Không có chuyện mất tiền khi nghe cuộc gọi từ đầu số lạ
Bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình bàn chân Matthew Fitzpatrick (Anh) cho biết, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến các cơ quan hoặc bộ phận của cơ thể, theo chuyên trang Patient (Anh).“Khi bị tiểu đường, cơ thể mất khả năng kiểm soát glucose. Nồng độ glucose cao ảnh hưởng đến sự tương tác phức tạp và nhạy cảm của các hóa chất, enzyme trong thành mạch máu, dẫn đến nhiều thiệt hại trong cơ thể. Các mạch máu nhỏ dễ bị tổn thương, nghĩa là lượng máu cung cấp cho bàn chân và các khu vực khác - bao gồm cả thận và mắt - có thể bị hạn chế”, Fitzpatrick cho hay. Khi các mạch máu ở bàn chân bị tổn thương, người bệnh thường mất cảm giác, bắt đầu bằng việc ngứa ran ở ngón chân rồi lan đến bàn chân.Nguồn cung cấp máu bị tổn hại cũng khiến các vết thương ở bàn chân mất nhiều thời gian hơn để lành, tăng khả năng bị nhiễm trùng. BaDan Howarth, tổ chức về bệnh tiểu đường của Anh Diabetes UK, cho biết: “Việc nhiễm trùng bàn chân ở người bị tiểu đường là rất đáng lo ngại và quan trọng, vì nếu không thể kiểm soát được có nguy cơ cao phải cắt cụt bàn chân hoặc cả chi”.Mọi người bị bệnh tiểu đường đều có nguy cơ mắc các vấn đề về chân. Tuy nhiên, việc kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả có thể làm giảm nguy cơ này. Ngoài việc tuân theo các lời khuyên từ bác sĩ phụ trách và dùng thuốc theo toa, người bệnh tiểu đường cần phải chú ý đến đôi chân để có thể xử lý mọi vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng trở nên trầm trọng hơn.Bác sĩ Fitzpatrick khuyên rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày.“Quan sát cẩn thận trên, dưới chân, giữa các ngón chân, xung quanh bàn chân và sau gót chân để phát hiện bất kỳ tổn thương nhỏ nào như vết rách, vết sưng, lớp dày sừng của da, vết bầm tím hoặc chấn thương”, bác sĩ Fitzpatrick nói. Rửa và lau khô đúng cách: Rửa chân bằng xà phòng và nước ấm. Lau khô chân thật kỹ, đặc biệt là giữa các ngón chân. Việc lau khô đúng cách sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng và các bệnh nấm da chân hình thành.Dưỡng ẩm cẩn thận: Bác sĩ Fitzpatrick chỉ ra rằng người bệnh cần giữ cho làn da mềm mại bằng cách dưỡng ẩm cho bàn chân. “Mất nguồn cung cấp máu và tổn thương thần kinh làm giảm độ ẩm, khiến bàn chân trở nên khô ráp. Điều này dẫn đến nứt nẻ và có thể trở thành điểm nhiễm trùng”, bác sĩ Fitzpatrick giải thích.Một yếu tố quan trọng khác của việc chăm sóc bàn chân là đảm bảo rằng người bệnh được đi giày, dép phù hợp. Giày không vừa chân có thể dẫn đến tổn thương móng, phồng rộp, hình thành vết chai hoặc các vấn đề khác ở chân, từ đó gây nhiễm trùng. Nên đo chân và chọn loại giày, dép vừa vặn.“Nếu bị tiểu đường và mất cảm giác ở bàn chân, có vết thương ở chân, cần đi đến bác sĩ khám ngay để ngăn chặn các vấn đề tồi tệ hơn xảy ra”, bác sĩ Fitzpatrick khuyên.Chọn nguyện vọng vào lớp 10: Đừng để 'đuối sức' khi vào học
Bản tin "Xem nhanh 20h" ngày hôm nay có các tin tức đáng chú ý sau: Ngày 4.1, liên quan đến vụ nữ nhân viên ngân hàng bị đánh ghen, làm nhục gây xôn xao dư luận Cần Thơ, Cơ quan CSĐT và Viện KSND Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ) cho biết đang tiếp tục củng cố tài liệu, chứng cứ để khởi tố những người có liên quan theo quy định pháp luật.Theo lời khai ban đầu, chị H.N.B.T (ngụ P.Bình Thủy, Q.Bình Thủy, Cần Thơ) thừa nhận không có bằng chứng chứng minh mối quan hệ bất chính giữa chồng mình là ông N.M.Tr và chị N.N.N (30 tuổi, nữ nhân viên ngân hàng có chi nhánh tại Cần Thơ).Thời điểm xảy ra vụ việc, chị T. phát hiện chồng đi chung với chị N. giữa khuya dẫn đến ghen tuông, tức giận, không làm chủ được hành vi của mình. Trong lúc lời qua tiếng lại, T. cũng đã đưa ra những thông tin không đúng sự thật nhằm thu hút người xung quanh, đồng tình đứng về phía mình.Hiện tại, chị T. đã nhận thức được hành vi phạm pháp của mình và đồng ý bồi thường chi phí nằm viện, thuốc điều trị và các khoản chi phí khác theo yêu cầu của chị N.N.N.Ở trận chung kết lượt đi AFF Cup 2024 diễn ra tối 2.1, Đội tuyển Việt Nam với màn tỏa sáng rực rỡ của Nguyễn Xuân Son đã giành chiến thắng kịch tính 2-1 trước đội tuyển Thái Lan. Kết quả này giúp đoàn quân của HLV Kim Sang-sik nắm lợi thế trong cuộc cạnh tranh khốc liệt đến chức vô địch giải đấu khu vực.Luật bàn thắng sân khách sân nhà đã không còn được áp dụng tại AFF Cup nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Do đó, việc Thái Lan có được 1 bàn trên sân Việt Trì (Phú Thọ) không quá quan trọng. Tại trận chung kết lượt về AFF Cup 2024 diễn ra trên sân Rajamangala vào 20 giờ ngày 5.1, đội tuyển Việt Nam sẽ đăng quang chức vô địch sau 90 phút thi đấu, nếu tiếp tục giành chiến thắng hoặc có kết quả hòa trước Thái Lan.Tuy nhiên, những trường hợp không mong muốn vẫn có thể sẽ xảy ra, khi đội tuyển Việt Nam để thua đội bóng xứ sở chùa vàng. Theo đó, nếu thầy trò HLV Kim Sang-sik thua Thái Lan với cách biệt 1 bàn tại chung kết lượt về (ví dụ: 0-1, 1-2, 2-3...), tổng tỷ số sau 2 trận chung kết là hòa nhau. Vào lúc này, hai đội sẽ bước vào 30 phút hiệp phụ. Nếu tỷ số vẫn là hòa sau hiệp phụ, Việt Nam và Thái Lan sẽ phân định thắng thua trên chấm luân lưu 11 m cân não, nhằm tìm ra nhà vô địch AFF Cup 2024.Bản tin "Xem nhanh 20h" sẽ quay trở lại vào lúc 20 giờ tối mai với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác tại địa chỉ Thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên.
Yevgeny Prigozhin: Từ biệt danh 'đầu bếp' đến trùm lính đánh thuê
Giá cà phê Tây nguyên giữ mức ổn định so với tuần trước do đang trong kỳ nghỉ lễ. Tại Đắk Nông và Đắk Lắk đạt 137.000 đồng/kg, Gia Lai 136.500 đồng/kg, Kon Tum và Lâm Đồng 136.000 đồng/kg.
Việc làm này cho phép Huawei vượt qua các hạn chế xuất khẩu mà chính phủ Mỹ áp đặt từ năm 2019, vốn ngăn hãng mua linh kiện từ TSMC. Giờ đây, TSMC tiếp tục phát hiện ra một công ty khác đến từ Singapore có hoạt động tương tự.Theo tờ South China Morning Post, TSMC đã buộc phải cắt đứt quan hệ với PowerAIR của Singapore. Báo cáo cho biết, cuộc điều tra về các tương tác giữa TSMC và một nhà thiết kế chip ít tên tuổi ở Singapore cho thấy có khả năng PowerAIR vi phạm các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ. Cuộc điều tra này được TSMC tiến hành sau khi phát hiện việc PowerAIR tăng tốc cung cấp chip cho Huawei nhằm lách lệnh trừng phạt của Mỹ.TSMC đã nhiều lần khẳng định không có ý định hỗ trợ Huawei và cam kết tuân thủ các quy định của Mỹ về kiểm soát xuất khẩu. Các hạn chế xuất khẩu từ Mỹ là lý do khiến Huawei mất quyền truy cập vào các công nghệ tiên tiến từ các nhà sản xuất chip toàn cầu, buộc họ phải phụ thuộc vào SMIC của Trung Quốc - công ty cũng đang chịu lệnh trừng phạt từ Mỹ. Huawei trước đó tuyên bố không nhận được bất kỳ chip nào từ TSMC kể từ khi bị trừng phạt vào năm 2020.Năm ngoái, Sophgo và công ty mẹ Bitmain khẳng định không có mối quan hệ nào với Huawei và coi những nghi ngờ từ TSMC và phía Mỹ là không có căn cứ. Về phần mình, đại diện của PowerAIR chưa đưa ra bình luận về vấn đề.
Xe tải lớn vượt ẩu tại khúc cua, suýt gây tai nạn liên hoàn
Trong các trường hợp nhập viện do biến chứng sau tiêm filler có bệnh nhân nữ 29 tuổi ở Hà Nội. Bệnh nhân được đưa đến bệnh viện trong tình trạng mất thị lực hoàn toàn mắt trái, đau nhức vùng hốc mắt và nửa đầu bên trái, kèm theo yếu các cơ vận động của nhãn cầu và mí mắt. Người bệnh cho biết, trước nhập viện, cô được người quen (không phải bác sĩ) tiêm filler làm đẹp tại nhà. Sau khi tiêm, cô xuất hiện triệu chứng đau nhức dữ dội, mờ mắt và nhanh chóng mất thị lực. Tại Bệnh viện hữu nghị Việt Đức, các bác sĩ xác định người bệnh bị tắc hệ mạch mắt và động mạch trung tâm võng mạc, gây tổn thương nghiêm trọng dây thần kinh thị giác. Sau khi can thiệp điều trị, tình hình sức khỏe của người bệnh đã tạm ổn định. Tuy nhiên, mắt trái của bệnh nhân mất thị lực vĩnh viễn.Trước trường hợp trên, ngày 15.1, Bệnh viện hữu nghị Việt Đức tiếp nhận nữ sinh 14 tuổi (Hà Nội) nhập viện trong tình trạng mắt trái suy giảm thị lực nặng, mi mắt sưng nề, sụp mi, kèm theo bầm tím vùng trán và sống mũi. Người bệnh kể, do xem quảng cáo từ mạng xã hội và tìm hiểu về nâng mũi bằng tiêm filler nhanh và đơn giản không phẫu thuật nên đã tự tiêm tại nhà mà không có bất kỳ hiểu biết nào về quy trình y khoa an toàn. Trong lúc tiêm, nữ sinh này có cảm giác đau buốt nhưng tự cho rằng đó là "cảm giác bình thường" nên tiếp tục tiêm, cho đến khi xây xẩm, choáng váng, nhìn đôi, nhìn mờ thì được người nhà chuyển đến bệnh viện cấp cứu. "Đây là trường hợp khiến chúng tôi rất ngạc nhiên vì bệnh nhân mới 14 tuổi đã làm đẹp bằng tiêm filler không rõ nguồn gốc tại nhà", PGS-TS-bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Trưởng khoa Phẫu thuật hàm mặt, tạo hình và thẩm mỹ (Bệnh viện hữu nghị Việt Đức), chia sẻ. Sau khi tiếp nhận, nữ sinh được can thiệp khẩn cấp bằng kỹ thuật thông mạch, một trong những kỹ thuật hiện đại nhất thế giới. Kỹ thuật này sử dụng công nghệ tiên tiến nhằm thông mạch máu bị tắc nghẽn, phục hồi lưu thông máu, cứu vãn thị lực và ngăn ngừa tổn thương con ngươi của bệnh nhân. Theo bác sĩ Hà, do người tiêm không có kiến thức nên đã tiêm chất filler từ các mạch máu ở ngoài thông với mạch máu não gây ra tắc động mạch não dẫn tới choáng, triệu chứng nhìn mờ, nhìn đôi. Tiêm không đúng có thể gây tắc động mạch trung tâm võng mạc dẫn tới giảm, thậm chí mất thị lực hoàn toàn. Đề cập đến các biến chứng do tiêm filler, một chuyên gia của Bệnh viện Da liễu T.Ư cho biết, có thể chia các biến chứng này thành 2 nhóm chính: liên quan đến kỹ thuật tiêm và sử dụng chất làm đầy không được cấp phép. Trong đó, biến chứng do kỹ thuật tiêm nghiêm trọng nhất có thể gặp phải là tiêm vào mạch máu. Biến chứng tắc mạch sau tiêm filler do kỹ thuật tiêm không đúng kỹ thuật bởi người không có chuyên môn. Đây là biến chứng hay gặp gần đây.Bệnh viện Da liễu T.Ư cũng tiếp nhận nhiều trường hợp bị biến chứng sau tiêm filler. Điển hình là trường hợp nữ bệnh nhân 37 tuổi nhập viện do tiêm filler tại một cơ sở của người quen gây tổn thương tắc mạch thiếu máu lan tỏa vùng mũi, quanh mũi miệng bên trái.Chuyên gia của Bệnh viện Da liễu T.Ư phân tích, filler là một biện pháp thẩm mỹ nội khoa giúp làm đầy khiếm khuyết trên khuôn mặt như trũng mắt, trũng lệ, hõm thái dương, cằm ngắn, cằm lẹm… để gương mặt đầy đặn hơn. Phương pháp này giúp điều trị da mặt nhăn, làm da căng bóng, nhưng cần lựa chọn cơ sở làm đẹp uy tín, có chuyên môn đã được thẩm định bởi các cơ quan có thẩm quyền, sử dụng những loại thuốc tiêm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được Bộ Y tế cấp cho phép để tránh gặp phải các biến chứng khó lường khi tiêm filler.Lưu ý thêm về sự cố do tiêm chất làm đầy như filler, bác sĩ Nguyễn Thị Thu Phương (Khoa Da liễu và bỏng, Bệnh viện Bạch Mai) cho hay, khi tiêm chất làm đầy, bác sĩ phải nắm rất rõ đặc điểm giải phẫu vùng tiêm, bao gồm các lớp da, mỡ dưới da, các cấu trúc mạch máu, thần kinh. Gần đây, các bệnh viện đầu ngành đã tiếp nhận một số bệnh nhân mù mắt sau tiêm filler nâng mũi, do chất làm đầy đi vào mạch máu gây tắc động mạch trung tâm võng mạc. Biến chứng liên quan đến mạch máu có thể do chất làm đầy vào mạch máu hoặc do đè ép vào mạch máu, nhẹ hơn thì gây hoại tử da. Các biến chứng này đều do những người không đủ điều kiện chuyên môn thực hiện. "Việc lựa chọn filler cũng là một nghệ thuật. Bác sĩ sẽ chọn filler phù hợp cho từng vùng mặt, thái dương, má, cằm, môi, chứ không phải một loại filler dùng cho tất cả vùng mặt. Tại bệnh viện, các khách hàng được khám tư vấn để đưa ra phương pháp phù hợp. Sản phẩm dùng phải được Bộ Y tế cấp phép", bác sĩ Phương nhấn mạnh.Không chỉ tai biến do kỹ thuật, làm đẹp khi tiêm filler còn có thể là dị ứng thuốc được sử dụng khi tiêm. Khoa Cấp cứu, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 (Bệnh viện 108) từng tiếp nhận bệnh nhân nữ 44 tuổi vào cấp cứu trong tình trạng mệt mỏi nhiều, tức ngực, khó thở. Tình trạng bệnh xuất hiện sau khi bệnh nhân được tiêm thuốc tê (lidocain) để tiêm filler mũi tại một cơ sở thẩm mỹ.Tại Khoa Cấp cứu, qua khám, kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn thấy huyết áp tụt thấp, độ bão hòa ô xy máu không giảm, bệnh nhân được các bác sĩ chẩn đoán theo dõi phản vệ độ 3 với lidocain và được xử trí đồng thời theo cả hai phác đồ phản vệ và ngộ độc với thuốc tê, sử dụng vận mạch adrenalin và nhũ tương lipid 20% cùng các biện pháp hồi sức cấp cứu khác. "Bệnh nhân may mắn được cấp cứu đúng cách, kịp thời và tích cực nên tránh được những hậu quả đáng tiếc. Vì vậy, khi có nhu cầu làm đẹp, các khách hàng nên lựa chọn các cơ sở thẩm mỹ uy tín được cấp phép của Bộ Y tế và có đội ngũ bác sĩ chuyên ngành gây mê - hồi sức nhiều kinh nghiệm, để xử trí kịp thời khi bị phản vệ với thuốc gây tê được dùng khi tiêm filler", một bác sĩ của Khoa Cấp cứu chia sẻ.Tương tự, bác sĩ Nguyễn Hồng Hà lưu ý, chỉ thực hiện tiêm filler tại các bệnh viện, phòng khám thẩm mỹ được cấp phép. Người thực hiện phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề về tạo hình thẩm mỹ. Không tự tiêm filler tại nhà hoặc thực hiện tại các cơ sở không đủ tiêu chuẩn, giấy phép hoạt động. Nếu có dấu hiệu biến chứng (sưng, đau, mất thị lực, khó thở…), người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế có chuyên môn sâu để cấp cứu kịp thời.