Novaland sẽ hoán đổi hơn 2.300 tỉ đồng trái phiếu trước hạn
Những người đang bị viêm khớp hay đau khớp cũng sẽ cảm thấy khó chịu khi trời trở lạnh. Trời lạnh sẽ khiến khớp xương của họ dễ bị viêm, đau và cứng khớp, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).Để bảo vệ sức khỏe, mọi người có thể áp dụng những cách sau:Các chuyên gia cho biết kiểm soát hen suyễn khi mùa đông đến là điều rất quan trọng với sức khỏe đường hô hấp. Điều đầu tiên là người bệnh cần thảo luận với bác sĩ và dùng thuốc theo đúng chỉ định.Ngoài ra, người bệnh cũng cần áp dụng một số biện pháp phòng ngừa. Khi ra ngoài trời lạnh, mũi và miệng cần được che lại bằng khăn hay khẩu trang để làm ấm không khí trước khi hít vào. Họ cần uống nhiều nước hơn, đồng thời dọn dẹp và lau bụi trong nhà, giặt ga trải giường, mền hằng tuần để loại bỏ bụi và các tác nhân gây dị ứng.Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy thời tiết lạnh hơn khiến mọi người ở trong nhà nhiều hơn. Điều này làm giảm mức độ hoạt động thể chất. Tuy nhiên, vận động thể chất thường xuyên rất quan trọng với sức khỏe tổng thể, không chỉ giúp ngăn tăng cân, giảm mệt mỏi mà còn cải thiện tâm trạng, tăng cường sức khỏe xương và hệ miễn dịch.Chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng rất cần thiết vào mùa đông vì giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho hệ miễn dịch khỏe mạnh. Những dưỡng chất này là vitamin A, C, D, E, kẽm, sắt, omega-3 và một số dưỡng chất khác. Khi có đủ các chất này, hệ miễn dịch sẽ có đủ khả năng chống lại các bệnh thường gặp vào mùa đông như cảm lạnh và cúm.Vào mùa đông, chúng ta không đổ nhiều mồ hôi nhưng vẫn mất rất nhiều nước qua da. Đặc biệt, không khí khô lạnh sẽ khiến cơ thể dễ bị mất nước hơn.Thiếu nước không chỉ dẫn đến việc cơ thể mất nước mà còn làm tăng nguy cơ sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu và táo bón. Cơ thể sử dụng nước để duy trì thân nhiệt. Do đó, cơ thể mất nước khiến chúng ta gặp khó khăn khi duy trì thân nhiệt và cảm thấy lạnh hơn. Uống đủ nước cũng sẽ giúp tăng cường miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm trùng, theo Medical News Today.Điềm bất lành không chỉ cho Bồ Đào Nha
Chuyên gia cho biết 24 tiết khí trong năm gồm: Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ, Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử, Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng, Lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn và Đại hàn.24 tiết khí là 24 khoảng thời gian, mỗi khoảng dài 15 hoặc 16 ngày, mô tả 24 giai đoạn thời tiết khác nhau trong năm. Vì chu kỳ này phụ thuộc vào vị trí của trái đất trên quỹ đạo.Lập xuân mang nghĩa đầu xuân. Trong đó, "lập" có nghĩa là khởi đầu, bắt đầu, "xuân" là một trong bốn mùa trong năm. Theo các tài liệu, ngày bắt đầu tiết Lập xuân được tính theo dương lịch hiện đại và thông thường rơi vào ngày 3 hoặc 4.2 dương lịch ở Bắc bán cầu (bao gồm Việt Nam) và vào đầu tháng 8 ở Nam bán cầu tùy theo từng năm. Theo quy ước, tiết Lập xuân bắt đầu vào khoảng thời gian trên khi kết thúc tiết Đại hàn và kết thúc vào khoảng ngày 18 hay 19.2 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết Vũ thủy bắt đầu. Năm 2025, ngày Lập xuân sẽ bắt đầu vào 21 giờ 10 phút ngày 3.2 (tức ngày 6.1 năm Ất Tỵ) và kết thúc vào ngày 17.2 khi tiết Vũ thủy diễn ra lúc 17 giờ 6 phút ngày 18.2.Theo chuyên gia, ngày Lập xuân được xác định dựa trên sự thay đổi vị trí của trái đất trong chu kỳ chuyển động theo quỹ đạo xung quanh mặt trời. Vị trí của điểm Lập xuân là kinh độ mặt trời bằng 315o nếu tính điểm Xuân phân làm gốc.Vào tiết Lập xuân, cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc, hoa lá thay nhau khoe sắc. Đây là khoảng thời gian mà nhiều loài hoa nở rộ, báo hiệu mùa xuân đã về. Mùa xuân đến, cảnh sắc thiên nhiên trở nên sống động và tươi mới, mang lại cảm giác hứng khởi và tràn đầy sức sống.Với nhiều quốc gia châu Á, bao gồm Việt Nam, thời điểm này trùng với thời điểm đón Tết Nguyên đán, một ngày lễ lớn trong năm. Mọi người thường tề tựu, sum họp cùng người thân, gia đình đón chào một năm với nhiều niềm tin mới, hy vọng mới.
Mối quan hệ đặc biệt chưa được tiết lộ giữa Dư Hoa và Mạc Ngôn
Trong bối cảnh đầy thách thức của thị trường và nền kinh tế, tổng doanh thu phí bảo hiểm của công ty ước đạt gần 19.200 tỉ đồng, thị phần đạt 13,1%; doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới quy năm ước tính 3.550 tỉ đồng, dẫn đầu trong các công ty bảo hiểm nhân thọ có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, lợi nhuận sau thuế ước đạt hơn 2.100 tỉ đồng, nộp vào ngân sách Nhà nước gần 1.000 tỉ đồng; Tổng tài sản trên 75.000 tỉ đồng, tăng 13% so với năm 2023.Luôn thực hiện cam kết cao về nghĩa vụ và trách nhiệm nhằm bảo đảm quyền lợi ưu việt cho khách hàng, đồng thời củng cố niềm tin của khách hàng khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, trong năm 2024, Dai-ichi Life Việt Nam đã chi trả quyền lợi bảo hiểm 4.800 tỉ đồng cho hơn 370.000 trường hợp, nâng tổng số tiền chi trả quyền lợi bảo hiểm trên 24.300 tỉ đồng cho hơn 2 triệu trường hợp trong 17 năm qua. Nhằm đảm bảo thực hiện cam kết chi trả quyền lợi của khách hàng trong tương lai, đến nay, Dai-ichi Life Việt Nam đã trích lập khoản dự phòng nghiệp vụ lên đến gần 50.000 tỉ đồng.Trong năm 2024, Dai-ichi Life Việt Nam đã nỗ lực vượt bậc trong cải tiến công nghệ, đầu tư hệ sinh thái số, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ nhằm tối ưu hóa trải nghiệm cho khách hàng: Ứng dụng Dai-ichi Connect với hơn 1 triệu khách hàng sử dụng, tỷ lệ nộp hồ sơ yêu cầu quyền lợi bảo hiểm trực tuyến đạt gần 50%; triển khai hệ thống Dai-ichi Medic đến toàn bộ mạng lưới đối tác trên 300 bệnh viện/phòng khám, giúp rút ngắn thời gian xử lý yêu cầu thẩm định và bảo lãnh viện phí cho khách hàng; nâng cấp Tài liệu bán hàng và Công cụ Lập kế hoạch bảo hiểm với nội dung dễ hiểu và dễ sử dụng; tiên phong thực hiện việc ghi âm/ghi hình trong quá trình tư vấn; ra mắt sản phẩm Bảo hiểm Chăm Sóc Sức Khỏe Toàn Cầu 24/7 với nhiều quyền lợi ưu việt và mức phí cạnh tranh, giữ vững vị thế dẫn đầu của Dai-ichi Life Việt Nam về dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe trên thị trường; hoàn thiện hệ sinh thái số sức khỏe và hạnh phúc với Dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến giúp khách hàng và gia đình chủ động chăm sóc sức khỏe. Song song đó, Chuỗi hội thảo Hành trình Sức khỏe và Hạnh phúc được triển khai rộng rãi trên toàn quốc nhằm phổ cập cho khách hàng các kiến thức y khoa hữu ích để sống vui khỏe hơn mỗi ngày.Sau 18 năm hình thành và phát triển, Dai-ichi Life Việt Nam đã xây dựng nền tảng vững chắc và khẳng định chiến lược tăng trưởng bền vững với các thành tựu ấn tượng: Tổng doanh thu phí bảo hiểm tăng gấp 52 lần, số lượng khách hàng tăng 15 lần, tổng vốn đầu tư tăng 53 lần và tổng giá trị tài sản tăng 105 lần. Công ty vinh dự phục vụ gần 5 triệu khách hàng thông qua đội ngũ trên 2.000 nhân viên và 100.000 Tư vấn Tài chính chuyên nghiệp và mạng lưới kinh doanh trên 300 văn phòng và hơn 2.360 điểm giao dịch tại 63 tỉnh, thành trên toàn quốc.Song hành cùng hoạt động kinh doanh hiệu quả, Dai-ichi Life Việt Nam luôn chú trọng thực hiện tốt trách nhiệm xã hội. Thông qua Quỹ Vì cuộc sống tươi đẹp, công ty đã tiên phong khởi xướng nhiều chương trình và sáng kiến hỗ trợ cộng đồng ý nghĩa với tổng số tiền đóng góp lên đến trên 76 tỉ đồng xuyên suốt 4 lĩnh vực: giáo dục, sức khỏe y tế, môi trường và từ thiện xã hội trong 18 năm qua.Trong năm 2024, Dai-ichi Life Việt Nam đã vinh dự nhận nhiều giải thưởng và danh hiệu uy tín trong nước và quốc tế nhằm ghi nhận những nỗ lực bền bỉ và đóng góp xuất sắc của Công ty cho nền kinh tế, xã hội và người dân Việt Nam, tiêu biểu như: "Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024" và "Thương hiệu truyền cảm hứng 2024; "Doanh nghiệp Tiêu biểu ASEAN 2024", "Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (2016-2024); "Top 500 Doanh nghiệp Lợi nhuận tốt nhất Việt Nam 2024"; "Top 500 Doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam 2024" Top 3 trong "Top 10 Công ty Bảo hiểm Nhân thọ uy tín năm 2024"; "Top 10 Nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam 2024"; "Top 50 Doanh nghiệp Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2024; "Doanh nghiệp phát triển bền vững 2024"; "Doanh nghiệp Vì Cộng đồng - Saigon Times CSR" (2019 - 2024); Bằng khen của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về những thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em năm 2024.
Thứ 2, nguồn cung cà phê của Việt Nam cũng đang cạn và có khả năng sẽ hết sạch hàng vào thời điểm tháng 7, như đã từng diễn ra năm 2023. Đáng lo hơn là tại Tây nguyên hiện nay bị ảnh hưởng nặng bởi tình trạng nắng nóng, khô hạn và thiếu nước tưới khiến năng suất và sản lượng cà phê niên vụ tới bị sụt giảm. Bên cạnh đó, thời tiết bất lợi cũng đang ảnh hưởng đến những nguồn cung cà phê khác trên thế giới.
Lầu Năm Góc 'tê liệt' chỉ vì một thượng nghị sĩ
Chiều 4.3, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Ban Chỉ đạo), chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, kể từ phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo đến nay, nhiều nội dung công việc liên quan tới Nghị quyết 57 đã được bắt tay vào triển khai thực hiện. Ban Chỉ đạo được kiện toàn, hoàn thiện quy chế hoạt động, tổ giúp việc, hội đồng tư vấn…Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết 193 với nhiều nhóm cơ chế, chính sách để bước đầu thể chế hóa Nghị quyết 57 vào thực tiễn. Việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng bước đầu có những chuyển biến tích cực…Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải gắn kết triển khai Nghị quyết 57 với tiếp tục triển khai Nghị quyết 18 để tái cấu trúc hệ thống quản lý từ T.Ư đến cơ sở, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đảm bảo đồng bộ hoạt động các cấp chính quyền.Tổng Bí thư cũng đề nghị các cơ quan Chính phủ đánh giá xem việc tinh gọn vừa qua "tính ra tiết kiệm được bao nhiêu tiền", để đầu tư vào các nhiệm vụ, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực khoa học, công nghệ.Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, thể chế chính sách, đảm bảo nguồn lực, nhân lực triển khai thực hiện Nghị quyết 57. Nhiệm vụ này phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo yêu cầu của Tổng Bí thư, phải tập trung xây dựng hoàn thiện hạ tầng nền tảng số, đặc biệt là trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; phát triển các khu công nghệ cao, công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ bán dẫn.Cùng với đó, phải mạnh dạn lựa chọn, đưa sản phẩm vào thực tiễn, nhất là các sản phẩm do các doanh nghiệp phát triển, triển khai thí điểm vừa làm vừa hoàn thiện, đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng.Nói về các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư yêu cầu, Đảng ủy Quốc hội và Đảng ủy Chính phủ cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5).Tổng Bí thư cũng yêu cầu điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, và tiếp tục nâng lên thành 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Cùng đó, phải tập trung chuyển đổi hàm lượng tỷ lệ khoa học, công nghệ trong sản phẩm, hàng hóa để tăng tính cạnh tranh.Một nhiệm vụ quan trọng, theo Tổng Bí thư, phải cập nhật khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, chính quyền số và điều chỉnh các hệ thống theo hướng phù hợp với mô hình chính quyền 3 cấp: T.Ư, tỉnh, xã. Trong đó, phải số hóa các dữ liệu phục vụ cho bàn giao, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để thực hiện được ngay sau khi kết thúc mô hình cấp huyện, hoàn thành trong quý 2/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược; lập quỹ đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo Tổng Bí thư, cần phát triển hạ tầng công nghệ dữ liệu và ứng dụng, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo phục vụ phủ sóng mạng di động băng thông rộng 5G toàn quốc, đẩy mạnh triển khai internet vệ tinh; sớm đưa trung tâm dữ liệu quốc gia vào vận hành.Đồng thời, phát triển trí tuệ nhân tạo, xác định đây là công nghệ mũi nhọn đột phá, có kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng triển khai ngay vào những lĩnh vực hành chính công.Tổng Bí thư cũng yêu cầu hoàn thành các tiện ích trên ứng dụng VNeID; mở cổng xuất nhập cảnh tự động. Triển khai thu phí không dừng tại bến xe, bãi đỗ trong đô thị, thúc đẩy văn minh giao thông. Đẩy mạnh số hóa, tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các dịch vụ công liên quan tới đất đai, doanh nghiệp.Tổng Bí thư cũng nêu, cần khẩn trương xây dựng và ban hành danh mục công nghệ chiến lược của Việt Nam; có chương trình quốc gia phát triển công nghệ công nghiệp chiến lược. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ hướng đi của các nước trên thế giới về công nghệ chiến lược; rà soát, nghiên cứu, quản lý về đất hiếm của Việt Nam.