Giá heo hơi hôm nay 3.4.2024: Tăng nhẹ, người chăn nuôi lãi 5.000 - 6.000 đồng/kg
Hôm nay (27.1) là tròn 7 năm trận chung kết U.23 châu Á 2018. Trên đất Thường Châu lạnh giá, với màn tuyết trắng xóa phủ kín mặt sân, U.23 Việt Nam đã làm nên chiến tích phi thường khi chiến đấu sòng phẳng với U.23 Uzbekistan ở trận chung kết. Thầy trò HLV Park Hang-seo hòa đối thủ với tỷ số 1-1 cho đến tận phút cuối cùng của hiệp phụ thứ hai, trước khi thua bởi pha lập công quyết định của Sirodov bên phía đối thủ.Dù thua ở giây cuối cùng và lỡ hẹn với đỉnh vinh quang, nhưng U.23 Việt Nam đã có giải đấu xứng đáng đi vào lịch sử. Quang Hải cùng đồng đội vượt qua bảng đấu có sự hiện diện của các đội mạnh như U.23 Hàn Quốc, U.23 Úc và U.23 Syria. Ở tứ kết, U.23 Việt Nam tiếp tục đánh bại U.23 Iraq trên chấm luân lưu với tỷ số 5-4 (hòa 3-3 sau 120 phút). Còn tại bán kết, học trò HLV Park Hang-seo đã chơi một trong những trận hay nhất mà bóng đá Việt Nam từng chứng kiến khi hạ U.23 Qatar với tỷ số 4-3 cũng trên chấm luân lưu (hòa 2-2 sau 120 phút).Hành trình kỳ diệu của U.23 Việt Nam chỉ khép lại ở những giây cuối trong trận chung kết, trong cơn mưa tuyết lạnh giá ở Thường Châu. Khoảnh khắc Quang Hải sút phạt với quỹ đạo cầu vồng đưa bóng nằm gọn trong lưới U.23 Uzbekistan, thước phim Duy Mạnh cắm cờ trên đụm tuyết, hay hình ảnh toàn đội căng mình chống chọi đối thủ mạnh hơn nhiều đã thắp lại ngọn lửa niềm tin cho bóng đá Việt Nam, trở thành biểu tượng cho tinh thần thi đấu của một thế hệ kiên cường, không bao giờ từ bỏ."Mai này ai nhắc lại Thường Châu..." là dòng tựa đề mà trang chủ FIFA dành tặng cho U.23 Việt Nam. Sau 7 năm, giải đấu này vẫn nằm trong tâm trí người hâm mộ với ký ức không thể phai mờ. Đây cũng là giải đấu hiếm hoi đã đưa người hâm mộ ra đường ăn mừng, "đi bão" với màu cờ đỏ sao vàng rực sáng từng con phố. Sau giải U.23 châu Á 2018, bóng đá Việt Nam cũng thiết lập hàng loạt cột mốc đáng nhớ: đứng hạng tư ASIAD 2018, vô địch AFF Cup 2018, lọt vào tứ kết Asian Cup 2019 và vòng loại thứ ba World Cup 2022. Kỷ nguyên thành công rực rỡ của HLV Park Hang-seo mãi là vết son chói lọi trong lịch sử bóng đá Việt Nam.Sau 7 năm, người hâm mộ Việt Nam lại đổ ra đường ăn mừng chức vô địch AFF Cup 2024. Ở đó, những người hùng Thường Châu năm nào như Quang Hải, Duy Mạnh, Xuân Mạnh, Tiến Dũng... đều đã để lại dấu ấn đậm nét, giúp đội tuyển Việt Nam trở lại đỉnh cao Đông Nam Á.Hành trình 20 năm lột xác của Phú Quốc: Cơ chế đặc thù để Phú Quốc phát triển vượt trội
Ngày 15.1, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Trị cho biết một số địa phương đã đề xuất đổi hệ thống đèn giao thông sử dụng năng lượng điện mặt trời qua điện lưới để tín hiệu đèn giao thông luôn hoạt động hiệu quả, đảm bảo an toàn trật tự.Hơn 1 tháng qua, nhiều đèn tín hiệu giao thông ở TP.Đông Hà, TX.Quảng Trị, H.Hải Lăng... hoạt động chập chờn, lúc sáng đèn lúc không khiến người dân hoang mang trong quá trình tham gia giao thông.Nguyên nhân là do thời tiết ở Quảng Trị những tháng qua có mưa thường xuyên, trời âm u nên hệ thống pin năng lượng mặt trời hoạt động không hiệu quả."Việc lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời cho đèn giao thông giúp giảm chi phí và thuận tiện trong quá trình lắp đặt. Tuy nhiên, do yếu tố thời tiết ở địa phương khiến nguồn năng lượng cung cấp không đủ cho các đèn giao thông hoạt động hiệu quả. Hiện nay, một số địa phương đã đề xuất thay bằng hệ thống điện lưới để hoạt động hiệu quả", đại diện lãnh đạo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Trị nói.Ghi nhận của PV Thanh Niên, tại ngã tư Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết (P.5, TP.Đông Hà), đèn giao thông lắp đặt trên trục đường Hàm Nghi (khu vực chợ P.5) không hoạt động, một số người dân tiếp tục di chuyển trong khi trục đèn đối xứng vẫn đang báo đèn đỏ.Theo báo cáo của Ban An toàn giao thông tỉnh Quảng Trị, trên địa bàn tỉnh có 74 hệ thống đèn tín hiệu giao thông nhưng có đến 14 hệ thống đèn đang hoạt động chập chờn. Trong đó, TX.Quảng Trị là địa phương có số lượng hệ thống đèn giao thông hoạt động chập chờn nhiều nhất.Trước tình hình này, UBND TX.Quảng Trị đã có văn bản đề nghị xem xét cho chuyển đổi các cụm đèn tín hiệu trên tuyến tránh QL1 (đoạn qua TX.Quảng Trị) từ nguồn năng lượng mặt trời chuyển sang sử dụng điện lưới.Đồng thời, đề nghị Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Trị chỉ đạo đơn vị thi công tiếp tục thực hiện bảo hành để đưa hệ thống đèn tín hiệu giao thông trên các tuyến đường vào hoạt động trở lại bình thường trong thời gian sớm nhất.
Tặng 12 xe đạp để du khách sử dụng miễn phí khi tham quan đảo Nhơn Châu
Theo ông Nguyễn Minh Tâm, Phó giám đốc Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, đơn vị này sẽ mở các tour tham quan ban đêm với chủ đề "Trăng chiến khu" xuyên suốt tại địa đạo trong năm 2024. Số lượng tour mỗi tháng sẽ được điều chỉnh phù hợp sau lượt đăng ký, phản hồi, đánh giá của du khách.
Luật Nhà ở 2023 được Quốc hội thông qua ngày 27.11.2023, có hiệu lực từ 1.1.2025. Trong đó, tại khoản 7 điều 2 luật Nhà ở 2023 quy định, nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở. Mặc dù là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước nhưng phải đáp ứng tiêu chuẩn về diện tích theo từng loại nhà theo quy định tại điều 27 Nghị định 100/2024/NĐ-CP, cụ thể:1. Nhà ở xã hội là nhà chung cư2. Nhà ở xã hội là nhà ở liền kề thấp tầngCăn cứ điều 76 và khoản 1 điều 77 luật Nhà ở 2023, các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ mua nhà ở xã hội nếu đáp ứng điều kiện theo quy định, gồm:Theo điều 78 luật Nhà ở 2023, điều 30 Nghị định 100/2024/NĐ-CP quy định, nhóm người được mua nhà ở xã hội, thuê, thuê mua nếu đáp ứng đủ 2 điều kiện: Nhà ở và thu nhập, cụ thể:1. Điều kiện về nhà ở2. Điều kiện về thu nhậpĐối với đối tượng theo thứ tự 4, 5, 7:Đối với đối tượng 6:Do đó, để thuộc đối tượng được mua nhà ở xã hội thì phải đáp ứng cả 2 điều kiện cần và đủ, cụ thể phải là đối tượng chính sách và đáp ứng được các điều kiện về nhà ở và thu nhập.Theo quy định tại khoản 2 điều 45 Nghị định 100/2024/NĐ-CP của Chính phủ, có hiệu lực từ 1.8.2024, quy định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người mua nhà ở xã hội được thực hiện theo pháp luật về dân sự, pháp luật về nhà ở và được ghi rõ trong hợp đồng mua bán nhà ở xã hội, bao gồm các nội dung:
Căn nhà nhuộm hồng toàn bộ ở TP.HCM bởi người đàn ông U.70 trẻ trung mặc áo hồng
Ngày 1.3, thông tin từ Ban chỉ đạo tổng kết và tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 18 - Tỉnh ủy Đắk Lắk, đơn vị vừa có thông báo kết luận của Trưởng ban chỉ đạo, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung về một số nội dung liên quan việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Theo đó, thống nhất tạm thời dừng thực hiện sáp nhập, hợp nhất cơ quan Báo Đắk Lắk và Đài phát thanh - truyền hình tỉnh này.Thông báo cũng nêu rõ, sau khi Chính phủ sửa đổi Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; đồng thời, căn cứ công văn số 34 (ngày 17.2.2025) của Ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư về việc "chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đối với báo chí tỉnh, thành phố" sẽ tổ chức sắp xếp lại các cơ quan báo chí của tỉnh theo quy định.Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk giao Ban Tổ chức Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng UBND tỉnh tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc xây dựng đề án sáp nhập Đài phát thanh - truyền hình tỉnh và Báo Đắk Lắk.Cũng theo thông báo trên, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk thống nhất tạm dừng việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức bên trong của Sở Công thương cho đến khi có văn bản bàn giao Cục Quản lý thị trường tỉnh về địa phương quản lý.Đối với những cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiến kết thúc hoạt động, theo chức năng, nhiệm vụ, tập trung phối hợp trong việc thực hiện các thủ tục bàn giao hồ sơ, tài liệu công việc, quyết toán kinh phí, bàn giao tài sản, tài chính, cơ sở vật chất, trụ sở làm việc (nếu có); phối hợp chuyển giao tổ chức đảng, đảng viên, nhân sự; thực hiện lưu trữ tài liệu, giao nộp con dấu theo quy định.Trước đó, vào cuối năm 2024, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành văn bản về việc sắp xếp, tổ chức lại bộ máy các cơ quan thuộc UBND tỉnh và UBND cấp huyện. Theo đó, Đài phát thanh - truyền hình Đắk Lắk sẽ sáp nhập, hợp nhất với Báo Đắk Lắk thành Trung tâm Truyền thông tỉnh Đắk Lắk, tiếp nhận nguyên trạng chức năng, nhiệm vụ của hai đơn vị trước khi hợp nhất.