Bắt 2 tên 'cướp nhí' sau 24 giờ gây án
Giải thưởng thường niên của TVB diễn ra tối 19.1 với màn vinh danh những tác phẩm, diễn viên, đội ngũ sản xuất đứng sau các dự án phim nổi bật của nhà đài trong năm 2024. Sau đêm trao giải, kết quả các hạng mục quan trọng đang vấp phải nhiều ý trái chiều từ khán giả, nhất là chủ nhân của danh hiệu Thị đế, Thị hậu năm nay. Bên dưới bài đăng cập nhật kết quả của nhà đài, nhiều khán giả thả "phẫn nộ", bình luận không đồng tình trước kết quả.Ở đường đua Nam diễn viên chính xuất sắc nhất (Thị đế), Trương Chấn Lãng cũng khiến khán giả bất ngờ khi "vượt mặt" hai tên tuổi lớn như Lê Diệu Tường, Trần Hào, Trần Triển Bằng hay La Trọng Khiêm (La Tử Dật) được xướng tên lên nhận giải. Nghệ sĩ chiến thắng nhờ vai diễn trong phim Anh hùng phản hắc. Chia sẻ với truyền thông sau đêm trao giải, tài tử họ Trương cho biết mình quá bất ngờ sau khi nhận giải Nam diễn viên chính được yêu thích nhất tại Malaysia lại được xướng tên ở ngôi Thị đế. Anh hạnh phúc khi nhiều năm theo đuổi đam mê diễn xuất đã đạt được thành tựu đáng mơ ước.Tuy nhiên, kết quả này cũng lập tức gây ra những ý kiến chỉ trích, cho rằng Trương Chấn Lãng không thực sự thể hiện xuất sắc đến mức đạt Thị đế. Khán giả thi nhau nêu ý kiến: "Hai chữ Thị đế ngày càng mất giá. Tôi cũng thích Trương Chấn Lãng nhưng đoạt Thị đế thì chưa xứng tầm", "Thị đế như từ trên trời rơi xuống, mấy ứng viên lão làng thì bị loại", "Hai diễn viên thắng Thị đế, Thị hậu cũng được gọi là diễn tốt ở lứa diễn viên trẻ nhưng việc TVB gượng ép lăng xê họ quá đà vô tình làm mất thiện cảm của công chúng"…Trong khi đó, đường đua Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất (Thị hậu), Cung Gia Hân gây ngỡ ngàng khi vượt qua hai ứng viên "nặng ký" bậc nhất cuộc đua năm nay là Dương Di (Dương Thiến Nghiêu) và Lâm Hạ Vy cùng Trương Hy Văn, Diêu Tử Linh để giành chiến thắng. Diễn viên 36 tuổi được vinh danh nhờ màn thể hiện trong phim Xí nghiệp cường nhân.Trên HK01, Cung Gia Hân tiết lộ cô không nghĩ sẽ giành được giải thưởng. Người đẹp 8X bày tỏ mình hạnh phúc, hài lòng với kết quả đồng thời sẽ nỗ lực nhiều hơn nữa và chứng minh khả năng của bản thân qua các tác phẩm trong tương lai.Trước đó, Lâm Hạ Vy và Dương Di là ứng viên sáng giá của đường đua Thị hậu năm nay khi dẫn đầu tỷ lệ bình chọn nhờ màn thể hiện xuất sắc trong bộ phim ăn khách Hắc sắc nguyệt quang. Trong khi đó, màn thể hiện của Cung Gia Hân trong Xí nghiệp cường nhân được đánh giá chỉ ở mức độ tròn vai, nhiều ý kiến cho rằng diễn xuất của cô có phần lép vế so với 4 diễn viên còn lại trong hạng mục đề cử.Khán giả thi nhau bình luận: "Dương Thiến Nghiêu xứng đáng với giải Thị hậu nhất", "Tưởng Dương Thiến Nghiêu mới là người chiến thắng", "Khán giả tranh cãi Dương Di hay Lâm Hạ Vy chiến thắng cuối cùng ngỡ ngàng khi nghe tên Cung Gia Hân", "Trao giải Thị đế sốc lần 1, trao đến giải Thị hậu sốc lần 2", "Thị đế, Thị hậu gây thất vọng nhất lịch sử"… Bên cạnh đó, có ý kiến đùa rằng cặp Trương Chấn Lãng - Cung Gia Hân thắng giải Thị đế, Thị hậu như một sự "đền bù" của TVB khi năm ngoái, cả hai gây tiếng vang với bộ phim Ma nữ si tình nhưng không thắng lớn tại lễ trao giải.Ngoài những bàn luận về nghệ sĩ đoạt giải, nhiều người đặt câu hỏi về tính minh bạch của kết quả các hạng mục, cho rằng giải thưởng truyền hình được mong đợi bậc nhất xứ cảng thơm ngày càng sụt giảm uy tín. Không ít người đánh giá TVB ưu tiên o bế những diễn viên trẻ đang trực thuộc nhà đài thay vì tập trung đánh giá thực lực của từng ứng viên và trao cho người thực sự xứng đáng.Những ‘chiến binh thép’ của Lữ đoàn Đặc công 429
Mới đây, câu chuyện về cuộc đoàn tụ đầy đặc biệt của cô gái Pháp Azalée Benoit hay Nguyễn Thị Thu Mai và đại gia đình Việt Nam được đăng trên Báo Thanh Niên trong loạt phóng sự: "Đường trở về của Mai", đã nhận được sự quan tâm lớn của quý độc giả.Sau những ngày sống trong vòng tay yêu thương của đại gia đình ở TP.HCM, cuối cùng, cô gái Pháp và bạn trai cũng đã đến lúc nói lời tạm biệt. Họ đã có giây phút chia tay nhau đầy nước mắt ở sân bay Tân Sơn Nhất, khép lại hành trình về nhà đầy đặc biệt của Azalée.
Giải bóng rổ VBA 2023: Hanoi Buffaloes đánh bại Danang Dragons
Bộ Tài chính đang chủ trì xây dựng dự thảo thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.Cơ quan soạn thảo cho hay, tháng 8.2024, Thủ tướng Chính phủ có công văn về việc mở rộng thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID, trong đó giao các cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện quy định theo hướng giảm mức phí cấp phiếu lý lịch tư pháp để khuyến khích cá nhân, tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến.Theo quy định hiện hành, phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người; đối với sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ là 100.000 đồng/lần/người.Tại dự thảo thông tư, Bộ Tài chính đề xuất giảm mức thu phí đối với trường hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp trực tuyến và qua ứng dụng VNeID. Trong đó, mức phí với người bình thường là 170.000 đồng/lần/người (giảm 15%); với sinh viên, người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ là 80.000 đồng/lần/người (giảm 20%).Thời gian ưu đãi được cơ quan soạn thảo đề xuất là từ ngày thông tư có hiệu lực thi hành đến hết năm 2025.Dự thảo cũng quy định 5 trường hợp được miễn phí cấp phiếu lý lịch tư pháp, gồm: trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và người cư trú tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.Đáng chú ý, theo quy định hiện hành, Trung tâm Lý lịch tư pháp được để lại 85% tiền phí thu được, nộp ngân sách 15%. Trong đó, số tiền để lại cho Trung tâm Lý lịch tư pháp được xác định là 100% và phân bổ cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Đối với tổ chức thu phí là sở tư pháp thì trích chuyển 4% về Trung tâm Lý lịch tư pháp; nộp ngân sách 15%; còn lại 81% được xác định là 100%, trong đó trích chuyển cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Tại dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất bãi bỏ cơ chế dự toán chi đặc thù nêu trên, sửa đổi theo hướng tổ chức thu phí nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách. Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động cung cấp dịch vụ và thu phí do ngân sách bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách theo quy định của pháp luật.Theo phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ công bố mới đây, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp phiếu lý lịch tư pháp dự kiến sẽ chuyển từ Bộ Tư pháp sang Bộ Công an.
Dòng chảy cầu thủ Việt kiều đã dịch chuyển về VN trong một thập niên qua, và 2 năm gần đây, khi Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) và Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) "bật đèn xanh" để các đội tại V-League sử dụng cầu thủ Việt kiều, dòng chảy đó lại càng mạnh mẽ. V-League 2 mùa vừa qua luôn có từ 6 - 8 cầu thủ Việt kiều, trong đó có những cái tên đã và đang khẳng định giá trị như Nguyễn Filip, Patrik Lê Giang, Adou Minh hay Jason Quang Vinh… Các đội tuyển trẻ quốc gia cũng đang tích cực tìm cầu thủ Việt kiều. Từng chơi cho các đội tuyển trẻ Hà Lan, Thomas Mai Veeren (tên tiếng Việt là Mai Công Thành) không phải gương mặt mang hai dòng máu đầu tiên khoác áo đội trẻ VN, và chắc chắn cũng không phải cái tên cuối cùng. Ở đợt tập trung sắp tới của U.22 VN, có thể Viktor Lê (CLB Hà Tĩnh), Zan Nguyễn (CLB TP.HCM) hay Andrej Nguyễn An Khánh sẽ lọt vào "mắt xanh" HLV Kim Sang-sik.Các cầu thủ Việt kiều, đặc biệt là tài năng trẻ, giúp các cấp độ đội tuyển VN có thêm lựa chọn. Họ sở hữu thể hình lý tưởng với chiều cao tốt, tư duy chơi bóng hiện đại, cùng nếp sinh hoạt chuyên nghiệp và chuẩn mực. Trong giai đoạn toàn cầu hóa bóng đá, khi những đối thủ từ tầm Đông Nam Á đến đẳng cấp châu Á đều mở rộng cánh cửa với những tài năng nằm ngoài biên giới nước mình (sau đó nhập tịch), U.17 VN nói riêng và bóng đá VN nói chung không thể nằm ngoài xu thế.Tuyển mộ cầu thủ Việt kiều hay cầu thủ nước ngoài nhập tịch cũng được, miễn có định hướng rõ ràng, sử dụng hợp lý để tăng chất lượng đội tuyển. Việc này không làm mất đi chỗ đứng của cầu thủ nội, mà ngược lại, làm tăng sức cạnh tranh, buộc các cầu thủ phải cố gắng hết mình. Sự cởi mở về tư duy với cầu thủ mang dòng máu nước ngoài sẽ giúp bóng đá VN có lối đi mới.
GPT-4 có làm nên cuộc cách mạng mới trong lĩnh vực công nghệ?
Ông đồ Lương Triều Minh (34 tuổi), đường Trần Hưng Đạo, Q.5, TP.HCM, cho rằng việc xin chữ cho năm mới đã tồn tại từ lâu đời, nó trở thành nét văn hóa, truyền thống của người Việt. Đa phần những người đến đều mong muốn bản thân sẽ đạt được điều gì đó trong những câu, chữ đã xin. Đối tượng đến tiệm của Minh xin chữ lâu nay đều là những người lớn tuổi, đang làm ăn kinh doanh… Tuy nhiên, những năm gần đây, Triều Minh nhận thấy người trẻ cũng bắt đầu "để ý" và tìm đến anh để xin chữ ngày càng nhiều.