16 đội bóng tham dự giải bóng đá các cơ quan T.Ư mở rộng
Bộ sưu tập gồm 6 mẫu thiết kế, trong đó 5 mẫu làm từ mứt, 1 làm bằng hạt dưa. Cụ thể, mứt dừa được anh xếp thành váy cưới, tận dụng cánh hoa của món ăn làm họa tiết ren, nhấn nhá bằng chi tiết nơ trên vai áo tạo nên nét đẹp thanh lịch.Mitsubishi Triton 2020: Có đáng 'đồng tiền bát gạo'?
Theo TechSpot, Android 16 sẽ là một bước ngoặt lớn, buộc các nhà phát triển ứng dụng phải thiết kế giao diện người dùng (UI) 'thích ứng', có khả năng tự động điều chỉnh để hiển thị tối ưu trên mọi kích thước và hướng của màn hình.Theo Google, hệ sinh thái Android hiện nay vô cùng đa dạng với hơn 3 tỉ thiết bị, từ điện thoại, máy tính bảng, thiết bị gập cho đến Chromebook và hệ thống thông tin giải trí trên xe hơi. Điều này đòi hỏi các ứng dụng phải có khả năng hoạt động mượt mà trên mọi nền tảng.Tuy nhiên, nhiều ứng dụng Android hiện tại vẫn còn khá 'cứng nhắc' với thiết kế UI cố định, chỉ phù hợp với một kích thước hoặc hướng màn hình nhất định. Android 16 sẽ chấm dứt tình trạng này bằng cách loại bỏ các thuộc tính và API cho phép ứng dụng hạn chế hướng và thay đổi kích thước, ít nhất là trên các màn hình lớn.Google khuyến khích các nhà phát triển áp dụng thiết kế UI có khả năng thích ứng cao, đảm bảo các thành phần UI không bị kéo giãn, tương thích với camera ở cả hai hướng và duy trì trạng thái ứng dụng trên các kích thước cửa sổ khác nhau.Hãng cũng đưa ra ví dụ về FlipaClip, ứng dụng đã tăng trưởng người dùng máy tính bảng lên 54% chỉ sau 4 tháng nhờ tối ưu hóa UI.Dự kiến, Android 16 sẽ ra mắt vào năm 2025 với tùy chọn cho phép ứng dụng từ chối mô hình mới. Tuy nhiên, đến năm 2026, tất cả ứng dụng muốn hoạt động trên Android sẽ bắt buộc phải hỗ trợ màn hình lớn và tuân thủ các quy định về UI thích ứng.Quyết định của Google được kỳ vọng sẽ mang đến trải nghiệm người dùng tốt hơn, đồng thời thúc đẩy các nhà phát triển tạo ra những ứng dụng chất lượng cao, phù hợp với sự đa dạng của hệ sinh thái Android.
Đậu xe lấn chiếm đường cản trở giao thông
Ngày 11.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, cho biết đơn vị đã nhận được báo cáo mới nhất từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh về hình dịch dịch sốt phát ban, bệnh lý đường hô hấp đang xảy ra trên địa bàn tỉnh.Theo báo cáo, tính từ ngày 25.1 - 10.3, toàn tỉnh Quảng Nam đã ghi nhận 577 trường hợp sốt phát ban nghi sởi; trong đó có 80 ca sởi dương tính tại 17 huyện, thị xã, thành phố.Cũng trong khoảng thời gian này, riêng địa bàn H.Nam Trà My ghi nhận rải rác 255 trường hợp trẻ có triệu chứng sốt kèm phát ban, trong đó 151 trẻ đã khỏi bệnh. Hiện còn 104 trẻ đang điều trị tại các cơ sở y tế ở địa phương với tình trạng chung là tỉnh táo, giảm sốt, còn ho, ăn uống được.Trung tâm Y tế (TTYT) H.Nam Trà My đã phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam gửi mẫu lấy từ các bệnh nhân sốt phát ban nghi bị sởi chuyển đi xét nghiệm, kết quả có 20 trường hợp xác định dương tính với virus sởi.Đáng chú ý, trên địa bàn xã Trà Dơn (H.Nam Trà My), tối 5.3 ghi nhận 1 trẻ tử vong nghi do bệnh sởi, ngày 9.3 có thêm 1 trẻ tử vong với triệu chứng tương tự.Theo ngành y tế địa phương, trước khi tử vong, 2 trẻ đều có dấu hiệu sốt cao, ho, tiêu chảy, sau đó nghỉ học ở nhà. Lực lượng y tế thôn bản, giáo viên và cán bộ thôn đến vận động đưa trẻ đi khám tại trạm y tế xã, nhưng gia đình không đồng ý.Nguyên nhân tử vong là do trẻ bị tiêu chảy, mất nước dẫn tới suy kiệt.Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam cho hay, virus sởi có tốc độ lây rất nhanh, hơn 90% người chưa tiêm chủng hoặc chưa từng mắc bệnh chắc chắn sẽ nhiễm khi tiếp xúc với mầm bệnh. Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, trẻ có bệnh nền và hệ miễn dịch suy yếu sẽ có nguy cơ nhiễm sởi cao hơn.Nguyên nhân dẫn đến bệnh sởi xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói chung và H.Nam Trà My nói riêng thời gian qua là do "lỗ hổng vắc xin" ở trẻ. Trong suốt thời gian xảy ra dịch Covid-19, trẻ đã không được tiêm chủng đầy đủ vắc xin sởi; đồng thời, việc thiếu vắc xin nhiều tháng trong năm 2023 đã gây ảnh hưởng ít nhiều đến tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ.Ngoài ra, Nam Trà My là huyện miền núi cao, chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số, cư ngụ phân tán ở các nóc, điều kiện kinh tế khó khăn, không còn chế độ hỗ trợ tiền ăn khi nằm viện. Ở một vài nơi tồn dư phong tục lạc hậu (cúng bái khi ốm đau), không chịu đưa con đến các cơ sở y tế dẫn đến nhiều trẻ không được cứu chữa kịp thời.Ông Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, cho hay trước việc hàng trăm trẻ em ở huyện vùng cao Nam Trà My phải nhập viện điều trị do sốt cao, trong đó một số trường hợp đã tử vong, sở đã có công văn gửi các đơn vị liên quan cũng và địa phương đề nghị khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh sởiCụ thể, Sở Y tế đã yêu cầu TTYT các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương tổ chức điều tra, xác minh, lấy mẫu các trường hợp mắc bệnh, các trường hợp tiếp xúc gần; tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc mới tại cộng đồng và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo đúng hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.Sở Y tế cũng yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tăng cường nhân lực cho đội cơ động phản ứng nhanh phòng chống dịch bệnh sởi để hỗ trợ các trạm y tế xã trên địa bàn H.Nam Trà My.Đồng thời, phối hợp với chính quyền địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh; cung cấp nội dung, tài liệu về các biện pháp phòng chống dịch bệnh sởi, tổ chức các buổi truyền thông, nói chuyện tại cộng đồng."Sở Y tế đã yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh chủ động giám sát, đánh giá, dự báo nguy cơ, tình hình dịch; khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng chống dịch bệnh sởi toàn tỉnh, hoàn thành trước ngày 20.3. Riêng H.Nam Trà My và H.Bắc Trà My phải hoàn thành chậm nhất ngày 16.3", ông Mười nói.Sở Y tế cũng đề nghị các địa phương huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, phối hợp với ngành y tế tổ chức vận động, tuyên truyền, hỗ trợ các gia đình đưa con đến khám tại các cơ sở y tế trong trường hợp cần thiết. Đặc biệt, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.Các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh được yêu cầu tổ chức thu dung tất cả các trường hợp mắc bệnh, điều trị tích cực, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng lây nhiễm tại cơ sở khám chữa bệnh.Trong khi đó, ông Trần Duy Dũng, Chủ tịch UBND H.Nam Trà My, cho hay trước tình hình dịch dịch sốt phát ban, bệnh lý đường hô hấp đang diễn ra phức tạp trên địa bàn, huyện đã có văn bản gửi TTYT huyện, Phòng GD-ĐT và UBND các xã khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng, chống.Theo ông Dũng, huyện đề nghị tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, nhất là nơi có ca bệnh; chủ động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, xử lý triệt để, không để lây lan, bùng phát.Khi phát hiện bệnh, chính quyền địa phương vận động đưa người bệnh đến trạm y tế xã để khám và điều trị kịp thời, tuyệt đối không để người bệnh điều trị tại nhà.Đặc biệt, phải thực hiện nghiêm việc tiêm vắc xin phòng, chống dịch bệnh, không bỏ sót các trường hợp trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ vắc xin ngừa sởi.Phòng GD-ĐT phải theo dõi chặt chẽ sức khỏe của trẻ em, học sinh; thông báo ngay cho cơ sở y tế trên địa bàn khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh để được cách ly, theo dõi, điều trị kịp thời…Trước đó, H.Nam Trà My ghi nhận 3 trong số 4 ca tử vong cũng nghi do mắc bệnh sởi (Thanh Niên đã thông tin).
Phát biểu tại lễ khởi động, chị Nguyễn Thị Phương Thúy, Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên tỉnh Nghệ An, cho biết tỉnh Nghệ An sẽ thành lập và ra mắt các đội hình "bình dân học vụ số" với lực lượng nòng cốt là thanh niên. Các đội hình sẽ tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân, các cấp bộ Đoàn, Hội, đoàn viên, thanh niên và hội viên về "bình dân học vụ số"; tổ chức các lớp "bình dân học vụ số"."Mỗi Đoàn cơ sở cần thành lập ít nhất 1 đội hình thanh niên "bình dân học vụ số", lựa chọn những cán bộ, đoàn viên, thanh niên có kiến thức tốt về công nghệ làm nòng cốt. Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân, đoàn viên, thanh thiếu nhi truy cập internet và các kỹ năng số thiết yếu một cách văn minh, an toàn, tránh lừa đảo số; nhận diện và phòng ngừa thông tin xấu, độc trên không gian số, nâng cao kỹ năng thanh toán điện tử không dùng tiền mặt và các ứng dụng số khác phục vụ cho sản xuất, kinh doanh phù hợp với điều kiện của địa phương", chị Nguyễn Thị Phương Thúy cho hay. Tại lễ khởi động, ban tổ chức đã ra mắt các đội hình "bình dân học vụ số" và công bố bộ nhận diện "Đoàn viên số"; trao biển hỗ trợ xây dựng 6 căn nhà cho người dân, hỗ trợ 2 mô hình thanh niên phát triển kinh tế; trao tặng gần 3.800 thùng sữa, 130 suất quà cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, 1 sân chơi cho thanh thiếu nhi, trao tặng 1 tivi, 1 bộ máy tính và 100 bản đồ Việt Nam… với tổng trị giá 1,1 tỉ đồng. Sau lễ phát động, các đại biểu và đông đảo thanh niên đã tham gia thực hiện các công trình: khởi công xây dựng nhà nhân ái; khánh thành sân chơi cho thanh thiếu nhi; tư vấn sức khỏe, phát thuốc và tặng quà cho 1.000 người dân huyện Quế Phong…
Xe tay ga Honda NX125RX sản xuất tại Trung Quốc, cạnh tranh Yamaha FreeGo
Nhiều chủ xe chọn cách độ mâm để giúp tăng tính thẩm mỹ và tạo sự khác biệt cho ngoại hình ô tô. Tuy nhiên, bên cạnh vẻ "đẹp mã" này, việc thay đổi mâm có thể đi kèm với nhiều vấn đề ảnh hưởng đến trải nghiệm lái và độ an toàn.Đa phần, nhiều chủ xe thường lựa chọn độ mâm kích thước lớn hơn so với mâm zin (mâm nguyên bản), khiến thành lốp mỏng hơn, làm giảm khả năng hấp thụ dao động và giảm sự êm ái cho người ngồi trên xe. Một số bộ mâm độ có trọng lượng nặng hơn so với mâm nguyên bản từ nhà sản xuất, dẫn đến xe tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.Bên cạnh đó, nếu thông số mâm không phù hợp, xe có thể bị mất ổn định khi lái xe vào cua, ảnh hưởng đến hệ thống lái và thậm chí làm sai lệch tốc độ thực tế. Đáng lo ngại hơn, một số loại mâm độ giá rẻ, không đạt tiêu chuẩn có thể bị nứt hoặc gãy khi di chuyển ở tốc độ cao, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn nghiêm trọng.