Cuộc thi viết Sống đẹp lần 4 - 2024: 'San sẻ yêu thương'
Theo những chuyên gia đầu ngành, thực tế chứng minh, so với sinh thường, mổ lấy thai có những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bà mẹ cũng như sự phát triển về thể chất lẫn trí não của trẻ sinh mổ. Mới đây, một chuỗi hội thảo y khoa đã được Mead Johnson Nutrition Việt Nam phối hợp tổ chức tại TP.HCM và Đà Nẵng để chia sẻ kinh nghiệm can thiệp dinh dưỡng nhằm hạn chế ảnh hưởng của sinh mổ lên sức khỏe của trẻ cũng như thảo luận những giải pháp phù hợp nhằm cung cấp bệ phóng dinh dưỡng tối ưu cho trẻ sinh mổ.Theo BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, do tác động lên hệ vi sinh đường ruột, mổ lấy thai là yếu tố nguy cơ bệnh tật trong giai đoạn sơ sinh và những năm tiếp theo của trẻ."Trẻ sinh mổ có nguy cơ cao bị rối loạn hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến nhiều bệnh tật trong giai đoạn sơ sinh và những năm tiếp theo. Với tỷ lệ mổ lấy thai ngày càng tăng cao, các giải pháp hỗ trợ nhằm cải thiện các bất lợi mà trẻ sinh mổ phải đối diện là rất cần thiết", BS Nguyễn Bá Mỹ Nhi nhấn mạnh tại Hội thảo chuyên gia với chủ đề "Can thiệp dinh dưỡng nhằm hạn chế ảnh hưởng của sinh mổ lên sức khỏe của trẻ" tại TP.HCM do Hội Nhi khoa Việt Nam và Hội Phụ sản Việt Nam đã phối hợp cùng Mead Johnson Nutrition Việt Nam tổ chức. Buổi hội thảo quy tụ 20 chuyên gia đầu ngành về sản khoa, nhi khoa, sơ sinh, tiêu hóa và dinh dưỡng cùng chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận các hậu quả liên quan đến trẻ sinh mổ và các giải pháp dinh dưỡng đầu đời giúp cải thiện sức khỏe ngắn hạn cũng như lâu dài của trẻ. Hội thảo cũng đạt được đồng thuận giữa Hội Nhi khoa Việt Nam và Hội Phụ sản Việt Nam về chiến lược can thiệp dinh dưỡng nhằm hạn chế ảnh hưởng của sinh mổ lên sức khỏe của trẻ, hỗ trợ trẻ cả khả năng miễn dịch và phát triển trí não.Tiếp nối chuỗi hoạt động mang tầm quốc tế, Hội Nữ hộ sinh Việt Nam phối hợp cùng Mead Johnson Nutrition Việt Nam đã tổ chức Hội thảo "2024 ASEAN Regional Nurse Nutrition and Brain Academy - Học viện dinh dưỡng khu vực Đông Nam Á" tại Đà Nẵng với sự tham gia của 100 điều dưỡng trưởng, nữ hộ sinh trưởng, trưởng tour.... từ các bệnh viện lớn của Việt Nam và Thái Lan. Cũng tại Hội thảo này, các nhân viên y tế đã tiếp cận giải pháp hoàn thiện dinh dưỡng theo nhu cầu để cho bé sự khởi đầu toàn diện, đặc biệt là hỗ trợ toàn diện cho trẻ sinh mổ thông qua dinh dưỡng.Theo các chuyên gia, trước thực trạng trẻ sinh mổ trẻ sinh mổ thường bị rối loạn hệ vi sinh đường ruột, tăng hại khuẩn và giảm lợi khuẩn, dẫn đến một loạt bệnh lý thông qua các rối loạn trục ruột - miễn dịch - não, cần có chiến lược can thiệp dinh dưỡng ngay từ sớm, nhằm hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và hoàn thiện phát triển trí não cho trẻ sinh mổ.Theo TS-BS Lưu Thị Mỹ Thục, Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện Nhi Trung ương, các can thiệp dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời bằng cách nuôi con bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức có bổ sung dưỡng chất đặc biệt có thể hỗ trợ phục hồi hệ vi sinh đường ruột cho trẻ sinh mổ.Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tối ưu giúp định hình và phát triển hệ vi sinh đường ruột có lợi cho trẻ, nhờ chứa các chất dinh dưỡng (đa lượng và vi lượng) và nhiều chất khác có tính năng hoạt tính sinh học quan trọng. Các áp lực trong quá trình sinh mổ có thể ảnh hưởng đến việc tiết sữa của mẹ, trong các trường hợp không có sữa mẹ, hỗ trợ sữa công thức có thành phần gần giống sữa mẹ là một giải pháp giúp phục hồi hệ vi sinh đường ruột và hỗ trợ trục ruột - miễn dịch - não.Cụ thể, các prebiotic 2'-FL, PDX/GOS giúp hỗ trợ phát triển lợi khuẩn không chỉ Bifidobacterial mà còn Lactobacilli tương tự trẻ bú mẹ, giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng, giảm đáp ứng viêm, điều hòa miễn dịch, giảm tỷ lệ dùng thuốc kháng sinh. Các Protein liên kết MFGM (màng cầu chất béo) và DHA giúp cung cấp chất trung gian điều hòa miễn dịch & kích hoạt và điều chỉnh đáp ứng miễn dịch từ đó giúp trẻ giảm nguy cơ mắc các bệnh về viêm đường hô hấp & tiêu hóa thường gặp, giảm số ngày sốt và nguy cơ sử dụng thuốc hạ sốt. Bổ sung dinh dưỡng có hàm lượng cao MFGM và DHA giúp trẻ đạt các cột mốc phát triển trí não sớm hơn 1-2 tháng và lâu dài đến 5,5 tuổi.Bổ sung hệ dưỡng chất cần thiết MFGM, DHA, 2'FL HMO, PDX/GOS có thể giúp giảm tác động của việc sinh mổ đến sự thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột, cải thiện sức khỏe cả miễn dịch, trí não ngắn hạn và lâu dài cho trẻ, đặc biệt là giai đoạn đầu đời.Theo các chuyên gia, các can thiệp dinh dưỡng nhằm khắc phục tác hại của mổ lấy thai đối với hệ vi sinh đường ruột giai đoạn đầu đời được coi là chiến lược hiệu quả để cân bằng và phục hồi các loạn khuẩn ruột ở trẻ sinh mổ không được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ.BS Nguyễn Thị Thu Loan cho biết giải pháp dinh dưỡng Enfagrow A+ Neuro Pro C-Sec thiết kế phù hợp cho cả trẻ sinh mổ với hệ dưỡng chất C-Biome (MFGM, DHA, 2'FL HMO, PDX/GOS được chứng minh lâm sàng giúp giảm tác động của việc sinh mổ đến sự thay đổi hệ VSV đường ruột, giúp tăng cường hệ miễn dịch và hoàn thiện phát triển trí não ngắn hạn & lâu dài cho trẻ, đặc biệt là giai đoạn đầu đời.Gác lại tình riêng...
Đến 18 giờ ngày 1.3, lực lượng CSGT tại TP.Phú Quốc đã hoàn tất khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra tại địa bàn xã Dương Tơ khiến tài xế xe tải tử vong, đồng thời đưa hai phương tiện về trụ sở để tiếp tục điều tra làm rõ. Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 15 giờ 30 cùng ngày, xe tải BS 68H - 6880 (chưa rõ danh tính tài xế) lưu thông trên tuyến đường DT46, hướng từ P.An Thới đi xã Hàm Ninh. Khi đến đoạn qua tổ 1, ấp Suối Lớn, xã Dương Tơ, xe tải BS 68H - 6880 bất ngờ tông vào xe tải BS 68H - 011.96 đang đậu phía trước để bốc dỡ hàng hóa. Cú tông mạnh làm cả hai xe trượt tới phía trước khoảng 10 m. Hậu quả, tài xế xe tải BS 68H - 6880 tử vong tại chỗ, phần đầu xe này bị bể nát, bẹp dúm, hư hỏng nặng. Còn xe tải BS 68H - 011.96 bị móp méo khá nhiều ở phần đuôi. Ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng CSGT tại TP.Phú Quốc đã đến khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ tai nạn khiến một tài xế tử vong.
Bay nước ngoài: Giảm tới 2 triệu đồng trên app ngân hàng, ví VNPAY
Người dân đất mũi Cà Mau giữ hình thức dỡ chà bắt cá để lưu lại nét đặc trưng của vùng đất, trở thành hoạt động trải nghiệm thú vị phục vụ du khách phương xa. Tết cũng là dịp người dân nơi đây tranh thủ dỡ chà bắt cá để dành ăn tết.
Hôm nay (27.1) là tròn 7 năm trận chung kết U.23 châu Á 2018. Trên đất Thường Châu lạnh giá, với màn tuyết trắng xóa phủ kín mặt sân, U.23 Việt Nam đã làm nên chiến tích phi thường khi chiến đấu sòng phẳng với U.23 Uzbekistan ở trận chung kết. Thầy trò HLV Park Hang-seo hòa đối thủ với tỷ số 1-1 cho đến tận phút cuối cùng của hiệp phụ thứ hai, trước khi thua bởi pha lập công quyết định của Sirodov bên phía đối thủ.Dù thua ở giây cuối cùng và lỡ hẹn với đỉnh vinh quang, nhưng U.23 Việt Nam đã có giải đấu xứng đáng đi vào lịch sử. Quang Hải cùng đồng đội vượt qua bảng đấu có sự hiện diện của các đội mạnh như U.23 Hàn Quốc, U.23 Úc và U.23 Syria. Ở tứ kết, U.23 Việt Nam tiếp tục đánh bại U.23 Iraq trên chấm luân lưu với tỷ số 5-4 (hòa 3-3 sau 120 phút). Còn tại bán kết, học trò HLV Park Hang-seo đã chơi một trong những trận hay nhất mà bóng đá Việt Nam từng chứng kiến khi hạ U.23 Qatar với tỷ số 4-3 cũng trên chấm luân lưu (hòa 2-2 sau 120 phút).Hành trình kỳ diệu của U.23 Việt Nam chỉ khép lại ở những giây cuối trong trận chung kết, trong cơn mưa tuyết lạnh giá ở Thường Châu. Khoảnh khắc Quang Hải sút phạt với quỹ đạo cầu vồng đưa bóng nằm gọn trong lưới U.23 Uzbekistan, thước phim Duy Mạnh cắm cờ trên đụm tuyết, hay hình ảnh toàn đội căng mình chống chọi đối thủ mạnh hơn nhiều đã thắp lại ngọn lửa niềm tin cho bóng đá Việt Nam, trở thành biểu tượng cho tinh thần thi đấu của một thế hệ kiên cường, không bao giờ từ bỏ."Mai này ai nhắc lại Thường Châu..." là dòng tựa đề mà trang chủ FIFA dành tặng cho U.23 Việt Nam. Sau 7 năm, giải đấu này vẫn nằm trong tâm trí người hâm mộ với ký ức không thể phai mờ. Đây cũng là giải đấu hiếm hoi đã đưa người hâm mộ ra đường ăn mừng, "đi bão" với màu cờ đỏ sao vàng rực sáng từng con phố. Sau giải U.23 châu Á 2018, bóng đá Việt Nam cũng thiết lập hàng loạt cột mốc đáng nhớ: đứng hạng tư ASIAD 2018, vô địch AFF Cup 2018, lọt vào tứ kết Asian Cup 2019 và vòng loại thứ ba World Cup 2022. Kỷ nguyên thành công rực rỡ của HLV Park Hang-seo mãi là vết son chói lọi trong lịch sử bóng đá Việt Nam.Sau 7 năm, người hâm mộ Việt Nam lại đổ ra đường ăn mừng chức vô địch AFF Cup 2024. Ở đó, những người hùng Thường Châu năm nào như Quang Hải, Duy Mạnh, Xuân Mạnh, Tiến Dũng... đều đã để lại dấu ấn đậm nét, giúp đội tuyển Việt Nam trở lại đỉnh cao Đông Nam Á.
'Hack' tuổi, khoe dáng với đầm cocktail sành điệu và trải nghiệm văn hóa tiệc thú vị
Bộ GD-ĐT cho biết, trong hai ngày (5 - 6.3), cơ quan này đã kiểm tra việc thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm tại Hải Phòng và Bắc Giang. Để thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm, mỗi địa phương, nhà trường "mã hóa" khác nhau trong nguyên tắc chỉ đạo dễ hiểu, dễ nhớ. Ví dụ, Bắc Giang thì yêu cầu các trường cam kết "2K-2T", còn trường học ở Hải Phòng nêu tinh thần "4K"…Tại buổi làm việc, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Bắc Giang Bạch Đăng Khoa cho biết, để thực hiện Thông tư 29, sở đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục phát huy hiệu quả nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và kinh phí hiện có để xây dựng kế hoạch tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường, đảm bảo khoa học, phù hợp, đúng quy định, nhất là đối tượng học sinh cuối cấp.Các nhà trường rà soát lại phân công chuyên môn, tận dụng số giờ của giáo viên chưa bố trí đủ định mức lao động để phân công dạy thêm cho học sinh cuối cấp. Bố trí kinh phí chi cho dạy thêm, học thêm trong nhà trường từ nguồn kinh phí đã cấp cho các đơn vị năm 2025.Khuyến khích giáo viên trong nhà trường dạy củng cố, bổ sung kiến thức cho học sinh nhằm đảm bảo ngưỡng đầu ra của mỗi môn học và cam kết thực hiện tốt giải pháp 2K-2T (2K là không thu tiền của học sinh, không sử dụng ngân sách nhà nước; 2T là tự nguyện dạy của giáo viên, tự nguyện học của học sinh).Tại dự thảo quyết định quy định về quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Sở GD-ĐT đã tham mưu UBND tỉnh về việc quy định công tác báo cáo của các cơ sở dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường khi các cơ sở này đi vào hoạt động. Sở Tài chính có nhiệm vụ hướng dẫn cụ thể việc đăng kí kinh doanh của các cơ sở này theo quy định của pháp luật.Tại Hải Phòng, Sở GD-ĐT cho biết đã thành lập 3 đoàn kiểm tra và cũng thông báo công khai nơi tiếp công dân tại trụ sở cơ quan và điện thoại dùng cho việc tiếp nhận và xử lý các ý kiến phản ánh về dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố.Sở GD-ĐT cũng phối hợp với Sở Tài chính Hải Phòng nghiên cứu và đề xuất với UBND thành phố hỗ trợ kinh phí phù hợp cho các cơ sở giáo dục để tổ chức ôn tập, bồi dưỡng học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kỳ liền kề ở mức chưa đạt; bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh lớp cuối cấp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là những học sinh còn gặp khó khăn trong học tập, học sinh có sức khỏe yếu, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn.Ông Nguyễn Minh Quý, Hiệu trưởng Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (Hải Phòng) chia sẻ về tinh thần "4K" của nhà trường khi triển khai Thông tư 29. Đó là: "Không để học sinh hoang mang; không để học sinh ngắt quãng việc học; không để mất kết nối giữa học sinh với giáo viên, nhà trường; không được làm mất hình ảnh, tư cách của người thầy".Cùng đó, ông Quý cũng nêu những giải pháp mà nhà trường đang thực hiện để tạo nên những thói quen mới, thói quen không dạy thêm, học thêm, thói quen tự học. Theo đó, nhà trường đã bố trí lại việc giảng dạy đối với các khối lớp, tập trung xây dựng phong trào tự học, ban hành hướng dẫn tự học, các thầy cô không sa đà vào kiến thức mà nâng cao khả năng tư duy, tổng hợp của học sinh.Nhờ vậy, hiện đã có 32/42 lớp hình thành lớp tự học, sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường tự học, học nhóm. Học sinh học trên app của nhà trường, giáo viên giao bài, giám sát. Từ tháng 3, trường đã bổ sung 15 hoạt động để học sinh đến trường không đơn độc, buổi chiều học sinh vẫn đến trường tham gia hoạt động.Cho rằng Thông tư 29 nếu thực hiện tốt sẽ bảo vệ hình ảnh người thầy nhưng ông Quý cũng mong muốn các chế độ, chính sách cho nhà giáo cần được cải thiện để thầy cô có thể sống khoẻ, sống hạnh phúc với nghề.Phát biểu tại buổi làm việc với các sở GD-ĐT, ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho rằng với việc Bộ Chính trị quyết định miễn học phí cho học sinh từ mầm non tới THPT, thì dạy thêm, học thêm trong nhà trường không thu tiền là đúng. "Không thể nói giáo viên giảm thu nhập vì không được dạy thêm, cần nhìn nhiều ngành nghề khác, nhìn giáo viên mầm non, giáo viên những môn học không dạy thêm", ông Thưởng nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, thực hiện tốt Thông tư 29 sẽ sớm hình thành năng lực tự học, tự chủ, tự lập cho học sinh ngay từ phổ thông, vùng an toàn của học sinh được mở rộng hơn ngoài nhà trường. Tự học, ông Thưởng nhìn nhận, không có nghĩa là một mình. Đối với học sinh phổ thông, giáo viên là người kiến tạo, chỉ huy, định hướng chứ không chỉ truyền thụ kiến thức.