Sẽ có nhiều hoạt động kỷ niệm 10 năm Tràng An là di sản thế giới
Có dịp tác nghiệp tại huyện A Lưới (Thừa Thiên-Huế), tôi thường được anh em người bản địa nhắn gửi tết này về với bản làng để họ đãi những thức ngon, món lạ chỉ có trong dịp tết. "Anh sẽ không thất vọng đâu! Nhiều người khi ăn Tết Nguyên đán cùng đồng bào đã ví von tết ở thung lũng A Lưới cứ như một "đại hội" ẩm thực với rất nhiều món đặc sản của các dân tộc mà không phải ai cũng có dịp thưởng thức một lần trong đời", anh Lê Văn Hôi (33 tuổi, người dân tộc Pa Kôh, trú tại xã Hồng Thượng) mời gọi.Anh Hôi dẫn chứng không phải người địa phương nào cũng một lần được nếm món sâu tre (loài sâu sống trong ống tre - NV) xào lá kiệu, gọi là P'reng. Bởi, trước tháng 9 và sau khoảng tháng 2 - 3 hằng năm, sâu đã chui khỏi thân tre, hóa bướm. Hay món chuột rừng ướp với gừng, ớt hiểm thêm chút muối rồi cho vào ống tre để nướng. Rồi món A choor (một loài cá suối) gói trong mấy lớp lá chuối đem vùi trong than hồng… Đây là những món ăn "có tiền cũng không mua được" bởi nguyên liệu, gia vị đều là những loài đặc hữu chỉ xuất hiện theo mùa và chỉ có ở dãy Trường Sơn. Ngày thường, muốn ăn những món này cũng không có nhưng đến Tết Nguyên đán là rất nhiều gia đình Pa Kôh sửa soạn để mời khách."Trước tết khoảng 1 tháng, trai tráng trong làng hú gọi nhau cắt rừng đi tìm sản vật, dĩ nhiên không phải là động vật hoang dã cấm đánh bắt mà là những con cá suối, ốc, ếch nhái, nòng nọc… Chúng tôi cũng đi hái, đào các loại gia vị như tiêu rừng (mắc khén), gừng, riềng… mang về tích trữ. Đến ngày tết, khách đến chơi nhà, tùy theo món mà chỉ cần mang ra nướng, xào với lá kiệu, nấu với môn thục… là đã có ngay món ăn ngon lành, nóng hổi", anh Hôi cho biết. Trước tết 1 tháng, cộng đồng người Tà Ôi cũng tất bật chuẩn bị những món ăn đậm vị vùng cao. Có những món được làm trước tết cả chục ngày, đặc biệt là các loại bánh làm từ nếp. Cụ bà Căn Hoan (80 tuổi, người Tà Ôi, trú tại xã Hồng Thái) bảo đàn ông đi kiếm mồi nhắm, làm rượu còn đàn bà thì giã gạo, chọn nếp, tìm lá gói bánh. Người Tà Ôi thường chọn các loại gạo nếp bản địa thơm ngon như ra dư, cu cha, trưi… để làm bánh, xôi ống. "Mẹ thường làm để dâng Yàng (Trời - NV) vào dịp tết. Trong đó, bánh a quát khó gói nhất vì phải làm nhọn 2 đầu bằng lá đót tươi rồi cho nếp vào. Khi làm xong, bánh nhìn như 2 chiếc sừng trâu nên còn gọi là bánh sừng trâu. Ăn bánh kèm thịt nướng, rất ngon", cụ Căn Hoan nói. Cụ vẫn làm bánh nếp giã nhuyễn cùng mè đen (adeep man), món bánh đặc biệt đang có nguy cơ thất truyền.Gắn bó nhiều năm với đại ngàn Trường Sơn, nhà nghiên cứu Trần Nguyễn Khánh Phong nhận định vào ngày tết người Tà Ôi thể hiện nét truyền thống qua văn hóa ẩm thực với những món ăn độc đáo, chuẩn bị công phu. "Vì sinh sống ở vùng núi rừng lạnh buốt, di chuyển nhiều nên người Tà Ôi thích ăn khô, mặn, cay. Bởi vậy, hầu hết các món ăn của đồng bào đều được chế biến theo cách nướng, thui, luộc hoặc tái", ông Phong cho hay. Một số món ăn độc đáo vùng cao vào dịp tết có thể kể đến gồm cá và thịt thui ống (cho thịt vào ống tre rồi lấy cùi bắp đậy lại, đặt nướng lăn tròn đều trên than hồng), môn thục cắt thành từng khúc trộn chung với thịt đã ướp sẵn rồi đổ vào ống để thui… Lạ lùng hơn, theo ông Trần Nguyễn Khánh Phong, những món thoạt nghe qua có vẻ sẽ kén người ăn như món thui chim, chuột, cua ủ thối lại là những đặc sản cao cấp. Nguyên liệu sau khi được làm sạch, ướp gia vị cho vào từng ống tre, nứa hoặc quả bầu khô rồi chỉ cần thui trên lửa một vòng cho có hơi nóng, sau đó cất vào gùi hoặc để lên giàn bếp, sau vài ngày mở ra ngửi thấy có mùi là ăn được. Người Tà Ôi cho rằng dịp lễ tết mang những món này ra đãi khách xem như thể hiện tấm lòng quý mến của gia chủ đối với khách.Nghệ nhân ưu tú Hồ Văn Hạnh (77 tuổi, trú tại xã Trung Sơn), người được mệnh danh là "cuốn từ điển sống của đại ngàn Trường Sơn", cho biết lịch nông vụ của cộng đồng các dân tộc ở A Lưới thường kết thúc vào tháng 10 âm lịch, sau đó người dân sẽ ăn tết mừng lúa mới Aza (chọn một ngày từ 6.11 - 24 tháng chạp). Đón Tết Nguyên đán của đất nước, người dân xem như đã gộp 2 cái tết vào chung vui một lần. Vì vậy, các gia đình không tiếc công sức đi tìm sản vật về đãi khách. Những đặc sản của mỗi dân tộc đều được soạn sửa kỳ công, dâng lễ Aza thế nào thì họ dọn tết cũng như thế đó. "Bố thì quan tâm đến "ẩm" hơn "thực". Tết mà! Đàn ông phải có chi nhâm nhi cùng bạn bè mới vui. Bố thích nhất là rượu tr'đin, tức "rượu trời" vì được cất ngay trên đọt cây", già Hạnh khề khà. Là người Pa Kôh nhưng già Hạnh lại thích thứ rượu truyền thống của người Cơ Tu. Theo già, đây là loại rượu thơm ngon nhất ở đại ngàn Trường Sơn, được chiết từ cây tr'đin mọc trong rừng sâu. Người thợ chỉ cần rạch một đường trên thân cây rồi lấy can hứng nước. Bỏ thêm ít vỏ cây chuồn phơi khô, nước sẽ tự lên men cho ra thứ hương vị có một không hai. Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Hoài Nam (79 tuổi, người dân tộc Cơ Tu, trú tại xã Hồng Hạ) tự hào vì rượu tr'đin được các dân tộc anh em, kể cả người Kinh ở A Lưới, yêu thích và "không có mà bán" vào mỗi dịp tết. Già Nam cho biết người Pa Kôh, Tà Ôi cùng người Cơ Tu còn có một loại rượu tương tự tr'đin là rượu tà vạt được cất từ cây đoác. Cây đoác dễ tìm hơn, nhưng khai thác thì nguy hiểm hơn vì phải trèo cao hơn cây tr'đin. "Đây chắc là những loại rượu duy nhất trên thế giới được lấy trên cây mang về uống mà không cần phải chưng cất", già Nam cười. Tùy vào khẩu vị của mỗi người mà đến tết, đồng bào các dân tộc thiểu số còn nấu rượu nếp (xiêu), ủ rượu cần (a riêu), rượu mía vỏ chuồn (a véc), rượu mây rừng vỏ chuồn (tà via)…Bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện A Lưới, nhận định mỗi dân tộc đều có phong tục tết cổ truyền mang màu sắc riêng. Nhưng thật đáng quý khi đồng bào mang "tết riêng" hòa vào "tết chung" của đất nước và các dân tộc vẫn giữ được nét ẩm thực độc đáo, đậm dư vị núi rừng. "Tết đến, nhà nhà lại sửa soạn những món ngon để mời khách. Cảm tưởng tết quê hương A Lưới cứ như một "đại hội" ẩm thực của các dân tộc với cơ man là món ăn, thức uống độc lạ… Thú vị hơn, giữa các gia đình còn giao lưu ẩm thực bằng cách trao đổi ống thịt, gùi bánh, chum rượu… để có thể thưởng thức những món mà nhà mình không có. Tết đoàn kết, đầm ấm", bà Thêm chia sẻ.Những tấm lòng vàng 20.4.2022
28 tết, ông Chánh vẫn chưa chịu nghỉ ngơi. Sau cả tuần miệt mài tái chế, tạo hình rồi sơn màu hồng hàng chục chậu cây từ chai nhựa, chủ căn nhà màu hồng ở TP.HCM háo hức mang ra treo lên hàng rào đường Mai Văn Ngọc. Bắt đầu đổ đất, trồng cây, ông Chánh muốn Tết Nguyên đán 2025 này con đường được nhuộm thêm nhiều màu sắc rực rỡ. Đầu xuân năm ngoái, ông Phan Văn Chánh lần đầu tiên được người dân khắp cả nước biết đến qua bài viết Căn nhà nhuộm hồng toàn bộ ở TP.HCM bởi người đàn ông U.70 trẻ trung mặc áo hồng trên Báo Thanh Niên. Người đàn ông chia sẻ, trước đây, ông sống cùng đứa cháu nội duy nhất. Sau khi cháu đi lấy chồng, ông sống một mình nên cũng rất cô đơn. 2 năm trước, ông bắt đầu trang hoàng nhà cửa bằng những món đồ màu hồng vì cho rằng màu này thể hiện niềm vui và sự lạc quan trong cuộc sống như câu nói: "Hãy nhìn đời bằng con mắt màu hồng". "Sau bài viết trên Báo Thanh Niên, tôi được các cơ quan báo, đài đến quay phim, chụp ảnh giới thiệu thêm nên càng có nhiều người biết đến. Tôi vui lắm. Đó là động lực để tôi tiếp tục tái chế chai nhựa, nhuộm hồng con hẻm đường ray trước nhà", ông Chánh nói. Lúc trước, những chậu cây màu hồng được ông trang trí trước cửa nhà rất ấn tượng, khiến ai đi ngang qua cũng phải ngước nhìn. Giờ đây, không chỉ làm đẹp cho nhà mình, ông còn trang điểm cho hàng xóm bằng những chậu cây tái chế sáng tạo, rực rỡ.Một năm qua, ông Chánh nhuộm hồng gần như toàn bộ đoạn hàng rào hơn 400 m trên đường Mai Văn Ngọc bằng những chậu cây tái chế sơn hồng. Từ chỗ chỉ có vài chục chậu, giờ đây hàng rào đã có hơn 500 chậu cây màu hồng do ông làm ra. Năm qua, ông Chánh được giới thiệu tham gia các cuộc thi về chủ đề tái chế, trang trí khu phố, bảo vệ môi trường. Thường đạt các giải cao nên ông lại có thêm chi phí phục vụ đam mê của mình. Càng làm, ông Chánh lại nâng cao thêm tay nghề. Việc tái chế chai nhựa được rút ngắn thời gian, những nét vẽ của ông cũng sắc sảo, có hồn hơn. Ông Chánh tâm sự, từ ngày "nhìn đời bằng con mắt màu hồng", ông ít khi thấy cô đơn dù sống một mình. Niềm vui của ông đổ dồn vào công việc tái chế chai nhựa, làm đẹp cho con đường và khu phố. Được nhiều người ghé đến nhà trò chuyện hỏi thăm nên ông cảm thấy ấm lòng.Tết của ông Chánh rất đơn giản, đó là nhờ người bạn nấu một nồi thịt kho hột vịt để về cúng cha mẹ và người con trai đã khuất. Ông dự định sẽ về thăm gia đình đứa cháu gái ở Đồng Nai 1-2 hôm rồi lại về nhà vì "phải tưới cây". Tết này chạm tuổi 70, ông Chánh cho biết chẳng cầu mong gì ngoài sức khỏe để tiếp tục nhuộm hồng đường phố. Mải mê làm đẹp cho đời, ông Chánh chẳng sắm sửa cho bản thân dịp tết này. "Từ ngày bất ngờ nổi tiếng, bạn bè cũng thường mua tặng tôi những bộ đồ màu hồng khiến tôi cảm thấy rất vui. Với tôi như vậy là quá đủ", ông Chánh nói. Với những đóng góp của mình cho khu phố, cuối năm 2024, ông Chánh là 1 trong 23 cá nhân được UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tuyên dương "Những tấm gương thầm lặng mà cao cả".
Gia tăng số thí sinh sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ miễn thi tốt nghiệp THPT
Đây là lần thứ 2 Nguyễn Filip ăn Tết Nguyên đán tại Việt Nam. Tuy nhiên, Tết Ất Tỵ 2025 trở nên đặc biệt hơn với bản thân Nguyễn Filip nói riêng và gia đình của anh nói chung. Thủ môn sinh năm 1992 đã có danh hiệu đầu tiên cùng đội tuyển Việt Nam kể từ sau khi nhập tịch thành công, đó là chức vô địch AFF Cup 2024. So với năm rồi, gia đình của thủ môn Việt kiều nay đã "đủ nếp đủ tẻ", khi vừa đón thêm cô công chúa nhỏ Mia.Năm 2024 cực kỳ đặc biệt, khi đem đến những khoảnh khắc thăng hoa, hạnh phúc cũng như thất vọng nhất đối với Nguyễn Filip. Anh bày tỏ: "Về bóng đá, khoảnh khắc đáng nhớ nhất của tôi trong năm 2024 là trận đầu tiên khi tôi ra mắt đội tuyển Việt Nam tại Asian Cup 2023 (đá ngày 14.1.2024, thua Nhật Bản 2-4). Đó là điều tôi và bố đã chờ đợi gần 10 năm trời, sau rất nhiều nỗ lực. Tôi thực sự cảm ơn CLB Công an Hà Nội đã hỗ trợ rất nhiều để tôi có được cơ hội này. Giây phút tồi tệ nhất chính là trận thua Indonesia 0-3. Trận thua đấy khiến tôi và đội tuyển Việt Nam chính thức khép lại cơ hội tranh tài ở vòng loại thứ 3 World Cup 2026, cũng như mất vé trực tiếp dự Asian Cup 2027. Bóng đá mà, chúng ta sẽ luôn có những niềm vui và nỗi buồn, nhưng trải nghiệm trong năm 2024 thực sự đáng nhớ và đặc biệt. Còn về cuộc sống ngoài sân cỏ của tôi thì rất tuyệt vời, khi tôi đón chào thành viên mới của gia đình"."Quả thật, tôi không thể có bất kỳ lời phàn nàn nào cả về đời sống trong năm 2024. Tôi hy vọng bản thân và gia đình sẽ có thêm nhiều trải nghiệm đẹp đẽ, thành công và hạnh phúc hơn cả trong lẫn ngoài sân cỏ trong năm Ất Tỵ này", Nguyễn Filip nói thêm.Hiện tại, Nguyễn Filip vẫn là thủ môn số 1 của CLB Công an Hà Nội. Trong khi đó, vị trí của thủ thành 33 tuổi ở đội tuyển Việt Nam đã bị lung lay. Tại AFF Cup 2024, anh chỉ được bắt chính 2 trận (trong tổng số 8 trận của đội bóng sao vàng).Trong năm 2025, Nguyễn Filip cần phải chứng minh nhiều hơn để cạnh tranh suất bắt chính tại đội tuyển Việt Nam. Đội bóng của HLV Kim Sang-sik có mục tiêu quan trọng, đó chính là giành vé dự vòng chung kết Asian Cup 2027.
Sinh ra và lớn lên tại Quảng Bình, một miền quê nổi tiếng với truyền thống hiếu học nhưng đầy khó khăn, Đàm Văn Hùng đã sớm nuôi dưỡng ước mơ trở thành một luật sư giỏi. Chính những trải nghiệm tại quê nhà đã thôi thúc anh theo đuổi con đường luật học, vượt qua mọi trở ngại để thi đỗ vào Trường Đại học Luật, Đại học Huế.Tại ngôi trường danh tiếng này, Hùng không chỉ học tập chăm chỉ mà còn tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu, thực tập và hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng. Sau những năm tháng nỗ lực không ngừng, Luật sư Đàm Văn Hùng tốt nghiệp Khoa Luật Hình sự với thành tích xuất sắc, mở ra con đường trở thành một luật sư giỏi như hiện tại.Gia nhập Công ty Luật TNHH Lập Phương, Luật sư Đàm Văn Hùng đã mang theo kinh nghiệm 8 năm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật và tham gia tố tụng. Anh chuyên sâu trong các lĩnh vực như: tư vấn doanh nghiệp, giải quyết tranh chấp dân sự, đất đai, lao động, kinh doanh thương mại, hôn nhân và gia đình và đặc biệt là án hình sự. Luật sư Hùng được biết đến với khả năng phân tích sâu sắc và cách tiếp cận vấn đề linh hoạt, sáng tạo. Anh đã giải quyết thành công nhiều vụ việc phức tạp giúp khách hàng xây dựng các chiến lược pháp lý hiệu quả, đảm bảo quyền lợi tối đa.Với tư cách là Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH Lập Phương, Luật sư Đàm Văn Hùng được biết đến như một người gánh vác trọng trách trong các vụ việc pháp lý phức tạp nhất. Với sự tận tâm và nhạy bén, anh luôn đặt bản thân vào trạng thái nỗ lực hết mình để tháo gỡ những khó khăn pháp lý cho khách hàng. Đặc biệt, đối với những trường hợp yếu thế, anh không chỉ là người đại diện pháp lý mà còn là người đồng hành, kiên định đấu tranh để giành lại công lý và quyền lợi chính đáng cho họ. Chính sự tận tụy và trách nhiệm ấy đã khiến khách hàng luôn đặt trọn niềm tin nơi anh.Một trong những trường hợp tiêu biểu thể hiện sự tận tâm và năng lực của Luật sư Đàm Văn Hùng là vụ việc của bà P.C.H, một người mẹ đơn thân tại Quảng Bình, bị lừa đảo trong một giao dịch đất đai. Với toàn bộ số tiền tích góp suốt nhiều năm dành cho tương lai của con, bà H đã rơi vào cảnh trắng tay khi phát hiện mảnh đất mình mua đã bị thế chấp bởi người bán. Trong tình cảnh tuyệt vọng, bà tìm đến Công ty Luật TNHH Lập Phương với hy vọng cuối cùng.Nhận thấy đây là một trường hợp đặc biệt khó khăn, Luật sư Đàm Văn Hùng đã không ngần ngại dành nhiều thời gian để tìm hiểu chi tiết vụ việc, thu thập chứng cứ và xây dựng chiến lược pháp lý vững chắc. Với sự quyết đoán và kinh nghiệm dày dặn, anh đã đưa vụ việc ra tòa, chứng minh hành vi lừa đảo và đòi lại toàn bộ số tiền cho bà H. Không chỉ vậy, anh còn hỗ trợ bà H. hoàn thành các thủ tục cần thiết để tránh rủi ro trong tương lai. "Nếu không có anh Hùng, tôi không biết mình phải làm sao để vượt qua giai đoạn tồi tệ ấy", bà H. chia sẻ."Tận tâm và chính trực" là những giá trị cốt lõi mà Luật sư Đàm Văn Hùng luôn đặt lên hàng đầu trong sự nghiệp của mình. Anh không xem công việc là một nghề mà anh coi công việc như sứ mệnh để anh bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng, đồng thời góp phần xây dựng một xã hội công bằng hơn.Với phương châm "Kiên định dẫn lối, vững bước trên hành trình pháp lý", anh không ngừng học hỏi và cập nhật các quy định pháp luật mới nhất để mang đến dịch vụ pháp lý chất lượng nhất cho khách hàng. Trong tương lai, Luật sư Đàm Văn Hùng đặt mục tiêu trở thành người luật sư được nhiều người tin tưởng hơn nữa, mở rộng khả năng bảo vệ các vụ án phức tạp và hỗ trợ nhiều khách hàng yếu thế vượt qua những bất công pháp lý. Anh hy vọng có thể mang lại công lý cho nhiều cá nhân, gia đình và doanh nghiệp, đồng thời lan tỏa giá trị tích cực của ngành luật đến cộng đồng.Từ một cậu sinh viên đến từ miền quê nghèo Quảng Bình, vượt qua mọi thử thách để trở thành luật sư giỏi, Luật sư Đàm Văn Hùng chính là minh chứng sống động cho sự nỗ lực và tận tụy. Anh không chỉ là niềm tin của khách hàng mà còn là niềm tự hào của Công ty Luật TNHH Lập Phương. Với hành trình và những đóng góp nổi bật, Luật sư Hùng tiếp tục truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ và khẳng định vai trò quan trọng của mình trong ngành luật pháp tại Việt Nam.Liên hệ với Luật sư Đàm Văn Hùng - Luật sư tại Công ty Luật TNHH Lập Phương để giải quyết những vấn đề pháp lý phức tạp!
Nhận định West Brom vs Liverpool (22 giờ 30 ngày 16.5): ‘Đoàn quân đỏ’ phải thắng bằng mọi giá
Cảnh tượng các trường học đóng cửa hàng loạt đã quay lại ở Mỹ, lần này không phải do Covid-19 mà là dịch cúm đang diễn tiến nghiêm trọng, theo chương trình tin tức TODAY phát trên Đài NBC News hôm 8.2.Theo giới chức y tế Mỹ, mùa cúm 2024–2025 chứng kiến số người mắc bệnh gia tăng và đến nay vẫn chưa thấy đỉnh dịch. Hậu quả là trường học tại các bang ghi nhận nhiều trường hợp lây và mắc bệnh cúm ở khuôn viên trường.Trong tuần qua, không ít trường học và thậm chí cả học khu thông báo đóng cửa ở ít nhất 10 tiểu bang, có thể kể đến Texas, Ohio, Oklahoma, Georgia, Virginia, Tennessee. Thời gian đóng cửa diễn ra ngắn, đa số trong vòng vài ngày.Tính đến ngày 7.2, số ca cúm tiếp tục gia tăng trên toàn nước Mỹ, theo báo cáo giám sát FluView mới nhất của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) được công bố ngày 1.2.Theo ước tính của CDC, Mỹ đã ghi nhận ít nhất 24 triệu người bị cúm, 310.000 ca nhập viện và 13.000 người chết trong mùa dịch lần này.Trên toàn quốc, tỷ lệ phát hiện cúm hiện tăng lên 31% từ mức 18% trong giữa tháng 1.CDC cho biết ít nhất 43 tiểu bang và vùng thủ đô Washington hiện ghi nhận hoạt động cúm "rất cao" hoặc "cao". Những trường hợp nhập viện hoặc cấp cứu có liên quan đến dịch cúm cũng gia tăng.Số trường hợp trẻ em mắc bệnh cúm cũng tăng, và đến nay đã có ít nhất 57 trường hợp bệnh nhi tử vong vì cúm được ghi nhận trong mùa dịch 2024-2025 ở Mỹ."Điều chúng tôi lo lắng nhất là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn đến từ bệnh cúm và khiến trẻ bệnh rất nặng. Bản thân bệnh cúm và những biến chứng liên quan có thể gây tử vong ở trẻ", TODAY.com dẫn lời bác sĩ Jason Newland, trưởng khoa bệnh truyền nhiễm của Bệnh viện Nhi đồng toàn quốc ở thành phố Columbus (bang Ohio).Cùng lúc, Mỹ cũng chứng kiến sự quay lại của các đợt nhiễm norovirus, Covid-19 và RSV (virus hợp bào hô hấp), với một số chuyên gia y tế gọi đây là "bộ tứ dịch bệnh"."Chúng ta đang chứng kiến các đợt sóng dịch đầy thách thức", theo cảnh báo của bác sĩ Torey Mack, Giám đốc Y tế của Hiệp hội Bệnh viện Nhi đồng Mỹ đại diện cho hơn 200 bệnh viện trên toàn quốc.Còn bác sĩ William Schaffner, giáo sư bệnh truyền nhiễm của Trường Y Đại học Vanderbilt tại Nashville (bang Tennessee), cho biết nước Mỹ đang trải qua mùa cúm nghiêm trọng, kéo dài và chứng kiến nhiều trường hợp nhập viện. Số ca cúm vẫn chưa giảm, nên dịch cúm vẫn trong giai đoạn hoành hành và chưa đến đỉnh dịch. CDC khuyến cáo tiêm phòng cúm mùa cho lứa tuổi từ 6 tháng trở lên, và vắc xin cung cấp phòng vệ đối với cúm A và cúm B.Tiêm phòng cúm đặc biệt quan trọng đối với những nhóm đối tượng đối mặt nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng, như trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi, người trên 65 tuổi, thai phụ, người mắc chứng suy giảm miễn dịch hoặc có bệnh nền.