Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao: Cách học môn vật lý
Điểm đáng chú ý trong tài liệu năm nay là GELEX Electric trình Đại hội đồng cổ đông kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2024 với mức chia cổ tức bằng tiền là 30% (trong đó Công ty đã tạm ứng 10%). Đồng thời, GELEX Electric cũng trình cổ đông phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỉ lệ 20%.Theo đó, doanh nghiệp dự kiến phát hành thêm 61 triệu cổ phiếu, tỷ lệ thực hiện quyền 5:1 (tương ứng tỷ lệ phát hành 20%). Đợt phát hành dự kiến vào quý 2-3 năm 2025.Bên cạnh đó, năm 2025, Công ty cũng trình Đại hội mức cổ tức kế hoạch bằng tiền là 30%.Năm 2025, dựa trên dự báo tăng trưởng của nền kinh tế và chiến lược hành động giai đoạn 2025 - 2030, Công ty đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất 22.282 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.686 tỷ đồng, lần lượt tăng 5,5% và - 21,6%.Doanh nghiệp đặt mục tiêu lợi nhuận năm nay thấp hơn năm ngoái do 2025 dự kiến không còn phát sinh khoản lãi lớn từ chuyển nhượng khoản đầu tư vào công ty con như năm 2024. Trong khi đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên thuộc GELEX Electric vẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng tốt và dành nguồn lực để nghiên cứu & phát triển sản phẩm mới với hàm lượng công nghệ cao.Để đạt được mục tiêu của năm 2025, HĐQT GELEX Electric đưa ra các định hướng, giải pháp cụ thể, trong đó tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty và nhóm các CTTV hướng tới phát triển hiệu quả và bền vững, là "bản lề" cho giai đoạn 2025 - 2030.Cụ thể, HĐQT GELEX Electric định hướng các đơn vị tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển các thương hiệu uy tín đã có. Cùng với đó, bên cạnh sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống sẽ kết hợp với tăng cường nghiên cứu & phát triển, kinh doanh các sản phẩm mới với hàm lượng công nghệ cao, giữ vững thị phần các thị trường quen thuộc và tìm kiếm và phát triển các vùng thị trường mới.Đặc biệt, doanh nghiệp này còn khuyến khích các đơn vị dành ngân sách đến tối đa 2% doanh thu cho hoạt động R&D, đồng thời thực hiện chiến lược chuyển đổi số trong hệ thống.Bên cạnh đó, đơn vị thành viên sẽ tiếp tục phát triển hoạt động kinh doanh điện trong các khu công nghiệp.Năm 2025, GELEX Electric tập trung triển khai các nhóm giải pháp chính gồm: Đầu tư và phát triển; Xúc tiến kinh doanh; Quản trị và tái cấu trúc CTTV; Nâng cao năng lực quản trị và Quy hoạch và luân chuyển nhân sự.Ngoài ra, do nhiệm kỳ của các thành viên HĐQT và các thành viên Ban kiểm soát đương nhiệm sẽ kết thúc vào năm 2025 nên đại hội sắp tới cũng sẽ tiến hành bầu 05 thành viên HĐQT (trong đó có 01 thành viên độc lập HĐQT) và 03 thành viên Ban kiểm soát cho nhiệm kỳ mới 2025 - 2030 trên cơ sở danh sách ứng viên được ứng cử, đề cử hợp lệ theo quy định.Cũng theo tài liệu đại hội, năm 2024, với những định hướng đúng đắn, nguồn lực tích lũy tốt, cùng các chiến lược và mục tiêu rõ ràng, GELEX Electric đã hoàn thành vượt mức mục tiêu doanh thu và lợi nhuận ĐHĐCĐ đã đặt ra.Doanh thu thuần hợp nhất của công ty đạt 21.130 tỉ đồng tăng trưởng 27,2% so với mức thực hiện năm 2023 và đạt 115% so với kế hoạch đã đề ra. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2024 đạt 2.152,9 tỉ đồng, tăng 112,6%, đạt 185,9% kế hoạch.Như đã công bố trước đó, ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 của GELEX Electric sẽ họp bằng hình thức trực tuyến và bỏ phiếu điện tử vào ngày 25.3.2025.Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ
Ấn bản tiếng Việt dày 142 trang do dịch giả Thiên Nga chuyển ngữ. Đây là một tác phẩm xuất sắc về ranh giới giữa sự sống và cái chết, về sự mất phương hướng và khao khát. Tác phẩm là câu chuyện về một người đàn ông đi lạc trong rừng, được kể ở ngôi thứ nhất. Trong một ngày cuối thu, anh lái xe đến vùng nông thôn, bị mắc kẹt ở cuối con đường dẫn vào rừng, trong khi trời tối dần và có tuyết rơi. Rồi anh nhìn thấy ai đó giống ba mẹ của mình, và ánh sáng trắng...
Ấn tượng với phòng máy lấy cảm hứng từ truyện tranh Nhật Bản
Đội tuyển Việt Nam đã trải qua hơn 90 phút trên sân Rajamangala với rất nhiều áp lực, đặc biệt đến từ hàng chục ngàn CĐV của đội chủ nhà. Tuy nhiên, bằng lợi thế đã tạo ra ở trận chung kết lượt đi, bằng chiến thuật hợp lý của HLV Kim Sang-sik và bằng bản lĩnh của các cầu thủ và niềm tin của người hâm mộ ở quê nhà, đội tuyển Việt Nam đã giành chiến thắng chung cuộc qua 2 lượt trận với tổng tỷ số 5-3 qua đó lần thứ 3 nâng cao chiếc cúp vô địch AFF Cup.Xuân Son chấn thương nghiêm trọng, Việt Nam dẫn trước rồi lại bị dẫn ngược 2-1 nhưng cuối cùng bằng bản lĩnh và tinh thần không bỏ cuộc, các chiến binh sao vàng vẫn đưa thành công cúp vô địch thứ ba về cho đất nước. Hành trình ở AFF Cup năm nay của đội tuyển Việt Nam là sự kết hợp giữa những gương mặt cũ đã từng lên ngôi ở giải đấ này năm 2018 cùng những gương mặt trẻ mới toanh, trong đó đặc biệt là Nguyễn Xuân Son - tiền đạo nhập tịch khiến cả Đông Nam Á phát "sốt". Dù chỉ tham gia từ giai đoạn sau của giải, Xuân Son ghi bàn tằng tằng và xuất sắc giật luôn danh hiệu "Vua phá lưới" của giải. Như cựu danh thủ Nguyễn Hồng Sơn đã nhận định với Báo Thanh Niên, Xuân Son không chỉ có khả năng ghi bàn mà còn có khả năng thu hút "vệ tinh", tạo động lực để đồng đội cùng thi đấu hết sức mình. Hành trình này khép lại với Xuân Son không thực sự hoàn hảo khi anh dính chấn thương nặng, đó có lẽ là điều đáng tiếc nhất.Xuân Son tỏa sáng rực rỡ nhưng cũng không thể không nhắc đến những cá nhân khác, từ thủ thành Nguyễn Filip, Đình Triệu đến hàng phòng ngự như Duy Mạnh, Bùi Hoàng Việt Anh, Văn Thanh, Tiến Dũng, Thành Chung, Thanh Bình, Tiến Anh, Tấn Tài, Văn Vĩ đến hàng tiền vệ như Hoàng Đức, Văn Khang, Hai Long, Quang Hải, Thành Long, Ngọc Tân, Ngọc Quang, Văn Toàn, hay hàng công như Vĩ Hào, Tuấn Hải, Tiến Linh, Thanh Bình,... đặc biệt là HLV Kim Sang-sik cùng các thành viên ban huấn luyện đã cùng tạo ra một đội tuyển gắn kết, ăn ý và giàu sức chiến đấu. Cũng không thể không nhắc đến hàng triệu người hâm mộ bóng đá Việt Nam đã luôn dõi theo, cổ vũ và đặt niềm tin tuyệt đối vào đội tuyển. Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, ngày 7.1, khu vực Tây Bắc bộ đang chịu ảnh hưởng bởi không khí lạnh, trời nhiều mây, có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ, trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ 12 - 15 độ C, có nơi dưới 11 độ C; nhiệt độ cao nhất từ 20 - 23 độ C, có nơi trên 23 độ C.Đông Bắc bộ nhiều mây, có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng, trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ 13 - 16 độ C, vùng núi có nơi dưới 11 độ C; nhiệt độ cao nhất từ 20 - 23 độ C, có nơi trên 23 độ C.Theo cơ quan khí tượng, từ ngày 8.1, miền Bắc sẽ đón đợt không khí lạnh khiến trời có mưa vài nơi; riêng vùng núi và trung du đêm 8 - 9.1 có mưa rải rác, trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại. Khu vực Bắc và Trung Trung bộ từ khoảng 9 - 12.1 có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có giông, đêm và sáng trời rét; từ ngày 10 - 12.1 trời rét.Trong đợt không khí lạnh này, nhiệt độ thấp nhất tại Hà Nội và một số tỉnh đồng bằng Bắc bộ khoảng 14 - 16 độ C, các tỉnh miền núi phía bắc khoảng 12 - 13 độ C.Đến khoảng ngày 12.1, không khí lạnh được tăng cường mạnh hơn khiến nhiệt độ giảm sâu. Nhiệt độ thấp nhất tại Hà Nội khoảng 11 độ C, miền núi khoảng 9 - 11 độ C.Hiện nay, ở vùng biển phía đông của khu vực bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6. Phía đông khu vực bắc Biển Đông và phía tây khu vực nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía tây quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7 - cấp 8, sóng biển cao 2 - 4 m.Vùng biển giữa Biển Đông và vùng biển từ Bình Định đến Bà Rịa - Vũng Tàu có gió cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7 - 8. Biển động, sóng cao 2 - 3,5 m.Cảnh báo, ngày và đêm 8.1, vùng biển phía bắc khu vực bắc Biển Đông, vùng biển phía tây nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía tây quần đảo Trường Sa) và vùng biển từ Khánh Hòa đến Bình Thuận có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7 - cấp 8, biển động, sóng cao 2 - 4 m.Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển cấp 2. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên các khu vực trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của lốc xoáy, gió mạnh và sóng lớn.
Phong cách trang điểm tone nâu cam ngọt ngào lên ngôi khi mùa thu về
Ngày 24.1, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết TP.Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD-ĐT và Sở Tài chính Hà Nội về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73 của Chính phủ.Theo đó, các thầy giáo, cô giáo đang công tác tại các trường thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục trên địa bàn thành phố sẽ được bảo đảm quyền lợi theo quy định tại Nghị định số 73. Dự kiến, các thầy giáo, cô giáo sẽ được nhận thưởng sau khi HĐND thành phố họp và thông qua nghị quyết.Nghị định số 73 quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, từ ngày 1.7.2024, cán bộ, công chức, viên chức được hưởng chế độ tiền thưởng căn cứ vào thành tích công tác và kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm. Quỹ tiền thưởng hằng năm tại quy định này nằm ngoài quỹ khen thưởng theo quy định của luật Thi đua, khen thưởng và được xác định bằng 10% tổng quỹ tiền lương cơ bản. Đây là lần đầu tiên, cán bộ, công chức, viên chức có khoản này.Tuy nhiên, đầu tháng 1 vừa qua hơn 500 giáo viên Hà Nội đã viết "tâm thư" kiến nghị lãnh đạo thành phố xem xét vì hàng nghìn giáo viên trường công lập nhưng không được nhận khoản tiền thưởng theo Nghị định 73.Bất cập này xuất phát từ việc ngày 10.12.2024, HĐND TP.Hà Nội thông qua Nghị quyết 46/2024/NQ-HĐND quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên thuộc TP.Hà Nội quản lý.Với nghị quyết này, rất nhiều giáo viên trên địa bàn Hà Nội, do thành phố quản lý, sẽ không thuộc đối tượng thụ hưởng. Lý do là các đơn vị sự nghiệp giáo dục đang thực hiện thí điểm đặt hàng dịch vụ giáo dục từ năm học 2023 - 2024 bị phân loại thành đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên.Thông thường, đơn vị tự chủ có nguồn thu để đảm bảo hoạt động, không dùng ngân sách nhà nước, tùy theo mức độ. Tuy nhiên, các trường được xếp vào diện "tự chủ chi thường xuyên" ở Hà Nội vì trong giai đoạn thí điểm nên vẫn được nhà nước đảm bảo kinh phí.Nhằm bảo đảm quyền lợi giáo viên, Sở GD-ĐT Hà Nội và Sở Tài chính đã có văn bản báo cáo, đề xuất cơ quan có thẩm quyền có phương án hỗ trợ các cơ sở giáo dục thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục.Sau đó, ngày 10.1, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội đã ký Tờ trình số 82/TTr-SGDĐT, gửi UBND TP.Hà Nội đề nghị xây dựng Nghị quyết về việc cập nhật chi phí thực hiện chế độ tiền thưởng theo quy định tại Nghị định số 73 của Chính phủ và chi phí chi thu nhập tăng thêm theo quy định tại Nghị quyết số 46 của HĐND thành phố theo trình tự, thủ tục rút gọn.Năm học 2024 - 2025, Hà Nội có 119 cơ sở giáo dục trực thuộc Sở GD-ĐT Hà Nội và 250 cơ sở trực thuộc quận, huyện đang thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục với hàng nghìn giáo viên, nhân viên.