Rác, xà bần ngập đường
Những nụ cười duyên dáng, những cái vẫy tay chào thân thương cùng với sự háo hức chính là cảm xúc của hơn 1.200 em học sinh đến từ các trường THPT ở hai huyện Bố Trạch và Quảng Ninh (Quảng Bình) khi được tham dự chương trình Tư vấn mùa thi 2025 do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Bình tổ chức tại Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp.Để tạo điều kiện thuận lợi cho các em học sinh ở Quảng Bình, Báo Thanh Niên phối hợp với Agribank chi nhánh Bắc Quảng Bình đã hỗ trợ phương tiện đưa đón các em học sinh tại hai địa phương nói trên, thuận tiện vượt quãng đường xa để về tham gia chương trình Tư vấn mùa thi.Đồng hành cùng chương trình, Vietcombank Quảng Bình cũng đã tổ chức hoạt động mở tài khoản ngân hàng. Các học sinh sẽ được các cán bộ, nhân viên Vietcombank Quảng Bình hướng dẫn chi tiết cách đăng ký tài khoản và dành tặng các món quà thú vị cho các em học sinh. Đây là thời điểm hợp lý để mỗi học sinh có một tài khoản ngân hàng cá nhân, thuận tiện cho việc học tập, công việc sắp tới, đặc biệt là với các bạn học sinh lớp 12 sắp sửa bước vào đại học.'Rùng rợn' xe ben vượt ẩu trên cầu, suýt gây tai nạn đối đầu
Cầm lái trực tiếp cho thấy, chiếc Mercedes-Benz EQS 450+ có thể di chuyển khoảng 635 km trên xa lộ sau một lần sạc đầy
Điều gì xảy ra nếu không rửa mặt vào buổi tối?
Ngày tết cũng như các dịp rằm, lễ của Phật giáo, nhiều người mua cá, chim để phóng sinh. Với chim, người ta mua chim được nhốt trong lồng sắt, thường bán trước cổng chùa, sau đó mở lồng để chim bay đi. Với cá, phần đông mọi người chọn ngôi chùa cạnh bờ sông để phóng sinh. Một số người còn có nghi thức cúng kiếng ở chùa trước khi phóng sinh.Phóng sinh là giải phóng sự trói buộc, phóng thích để cho con chim, con cá được tự do. Con chim bị nhốt trong lồng hay con cá nằm trong thau nước mất sự tự do, bị trói buộc, sẽ rất dằn vặt đau khổ. Vì vậy, thả tự do cho con chim, con cá về môi trường sống của nó là mang đến hạnh phúc cho nó.Tuy nhiên, hiện có tình trạng khi có người phóng sinh thì sẽ có tốp người chuyên đi bắt chim về bán trước cổng chùa hay chuyên bắt hoặc nuôi cá để bán cho người đi phóng sinh. Thậm chí, khi có người thả cá xuống sông thì ở ngay đó có những người canh vợt, chích điện cá; tương tự, những con chim được phóng sinh lại không đủ sức bay đi xa, vẫn đậu tà tà quanh chùa và lại bị bắt trở lại. Theo thượng tọa Thích Trí Chơn, viện chủ tu viện Khánh An (Q.12, TP.HCM), về ý nghĩa của phóng sinh thì nhân văn, nhưng nếu rơi vào tình huống như trên thì giá trị phóng sinh không cao. Do đó, mỗi người cần hiểu đúng về phóng sinh.Tức là, khi chợt đi ngang qua chợ, thấy con cá thoi thóp nằm trong thau, con chim ủ rũ nằm ở trong lồng, chúng ta khởi tâm từ, muốn phóng thích, thả con chim, con cá về môi trường sống của nó thì chúng ta nên mua rồi đi nhanh đến nơi phóng sinh. "Không cần vào chùa lễ lộc gì cả, vì thêm thời gian lễ, di chuyển có thể nó sẽ chết trước khi mình phóng sinh. Do đó, khi muốn phóng sinh hãy thả nó về môi trường sống của mình ngay khi nó đang thoi thóp, vậy mới ý nghĩa. Còn gọi điện đặt 100 – 200 kg hay vài chục con chim để phóng sinh thì buộc người ta phải đi bắt. Cứ vậy, luẩn quẩn bắt - thả… vô hình trung những loài chúng sinh kia lại trở thành món hàng, đôi khi bị chết trước khi được phóng sinh", vị thượng tọa chia sẻ.Tại TP.HCM, trước một số ngôi chùa dù có bảng cấm buôn bán hay cấm bán chim phóng sinh, nhưng Phật tử, người dân đi chùa vẫn dễ dàng bắt gặp cảnh nhiều người bán ngồi sát nhau. Đặc biệt vào các dịp rằm lớn như: rằm tháng giêng, tháng tư, tháng bảy… cảnh bán chim, cá phóng sinh trước cổng chùa lại thêm tấp nập.Sư thầy Trí Chơn cho rằng, có thể người bán quan niệm, những người đi chùa là những người có tâm hiền lương, thích phóng sinh nên người ta bắt rồi để trước chùa, cứ vậy người đi chùa khởi tâm từ, mua rồi thả."Người phóng sinh động lòng trắc ẩn, khởi tâm từ bi khi cái gì trở nên ngặt nghèo, khổ đau rồi thì người ta phát khởi, còn như sự áp đặt để người ta phải mua thì đôi khi ý nghĩa phóng sinh không còn giá trị cao nữa. Con chim khi đó đó trở thành vật dụng buôn bán không khác gì bắt chim bắt cá để vô nhà hàng ăn uống, có khi nó cũng tiều tụy chết đi trước khi được phóng sinh", vị viện chủ nói.Do đó, những người xuất gia rất tán thán công đức của Phật tử, nhà thiện tâm khi mua cá, chim phóng sinh; nhưng nếu không có cái nhìn thấu đáo về phóng sinh, chúng ta có thể "tiếp tay" cho những người cứ luôn đi bắt rồi câu để kinh doanh buôn bán, luẩn quẩn bắt - bán - thả, làm cho con thú đau thương.Sau cùng, thượng tọa Trí Chơn nhắc nhở, chúng ta cần có nhận thức mới về phóng sinh làm sao cho ý nghĩa, bảo vệ được môi trường, đảm bảo tâm thương người thương vật, mở tâm từ của mình làm sao để xây dựng một xã hội tốt đẹp, mở luôn tâm thương yêu tất cả đồng loại, bảo vệ môi trường tốt thì sẽ lợi ích hơn phóng sinh cách chủ quan, cảm tính để lại nhiều hệ lụy trong cái đẹp vốn có.
Thời gian qua, người dân liên tục phản ánh về việc điểm du lịch trái phép được xây dựng trên đất nông nghiệp tại khu vực thị trấn Đăk Rve (H.Kon Rẫy, Kon Tum). Điều đáng nói, điểm du lịch này nằm ngay cạnh khúc cua trên đèo Măng Đen (thuộc QL24), tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.Theo ghi nhận của phóng viên, điểm tham quan này rộng khoảng 2.000 m2, nằm dọc bên triền đồi nhô ra trên đèo Măng Đen. Tại đây du khách có thể nhìn xuống con sông Đăk S'nghé và thung lũng thị trấn Đăk Rve. Ở ngay cổng điểm du lịch, chủ cơ sở đặt một chòi bán vé với giá 50.000 đồng/người khi sử dụng đồ uống và 30.000 đồng/người nếu chỉ vào ngắm cảnh. Mỗi ngày có hàng trăm lượt người đến điểm du lịch này vui chơi. Để phục vụ du khách nghỉ mát và check in, chủ cơ sở đã dựng nhiều chòi gỗ, mái lợp tranh và một số trụ xích đu bằng gỗ.Theo UBND thị trấn Đăk Rve, điểm tham quan này được xây dựng trên đất nông nghiệp. Địa phương này cũng đã 2 lần lập biên bản kiểm tra vào tháng 4.2024 và tháng 6.2024. Qua các buổi kiểm tra, UBND thị trấn Đăk Rve xác định, điểm kinh doanh dịch vụ này có diện tích 1.700 m2 nằm tại lô 16, khoảnh 4, tiểu khu 520 thuộc địa phận thôn 4, thị trấn Đăk Rve. Hiện tại thửa đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Người đứng ra đầu tư, xây dựng điểm du lịch này là ông Nguyễn Minh Đạt. Trên thửa đất này ông Đạt đã san lấp mặt bằng và xây dựng 9 chòi gỗ, lợp tranh. Trong đó, 7 chòi phục vụ cho du khách ăn uống, chụp ảnh; 1 chòi bán hàng.Theo UBND thị trấn Đăk Rve, cả 2 lần kiểm tra cơ quan chức năng đều xác định chủ cơ sở có hành vi vi phạm hủy hoại đất. Tại các biên bản làm việc, đoàn kiểm tra đã yêu cầu ông Nguyễn Minh Đạt dừng mọi hoạt động buôn bán, kinh doanh, tháo dỡ biển hiệu và các chòi xây dựng sai quy định, trả lại hiện trạng ban đầu, nếu không thực hiện thì ông Đạt phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, điểm du lịch nói trên vẫn tồn tại.Ngày 5.3, ông Võ Văn Lương, Chủ tịch UBND H.Kon Rẫy, cho biết trước đây khi đi kiểm tra, cơ quan chức năng của thị trấn Đăk Rve xác định điểm du lịch này có hành vi vi phạm hủy hoại đất là chưa đúng. Qua kiểm tra, huyện xác định các chòi gỗ lợp tranh trong điểm du lịch không xây dựng kiên cố do đó chỉ có hành vi vi phạm sử dụng đất sai mục đích. Theo quy định của pháp luật, khi có nhu cầu đấu nối đường nhánh vào quốc lộ, thì phải được cấp có thẩm quyền cho phép, nhưng theo ông Lương, điểm du lịch này chưa được cơ quan chức năng cấp phép đấu nối giao thông vào QL24, trong khi khu vực này nằm ở khúc cua nên tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.Cũng theo ông Lương, huyện đang yêu cầu chủ đầu tư điểm du lịch nói trên tháo dỡ các công trình vi phạm. Nếu không chấp hành, đến ngày 6.3, UBND huyện sẽ tiến hành đưa máy móc đến cưỡng chế bằng cách múc đất chặn tuyến đường vào điểm du lịch này.Trao đổi với PV Thanh Niên vào chiều cùng ngày, ông Nguyễn Minh Đạt, chủ đầu tư điểm du lịch trên, cho biết đã nhận được văn bản yêu cầu tháo dỡ của UBND H.Kon Rẫy và đang chờ đoàn công tác đến làm việc.Tuy nhiên theo ông Đạt, khu vực đèo Măng Đen có rất nhiều chòi gỗ của người dân vi phạm, không riêng điểm du lịch của ông (?). Nếu yêu cầu tháo dỡ thì phải tháo dỡ toàn bộ những chòi gỗ vi phạm. Do đó, dù UBND thị trấn Đăk Rve đã lập biên bản và yêu cầu tháo dỡ nhưng ông vẫn chưa chấp hành.Ông Đạt cũng chia sẻ: "Bây giờ nhà nước đã có chủ trương chính sách để khuyến khích dân làm ăn, giải quyết việc làm. Nhờ cái quán này mà Măng Đen có thêm du khách, tạo được thêm công ăn việc làm cho bà con".Về thông tin điểm du lịch trên chưa được phép đấu nối với QL24, ông Đạt tỏ ra ngạc nhiên: "Đây là lần đầu tiên tôi nghe đến quy định này và chưa từng được hướng dẫn các thủ tục đó".
Phim Việt 18+ dời lịch chiếu vì chưa được cấp phép
Ghi nhận của PV Thanh Niên trưa 29 tết tại chợ hoa trên đường Trần Hưng Đạo (Q.Thuận Hóa, TP.Huế), rất nhiều nhà vườn vẫn còn số lượng lớn chưa bán hết. Trời mưa, nên cảnh buôn bán tại đây thêm phần ảm đạm.Khác với cảnh nhộn nhịp ngoài đường, một số thương lái người miền Bắc đang đối mặt với số lượng lớn hoa ế ẩm.Anh Lê Văn Trác (45 tuổi, người dân ở làng đào Nam Mỹ, xã Nam Điền, H.Nam Trực, Nam Định) vượt hơn 600 km vào Huế để bán hoa đào dịp Tết Nguyên đán này. Đây là năm thứ 13 anh chọn Huế làm điểm kinh doanh hoa tết, cũng là năm anh bán hàng ế ẩm nhất."Năm ngoái đã tệ, năm nay bão lũ mất mùa nhưng thị trường càng tệ hơn, người dân trả giá rẻ lắm. Tôi bỏ vốn 300 triệu đồng nhưng đến giờ chỉ thu được 200 triệu đồng, còn khoảng 150 chậu nữa chưa bán. Chiều nay 5 giờ là tôi lên tàu để về quê nhưng vẫn quyết tâm giữ giá, nếu có lỗ chỉ lỗ 50.000 đồng/chậu chứ rẻ hơn thì không thể bán. Nếu còn thừa sẽ chặt vứt hết, không thể phá giá để tạo thông lệ xấu năm sau người dân chờ 30 tết mới đi mua hoa ép giá thương lái", anh Trác nói.Cạnh hàng anh Trác, hàng quất của anh Lê Tân (27 tuổi, trú tại Kim Long, TP.Huế) cũng rơi vào cảnh ế ẩm khi còn hơn 50% số lượng quất trong vườn. Ban đầu, anh dự kiến bán ra thị trường với giá 800.000 đồng – 1,1 triệu đồng/chậu, tuy nhiên khi hạ giá hơn một nửa để chống "lỗ" vẫn bị người mua ép giá, mặc cả."Giá thấp quá không đủ tiền vận chuyển, thuê chỗ, rồi công bốc vác. Ba năm dịch gần đây năm nào đi buôn cũng không có lãi, bây giờ chấp nhận bán lỗ vì còn 50% cây tại vườn", anh Tân nói.Theo một số người dân đi mua hoa tết, không phải ai cũng thực sự ép giá.Thói quen mua hoa và cây cảnh ngày cuối cùng của năm không phải là muốn mua được giá rẻ mà họ đợi sát ngày mới chọn được cây có dáng ưng ý, hoa nở đúng thời điểm.Chị Hà Thị Ánh Nguyệt (34 tuổi, người dân H.Phú Vang, TP.Huế) vui vẻ sau khi lựa được một chậu hoa đào nở ưng ý. "Cả gia đình tôi đều chỉ được nghỉ từ ngày 28 tết, mất 1 ngày để dọn dẹp nhà cửa và chợ búa. Đến hôm nay mới có thời gian thư thả cùng nhau đi dạo phố, chọn hoa. Tôi không trả giá vì biết hôm nay thương lái đã bán giá rẻ lắm rồi", chị Nguyệt nói.