$529
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của hũ sao. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ hũ sao.Theo Hãng AFP, ông Trump đã đặt thời hạn 60 ngày để Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trình kế hoạch triển khai "lá chắn phòng thủ tên lửa thế hệ mới", được thiết kế nhằm chống lại các loại tên lửa đạn đạo, bội siêu thanh và hành trình tiên tiến, mà ông Trump gọi là hệ thống "Vòm Sắt của Mỹ".“Trong 40 năm qua, mối đe dọa từ vũ khí chiến lược thế hệ mới thay vì giảm bớt thì đã trở nên dữ dội và phức tạp hơn”, nội dung sắc lệnh ngày 27.1 có đoạn, đề cập một số đối thủ của Mỹ đã gia tăng năng lực phát triển tên lửa, dù không nêu cụ thể nước nào.Tổng thống Trump nói rằng Mỹ "đang bảo vệ các nước khác nhưng lại không bảo vệ bản thân", đồng thời đề cập cố Tổng thống Mỹ Ronald Reagan từng muốn xây dựng hệ thống phòng không kiểu Vòm Sắt từ thời Chiến tranh Lạnh nhưng bị hạn chế về công nghệ."Bây giờ chúng ta có công nghệ phi thường. Có thể thấy điều đó ở Israel. Do đó tôi nghĩ Mỹ cũng nên làm điều tương tự. Mọi thứ sẽ được sản xuất tại Mỹ 100%", Fox News dẫn lời ông Trump phát biểu tại buổi gặp mặt của các thành viên đảng Cộng hòa ở bang Florida ngày 27.1.Vòm Sắt (Iron Dome) là hệ thống phòng không tầm ngắn được quân đội Israel sử dụng kết hợp với các loại tên lửa đánh chặn tầm xa Arrow-2/Arrow-3 và tầm trung David's Sling, tạo thành lớp phòng không đa tầng. Theo Reuters, Vòm Sắt là hệ thống phòng không được sử dụng nhiều nhất của Israel, tập trung đánh chặn các loại rốc két tầm ngắn và máy bay không người lái (UAV).Hiện chưa rõ phương án xây dựng hệ thống phòng không theo sắc lệnh của ông Trump sẽ như thế nào. Giới quan sát quân sự cho rằng các loại tên lửa liên lục địa mới là mối đe dọa chính của Mỹ, do đó lớp phòng không tầm ngắn tương tự Vòm Sắt của Israel bị cho là không phù hợp nếu được phát triển tại Mỹ.Cũng trong ngày 27.1, ông Trump đã ký các sắc lệnh thay đổi quy định và cơ chế trong quân đội Mỹ, trong đó có lệnh cấm người chuyển giới tham gia lực lượng vũ trang. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của hũ sao. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ hũ sao."Câu chuyện cổ tích mà cô ấy được hứa hẹn cuối cùng lại trở thành cơn ác mộng", một nguồn tin chia sẻ với tờ People hôm 7.1. Mặc dù Jennifer Lopez hiện đang ở "một nơi thực sự tốt", nhưng cô "chỉ muốn khép lại chương điên rồ này", người trong cuộc nói thêm.Một nguồn tin khác nói với báo giới rằng họ "sẽ không quay lại với nhau".Sau khi Jennifer Lopez đệ đơn ly hôn vào tháng 8.2024, một nguồn tin nói với Page Six rằng nữ ca sĩ 56 tuổi tin mình "cuối cùng cũng có được cơ hội trong câu chuyện cổ tích".Nguồn tin cho biết: "Cô ấy thực sự không dừng lại để xem xét xem người đàn ông thực sự trong câu chuyện cổ tích đó là ai", đồng thời nói thêm rằng "tình yêu lớn mà Jennifer tin tưởng không nằm trong DNA của Ben".Nguồn tin tiếp tục: "Ben có một bóng tối mà không ai khác có thể sửa chữa được. Vợ cũ của anh là Jennifer Garner không thể sửa chữa được, tất cả những thành công của anh ấy trên thế giới cũng không làm anh sửa chữa được".Jennifer Lopez (55 tuổi) và Ben Affleck (52 tuổi) chính thức giải quyết xong thủ tục ly hôn vào ngày 6.1 nhưng phải đến ngày 20.2.2025 thì mọi việc mới hoàn tất.Theo TMZ, cả hai sẽ chia tay với những gì họ có được trong thời gian chung sống.Nam diễn viên đoạt giải Oscar giữ lại cổ phần của mình trong công ty sản xuất phim Artists Equity của anh và Matt Damon. Anh đồng sáng lập công ty cùng người bạn lâu năm của mình 4 tháng sau khi anh và Jennifer Lopez kết hôn.Ngôi biệt thự trị giá 60 triệu USD ở Beverly Hills nơi cặp đôi trước đây từng chung sống vẫn đang được rao bán. Vẫn chưa có nguồn tin tiết lộ cách họ đồng ý chia tài sản này.Theo các tài liệu của tòa án mà Page Six có được, Lopez sẽ giữ chiếc nhẫn đính hôn trị giá 5 triệu USD mà Affleck đã cầu hôn vào tháng 4.2022.Cặp đôi không có con chung. Tuy nhiên, họ có một gia đình lên đến 5 đứa con.Ben Affleck có ba con: Violet (18 tuổi), Seraphina (15 tuổi) và Samuel (12 tuổi) với Jennier Garner. Trong khi đó, Jennifer Lopez có 2 con sinh đôi: Max và Emme (16 tuổi) với chồng cũ Marc Anthony. ️
Sáng 13.1, phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, với mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2030 và nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045, chúng ta phải coi khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực chủ chốt."Đây chính là "chìa khóa vàng", là yếu tố sống còn để vượt qua bẫy thu nhập trung bình và nguy cơ tụt hậu, đồng thời hiện thực hóa khát vọng hùng cường và thịnh vượng của dân tộc ta", Tổng Bí thư nêu rõ.Tổng Bí thư cũng khẳng định, Đảng và Nhà nước ta luôn coi khoa học, công nghệ là yếu tố quyết định và nền tảng cho sự phát triển bền vững của đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, rào cản, nút thắt đang cản trở sự phát triển của khoa học, công nghệ như báo cáo đã nêu từ thể chế, cơ chế, chính sách, luật, đến nguồn lực, phương tiện.Ông dẫn chứng, các nhà khoa học mất quá nhiều thời gian, khoảng 50% thời gian, công sức dành cho các thủ tục. Các đề tài nghiên cứu không có đột phá, không đo đếm được kết quả. Nguồn lực dành cho khoa học công nghệ hạn chế, kinh phí dành cho nghiên cứu phát triển của ta chưa đến 0,7% GDP, trong khi mức trung bình các nước phát triển là 2%, có nước 5%. Cùng đó, chưa mạnh dạn chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu, không thương mại hóa được sản phẩm, nhiều trường hợp làm đề tài là hình thức "làm kinh tế biến tướng"…Nhấn mạnh nguyên nhân chính khiến việc thực hiện các nghị quyết T.Ư chưa thực sự thành công nằm ở khâu tổ chức thực hiện, Tổng Bí thư nêu rõ, Nghị quyết 57 không thay thế các nghị quyết trước đây nhưng có thể xem là "nghị quyết giải phóng tư duy khoa học" ,"nghị quyết để thực hiện các nghị quyết", "nghị quyết của hành động" với những mục tiêu rất cụ thể, đổi mới cách nghĩ, cách làm, được đánh giá là một "khoán 10" trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.Tổng Bí thư nhấn mạnh, cần làm sao để đưa nghị quyết đi vào cuộc sống một cách hiệu quả và kịp thời; các cấp, các ngành, các địa phương phải xắn tay ngay vào làm việc, không được chậm trễ. Những chủ trương, giải pháp trong đó phải được nhanh chóng thể chế hóa và ưu tiên bố trí đủ nguồn lực để tổ chức thực hiện.Theo Tổng Bí thư, về quan điểm, phải luôn quán triệt xem đầu tư vào khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là chiến lược lâu dài, chấp nhận độ trễ và rủi ro trong triển khai. Xem đây là khoản đầu tư, mà đầu tư thì chấp nhận có thắng có thua. Cùng đó, xem dữ liệu là nguồn tài nguyên mới, là "không khí và ánh sáng" của kỷ nguyên mới, là tư liệu sản xuất mới; chuyển đổi số là công cụ đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh, đổi mới lực lượng sản xuất. Đổi mới sáng tạo chính là "cây gậy thần" đạt tới thịnh vượng bền vững, với nhà khoa học giữ vị trí trung tâm.Về hành động, theo Tổng Bí thư, cần xác định làm rõ Nhà nước làm gì? Doanh nghiệp làm gì? Trí thức, nhà khoa học làm gì? Toàn dân làm gì? Thụ hưởng như thế nào? Tổng Bí thư đề nghị, Nhà nước cần tập trung 4 việc: hoàn thiện thể chế, pháp lý để thực hiện đột phá, phát triển; xây dựng hệ thống hạ tầng phục vụ đột phá; tạo nguồn nhân lực phong phú, trí tuệ đủ năng lực để đột phá; đảm bảo an ninh, an toàn dữ liệu thông tin, bí mật, bí quyết, bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, bảo mật chủ quyền quốc gia, phát triển độc lập.Trên tinh thần đó, Tổng Bí thư đề nghị 8 nhiệm vụ giải pháp, đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.Thứ nhất là thống nhất nhận thức và hành động. Thứ hai là phải rất khẩn trương hoàn thiện thể chế, chính sách. Ông yêu cầu, trong năm 2025, phải càng sớm càng tốt phải hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định pháp luật, cơ chế chính sách, tháo gỡ hết các điểm nghẽn, rào cản để phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, giải phóng tối đa sức sáng tạo, khuyến khích dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm."Những quy định nào cần loại bỏ thì bỏ luôn, luật nào phải sửa thì sửa luôn, đồng bộ, thống nhất, tinh thần là thông thoáng, 1 nội dung chỉ quy định ở 1 luật", Tổng Bí thư nhấn mạnh.Cùng đó, Tổng Bí thư yêu cầu, hoàn thiện thể chế phải đi đôi với tổ chức thực hiện hiệu quả. "Loại bỏ ngay tình trạng "trên rải thảm, dưới rải đinh" và loại bỏ tư duy nhiệm kỳ, đố kỵ, hay bình quân chủ nghĩa", ông nhấn mạnh.Thứ ba là khẩn trương sắp xếp lại bộ máy, tổ chức về khoa học công nghệ, trong quý 1/2025 phải hoàn thành. Tổng Bí thư đề nghị, Nhà nước có thể chọn thí điểm một số viện, hoặc trường để mời chuyên gia ở bên ngoài làm lãnh đạo, nhất là trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài."Trước đây người ta không dám về là vì chúng ta chưa thật sự sẵn lòng, còn nhiều rào cản về hành chính và các quy định, rất khó điều hành. Nay mọi thứ sẽ thuận hơn rất nhiều", Tổng Bí thư nói.Cùng đó, Nhà nước tạo thuận lợi thành lập các viện nghiên cứu tư nhân, hỗ trợ về thủ tục, khuyến khích bằng thuế và tín dụng, được mời các chuyên gia nước ngoài đến làm việc, được tạo mọi điều kiện để hoạt động thuận lợi.Thứ tư là ưu tiên bố trí ngân sách cho khoa học, công nghệ xứng tầm là quốc sách đột phá. Theo Tổng Bí thư, năm 2025, năm đầu thực hiện Nghị quyết 57, Chính phủ cần đổi mới kế hoạch bố trí ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, đề nghị Chính phủ bố trí đủ ít nhất 3% ngân sách để thực hiện nhiệm vụ này và tiếp tục nâng lên tỷ lệ chi cho khoa học, công nghệ lên 2% GDP trong 5 năm tiếp theo.Thứ năm là nhanh chóng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Thứ sáu là tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ, bao gồm công nghệ số.Thứ bảy là tập trung mũi nhọn vào các ngành có lợi thế và tiềm năng, tránh dàn trải. Tổng Bí thư yêu cầu, tập trung thúc đẩy các "mũi nhọn" chuyển đổi số, đặc biệt là triển khai Đề án 06 và xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia. Trong năm 2025, đảm bảo 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến, thông suốt, hiệu quả; 100% thủ tục hành chính không bị giới hạn bởi địa giới hành chính cấp tỉnh.Thứ tám là đẩy mạnh hợp tác và tận dụng tri thức quốc tế. Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải biết cách "đứng trên vai của những người khổng lồ". Thu hút đầu tư từ các tập đoàn công nghệ lớn, tạo cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, khuyến khích chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực học hỏi, tiếp thu, làm chủ, cải tiến tri thức, công nghệ của thế giới.Nhấn mạnh, đất nước đang đứng trước cơ hội lớn để vươn mình, nhưng thách thức cũng vô cùng to lớn, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải quyết tâm thực hiện cuộc cách mạng phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, "không để lỡ thời cơ thêm lần nữa". Kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đoàn kết, sáng tạo, thực hiện thành công các nhiệm vụ, đưa Nghị quyết 57 nhanh chóng vào cuộc sống, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: "Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là lựa chọn, mà là con đường sống còn. Lãnh đạo các cấp cần coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm; các nhà khoa học, doanh nghiệp hãy cống hiến, sáng tạo; người dân cần đồng hành, học hỏi, nâng cao kỹ năng số". ️
Thông tin tại hội nghị tổng kết năm 2024 sáng 6.1, ông Hoàng Gia Khánh, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, cho biết, năm 2024 ngành đường sắt gặp nhiều khó khăn do sự cố sạt lở tại hầm Chí Thạnh, hầm Bãi Gió; ảnh hưởng của bão Yagi, Trà Mi và mưa lũ.Dù vậy, kết quả sản xuất kinh doanh tiếp tục duy trì tăng trưởng và vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao. Sản lượng hành khách đi tàu đạt trên 7 triệu lượt, tăng 14% kế hoạch; vận chuyển hàng hóa đạt trên 5 triệu tấn, vượt hơn 7% kế hoạch và hơn 11% so với cùng kỳ.Doanh thu hợp nhất của VNR ước đạt gần 9.700 tỉ đồng, tăng gần 8% so với kế hoạch và 7,9% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế toàn tổng công ty ước đạt trên 220 tỉ đồng; trong đó lợi nhuận công ty mẹ ước đạt 6 tỉ đồng. Thu nhập bình quân người lao động ước đạt gần 13 triệu đồng/người/tháng, tăng 11,5% so với cùng kỳ.Về phương án cơ cấu, VNR đã hợp nhất Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội và Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn, hoàn thành trước thời hạn phương án tái cơ cấu. Đồng thời, hoàn thành việc sáp nhập 3 ban quản lý dự án, thu gọn từ 5 thành 3 chi nhánh xí nghiệp đầu máy theo Nghị quyết 18.Ông Khánh cho hay, thời gian tới VNR sẽ tiếp tục thực hiện thoái vốn tại 13 công ty cổ phần và thành lập Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và phát triển đường sắt.Đường sắt đã tăng cường, mở rộng hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước, cung cấp thêm nhiều dịch vụ và chương trình khuyến mại cho khách đi tàu. Đồng thời, kết nối di sản bản địa, kết nối dịch vụ - giao thông, hướng tới "1 tấm vé cho cả hành trình".Dự kiến trong năm 2025, VNR sẽ nâng cấp cải tạo một số ga, tổ chức các kho ngoại quan ICD, logistics. Xúc tiến làm việc với nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước để hiện thực hóa mục tiêu đưa cửa khẩu vào sâu trong nội địa, vận chuyển hàng hóa, nông sản địa phương tới thị trường quốc tế như Trung Quốc, Nga, châu Âu.Phát biểu chỉ đạo, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy yêu cầu Tổng công ty Đường sắt phải có đề án cụ thể nhằm đáp ứng được tỷ lệ nội địa hóa, nhất là về phương tiện đầu máy, toa xe. Theo đó, cần nghiên cứu tổ chức mô hình, bộ máy để đáp ứng nhiệm vụ mới về quản lý, vận hành, bảo trì đường sắt tốc độ cao và các tuyến đường sắt đầu tư mới theo quy hoạch. ️