Điệu nhảy bí đao bất ngờ 'hot' lại trên phố đi bộ sau 9 năm vắng bóng
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vnCông bố mới gây ám ảnh về thảm họa tàu lặn Titan nổ dưới đáy đại dương
Sau nhiều ngày giữ im lặng, trưa 12.3.2025, ê kíp luật sư mới của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng chính thức lên tiếng về tình trạng sức khỏe của nam ca sĩ sau vụ tai nạn nghiêm trọng tại Mỹ. Đây cũng là lần đầu tiên đại diện pháp lý của nam ca sĩ công khai với truyền thông Việt Nam chi tiết đơn khiếu nại.Theo thông cáo từ Dhillon Law Group (tại Mỹ), Đàm Vĩnh Hưng hợp tác với công ty luật trong vụ kiện với Gerard Richard Williams III (là chồng ca sĩ hải ngoại Bích Tuyền, tên tiếng Anh là Tiffany) liên quan đến vụ tai nạn tại nhà của cặp đôi này vào năm 2024.Ông Matthew Hoesly, một luật sư của Dhillon Law Group, cho biết đây vừa là vinh dự vừa là đặc ân khi được đại diện cho Đàm Vĩnh Hưng trong vụ án thương tích đáng tiếc nhưng tàn khốc này.Luật sư này cho biết mình mong muốn được đại diện mạnh mẽ cho quyền lợi của Đàm Vĩnh Hưng trong hành trình đòi công lý chống lại bị cáo và tất cả các bên có trách nhiệm, phát sinh từ sự cẩu thả của họ trong vấn đề này.Phía luật sư của Đàm Vĩnh Hưng cho biết chấn thương từ vụ tai nạn tại nhà của vợ chồng ca sĩ Bích Tuyền đã ảnh hưởng vĩnh viễn đến khả năng biểu diễn và tiếp tục sự nghiệp của nam ca sĩ "ở mức độ mà người hâm mộ mong đợi". Nhóm luật sư nam ca sĩ đang tìm kiếm khoản bồi thường thiệt hại tương xứng, bù đắp cho chi phí y tế, thu nhập bị mất và nỗi đau khổ, sự mất mát mà nghệ sĩ này phải chịu.
Ô tô điện Trung Quốc Aion ES về Việt Nam, cấu hình thấp chạy dịch vụ
Ở nội dung nữ, ĐH Tôn Đức Thắng bắt đầu hành trình bảo vệ chức vô địch rất khó khăn khi bộ khung đã lên ngôi tại NUC 2022 bị khuyết nhiều vị trí. Tuy nhiên, những nhân sự mới đã lấp thành công vào những khoảng trống và các sinh viên nữ ĐH Tôn Đức Thắng xuất sắc giành vị trí đầu bảng khu vực miền Nam sau khi đánh bại ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM.
Chiều 13.2, tại buổi họp báo kinh tế - xã hội định kỳ của UBND TP.HCM, ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM nhấn mạnh rằng Thông tư số 29 của Bộ GD-ĐT quy định về dạy thêm, học thêm (có hiệu lực từ ngày 14.2.2025) đã "trả lại sự tôn nghiêm của ngành giáo dục"."Thông tư này nhằm đảm bảo công tác quản lý về dạy thêm, học thêm đi vào khuôn khổ, chặt chẽ hơn, nề nếp hơn chứ không phải để cấm dạy thêm", ông Minh giải thích.Theo ông Minh, hiện nay nhu cầu học thêm để nâng cao kiến thức và phát triển năng lực của học sinh ngày càng cao. Khi được UNESCO công nhận là thành viên của mạng lưới thành phố học tập toàn cầu, TP.HCM cũng xác định rằng việc học tập của công dân là suốt đời. Trong đó, việc học thêm có vai trò hỗ trợ học sinh phát triển bản thân để từ đó đóng góp cho đất nước. Tuy nhiên, cần xác định rằng việc học thêm phải hoàn toàn tự nguyện."Thông tư 29 đã quy định rất rõ vai trò, trách nhiệm của từng đơn vị, cơ quan ban ngành. UBND TP.HCM cũng đã có văn bản chỉ đạo các quận, huyện và TP.Thủ Đức để triển khai các nội dung hướng dẫn. Sở GD-ĐT TP.HCM đang lấy ý kiến các sở, ban, ngành về việc quản lý dạy thêm trên địa bàn", ông Minh thông báo và nhấn mạnh rằng việc thực hiện Thông tư 29 sẽ không có trường hợp ngoại lệ, du di cho cá nhân nào.Ông Minh cho biết việc dạy thêm ngoài nhà trường cần thực hiện đúng quy định. Giáo viên muốn dạy thêm thì phải thực hiện tại các cơ sở có đăng ký kinh doanh hợp pháp chứ không có ngoại lệ dù chỉ dạy kèm 2 - 3 học sinh hay theo nhóm nhỏ.Ngoài ra, đối với giáo viên trường công lập, luật Viên chức đã quy định rõ rằng họ không được tham gia quản lý, điều hành hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường và Thông tư 29 tiếp tục khẳng định lại quy định này.Một điểm quan trọng khác của Thông tư 29, theo ông Minh, là giáo viên không được dạy thêm thu phí đối với học sinh chính khóa trong nhà trường.Giáo viên phải tổ chức dạy học trên lớp đầy đủ, cung cấp kiến thức cần thiết để học sinh có thể tự học, thay vì chừa, giữ lại nội dung để ép học sinh học thêm ngoài giờ. Điều này "giúp duy trì tính nghiêm minh của giáo dục, tránh tình trạng học thêm chỉ để đối phó với bài kiểm tra hoặc kỳ thi"."Trước đây quy định cho phép việc dạy thêm trong nhà trường có thu phí, dẫn đến tình trạng giáo viên không dạy hết nội dung trong giờ chính khóa để dành cho lớp học thêm. Điều này ảnh hưởng đến hình ảnh của ngành giáo dục. Vì vậy, Thông tư 29 quy định rằng dạy thêm trong nhà trường chỉ được tổ chức miễn phí cho ba nhóm học sinh: chưa đạt chuẩn kiến thức, có nhu cầu bồi dưỡng năng khiếu và học sinh cuối cấp cần ôn thi. Nhà trường có trách nhiệm tổ chức các lớp học này không thu phí", ông Minh nói.Theo đó, Bộ GD-ĐT đã có văn bản chỉ đạo rõ ràng về vấn đề này, có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo hỗ trợ kinh phí phù hợp cho các cơ sở giáo dục trong việc tổ chức ôn tập và bồi dưỡng học sinh, đặc biệt là học sinh cuối cấp.Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM cũng nhắc lại về việc không có chuyện cấm hoàn toàn việc dạy thêm, mà chỉ là việc quản lý chặt chẽ hơn để đảm bảo ngành giáo dục thực hiện đúng mục tiêu của mình.
Cổ phiếu bất động sản kéo nhau tím lịm đẩy VN-Index vượt 1.075 điểm
Ở Khóm 1 (TT.Bến Quan, H.Vĩnh Linh, Quảng Trị), nhiều người biết đến cô bé Hoàng Lê Minh Ngọc ngoan ngoãn, chăm học, siêng năng phụ giúp bố mẹ. Sinh ra, lớn lên ở vùng đất từng bị chiến tranh tàn phá, từ những câu chuyện kể về đời lính của ông bà, cha mẹ…, Ngọc không biết mình đã yêu quý hình ảnh người lính tự bao giờ. Nhưng để trở thành người lính thực thụ, với Ngọc là cả một quá trình nỗ lực.Sau khi tốt nghiệp THPT, 2 năm liền sau đó Ngọc đăng ký thi vào Học viện Cảnh sát nhân dân và Học viện Kỹ thuật quân sự, tiếc là kết quả chưa như mong đợi. Không nản chí, ngay sau khi hoàn thành xuất sắc việc học tại Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế, Ngọc gác lại dự định tìm việc làm mà trở về địa phương tiếp tục theo đuổi giấc mơ trở thành người lính. Ngọc đã tự nguyện viết đơn đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự năm 2025. Dù đường đi hơi "lòng vòng", cuối cùng cô gái xinh xắn này đã toại nguyện.Nói về nữ tân binh Hoàng Lê Minh Ngọc, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự TT.Bến Quan Nguyễn Văn Nam cho biết đây là cô gái đầu tiên tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự của thị trấn. "Không chỉ là niềm vui của gia đình em Ngọc mà còn là niềm tự hào của địa phương. Chúng tôi đã gặp gỡ, động viên và giao trách nhiệm đối với em Ngọc", ông Nam nói.Còn với Ngọc, dù biết chặng đường phía trước là những tháng ngày rèn luyện rất vất vả, nhất là đối với một cô gái trẻ, nhưng cô vẫn không giấu được niềm vui. "Xác định để có thể tham gia nghĩa vụ quân sự đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn, nên em đã luôn cố gắng rèn luyện thể chất, phát triển bản thân về mọi mặt. Vì vậy, em rất vui mừng khi được thông báo đạt điều kiện và nhận lệnh nhập ngũ", Ngọc chia sẻ.Tại H.Vĩnh Linh còn có 3 cô gái nữa đã hiện thực hóa mong ước làm người lính trong mùa tuyển quân năm 2025, gồm Ngô Thị Quỳnh Chi (ở thôn Tân Trại 2, xã Vĩnh Giang), Lê Vân Diễm Quỳnh (thôn Liêm Công Đông, xã Hiền Thành) và Lê Thị Ánh Minh (thôn Liêm Công Tây, xã Hiền Thành). Trong đó, Diễm Quỳnh tham gia nghĩa vụ công an, 2 cô gái còn lại tham gia nghĩa vụ quân sự.Chỉ còn vài ngày nữa là lên đường nhập ngũ, tân cử nhân Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng Ngô Thị Quỳnh Chi rất háo hức. "Em không tránh khỏi hồi hộp nhưng cũng rất tự tin và đã chuẩn bị tinh thần vững vàng nhất. Em quyết tâm sớm hòa nhập môi trường mới, vượt qua những trở ngại ban đầu để luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Từ đó được rèn luyện, học tập, cống hiến, hy vọng ghi dấu những năm tháng trong quân ngũ sẽ là thời gian ý nghĩa và đẹp nhất của tuổi thanh xuân", Chi nói.Động lực mạnh mẽ nhất giúp Chi trở thành người lính, ngoài mơ ước của bản thân, còn là sự tiếp sức của người thân. "Những ngày tới em sẽ sống xa gia đình để vào khuôn khổ của môi trường quân đội. Em biết gia đình vẫn sẽ dõi theo động viên và em sẽ cố gắng không làm mọi người thất vọng", Chi nói.Theo kế hoạch, năm 2025 tỉnh Quảng Trị có 1.000 công dân lên đường nhập ngũ. Với nền tảng học vấn, lý tưởng, sức khỏe sẵn có và niềm tin mà gia đình, địa phương gửi gắm, những thanh niên ưu tú này sẽ đóng góp sức trẻ, phát huy hơn nữa truyền thống cách mạng của quê hương.