Thanh niên lái xe máy ngang ngược và cái kết khiến dân mạng ‘hả hê’
Bộ Tư pháp mới đây công bố báo cáo nghiên cứu của nhóm chuyên gia độc lập do bộ này tuyển chọn, về kinh nghiệm pháp luật quốc tế trong xử lý hình sự đối với tội phạm rửa tiền có nguồn gốc từ tham nhũng.Kết quả nghiên cứu cho thấy việc điều tra tội rửa tiền thời gian qua được đẩy mạnh. Các vụ án tăng lên cả về số lượng và chất lượng, có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án các cấp.Nhóm nghiên cứu dẫn chứng vụ án Vạn Thịnh Phát (giai đoạn 2) là điển hình, nổi cộm về hành vi rửa tiền. Bà Trương Mỹ Lan - chủ tịch tập đoàn này - cùng đồng phạm đã rửa tiền hơn 445.000 tỉ đồng, do đó bị kết án từ 2 - 12 năm tù.Theo nhóm nghiên cứu, quy định pháp luật của Việt Nam về cơ bản phù hợp và tương thích với chuẩn mực quốc tế trong phòng, chống tham nhũng và rửa tiền. Tuy vậy, một số vấn đề vẫn cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện để mang lại hiệu quả cao hơn.Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định 2 tội danh liên quan đến hành vi rửa tiền, gồm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (điều 323) và tội rửa tiền (điều 324).Nhóm nghiên cứu cho rằng, chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có về bản chất là một trong những quy trình nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản do phạm tội mà có. Đây có thể coi là một dạng thức của hành vi rửa tiền theo chuẩn mực quốc tế.Do đó, việc quy định hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là một tội danh độc lập với tội rửa tiền sẽ dẫn tới cách hiểu hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản có được từ việc phạm tội không phải là hành vi rửa tiền.Nhóm nghiên cứu kiến nghị hợp nhất 2 tội danh nêu trên thành một tội danh về rửa tiền để đảm bảo phản ánh đúng bản chất, tính chất của hành vi phạm tội cũng như sự thống nhất về chế tài xử lý.Vẫn theo nhóm nghiên cứu, ngày càng có nhiều người tham gia vào các hoạt động mua bán tiền, tài sản mã hóa (hay còn gọi là tiền ảo, tài sản ảo), nhưng đến nay Việt Nam chưa ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý, xử lý đối với lĩnh vực này.Những thiếu hụt pháp lý có ảnh hưởng nhất định đến công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động liên quan đến tiền ảo", tài sản ảo, bao gồm công tác phòng, chống lạm dụng tiền ảo, tài sản ảo để rửa tiền.Trước sự phức tạp của các hoạt động liên quan tiền ảo, tài sản ảo, lực lượng chức năng Việt Nam đã và đang vận dụng các quy định của pháp luật hiện hành và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên để thực hiện công tác phòng ngừa lạm dụng tiền, tài sản mã hóa thực hiện hoạt động rửa tiền.Dù vậy, để có cơ sở pháp lý chặt chẽ, nhóm nghiên cứu nhận định việc xây dựng một hành lang pháp lý về quản lý, kiểm soát các hoạt động liên quan đến tiền, tài sản mã hóa ở thời điểm hiện nay là hết sức quan trọng và cấp thiết.Đồng tình với kiến nghị trên, luật sư Nguyễn Thị Thúy, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, phân tích rằng, tiền ảo không được công nhận là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Việc đầu tư mua bán tiền ảo thì chưa có quy định nào điều chỉnh hoặc ngăn cấm. Điều này dẫn tới nhiều đối tượng đã thực hiện hành vi rửa tiền bằng cách giao dịch tiền ảo.Để khắc phục bất cập, luật sư Thúy đề xuất hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến quản lý các giao dịch tiền ảo tại Việt Nam, đồng thời đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tăng cường các biện pháp quản lý, giám sát đối với các giao dịch liên quan tới tiền ảo xuyên biên giới.Nhóm nghiên cứu của Bộ Tư pháp cho hay, các văn kiện quốc tế đều yêu cầu các quốc gia thành viên quy định trách nhiệm pháp lý đối với mọi pháp nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.Tại Việt Nam, bộ luật Hình sự đã quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân, nhưng chỉ đối với pháp nhân thương mại và khi pháp nhân đó thực hiện một trong 33 tội danh.Để tăng cường hiệu quả trong đấu tranh với tội phạm rửa tiền cũng như tương thích với luật pháp quốc tế, nhóm nghiên cứu kiến nghị nghiên cứu khả năng quy định trách nhiệm hình sự của mọi pháp nhân (cả thương mại và phi thương mại), đồng thời mở rộng phạm vi các tội danh mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự.Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM Nguyễn Văn Hậu cũng cho rằng, điều 324 bộ luật Hình sự (quy định về tội rửa tiền) còn có hạn chế, bởi lẽ chủ thể của tội danh này hướng tới là các cá nhân và pháp nhân thương mại, mà bỏ qua pháp nhân phi thương mại.Điều 76 bộ luật Dân sự quy định pháp nhân phi thương mại là tổ chức không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận, nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.Pháp nhân phi thương mại gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác...Chả cá Lã Vọng nức tiếng Hà thành
Chiều 25.2, UBND TP.Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết của HĐND TP.Hà Nội về thành lập các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính thuộc UBND thành phố và công bố các quyết định về công tác cán bộ.Theo đó, bộ máy hành chính mới của TP.Hà Nội gồm 15 sở và 1 cơ quan tương đương, giảm 6 sở so với trước khi sắp xếp bộ máy. Trong đó, có 8 sở ngành mới được thành lập trên cơ sở hợp nhất, sắp xếp lại các đơn vị cũ.Cụ thể, thành lập Sở Tài chính trên cơ sở hợp nhất Sở KH-ĐT với Sở Tài chính; thành lập Sở Nông nghiệp và Môi trường trên cơ sở hợp nhất Sở NN-PTNT với Sở TN-MT; thành lập Sở KH-CN trên cơ sở hợp nhất Sở TT-TT với Sở KH-CN. Thành lập Sở Nội vụ trên cơ sở hợp nhất Sở Nội vụ và Sở LĐ-TB-XH; thành lập Sở Xây dựng trên cơ sở hợp nhất Sở Xây dựng và Sở GTVT. Tổ chức lại Văn phòng UBND TP.Hà Nội trên cơ sở sáp nhập Sở Ngoại vụ vào Văn phòng UBND TP.Hà Nội.Thành lập Sở Dân tộc và Tôn giáo trên cơ sở Ban Dân tộc thành phố; thành lập Ban quản lý Khu công nghệ cao và Khu công nghiệp TP.Hà Nội trên cơ sở hợp nhất Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc và Ban quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội.Tại hội nghị, UBND TP.Hà Nội cũng công bố các quyết định về công tác cán bộ đối với lãnh đạo 8 sở, ngành mới thành lập này. Theo đó, Sở Tài chính do ông Nguyễn Xuân Lưu làm giám đốc. Sở Nông nghiệp và Môi trường do ông Nguyễn Xuân Đại làm giám đốc. Sở Khoa học và Công nghệ do ông Nguyễn Hồng Sơn làm giám đốc.Sở Nội vụ do ông Trần Đình Cảnh làm giám đốc. Sở Xây dựng do ông Nguyễn Phi Thường làm giám đốc. Văn phòng UBND TP.Hà Nội do ông Trương Việt Dũng làm chánh văn phòng.Sở Dân tộc và Tôn giáo do ông Nguyễn Nguyên Quân làm phó giám đốc phụ trách. Ông Vũ Xuân Hùng làm Trưởng ban Quản lý Khu công nghệ cao và Khu công nghiệp thành phố.Ngoài ra, UBND TP.Hà Nội cũng công bố quyết định bổ nhiệm ông Võ Nguyên Phong, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng, làm Giám đốc Sở Công thương; bổ nhiệm bà Bạch Liên Hương, nguyên Giám đốc Sở LĐ-TB-XH, làm Giám đốc Sở VH-TT.Trước đó, sáng 25.2, tại kỳ họp thứ 21, 100% đại biểu HĐND TP.Hà Nội đã tán thành thông qua nghị quyết, sau sắp xếp, Hà Nội sẽ có 15 sở, cơ quan tương đương (giảm 6 sở so với năm 2024). Nghị quyết có hiệu lực từ 1.3.Sau sắp xếp, các sở và cơ quan tương đương thuộc UBND TP.Hà Nội gồm: Nội vụ; Tư pháp; Tài chính; Công thương; Nông nghiệp và Môi trường; Xây dựng; KH-CN; VH-TT; GD-ĐT; Y tế; Thanh tra thành phố; Văn phòng UBND thành phố; Dân tộc và Tôn giáo; Du lịch; QH-KT.
Thùy Trang kể kỷ niệm được Tài Linh, Thanh Hằng giúp đỡ khi quay MV
Sau khi đoạn clip ghi lại khoảnh khắc cô gái mắc kẹt dưới cửa cuốn khi đang dắt xe máy ra khỏi nhà lan truyền trên mạng xã hội, nhiều bình luận cho rằng sự bất cẩn của cô gái đã khiến chính cô rơi vào tình huống nguy hiểm. Vậy vì sao điều khiển lúc này lại mất tác dụng?Chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Niên, ông Trần Minh Thông (51 tuổi, là chủ một xưởng sắt ở quận Bình Tân, TP.HCM) cho biết cửa cuốn thường có 2 loại, 1 loại đẩy tay và 1 loại chạy bằng motor. Trong clip cô gái bị kẹt dễ nhận thấy đây là loại cửa tự động, nâng hạ bằng remote (điều khiển)."Theo đoạn clip thì cửa cuốn này không có cảm ứng, có thể là do remote bị hư, hoặc cũng có thể là hết pin, làm chậm nhận sóng" - ông Thông cho biết.Trong video, cô gái đã rất bất lực khi cánh cửa vẫn cứ hạ xuống sát đất, cho đến khi cô luồng xuống bàn để chân của xe máy thì mới chật vật thoát khỏi cánh cửa. Nguyên nhân là vì trước đó vài giây, cô gái lùi xe ra trong lúc cửa đang hạ xuống. Đây cũng là thói quen chủ quan của nhiều người, để tiết kiệm thời gian và đảm bảo rời đi trong lúc cửa đã sập xuống hết. Tuy nhiên, những gì diễn ra trong video này là một lời cảnh tỉnh với ai có thói quen đó.Vào tháng 4.2023, Báo Thanh Niên đã đưa tin về một vụ tai nạn thương tâm cũng liên quan đến cửa cuốn ở tỉnh Quảng Ninh khiến 1 bé trai 11 tuổi tử vong.Qua điều tra, vụ việc xảy ra vào sáng 2.4.2023, bé trai bị cửa cuốn của gia đình đè lên người. Sau khi phát hiện sự việc, gia đình và hàng xóm đã đưa cháu bé đến bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh cấp cứu nhưng nạn nhân không qua khỏi.Cảnh báo về những trường hợp nguy hiểm như vừa nêu, ông Trần Minh Thông cho biết phải thường xuyên kiểm tra và thay pin cho remote cảm ứng cửa cuốn để tránh những sự cố, thậm chí là phải thật cẩn trọng để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc."Nên thay pin cho remote từ 4 đến 6 tháng một lần. Nếu như có gắn hệ thống cảm ứng rồi thì cũng phải đề phòng lúc sét đánh hoặc chuột cắn dây điện, sẽ làm hệ thống hư" - Ông Thông nói.Ông cũng khuyên không nên "tiết kiệm thời gian" như cô gái trong video, phải thoát ra khỏi cửa rồi mới bấm điều khiển. Tốt nhất là nên để cửa ở vị trí cao nhất lúc đi ngang qua cửa.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank - mã chứng khoán CTG) dự kiến trình ĐHĐCĐ thường niên 2025 phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 44,64% để tăng vốn, tương ứng sẽ phát hành gần 2,4 tỉ cổ phiếu. Nguồn chi trả cổ tức là từ lợi nhuận còn lại sau thuế, trích các quỹ và chia cổ tức tiền mặt giai đoạn năm 2009 - 2016. Sau đợt phát hành này, vốn điều lệ của VietinBank sẽ tăng từ 53.700 tỉ đồng lên 77.671 tỉ đồng. Trước đó, VietinBank cũng đã đề xuất các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương cho phép ngân hàng được giữ lại toàn bộ lợi nhuận hàng năm của giai đoạn 2024 - 2028 để tăng vốn, nâng cao năng lực tài chính, mở rộng dư địa tăng trưởng tín dụng. Điều này có nghĩa trong những năm tới các cổ đông của nhà băng này sẽ tiếp tục nhận cổ tức bằng cổ phiếu. Tỷ lệ trả cổ tức của VietinBank thuộc dạng "khủng" trong ngành ngân hàng, chỉ đứng sau Vietcombank vừa chốt danh sách cổ đông phát hành hơn 2,76 tỉ cổ phiếu trả cổ tức, tương đương tỷ lệ phát hành tới 49,5%.Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng cũng trình kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu cho nhà đầu tư. Chẳng hạn, Ngân hàng TMCP Nam Á (mã chứng khoán NAB) công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 dự kiến sẽ tổ chức vào ngày 28.3. Trong đó, ngân hàng dự thảo phương án tăng vốn điều lệ thêm hơn 4.200 tỉ đồng, nâng mức vốn điều lệ từ hơn 13.700 tỉ đồng lên mức hơn 18.000 tỉ đồng. Việc tăng vốn này được thực hiện thông qua phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu và phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). Bên cạnh đó, Nam Á dự định phát hành thêm hơn 343,1 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông, tương ứng tỷ lệ 25% từ nguồn vốn chủ sở hữu. Việc phát hành cổ phiếu ESOP sẽ được thực hiện sau khi ngân hàng đã hoàn thành chia cổ tức bằng cổ phiếu. Năm nay, ngân hàng dự trình ĐHĐCĐ thường niên 2025 với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế là 5.000 tỉ đồng, tăng 10% so với năm vừa qua.Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (mã chứng khoán VIB) cũng sẽ trình cổ đông việc chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 7% và phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 14%. Số cổ phiếu phát hành thêm hơn 417 triệu cổ phiếu. Cùng với đó, VIB cũng phát hành 7,8 triệu cổ phiếu thưởng cho nhân viên, tương ứng tỷ lệ 0,26%. Tổng cộng, sau khi hoàn thành hai cấu phần trên, vốn điều lệ của VIB sẽ tăng từ hơn 29.791 tỉ đồng lên hơn 34.040 tỉ đồng...
Chelsea chốt bản hợp đồng lớn đầu tiên thời hậu ông chủ tỉ phú Nga
Mùa mưa tại Bắc bộ xuất hiện tương đương trung bình nhiều năm vào thời điểm tháng 5. Khu vực Trung bộ có khả năng xuất hiện tương đương so với trung bình nhiều năm - vào khoảng cuối tháng 8 và nửa đầu tháng 9.