Đối với du học sinh, cơ hội ở lại Anh làm việc sẽ khó hơn trước
Đội hình HAGL ở V-League mùa giải 2024-2025 vốn đã trẻ, nay còn trẻ hơn. Đội bóng phố núi quyết định triệu tập lại 4 cầu thủ trẻ đang thi đấu ở CLB Long An theo dạng cho mượn gồm trung vệ Đinh Quang Kiệt (sinh năm 2007, cao 1,95 m), tiền đạo Nguyễn Minh Tâm (sinh năm 2005, cao 1,8 m), tiền vệ Môi Sê (sinh năm 2005, cao 1,7 m) và tiền đạo Hoàng Minh Tiến (sinh năm 2005, cao 1,78 m). Tất cả đều là nhà vô địch VCK U.21 quốc gia 2024. 4 cầu thủ này sẽ có cơ hội ra sân ở V-League trong phần còn lại của mùa giải. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, HAGL có đến 17 cầu thủ sinh sau năm 2000, đáng chú ý còn có tiền đạo Trần Gia Bảo, sinh năm 2008, người cũng đã ghi 1 bàn thắng tại V-League. Ngoài các ngoại binh, những cầu thủ sinh trước năm 2000 chỉ còn lại Lê Văn Sơn, A Hoàng, Châu Ngọc Quang, Trần Minh Vương, Phan Đình Vũ Hải, Nguyễn Hữu Anh Tài. Có thể nói, sau "thế hệ vàng" của những Công Phượng, Xuân Trường, Văn Toàn, Văn Thanh, Hồng Duy... HAGL gần như thay đổi hoàn toàn, cả về nhân sự lẫn phong cách chơi bóng. Đội bóng phố núi gần như không có ngôi sao, không thi đấu hoa mỹ, nhưng điểm tích cực là họ đang tạo nhiều cơ hội cho các cầu thủ trẻ, điều có lợi cho bóng đá Việt Nam. Trong nhóm 4 cầu thủ mới được bổ sung, tiền đạo Hoàng Minh Tiến là gương mặt nổi bật. Anh trưởng thành từ lò đào tạo của HAGL, thường xuyên góp mặt ở các cấp độ đội tuyển trẻ Việt Nam như U.17, U.19, U.20. Đáng chú ý, trong chuyến tập huấn cùng đội tuyển U.17 Việt Nam trên đất Đức hồi đầu năm 2022, Minh Tiến thể hiện cực kỳ ấn tượng. Anh cùng trung vệ Nguyễn Mạnh Hưng (CLB Thể Công Viettel) được các chuyên gia Đức đánh giá rất cao và được trao cơ hội ở lại tập chuyên sâu 1 tuần tại CLB Eintracht Frankfurt. Sau đó, Minh Tiến liên tục được trau dồi kinh nghiệm ở các giải đấu trẻ, rồi khoác áo CLB Kon Tum chơi ở giải hạng ba quốc gia. Anh được HLV Hoàng Anh Tuấn điền tên vào danh sách dự VCK U.20 châu Á 2023, thi đấu khá tốt tại vòng loại U.23 châu Á 2025. Anh cho thấy tiềm năng trở thành một tiền đạo hàng đầu của bóng đá Việt Nam trong tương lai. Và trước khi được GĐKT Vũ Tiến Thành và HLV Lê Quang Trãi điền tên vào danh sách dự V-League 2024-2025, anh cũng được HLV Kiatisak Senamuang làm điều tương tự ở mùa giải 2023. Minh Tiến giàu tiềm năng nhưng điều quan trọng giờ là tiền đạo sinh năm 2005 phải nỗ lực hết mình để có thể được trao cơ hội ra sân tại HAGL. Từ đó, HLV Kim Sang-sik mới có cơ sở để đánh giá năng lực và gọi anh lên đội tuyển U.22 Việt Nam để chuẩn bị cho SEA Games 33.Ngôi mộ 2.300 năm tuổi ở Israel có thể chứa hài cốt kỹ nữ Hy Lạp
Có quá nhiều người kể về hoàn cảnh ra đời của Ly rượu mừng và hành trình của bài hát rồi. Xuân này, tôi chỉ muốn phân tích vì sao nó được xem là một trong những bài hát xuân hay nhất trong kho tàng các bài hát xuân Việt Nam.
4 màu son lì mềm mịn đến mê hoặc, dễ ứng dụng
Ngày 17.3, tin từ Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau, Chủ tịch UBND tỉnh này vừa ban hành Quyết định số 447/QĐ-UBND về việc quy định số lượng nhân viên y tế ấp, khóm. Theo quyết định, mỗi ấp, khóm sẽ có 2 nhân viên y tế, góp phần tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân tại cơ sở.Theo thống kê, toàn tỉnh Cà Mau hiện có 744 ấp và 139 khóm, đồng nghĩa với việc sẽ có tổng cộng 1.766 nhân viên y tế cộng đồng được bố trí để thực hiện nhiệm vụ. Đội ngũ này đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, hướng dẫn người dân nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe, đồng thời phát hiện sớm các nguy cơ dịch bệnh và hỗ trợ thực hiện các hoạt động chuyên môn kỹ thuật theo chỉ đạo của ngành y tế.Việc triển khai lực lượng nhân viên y tế tại ấp, khóm sẽ giúp nâng cao chất lượng y tế cơ sở, giảm tải áp lực cho tuyến trên và đảm bảo người dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế một cách thuận tiện hơn. Quyết định số 447 có hiệu lực từ ngày 13.3.2025, thay thế Quyết định số 2098/QĐ-UBND ngày 28.10.2024.Chính quyền địa phương kỳ vọng với sự kiện toàn lực lượng nhân viên y tế tại cơ sở, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh sẽ được nâng cao, góp phần thực hiện tốt mục tiêu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Sáng 26 tháng chạp, sân bay Tân Sơn Nhất tấp nập người qua lại, ai nấy cũng gấp gáp tranh thủ những giây phút để về quê đoàn tụ với gia đình. Đứng nép tại góc sân bay sau chờ tới lượt làm thủ tục, nhiều người bày tỏ sự háo hức với giây phút được về quê với gia đình. Bà Nguyễn Thị Quyên (47 tuổi, quê ở H.Can Lộc, Hà Tĩnh) mừng đến rơi nước mắt trước khoảnh khắc được về quê đón tết sau ròng rã 36 năm. Người phụ nữ rời quê hương vào Bình Dương cùng người thân từ nhỏ, kể từ đó đến nay chưa một lần quay về quê đón tết. Cha bà hiện đã mất, mẹ mới vào miền Nam nên mong mỏi được về sửa sang mộ cho cha là khát khao của người phụ nữ suốt nhiều năm qua. Niềm hạnh phúc như vỡ òa với bà khi được tặng vé máy bay miễn phí để về quê đón tết và có cơ hội hoàn thành tâm nguyện của một người con. Bà Quyên làm công nhân giày da với mức lương cơ bản khoảng 5 triệu đồng/tháng. Gánh nặng kinh tế đè lên vai người phụ nữ khi mấy năm gần đây chồng bị tai biến và qua đời. Người con gái đầu đã lấy chồng nhưng bà vẫn phải nuôi hai con trai sau ăn học. Bà rất muốn về quê nhưng đành xem đó là ước mơ xa vời vì không đủ kinh phí."Khi nghe tin được tặng vé máy bay về quê miễn phí tôi mừng không từ gì có thể tả được. Tôi dành dụm từ lâu được 30 triệu đồng cùng với anh chị em gom góp, về quê thăm lại hai bà cô và làm lại mộ cho cha. Trước đây, bà cô có gọi điện giục về, nói rằng nếu không có tiền sẽ hỗ trợ nhưng tôi không thể nhận được. Bản thân rời quê đi lập nghiệp không có cho họ mà còn nhận ngược lại sẽ thấy áy náy trong lòng. Tôi hạnh phúc vì được về thăm quê sau thời gian dài đằng đẵng", người phụ nữ xúc động chia sẻ.Chị Vương Thị Nhung (38 tuổi, quê ở Bắc Giang) vào Bình Dương làm việc hơn chục năm nay. Ở quê không có công ăn việc làm ổn định, người phụ nữ chấp nhận gửi hai con cho ông bà, khăn gói vào Bình Dương làm công nhân với mong ước có tiền gửi về quê. Mỗi năm, dù khó khăn đến đâu nhưng người phụ nữ vẫn có mong ước được về quê đón tết cùng cha mẹ và các con. Năm nay, quãng đường 1.500 km dường như ngắn lại khi bà được trao vé máy bay miễn phí."Những năm trước tôi đều đi xe khách về quê nhưng năm nay thời gian di chuyển được rút ngắn. Con tôi năm nay học cấp 3, hơn ai hết tôi hiểu con rất cần cha mẹ bên cạnh trong thời gian này. Vì vậy, tôi chắt bóp chi tiêu dành dụm chi phí về quê đón tết, động viên các con cố gắng học tập", chị Nhung nói. Là một người mẹ, người phụ nữ có mong mỏi duy nhất là được gần các con. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh khó khăn nên chị đành chấp nhận cố gắng làm xa nhà thêm ít năm nữa. Tết Nguyên đán năm nay, chị và các con sẽ gặp nhau, trò chuyện sau một năm xa cách. "Chồng tôi mấy năm nay sức khỏe hơi yếu nên không về cùng được. Hai vợ chồng cùng làm công nhân với mong mỏi lớn nhất là các con được học hành đầy đủ, tương lai tốt đẹp, không phải lam lũ như cha mẹ. Ở nhà tôi còn cha mẹ già, họ cũng đang háo hức chờ con về nhà", người phụ nữ chia sẻ. Chị Phan Thị Hương (34 tuổi, quê ở Nghệ An) hiện đang làm việc tại Long An. Chị cho biết, với những người làm việc xa nhà, gánh nặng tài chính luôn là vấn đề mình quan tâm. Vì vậy, 3 năm gần đây chị không về quê ăn tết để tiết kiệm chi phí. "Lâu rồi không về quê đúng dịp tết, cả gia đình chị về ngày bình thường để giảm chi phí. Năm nay được nghỉ nhiều hơn và có chuyến bay miễn phí nên thấy yên tâm, hào hứng về quê. Giờ về tôi mang theo lạp xưởng đặc sản của Long An về làm quà cho mọi người", chị Hương bày tỏ.Chương trình "Chuyến bay Công đoàn - Xuân 2025" do Tổng Liên đoàn Lao động Việt tổ chức có 450 người bao gồm đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn hoặc có thành tích xuất sắc cùng người thân của họ. Theo kế hoạch, chương trình gồm hai chuyến bay, từ TP.HCM đi tới Vinh khởi hành lúc 10 giờ 25 và từ TP.HCM đi Hà Nội khởi hành lúc 15 giờ 10 ngày 26 tháng chạp.
Báo Mỹ: Hamas dự tính tấn công sâu hơn vào Israel
Cô Lan dạy vật lý lớp chuyên văn của tôi ngày ấy thật sự rất đẹp, đẹp lắm ấy. Hồi đấy cô để tóc hơi xoăn, hôm thì cô để xõa xuống vai, đung đưa theo bước đi; hôm thì cô quấn tóc lên. Cổ cô trắng, đẹp.Tôi nhớ cô trang điểm nhẹ nhàng, nhìn rất tươi, lúc nào mắt cô cũng cười. Cô thường đi giày cao gót cỡ 10 cm mà toàn gót nhọn. Suốt mấy năm cấp 3, cô là cô giáo đẹp nhất trong mắt tôi.Khi cô mở lớp dạy nhảy ở trường, 1/3 lớp tôi rủ nhau đi học mỗi tuần 3 buổi chiều. Vì nhiều lý do, tôi và nhiều bạn không thể đi học nhảy ở lớp của cô, nhưng đám bạn tôi chơi thân đều đi học. Thế là vào mỗi giờ ra chơi, chúng tôi dạy lại nhau.Này là điệu foxtrot, quickstep chân phải nhanh như máy khâu… Này là điệu rock-and-roll tay xoay đều đẩy nhau xoay tròn… Này là điệu valse dặt dìu êm ái… Lớp toàn con gái ư? Không sao, có mấy đứa học bước chân nam, rồi chỉ cho mấy đứa khác. Không cần bật nhạc, chúng tôi thay nhau đếm nhịp: một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám. Hai, hai, ba, bốn, năm, sáu… Vui vẻ quên luôn cả thời gian.Rồi chuông vào lớp reo lên, chúng tôi giật mình khựng lại khi tiếng cô Lan vang lên ngoài cửa lớp: "Mấy đứa làm gì đấy? Học nhảy hả?". Cứ ngỡ cô sẽ trách móc gì đó, ai nấy chạy cuống lên về chỗ ngồi giả vờ nghiêm túc chuẩn bị học. Ngờ đâu cô gọi giật một bạn lại, rồi thong thả để cặp tài liệu đựng giáo án lên bàn giáo viên, lại thong thả bước xuống khỏi bục giảng đứng cạnh cô bạn đó. Cả lớp ngỡ ngàng khi cô bắt đầu tự mình hướng dẫn lại bước nhảy khi nãy của cô bạn nọ. Cứ thế, hai cô trò làm mẫu đủ các bước nhảy cơ bản của điệu valse trước lớp.Tất nhiên hôm ấy chúng tôi không học đủ thời lượng tiết học. Nhưng có hề gì, cô giáo hứa lần sau học bù, học đuổi, mà kịp thời gian thì sẽ lại hướng dẫn thêm một điệu nhảy nữa. Các khái niệm cơ bản về khiêu vũ của chúng tôi được mở đầu như thế, song song với các khái niệm vật lý khô khan.Cuối năm học lớp 12, khi chuẩn bị hồ sơ du học, tôi gặp cô để xin thư giới thiệu. Tính tôi nhát nên lúng túng, cô trêu tôi "học chùa" mấy điệu nhảy của cô mãi rồi còn gì. Rồi cô hẹn ngày đưa tôi tờ giấy cô nắn nót viết và ký tên, kèm theo lời dặn "đi sang Tây học thì nhớ học nhảy lại nhé, em có năng khiếu lắm đó". Những ngày học ở Pháp, bạn bè cùng xúm lại kể chuyện trường Ams, nhiều bạn trường khác đều ngạc nhiên vì sao chúng tôi có nhiều hoạt động vui thế, trong đó có học nhảy.Về sau, tôi cũng học khiêu vũ lại, học chung với một Amser mà sau này cùng tôi về chung một nhà. Thêm nhiều kỷ niệm đẹp và thơ, nhưng lâu lâu tôi vẫn nhớ về những bước nhảy đầu tiên tôi học từ cô giáo xinh đẹp mang tên một loài hoa duyên dáng hồi ấy, lòng thầm cảm ơn cô đã khiến cho những tháng năm học trò của chúng tôi tràn đầy niềm vui.Tôi mê nhảy từ rất lâu, mê đến mức nằm mơ cũng thấy việc đi học nhảy. Sau đó, tôi đi học nhảy với thầy Hiếu cua-rơ, thầy dạy thuần cổ điển. Tôi học được 9 tháng thì bắt đầu đi dạy nhảy lớp đầu tiên ở trường Hà Nội Amsterdam. Lúc đó là năm 1992.Việc tôi dạy nhảy cho học sinh trong trường cũng có người muốn cấm. Nhưng tôi đam mê nên không từ bỏ. Tôi dạy trên lớp học, dạy ở hành lang, dạy ở đường đi ra nhà tập thể thao… Thời điểm dạy ở trường, phải đợi các thầy cô bố trí xong các lớp học, còn phòng nào trống thì các bạn khiêu vũ lẳng lặng vào, im như cá vì bị kẹp giữa hai lớp học ở hai bên. Khó khăn là thế, khổ là thế mà các bạn ấy vẫn quyết tâm để học thì phải biết nhu cầu của học sinh lúc đó về khiêu vũ lớn như thế nào.Cô Nguyễn Thị Lan (giáo viên môn vật lý, Trường Hà Nội - Amsterdam)