Ukraine từng lên kế hoạch tấn công Nga tại Syria?
"Việc loại bỏ dần điện than là điều cần phải làm chứ không phải một lựa chọn để giảm lượng phát thải cabon cho nền kinh tế Việt Nam và đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0", bà Ramla Khalidi nói.Học sinh Lâm Đồng bị từ chối cấp visa vào Mỹ dự thi khoa học quốc tế
Ông Trump ngày 7.3 có cuộc họp báo tại Phòng Bầu dục ở Nhà Trắng bên cạnh Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) Gianni Infantino. Các phóng viên đã đặt vấn đề rằng liệu những căng thẳng hiện nay giữa Mỹ với Canada và Mexico về thương mại có tác động đến World Cup 2026 hay không, AFP đưa tin.“Căng thẳng là một điều tốt. Tôi nghĩ điều đó sẽ làm mọi chuyện thú vị hơn”, ông Trump nói. Tổng thống Mỹ cũng ký sắc lệnh lập nhóm chuyên trách vấn đề liên quan World Cup 2026 do đích thân ông Trump đứng đầu. Nhóm này sẽ hỗ trợ khâu lên kế hoạch cho giải đấu được ông Trump mô tả là “sự kiện thể thao lớn nhất lịch sử”.World Cup 2026 sẽ diễn ra vào hè năm sau tại Bắc Mỹ. Hiện nay, giữa 3 nước đồng tổ chức gồm Mỹ, Canada và Mexico đang tồn tại những mâu thuẫn sau khi ông Trump áp thuế lên Mexico và Canada. Hai nước láng giềng cũng thông báo sẽ có biện pháp đáp trả.Cũng trả lời họp báo ngày 7.3, Chủ tịch FIFA Infantino cho biết World Cup 2026 cùng giải bóng đá cấp câu lạc bộ (Club World Cup) được tổ chức tại Mỹ vào hè năm nay ước tính sẽ thu hút 10 triệu du khách, tạo 200.000 việc làm và mang lại doanh thu 40 tỉ USD cho Mỹ. “Hơn thế nữa, chúng tôi sẽ mang lại niềm vui và hạnh phúc cho toàn thế giới và điều này chắc chắn là vô giá”, Đài NBC News dẫn lời ông Infantino.Trong khi đó, Bộ trưởng An ninh nội địa Mỹ Kristi Noem được hỏi về năng lực đảm bảo an ninh cho sự kiện quy mô lớn như World Cup, đặc biệt sau sự hỗn loạn ở trận chung kết giải bóng đá Nam Mỹ Copa America ở bang Florida năm ngoái. Bà Noem nói sẽ điều hành "trung tâm chỉ huy sự cố" tại các thành phố tổ chức và hợp tác với các cơ quan liên bang, cơ quan thực thi pháp luật địa phương và các đối tác quốc tế để đảm bảo giải đấu diễn ra suôn sẻ.
Nam diễn viên mạo danh 'sếp' Viện KSND tối cao, lừa đảo chạy án
Sáng 15.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Bùi Ngọc Du, Chủ tịch UBND xã Hà Linh (H.Hương Khê, Hà Tĩnh), cho biết chính quyền địa phương đang huy động các đoàn thể và kêu gọi bà con đến hỗ trợ chủ một trang trại trên địa bàn tiêu thụ và xử lý 8.000 con gà chết ngạt do gặp sự cố mất điện.Theo ông Dung, hơn 23 giờ ngày 14.3, anh Trần Quốc Thế (ngụ tại thôn 12, xã Hà Linh) ra kiểm tra chuồng trại thì phát hiện gà nằm chết la liệt. Nguyên nhân được xác định là do sự cố mất điện khiến gà bị chết ngạt.Khi phát hiện, mặc dù chủ trang trại lập tức nổ máy phát điện nhưng do hệ thống làm mát hư hỏng nên không thể cứu vãn được đàn gà."Trang trại của vợ chồng anh Thế xây dựng trên đất vườn đồi của gia đình với quy mô khoảng 12.000 con gà. Số gà này chủ trang trại nuôi được 3 tháng, đạt trọng lượng 2 - 2,5 kg/con. Hiện tại, người dân và các đoàn thể trên địa bàn đang chung tay hỗ trợ chủ trang trại xử lý số gà bị chết ngạt. Những con nào mới chết, còn tươi thì bán cho các trang trại nuôi chồn làm thức ăn, còn những con nào bị hôi thối thì đưa đi tiêu hủy", ông Du nói.Anh Thế cho hay, vợ chồng anh mở trang trại nuôi gà từ 2023 cho đến nay. Tuy nhiên, sự cố chập điện đã làm gần 8.000 con gà bị chết với tổng trọng lượng hàng tấn, thiệt hại ước tính khoảng 1 tỉ đồng."Do sự cố xảy ra giữa đêm nên vợ chồng tôi không kịp trở tay, phần lớn số gà chết cũng không thể làm sạch để bán thịt nhằm vớt vát chút vốn liếng. Hiện nay, bà con nhân dân cũng đến rất đông để hỗ trợ gia đình", anh Thế buồn bã.
Sáng 9.1, phát biểu khai mạc tại tọa đàm Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh cho biết, ngày 10.10.2023, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 41 về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ mới.Ông Tịnh đánh giá, hiện khung pháp luật về doanh nghiệp, doanh nhân cơ bản đã tương đối đồng bộ. Đảng, Nhà nước cũng rất quan tâm, thường xuyên chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách.Tuy nhiên, qua rà soát, Bộ Tư pháp nhận thấy, yêu cầu về xây dựng chính sách đột phá để hình thành, phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Nghị quyết số 41 chưa được cụ thể hóa. Ông mong muốn, tọa đàm sẽ thảo luận, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ việc hình thành, phát triển doanh nghiệp dân tộc.Nêu ý kiến tại tọa đàm, TS Nguyễn Trí Hiếu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển thị trường tài chính - bất động sản toàn cầu, khẳng định nếu muốn đi vào giai đoạn doanh nghiệp dân tộc, điều đầu tiên các doanh nghiệp phải nghiêm túc thực hiện là tuân thủ pháp luật.Ông Hiếu đề nghị cần xem lại các quy định liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, để không có sự chồng chéo, đồng thời có chính sách phù hợp để hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn.PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, nguyên Trưởng khoa Tài chính Quốc tế (Học viện Tài chính), cho rằng việc hỗ trợ đối với doanh nghiệp không nên chỉ dành cho doanh nghiệp lớn mà cần có các biện pháp phù hợp để hỗ trợ cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ."Nếu không phát triển được vai trò của kinh tế tư nhân, khó có sự vươn mình", ông Thịnh nhấn mạnh.TS Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp), cho biết sau 40 năm đổi mới, Việt Nam có 1 triệu doanh nghiệp, tạo việc làm cho 85% lực lượng lao động, nguồn thu nhập của người dân Việt Nam.Để doanh nghiệp dân tộc có môi trường phát triển, ông Cương đề nghị phải làm truyền thông thật tốt để có thể loại bỏ những quan điểm chưa công bằng với doanh nghiệp tư nhân. Cùng đó, rà soát, lắng nghe trăn trở của các doanh nghiệp, để thấy điều gì chưa ổn thì thay đổi.Ông cũng đề nghị tạo không gian tự do, rộng mở cho khu vực kinh tế tư nhân, lập "chỉ giới đỏ" cho những hành vi bị cấm, tránh rủi ro cho doanh nghiệp. Đồng thời, nâng cấp công nghệ; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các doanh nhân…Ông đồng ý với đề nghị về việc doanh nghiệp tham gia xây dựng pháp luật. "Những chính sách cần thiết, phù hợp nhất phải được chính các doanh nhân đề xuất", ông Cương nhấn mạnh.Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị đặt mục tiêu đến 2030, ngày càng có nhiều doanh nghiệp đạt tầm khu vực, một số doanh nghiệp đạt tầm thế giới. Một số doanh nghiệp lớn có vai trò dẫn dắt trong các ngành, lĩnh vực then chốt.Một số doanh nghiệp có vị thế, vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp, có năng lực cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp nền tảng, ưu tiên, mũi nhọn.Tại Hội nghị Chính phủ và chính quyền địa phương hôm qua 8.1, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đặt câu hỏi: "Chúng ta đã nói rất nhiều về việc chuẩn bị "tổ" cho "đại bàng", điều này rất đúng, rất nên làm. Nhưng tại sao chúng ta ít đề cập tới kế hoạch chuẩn bị những "cánh rừng", những "cánh đồng" cho các "đàn ong" lấy hoa làm mật?".Tổng Bí thư cho biết, giai đoạn tới sẽ có khoảng 100.000 lao động rời khỏi khu vực nhà nước do tác động của tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị và 100.000 thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương."Vậy Chính phủ có chính sách gì để khu vực ngoài nhà nước có thể tiếp nhận một phần trong số đó? Chính sách gì để phát triển thị trường lao động, thị trường việc làm? Cơ cấu lại nền kinh tế phải có cơ cấu việc làm", Tổng Bí thư nêu.
Quảng Nam yêu cầu rà soát các dự án liên quan đến Tập đoàn Thuận An
Ông Lê Văn Hẳn, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh cho biết, thực hiện Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh cơ bản ổn định, đạt nhiều kết quả tích cực.Cụ thể, các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đạt khá. Hoạt động đầu tư, xúc tiến thương mại, du lịch có nhiều chuyển biến. Nhiều công trình, dự án trọng điểm được triển khai thực hiện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó, tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2024 của tỉnh khá cao, ước đạt trên 10%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra là 8,5%.Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Trà Vinh, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của ban hiện đạt khoảng 95%. Đơn vị đang tiếp tục thực hiện giải ngân, đảm bảo phấn đấu tối thiểu phải đạt 98%. Một số dự án tiêu biểu thực hiện vượt tiến độ thi công như: Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Trung tâm y tế TX.Duyên Hải; Xây dựng hội trường 500 chỗ của Trường cao đẳng nghề Trà Vinh; Xây dựng sân vận động (mới) tỉnh Trà Vinh (giai đoạn 2)…Năm 2025, UBND tỉnh Trà Vinh đề ra 23 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu. Trong đó, một số chỉ tiêu quan trọng như: tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 7 - 7,5%; thu nhập bình quân đầu người là 101 triệu đồng/người/năm; tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, thuế sản phẩm trong GRDP đạt 73,91%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 30.000 - 32.000 tỉ đồng; phát triển mới 520 doanh nghiệp; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70,02%; tạo việc làm tăng thêm cho 23.000 lao động; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế so với dân số đạt 95,1%; tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,15%…Về dự toán thu, chi ngân sách năm 2025: dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn hơn 14.971 tỉ đồng; thu ngân sách địa phương được hưởng 13.223 tỉ đồng (thu nội địa 6.682 tỉ đồng, thu bổ sung từ ngân sách Trung ương 4.886 tỉ đồng). Chi ngân sách địa phương 13.288 tỉ đồng.Để đạt được mục tiêu trên, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Lê Văn Hẳn yêu cầu các sở, ngành, địa phương trên cơ sở các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, chủ động xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình của đơn vị và phấn đấu thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch được giao năm 2025. Đồng thời, tập trung công tác giải ngân vốn đầu tư công, vốn các chương trình mục tiêu quốc gia; hoàn thiện hồ sơ, đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng các công trình, dự án - nhất là các công trình trọng điểm.Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các ngành, địa phương phát động phong trào thi đua năm 2025 và các sự kiện chào mừng ngày lễ lớn, đại hội Đảng các cấp. Thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, huy động nguồn lực hỗ trợ quà tết cho hộ nghèo, cận nghèo. Quan tâm chính sách tiền lương, tiền thưởng và các chế độ phúc lợi đối với người lao động trong dịp tết; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông.