Du lịch ĐBSCL vẫn khó khi sản phẩm, cách làm giống nhau
Thái Lan đã có tới 7 lần vô địch AFF Cup, là đội bóng giàu thành tích nhất giải vô địch Đông Nam Á. Dù vậy, vẫn có những thông số chống lại đội tuyển Thái Lan trước trận chung kết lượt về AFF Cup năm nay..Không tính kỳ giải đang diễn ra, kể từ khi AFF Cup có vòng đấu loại trực tiếp (bán kết, chung kết) chuyển sang thi đấu với thể thức loại trực tiếp sau 2 lượt trận, sân nhà – sân đối phương, Thái Lan từng 4 lần bị dẫn trước sau trận chung kết lượt đi. Đội bóng xứ sở chùa vàng chỉ mới có 1 lần lội ngược dòng thành công. 3 lần còn lại, họ thua chung cuộc.Lần duy nhất mà Thái Lan thành công khi bị dẫn trước sau trận chung kết lượt đi là năm 2016 trước Indonesia. Năm đó, Thái Lan thua đội bóng xứ sở vạn đảo 1-2 trên sân Pakansari tại Bogor (Indonesia) ở lượt đi. Đến trận lượt về trên sân nhà ở sân Rajamangala tại Bangkok, Thái Lan thắng lại 2-0, chung cuộc Thái Lan thắng 3-2 sau 2 lượt trận. Tuy nhiên, đấy là Thái Lan giành chiến thắng trước Indonesia, đội bóng chuyên… thua trong các trận chung kết AFF Cup. Những lần còn lại, trước các đối thủ khác, khi đã bị dẫn trước sau trận chung kết lượt đi, Thái Lan luôn thua chung cuộc. Lần đầu tiên là tại AFF Cup 2007, Thái Lan thua Singapore 1-2 trên sân vận động quốc gia Singapore ở chung kết lượt đi. Đến trận chung kết lượt về, đội này chỉ hòa 1-1 với Singapore trên sân Suphachalasai (Bangkok). Chung cuộc, Thái Lan thua 2-3.Lần thứ nhì vào năm 2008, Thái Lan thua đội tuyển Việt Nam 1-2 ở trận chung kết lượt đi trên sân Rajamangala. Đến trận lượt về, 2 đội hòa nhau 1-1 ở sân Mỹ Đình. Chung cuộc, Thái Lan thua 2-3.Lần thứ ba là tại AFF Cup 2012, Thái Lan thua Singapore 1-3 trong trận chung kết lượt đi trên sân Jalan Besar tại Singapore. Đến trận chung kết lượt về ở sân Suphachalasai, Thái Lan chỉ thắng lại Singapore 1-0. Chung cuộc, Thái Lan thua 2-3.Điều đó có nghĩa là trong 3 lần thua ở chung kết sau khi bị dẫn trước ở trận lượt đi, Thái Lan đều thua chung cuộc 2-3. Đồng thời, việc được thi đấu trận lượt về trên sân nhà chưa hẳn là lợi thế của đội tuyển Thái Lan, vì họ đã 2 lần thua chung cuộc sau khi bị dẫn ở trận lượt đi trên sân đối phương, dù được chơi trận lượt về trên sân nhà.Những thông số khác, nhìn từ lịch sử, như đã đề cập trước đó, cũng chống lại Thái Lan. rằng Đội này chưa bao giờ vô địch AFF Cup 3 lần liên tiếp. Đội bóng xứ sở chùa vàng đã vô địch các kỳ giải gần nhất 2020 và 2022. Chiếu theo lịch sử, họ khó mà vô địch ở giải năm nay. Ngược lại, đội tuyển Việt Nam chưa bao giờ thua ở 2 trận chung kết AFF Cup liên tiếp. Chúng ta vừa thua ở trận chung kết AFF Cup 2022, nên chiếu theo lịch sử, năm nay đội tuyển Việt Nam sẽ chiến thắng và giành ngôi vô địch.Ngoài ra, đội tuyển Việt Nam chưa bao giờ thua chung cuộc sau khi đã dẫn trước đối thủ sau trận chung kết lượt đi. Năm nay, chúng ta lại có chiến thắng trong trận lượt đi, nên nhìn từ lịch sử, đội bóng của HLV Kim Sang-sik khó mà để tuột ngôi vô địch AFF Cup khỏi tầm tay.'Con trai là người tình kiếp trước của mẹ’ từ bi kịch trong thần thoại Hy Lạp
Thông tin tại hội nghị tổng kết năm 2024 sáng 6.1, ông Hoàng Gia Khánh, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, cho biết, năm 2024 ngành đường sắt gặp nhiều khó khăn do sự cố sạt lở tại hầm Chí Thạnh, hầm Bãi Gió; ảnh hưởng của bão Yagi, Trà Mi và mưa lũ.Dù vậy, kết quả sản xuất kinh doanh tiếp tục duy trì tăng trưởng và vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao. Sản lượng hành khách đi tàu đạt trên 7 triệu lượt, tăng 14% kế hoạch; vận chuyển hàng hóa đạt trên 5 triệu tấn, vượt hơn 7% kế hoạch và hơn 11% so với cùng kỳ.Doanh thu hợp nhất của VNR ước đạt gần 9.700 tỉ đồng, tăng gần 8% so với kế hoạch và 7,9% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế toàn tổng công ty ước đạt trên 220 tỉ đồng; trong đó lợi nhuận công ty mẹ ước đạt 6 tỉ đồng. Thu nhập bình quân người lao động ước đạt gần 13 triệu đồng/người/tháng, tăng 11,5% so với cùng kỳ.Về phương án cơ cấu, VNR đã hợp nhất Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội và Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn, hoàn thành trước thời hạn phương án tái cơ cấu. Đồng thời, hoàn thành việc sáp nhập 3 ban quản lý dự án, thu gọn từ 5 thành 3 chi nhánh xí nghiệp đầu máy theo Nghị quyết 18.Ông Khánh cho hay, thời gian tới VNR sẽ tiếp tục thực hiện thoái vốn tại 13 công ty cổ phần và thành lập Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và phát triển đường sắt.Đường sắt đã tăng cường, mở rộng hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước, cung cấp thêm nhiều dịch vụ và chương trình khuyến mại cho khách đi tàu. Đồng thời, kết nối di sản bản địa, kết nối dịch vụ - giao thông, hướng tới "1 tấm vé cho cả hành trình".Dự kiến trong năm 2025, VNR sẽ nâng cấp cải tạo một số ga, tổ chức các kho ngoại quan ICD, logistics. Xúc tiến làm việc với nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước để hiện thực hóa mục tiêu đưa cửa khẩu vào sâu trong nội địa, vận chuyển hàng hóa, nông sản địa phương tới thị trường quốc tế như Trung Quốc, Nga, châu Âu.Phát biểu chỉ đạo, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy yêu cầu Tổng công ty Đường sắt phải có đề án cụ thể nhằm đáp ứng được tỷ lệ nội địa hóa, nhất là về phương tiện đầu máy, toa xe. Theo đó, cần nghiên cứu tổ chức mô hình, bộ máy để đáp ứng nhiệm vụ mới về quản lý, vận hành, bảo trì đường sắt tốc độ cao và các tuyến đường sắt đầu tư mới theo quy hoạch.
Điểm danh các dịch vụ làm đẹp chuyên sâu 'hút khách' mùa lễ hội cuối năm
Làm khách trên sân Vinh của SLNA, CLB Công an Hà Nội (CAHN) đặt mục tiêu giành trọn 3 điểm để chen chân vào tốp 4. Đội bóng ngành công an cũng được dự đoán sẽ không gặp nhiều khó khăn khi sở hữu dàn cầu thủ chất lượng và phong độ tốt hơn hẳn SLNA.Tuy nhiên, trong hiệp 1, đội bóng của HLV Polking gặp nhiều khó khăn ở mặt trận tấn công. Phải nhờ đến sai lầm của thủ thành Văn Việt phía SLNA ở phút 39, CLB CAHN mới tìm được bàn mở tỷ số. Lợi thế dẫn bàn của đội khách cũng không duy trì được lâu khi đến phút 45, ngoại binh Kuku của SLNA đánh đầu chính xác, đưa trận đấu về vạch xuất phát. Đến hiệp 2, CLB CAHN đẩy cao sức ép nhằm tìm thêm bàn thắng. Dù tạo ra rất nhiều cơ hội nhưng các chân sút của CLB CAHN lại kém duyên, không thể xuyên thủng lưới của SLNA và chấp nhận trận hòa 1-1.Bị cầm chân 1-1 trên sân Vinh, CLB CAHN bỏ lỡ cơ hội chen chân vào tốp 4. Đội bóng của HLV Polking có 21 điểm, tiếp tục đứng vị trí thứ 6. Đồng thời, khoảng cách giữa họ và đội đầu bảng Nam Định giờ đây đã được nới rộng lên thành 9 điểm. Phía đối diện, CLB SLNA có 13 điểm, đứng vị trí thứ 13.Trận thắng quan trọng trên sân Bình Định giúp CLB Bình Dương có 24 điểm sau 15 trận, vươn lên đứng thứ 4 trên bảng xếp hạng. Ở chiều ngược lại, CLB Bình Định có 13 điểm, đứng vị trí thứ 12. CLB Bình Định hiện đã bị đội xếp sau là CLB SLNA cân bằng về điểm số và chỉ có thể xếp trên nhờ có hiệu số tốt hơn. Cuộc chiến nhóm cuối, tránh rớt hạng đang rất căng thẳng.FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Thực trạng trên được bà Lữ Mộng Thùy Linh, Phó trưởng phòng Nghiệp vụ y, Điều dưỡng trưởng Sở Y tế TP.HCM báo cáo tại hội nghị triển khai hoạt động trọng tâm của ngành y tế TP.HCM năm 2025, diễn ra ngày 30.12.Nói về thực trạng thiếu điều dưỡng hiện nay, bà Thùy Linh cho biết, trên thế giới hiện có 28 triệu điều dưỡng, thiếu 10 triệu điều dưỡng so với nhu cầu. Các quốc gia phát triển như Nhật, Mỹ, châu Âu điều dưỡng thiếu hụt nghiêm trọng, do vậy họ đã thay đổi luật Cư trú để tuyển dụng điều dưỡng ở nước ngoài. Theo Hiệp hội điều dưỡng quốc tế, sau đại dịch Covid-19 thì có hơn 20% điều dưỡng nghỉ việc, dẫn đến sự thiếu hụt điều dưỡng ngày càng nghiêm trọng.Nước có tỷ lệ điều dưỡng cao nhất là Phần Lan với 500 điều dưỡng/vạn dân, cao gấp 14 lần so với TP.HCM (TP.HCM đứng thứ 100 với 37,15 điều dưỡng/vạn dân). Còn Việt Nam, đứng 174 với 16,5 điều dưỡng/vạn dân.Theo đề án quy hoạch của Chính phủ, đến 2025, Việt Nam phải có 25 điều dưỡng/vạn dân, đến 2030 thì tỷ lệ này là 33 điều dưỡng và 2050 là 90 điều dưỡng. Riêng TP.HCM phấn đấu đến 2025 là 38 điều dưỡng, đến 2030 là 39 điều dưỡng. Như vậy, đến năm 2025, TP.HCM cần bổ sung thêm 8.000 điều dưỡng, đến năm 2030 bổ sung hơn 17.000 điều dưỡng.Trong khi đó, TP.HCM có 6 trường đào tạo điều dưỡng, mỗi năm có 1.800 điều dưỡng làm việc cho TP.HCM và các tỉnh. Như vậy sau 6 năm (tức 2030) thì đào tạo khoảng 11.000 điều dưỡng. Ngoài ra, mỗi năm có khoảng 300 điều dưỡng nghỉ việc, nghỉ hưu. Như vậy, sau 6 năm TP.HCM cũng chỉ bổ sung được khoảng 50% điều dưỡng theo nhu cầu.Mặt khác, tại TP.HCM, hiện có 0,74 điều dưỡng/giường bệnh (các nước phát triển thì tỷ lệ này là từ 1,5 – 2,2). Như vậy, một điều dưỡng ở TP.HCM phải chăm sóc rất nhiều bệnh nhân. Nhưng lương điều dưỡng là vấn đề quan tâm.Sở Y tế TP.HCM có một khảo sát nhanh đối với điều dưỡng mới công tác tại các bệnh viện và trung tâm y tế. Kết quả cho thấy, đa số các điều dưỡng mới tuyển dụng vào bệnh viện có mức lương khởi điểm từ 5 - 10 triệu đồng, tỷ lệ 66,7%. Nhưng có khoảng 7,4% điều dưỡng mới vào làm mức lương dưới 5 triệu đồng. Còn tỷ lệ điều dưỡng có mức lương 10 - 15 triệu đồng chiếm gần 26%. Đa số mức lương không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của điều dưỡng dẫn đến việc thu hút điều dưỡng tại các bệnh viện rất khó khăn."Mức học phí mỗi năm tùy theo trường, thấp nhất là 42 triệu đồng, cao nhất là 87 triệu đồng. Như vậy, một sinh viên điều dưỡng sẽ phải tốn 5 - 10 triệu đồng/tháng và như vậy suốt 4 năm. Mức giá học phí này cũng bằng lương của đa số điều dưỡng mới vào làm tại bệnh viện", bà Thùy Linh thông tin.Theo bà, một điều dưỡng mới vào bệnh viện phải làm 4 năm mới có thể đủ chi phí bù lại học phí bỏ ra, nhưng với điều kiện không được chi tiêu gì cả. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc chiêu sinh điều dưỡng tại các trường trong những năm gần đây."Chúng ta có hơn 28.000 điều dưỡng, hộ sinh và kỹ thuật viên, trong đó hơn 90% đạt trình độ cao đẳng, đại học. Do đó sẽ phân cấp điều dưỡng để thực hiện công việc tại bệnh viện hiệu quả. Cùng với đó tạo môi trường làm việc tích cực, phân công công việc hợp lý để điều dưỡng có thể tái tạo sức lao động", bà Thùy Linh nhấn mạnh.Về lâu dài, theo bà, cần có chính sách để bổ sung, thu hút, tuyển dụng. Cần thí điểm mô hình trợ lý điều dưỡng, trợ thủ nha khoa để hỗ trợ điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh, giảm tải công việc cho điều dưỡng để họ có thể tập trung công việc chuyên sâu cho người bệnh. Bổ sung chính sách hỗ trợ một phần kinh phí cho sinh viên điều dưỡng."Hy vọng với những giải pháp này thì TP.HCM dần có thể cải thiện tình hình thiếu nhân lực điều dưỡng để nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh", bà Thùy Linh tin tưởng.Liên quan đến nhân lực điều dưỡng, tại hội nghị, Phó bí thư TP.HCM Nguyễn Phước Lộc cũng đặt vấn đề đào tạo hệ thống điều lưỡng, trợ lý điều dưỡng, trợ thủ nha khoa, hộ sinh và kỹ thuật viên. Ngoài ra còn có nhân viên phục hồi chức năng, nhân viên dinh dưỡng trong các bệnh viện.Ông cũng đặt vấn đề các trường đào tạo thuộc TP.HCM có đào tạo nguồn nhân lực này không? Nếu không đủ điều kiện và năng lực đào tạo thì Trường đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch phải thực hiện chức năng này để phục vụ cho phát triển TP.HCM. Đó chính là nội dung trọng tâm để đề xuất cơ chế chính sách; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân.Theo Phó bí thư Thành ủy TP.HCM, TP.HCM xây dựng hệ thống y tế hiện đại, tiên tiến, ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao; ưu tiên một số lĩnh vực và tiếp cận trình độ công nghệ thế giới. Hướng đến mục tiêu TP.HCM là Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN. Bảo đảm đủ về số lượng và nâng cao chất lượng nguồn lực y tế. Tăng cường năng lực y tế dự phòng, y tế cơ sở và y tế chuyên sâu – kỹ thuật cao. Chủ động ứng phó hiệu quả các loại dịch bệnh. Phối hợp tăng cường công tác bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân, quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm.
Xóa ngay 3 ứng dụng Android chứa mã độc nguy hiểm
Trước đó đầu tháng 1, đoàn công tác của Cục Hàng không Việt Nam đã làm việc trực tiếp với Tập đoàn Máy bay thương mại Trung Quốc (Comac) và Cục Hàng không dân dụng Trung Quốc tại Thượng Hải - Trung Quốc.Báo cáo cho hay, hệ thống quy chế an toàn (CAAC Regulations) của Trung Quốc được thiết lập các phần (Parts) tương tự như cách tổ chức các Parts của Cục Hàng không Liên Bang Mỹ (FAA). Cụ thể có 25 tiêu chuẩn thiết kế đủ điều kiện bay tàu bay vận tải hàng không...Tại Trung Quốc, máy bay ARJ21-700 (C909) đã nộp đơn xin cấp chứng nhận loại (TC) lần đầu từ tháng 1.2003 và cho đến tháng 12.2014 đã được Cục Hàng không dân dụng Trung Quốc cấp TC.Tính đến 5.1.2025, đã có 160 tàu bay C909 đã được cung cấp đến tổng cộng 12 hãng hàng không, với 11 hãng của Trung Quốc và 1 hãng của Indonesia. Chuyên chở hơn 19,16 triệu hành khách trên tổng cộng 633 đường bay tới 158 thành phố, 181 sân bay với giới bay tích lũy tổng là hơn 550.000 giờ bay và hơn 330.000 lượt cất hạ cánh.Qua dữ liệu báo cáo của Comac, không có tai nạn, sự cố nghiêm trọng xảy ra với tàu bay C909 kể từ khi tàu bay này đi vào hoạt động.Cục Hàng không Việt Nam đánh giá các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay của Trung Quốc chỉ có một số khác biệt nhỏ (minor) liên quan đến việc sử dụng tiếng Trung Quốc trong các nhãn mác trên tàu bay.Việc đề xuất công nhận tiêu chuẩn thiết kế, chế tạo của Trung Quốc là cơ sở cho việc tạo thuận lợi cho hoạt động hàng không dân dụng trong bối cảnh thiếu hụt máy bay, tạo một dư địa, động lực phát triển mới cho ngành hàng không Việt Nam, báo cáo nêu.Để đưa dòng máy bay mới này vào khai thác, Cục Hàng không đã báo cáo, kiến nghị Bộ Xây dựng sửa đổi một số điều của Nghị định số 92/2016 của Chính phủ và Thông tư số 01/2011, theo hướng công nhận các tiêu chuẩn chứng nhận đủ điều kiện bay của Trung Quốc làm cơ sở cho nhập khẩu tàu bay vào Việt Nam.Đối với máy bay thuê ướt (thuê cả tổ bay), Cục Hàng không sẽ thực hiện công nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay của từng máy bay cụ thể và thực hiện quy trình đánh giá thừa nhận hiệu lực Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay nước ngoài.Đối với máy bay thuê khô (chỉ thuê máy bay), cục sẽ thực hiện quy trình bổ sung loại tàu bay mới vào Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay và thực hiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay của từng máy bay.Máy bay C909 có tốc độ hành trình khoảng 825 km/giờ, trần bay tối đa 12.200 m. Nhiêu liệu theo tiêu chuẩn GB6537 (Jet A-1 thuộc loại này), dung tích thùng nhiên liệu khoảng 12.900 lít.Trang thiết bị chính lắp trên tàu bay gồm hai động cơ GE CF34-10A của General Electric (Mỹ), Landing gear của Liebherr Aerospace (Pháp), động cơ phụ (APU) của Hamilton Sunstrand (Mỹ), các thiết bị thuộc Flight control của Honeywell (Mỹ). Thiết bị thuộc hệ thống điện, điện tử (Avionic) của Rockwell Collins (Mỹ). Trong số 22 nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) quan trọng, có 3 nhà sản xuất của Trung Quốc (chiếm tỷ lệ 13,6%).