 triệu đồng.Hiện tại, vụ việc đang được Công an tỉnh Quảng Trị tiếp tục điều tra, làm rõ.
‘Làn sóng’ kiều bào, người nước ngoài về Việt Nam chữa hiếm muộn
Ngày 10.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Lê Xuân Nam, Chủ tịch UBND xã Đông Hoàng (TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), cho biết xã này đã có tờ trình gửi UBND TP.Thanh Hóa đề nghị xem xét để kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ đưa chợ Chuộng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.Theo ông Nam, tờ trình đã gửi đi và đang chờ cơ quan có thẩm quyền cho ý kiến rồi địa phương mới triển khai các bước tiếp theo."Các cụ cao niên trong xã và vùng lân cận không ai biết rõ chợ Chuộng có từ bao giờ, nhưng bao đời nay cứ sáng ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm là hàng ngàn người dân xã Đông Hoàng và các xã lân cận tập trung về đây tạo thành phiên chợ. Điểm nổi bật và khác biệt nhất của chợ là phần ném cà chua vào nhau mà không cần lý do, với ý nghĩa để cầu may mắn cho một năm mới đến", ông Nam cho hay.Chợ Chuộng được người dân địa phương tổ chức vào ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm. Vị trí tổ chức chợ là trên bãi đất trống ven sông Hoàng, thuộc thôn Giang (xã Đông Hoàng) - khu vực giáp ranh với các huyện Triệu Sơn và Thiệu Hóa.Thông tin chợ Chuộng đề nghị đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia thu hút sự quan tâm của người dân, bởi đây là phiên chợ độc nhất vô nhị ở tỉnh Thanh Hóa, và độc đáo trên toàn quốc. Ngày trước, theo quan niệm của người dân, thì người đi chợ Chuộng phải đánh nhau mới cầu được may, mà đánh nhau càng to thì may mắn mới càng nhiều. Ngày nay, thay vì "đánh nhau để cầu may", người đi chợ ném cà chua chín vào người nhau.Ở chợ còn có các hoạt động mua bán, cầu may đầu xuân. Những mặt hàng được bày bán tại phiên chợ chủ yếu là nông sản mang đặc trưng của các vùng nông thôn như: rau, củ quả, gà, vịt cùng những món ăn dân dã truyền thống như bánh cuốn, bánh đa, bỏng ngô, kẹo mật...Tương truyền vào ngày mùng 6 tháng giêng, một vị tướng của nghĩa quân Lam Sơn cùng vài trăm quân sĩ bị giặc Minh vây hãm ở làng Đông Hoàng (tên gọi xưa). Vị tướng ấy đã trao đổi với các bậc bô lão trong làng và huy động nhân dân quanh vùng tổ chức họp chợ để che mắt quân giặc, còn vũ khí được cất trong những gánh quà bánh, binh lính cũng được hóa trang thành dân thường trà trộn với dân trong chợ.Khi quân Minh đến, tưởng đó chỉ là một phiên chợ quê bình thường, nên mất cảnh giác. Lúc này, vị tướng bất ngờ phát lệnh, dân quân trong chợ nhất tề tấn công làm quân địch không kịp trở tay phải tháo chạy.Năm đó, người dân trong vùng gặp cảnh mưa thuật, gió hòa, làm ăn buôn bán đều thành công... Để tưởng nhớ chiến công và cũng là để "cầu may", cứ đến ngày mùng 6 tháng giêng hằng năm, người dân quanh vùng lại tụ tập về bên bến sông Hoàng để họp chợ...
Nghiên cứu toàn cầu cho thấy học càng nhiều, sống càng thọ, vì sao?
Theo PhoneArena, thông tin về việc One UI 7.0 bị trì hoãn đến tận tháng 4 có thể khiến nhiều người hâm mộ Samsung hụt hẫng. Tuy nhiên, theo thông tin rò rỉ mới nhất, sự chậm trễ này có thể dẫn đến một tin vui bất ngờ.Theo nguồn tin, Samsung đang cân nhắc bỏ qua các bản cập nhật trung gian như One UI 7.1 và 7.1.1, và phát hành thẳng One UI 8.0 cùng với Android 16.Thông thường, Samsung sẽ tung ra nhiều bản cập nhật nhỏ như One UI 7.1 và 7.1.1 trước khi ra mắt phiên bản Android chính. Tuy nhiên, sự chậm trễ của One UI 7.0 có thể khiến hãng thay đổi chiến lược. Theo người chuyên rò rỉ thông tin nổi tiếng Ice Universe, Samsung đang xem xét bỏ qua các bản cập nhật trung gian và tập trung phát triển One UI 8.0 dựa trên Android 16.Google đã xác nhận sẽ phát hành Android 16 sớm hơn một quý, tức là vào quý 2 năm sau. Điều này tạo cơ hội cho Samsung đồng bộ lịch trình và tung ra One UI 8.0 sớm hơn thường lệ.Khác với các bản cập nhật nhỏ chỉ tập trung tinh chỉnh, One UI 8.0 được kỳ vọng sẽ mang đến nhiều tính năng mới và có thể là cả những thay đổi lớn về thiết kế. Việc Samsung tung ra One UI 8.0 sớm hơn thường lệ sẽ là một món quà ý nghĩa cho người hâm mộ.Tuy nhiên, vẫn còn phải chờ xem Samsung sẽ quyết định như thế nào về phiên bản Android trên các dòng điện thoại gập tiếp theo của hãng. Nếu One UI 7.1.1 bị hủy bỏ, Galaxy Z Fold 7 và Z Flip 7 có thể sẽ ra mắt với One UI 7.0 hoặc One UI 8.0.