Nam diễn viên xiếc điển trai, tài năng
Sự hợp tác này đánh dấu nỗ lực của hai đơn vị hàng đầu trong việc thúc đẩy một bước tiến quan trọng, góp phần hiện thực hóa chiến lược 'xanh hóa' ngành đóng tàu và cảng biển tại Việt Nam.Theo Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO), lượng khí thải CO2 của ngành vận tải biển có thể tăng tới 130% vào năm 2050 so với lượng khí thải năm 2008. Tổ chức này cũng thống kê, hơn 90% lượng hàng hóa giao dịch trên thế giới được vận chuyển bằng đường biển. Do đó, vận tải biển được xác định cần là một trong những ngành hàng đầu trong những nỗ lực giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.Tại Việt Nam, ngành vận tải biển, đặc biệt là lĩnh vực đóng tàu và cảng biển cũng đang trong tiến trình chuyển đổi để hướng đến mục tiêu xanh hóa toàn diện. Theo kế hoạch chuyển đổi năng lượng xanh của Cục Hàng hải Việt Nam, toàn ngành cần phải ưu tiên việc giảm khí thải nhà kính, chuyển đổi hoàn toàn sang năng lượng sạch cho tất cả tàu và cơ sở hạ tầng, hướng tới đạt được mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050.Ông Đồng Mai Lâm, Tổng Giám đốc Schneider Electric Việt Nam và Campuchia chia sẻ: "Để thực hiện thành công quá trình chuyển đổi này, ngành đóng tàu và cảng biển cần thực hiện ba bước quan trọng: điện hóa, số hóa và giảm phát thải carbon. Schneider Electric và Van Der Leun có vị thế đặc biệt để hỗ trợ ngành công nghiệp này. Chúng tôi có chuyên môn và giải pháp để giúp khách hàng thích nghi với bối cảnh đang thay đổi và đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng không"."Việc hợp tác với Schneider Electric mang đến cho chúng tôi những giải pháp chất lượng hàng đầu cho khách hàng, đồng thời cũng tạo cơ hội để nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực hiện tại", bà Hoàng Hồng Điệp, Giám đốc điều hành Van Der Leun Việt Nam chia sẻ.Thông qua việc hợp tác, với thế mạnh sẵn có của hai đơn vị, Schneider Electric và Van Der Leun sẽ cùng nhau phối hợp để cung cấp, phát triển các giải pháp công nghệ, hứa hẹn mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng nhưng vẫn đảm bảo tiêu chí giảm phát thải carbon. Các sản phẩm và giải pháp của Schneider Electric, bao gồm trạm sạc EV dành cho cảng biển sẽ được áp dụng cho các khách hàng của Van Der Leun trong lĩnh vực hàng hải và dầu khí. Ngoài ra, Schneider Electric sẽ cung cấp hỗ trợ về nhân lực, giá cả ưu đãi và dịch vụ hậu mãi để đảm bảo hiệu quả tối ưu trong các hạng mục hợp tác.Sao bóng rổ nén đau thi đấu vẫn lập kỷ lục 'khủng' ở NBA
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Giải mã 'ngựa ô', Trần Quyết Chiến xuất sắc vào chung kết giải Bogota World Cup
Hãng AFP ngày 5.3 đưa tin thủ đô New Delhi của Ấn Độ vừa cam kết sẽ dọn sạch một trong những bãi rác lớn nhất thành phố vào năm tới, trong kế hoạch xóa bỏ các bãi rác xấu xí rải rác trên đường chân trời của thành phố này.Khoảng 32 triệu người sống ở khu vực Delhi, nơi có nhiều bãi rác cao tới 60 m và có thể nhìn thấy từ xa.Các vụ cháy bãi rác thường xuyên xảy ra trong mùa hè dài và khắc nghiệt của thủ đô khiến các đống rác thải khí độc vào các khu dân cư gần đó.Phát biểu với báo giới hôm 4.3, quan chức lãnh đạo môi trường New Delhi Manjinder Singh Sirsa cho hay lực lượng chức năng đang tiến hành xử lý và tiêu hủy rác thải tại một trong những bãi rác lớn nhất thành phố. Chưa rõ biện pháp cụ thể do ông đề cập.Ông cho biết rác thải tại bãi rác Bhalswa ở ngoại ô phía bắc thành phố "sẽ giảm xuống đến mức không còn nhìn thấy được từ xa" vào cuối năm nay. "Mục tiêu sau cùng của chúng tôi là đảm bảo không có núi rác mới nào được hình thành", ông nói thêm.Các khu dân cư địa phương xung quanh bãi rác Bhalswa là nơi sinh sống của hàng ngàn cư dân nghèo nhất ở New Delhi, chủ yếu là những người di cư từ vùng nông thôn đến để tìm kiếm việc làm.Ông Sirsa cho biết bãi rác Bhalswa sẽ được dọn sạch vào tháng 3 năm sau, sau đó sẽ tiến hành công tác khắc phục tương tự tại 2 bãi rác chính khác của New Delhi.Theo ước tính gần nhất được đưa ra vào năm 2023, New Delhi phải giải quyết hơn 11.000 tấn chất thải rắn hằng ngày. Các quan chức ước tính bãi rác Bhalswa chứa hơn 4 triệu tấn rác. Rác thải sinh hoạt chưa qua xử lý được đốt ở các bãi chôn lấp trong những tháng mùa hè nóng nực và việc thải ra lượng khí mê tan làm gia tăng ô nhiễm tại các trung tâm đô thị vốn đã ngập trong khói bụi của Ấn Độ.
Bộ TN-MT vừa có ý kiến về chủ trương đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch.Góp ý về chủ trương, Bộ TN-MT đánh giá việc đầu tư xây dựng trạm bơm trực tiếp từ sông Hồng bằng hệ thống đường ống áp lực với lưu lượng 3 - 5 m3/giây và 3 đập dâng để bổ cập dòng chảy trên sông Tô Lịch, duy trì mực nước trên sông và cột nước tràn qua các đập là hết sức cần thiết, cấp bách.Tuy nhiên, Bộ TN-MT cho rằng, với phương án đầu tư như đề xuất của Hà Nội thì mới chỉ bổ cập bằng lượng nước thải được thu gom đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung, chưa giải quyết được vấn đề phục hồi dòng chảy, làm sống lại dòng sông Tô Lịch, tạo cảnh quan, duy trì dòng chảy.Trong trường hợp Thủ tướng thống nhất chủ trương đầu tư xây dựng theo phương án nêu trên, Bộ TN-MT cho rằng phương án cần rà soát bổ sung một số nội dung.Cụ thể, bổ sung đánh giá đến nguy cơ gây sạt lở, bồi lắng khu vực sông Hồng, khu vực cửa lấy nước của trạm bơm đầu mối đảm bảo công trình ổn định lâu dài và lấy nước liên tục trong điều kiện mực nước sông Hồng ngày càng hạ thấp.Việc lấy nước trực tiếp từ sông Hồng cần xem xét bổ sung nghiên cứu vấn đề ô nhiễm thứ cấp đến sông Tô Lịch, cũng như các giải pháp xử lý việc lắng đọng phù sa và rác thải tại 3 đập dâng trên sông trong quá trình vận hành.Bên cạnh đó, việc dẫn nước từ sông Hồng về sông Tô Lịch bằng đường ống áp lực D1200 mm dọc theo đường Võ Chí Công với chiều dài khoảng 5,5 km cũng cần phải nghiên cứu, có các giải pháp cụ thể để giải quyết các rủi ro như phá hỏng các công trình ngầm trong quá trình thi công; vỡ, tắc đường ống trong quá trình vận hành.Cũng theo Bộ TN-MT, công trình thuộc trường hợp phải có giấy phép khai thác nước mặt theo quy định. Vì vậy, trước khi thực hiện xây dựng công trình lấy nước, đề nghị Hà Nội lập hồ sơ đề nghị cấp phép trình cấp thẩm quyền xem xét cấp phép.Dù đánh giá phương án của Hà Nội là cần thiết và cấp bách nhưng Bộ TN-MT cho rằng, đây mới chỉ là giải pháp tình thế, trước mắt, chưa giải quyết một cách tổng thể, dài hạn để phục hồi dòng sông, tạo cảnh quan ven sông (duy trì dòng chảy liên tục trên sông, trong khi hiện tại vào mùa khô về cơ bản sông Tô Lịch có chức năng như là kênh thoát nước thải).Theo Bộ TN-MT, Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam đang nghiên cứu phương án phục hồi, kết nối sông Tô Lịch, hồ Tây và sông Hồng thông qua hệ thống trạm bơm và kênh dẫn không áp lực.Theo đó, phương án đề xuất phục hồi sông Tô Lịch cũng bằng cách bổ cập nước từ sông Hồng để tạo dòng chảy, cảnh quan và giao thông thủy nội địa.Bộ TN-MT đánh giá, phương án của Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam cùng khoảng tổng mức đầu tư, vận hành và thời gian thi công như phương án đề xuất của Hà Nội. Tuy nhiên, lượng nước bổ cập có thể tối đa là 18 m3/giây (tương đương khoảng hơn 1,5 triệu m3/ngày), với vận tốc trung bình 0,3 m/giây duy trì mực nước trên sông từ trên 3,3 - 3,8 m. Phương án này có thể đáp ứng mục tiêu phục hồi nguồn nước, tạo cảnh quan, duy trì dòng chảy và đảm bảo phù hợp với các quy định.
Lý do có ngày Thần tài và nên chọn vị Thần Tài nào để thờ cúng
Tại cuộc họp báo ở Moscow, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và ông Yuri Ushakov, Cố vấn chính sách đối ngoại của Tổng thống Putin, sẽ đến Riyadh để chuẩn bị cho cuộc gặp của quan chức cấp cao Nga-Mỹ dự kiến vào ngày 18.2, theo TASS.Reuters dẫn nguồn thạo tin cho biết thành viên của phái đoàn Mỹ bao gồm Ngoại trưởng Marco Rubio, Cố vấn An ninh Quốc gia Mike Waltz và Đặc phái viên Trung Đông của Nhà Trắng Steve Witkoff.Mục đích cuộc gặp chủ yếu tập trung vào nỗ lực khôi phục quan hệ song phương giữa Moscow và Washington. Đồng thời, hai bên cũng dự kiến bàn về các nội dung có thể dẫn đến cuộc thương thuyết nhằm tìm ra giải pháp để chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine.Bên cạnh đó, quan chức Nga-Mỹ sẽ thảo luận công tác chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Putin và người đồng cấp Trump, theo phát ngôn viên Điện Kremlin Peskov.Trước khi lên máy bay đến Ả Rập Xê Út, Ngoại trưởng Nga nói rằng châu Âu đã có một số cơ hội để tham gia cuộc hòa đàm về Ukraine, nhưng bỏ lỡ vì muốn xung đột vẫn tiếp diễn, AFP đưa tin.Ông Lavrov đặt dấu chấm hỏi về vai trò của châu Âu trên bàn thương thuyết sắp tới, và "nếu châu Âu muốn tiếp tục cuộc chiến ở Ukraine thì tại sao cần phải mời họ tham gia đàm phán", Reuters đưa tin. Đó là lý do Nga không muốn Liên minh châu Âu (EU) có mặt trong cuộc hòa đàm sắp tới, theo ông Lavrov.Trong một diễn biến liên quan, ông Keith Kellogg, Đặc phái viên của Tổng thống Trump về Nga và Ukraine, hôm 18.2 sẽ thăm Ba Lan và gặp Tổng thống nước chủ nhà Andrzej Duda. Cuộc gặp diễn ra vào thời điểm chính quyền Washington bắt đầu các động thái khởi động cuộc đàm phán về Ukraine.Tổng thống Zelensky cùng lúc cũng đến khu vực. Nhà lãnh đạo Ukraine đã công du Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) từ hôm 16.2 và có kế hoạch đến Ả Rập Xê Út vào ngày 19.2. Ông Zelensky cho hay không có kế hoạch gặp đoàn Mỹ lẫn đoàn Nga, và Kyiv không được mời tham dự cuộc họp do Riyadh tổ chức.