Nhận định West Ham vs Chelsea (19g30 ngày 4.12): ‘The Blues’ không thể đánh rơi điểm thêm nữa
FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn47 năm ngày Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa: Kẻ xâm lược nguỵ tạo ký ức như thế nào?
Ngày 14.2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai cho biết vừa ghi nhận 1 bệnh nhân tử vong nghi bị bệnh dại.Bệnh nhân là bà N.T.N (76 tuổi, ngụ xã Phước Thái, H.Long Thành, Đồng Nai).Điều tra dịch tễ cho thấy, tháng 4.2024, bà N.T.N ra chợ mua 3 con chó con về nuôi. Vào một ngày tháng 5.2024, trong lúc cho đàn chó ăn, bà bị một con chó cắn vào đầu ngón tay trái, vết thương nông, không chảy máu. Những con chó này chưa được tiêm ngừa dại.Sau khi bị cắn, bà N. tự rửa vết thương dưới vòi nước và sát trùng bằng thuốc mà không tiêm vắc xin, huyết thanh kháng dại.Vào chiều 9.2 (tức sau 9 tháng bị chó cắn) bà N. có triệu chứng sợ nước, nấc từng hơi dài và được người nhà đưa vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai nhập viện. Lúc này bệnh nhân có các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, sợ nước, sợ gió, kích động.Đến đầu giờ chiều 10.2, tình trạng bệnh nhân diễn tiến nặng, người nhà đã xin về nhà. Trên đường về thì bệnh nhân tử vong.Cũng theo kết quả điều tra dịch tễ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, con trai của bà N. đã đánh chết con chó cắn mẹ mình, đồng thời mang 2 con chó còn lại thả vào rừng cao su gần nhà. Trước tình hình trên, sau khi ghi nhận trường hợp bệnh nhân tử vong nghi bệnh dại, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với ngành y tế H.Long Thành tiến hành vệ sinh, khử trùng nhà bệnh nhân và khu vực xung quanh; điều tra các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân; điều tra mở rộng các hộ lân cận và tuyên truyền về các biện pháp phòng bệnh dại. Trước đó vào tháng 1.2025, tại H.Long Thành cũng ghi nhận 1 trường hợp tử vong do bệnh dại tại xã Phước Bình. Thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai cho thấy, từ năm 2023 đến nay, toàn H.Long Thành có 13 ổ dịch dại.
2 'ông lớn' bắt tay thúc đẩy trí tuệ nhân tạo
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng có lời dạy về tự học: "Trong cách học, lấy tự học là cốt". Hay nhà bác học Albert Einstein có câu nói nổi tiếng: "Kiến thức chỉ có được qua tư duy của con người". Mà muốn có tư duy để có được kiến thức riêng cho mình, thì cách tốt nhất là tự học.Trở lại với câu nói trên của nhà bác học vật lý Albert Einstein, sở dĩ phải tự học để có được kiến thức vững bền là vì chỉ khi chúng ta tự chủ động tìm tòi, khám phá thì chúng ta mới có điều kiện ghi nhớ kiến thức tốt nhất. Nếu chúng ta chỉ nghe thầy cô giảng bài, giải bài tập theo kiểu thụ động hoặc dành hết thời gian cho việc học thêm thì ta ít có cơ hội để tự khám phá, làm chủ kiến thức. Chẳng hạn với môn toán, nếu ở lớp hoặc đi học thêm, vì chạy theo tiến độ tiết dạy, học sinh có rất ít thời gian để ngẫm nghĩ, tìm cách giải bài tập. Còn tự học, học sinh sẽ tự do nghiền ngẫm, tìm tòi tài liệu, tìm lời giải. Và khi giải được thì học sinh sẽ nhớ rất kỹ, rất lâu cách giải.Với những bộ môn xã hội cũng thế, tự tương tác trên mạng internet giúp học sinh có sự tương tác đa chiều, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, có sự chọn lựa hay dở, tốt xấu chứ không bị giới hạn một góc nhìn chủ quan nào đó. Trước đây, học giả Nguyễn Hiến Lê (1912-1984) cũng đã từng khuyên học sinh việc tự học. Trong cuốn sách Kim chỉ nam của học sinh, học giả Nguyễn Hiến Lê bàn đến sự cần thiết học sinh phải biết cách tổ chức việc tự học tại nhà. Trong đó chú trọng đến việc sắp xếp (lập) thời gian biểu hợp lý cho việc học, chọn không gian tự học (chú ý tiếng ồn, ánh sáng...), bạn tự học nhóm, lựa chọn sách và cách tự học từng bộ môn... Ngày nay, học sinh cần chú ý thêm việc lựa chọn tài liệu và cách sử dụng tài liệu sao cho hiệu quả khi tự học; kết hợp gữa bài học/bài giảng trên lớp với bài tự tham khảo như thế nào; biết cách tương tác mạng xã hội ra sao... cũng là những yêu cầu cần chú ý. Học giả Nguyễn Hiến Lê cũng khuyên học sinh biết giữ gìn vệ sinh, ăn uống điều độ, khoa học và tập luyện thể dục để việc học tập tốt hơn vì theo học giả Nguyễn Hiến Lê "thân thể khỏe mạnh thì tinh thần mới sáng suốt". GS-TS Trần Văn Khê (1921-2015), nhà nghiên cứu văn hóa, âm nhạc cổ truyền nổi tiếng ở Việt Nam, cũng từng nêu lên cách tự học hiệu quả, nhớ lâu. Trong cuốn sách Những câu chuyện từ trái tim, NXB Trẻ, 2010, chia sẻ về cách học sao cho mau thuộc, nhớ lâu, GS-TS Trần Văn Khê cho biết thời còn học tú tài tại Trường trung học Pétrus Ký (Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM ngày nay) đã nghĩ ra nhiều "mẹo" hay trong phương pháp học. Đó là vận dụng tất cả những gì giúp mình nhớ để mà ghi nhớ thật đúng, thật lâu; đơn giản hóa kiến thức phức tạp, đưa cả thơ ca, diễn xuất vào để việc học thú vị hơn.Chẳng hạn, để ghi nhớ sự kiện lịch sử quan trọng, GS-TS Trần Văn Khê thường tìm các sự kiện trọng đại cùng cột mốc thời gian. Như Cách mạng Pháp 1789 thì tìm trong lịch sử Việt Nam có sự kiện vua Quang Trung thắng trận Đống Đa đuổi quân Thanh ra khỏi bờ cõi. Hay như khi học lịch sử Trung Quốc với các triều đại Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh thường khó nhớ con số chính xác năm nào, GS-TS Trần Văn Khê đã "đơn giản hóa" bằng cách làm tròn: Đường có 3 thế kỷ VII, VIII, IX; Tống có 3 thế kỷ X, XI, XII; Nguyên có 1 thế kỷ XIII; Minh có 3 thế kỷ XIV, XV, XVI; Thanh có 3 thế kỷ XVII, XVIII, XIX. Cách nhớ trên dù không chính xác năm nhưng lại dễ nhớ về thế kỷ.Ở tuổi 90, GS-TS Trần Văn Khê vẫn không ngừng sáng tạo để ghi nhớ, GS Trần Văn Khê chia sẻ, để nhớ số điện thoại gồm 10 chữ số, đã tách ra từng cụm số rồi liên hệ đến các sự việc khác như ngày tháng năm sinh, số tầng lầu đang ở...Rõ ràng, để học hiệu quả và có giá trị vững bền thì mỗi học sinh cần được rèn luyện kỹ năng tự học.
Ngày 20.3, tại Đắk Lắk, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam công bố quyết định thành lập và ra mắt NHNN khu vực 11; đồng thời tổ chức hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần tăng trưởng kinh tế.NHNN khu vực 11 gồm 5 tỉnh Tây nguyên: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông và Lâm Đồng. Trụ sở NHNN khu vực đặt tại Đắk Lắk. Ông Nguyễn Kim Cương giữ chức quyền Giám đốc NHNN khu vực 11.NHNN khu vực 11 quản lý 32 TCTD đang hoạt động với 115 chi nhánh cấp 1, 5 chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội và 51 Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND); với 1.175 chi nhánh cấp 2, phòng giao dịch...Phát biểu tại hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế khu vực 11, Phó thống đốc Đoàn Thái Sơn cho biết năm 2025, NHNN xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16%, cao hơn các năm trước. Ngay từ cuối năm 2024, NHNN đã thông báo chỉ tiêu cho các TCTD để chủ động đáp ứng vốn cho nền kinh tế; đồng thời NHNN sẽ theo dõi diễn biến kinh tế vĩ mô và tình hình thực tế để chủ động điều chỉnh chỉ tiêu TTTD.Ông Sơn cũng đề nghị các TCTD quyết liệt thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng đối với khách hàng; tập trung đáp ứng nhu cầu vốn cho lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, động lực tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng phù hợp với đặc thù của từng đối tượng khách hàng... Đồng thời, nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng của ngành nhằm nâng cao khả năng thu thập, cung cấp thông tin tín dụng khách hàng vay, từ đó hỗ trợ cho TCTD tăng cường cho vay; tạo thuận lợi cho ngân hàng CSXH triển khai các chương trình tín dụng chính sách đến người nghèo, đối tượng chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số...Theo NHNN khu vực 11, tính đến 28.2.2025, tổng dư nợ tín dụng khu vực này đạt trên 590.000 tỉ đồng, tăng 0,54% so với cuối năm 2024, chiếm khoảng 3,75% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Cơ cấu tín dụng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của vùng, như: tín dụng cho ngành thương mại, dịch vụ chiếm hơn 54%, ngành nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 33%. Tín dụng đã tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, NHNN…
Chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2023, giải thưởng 50.000 USD sẽ thuộc về ai?
Chủ tịch nước Lương Cường, Trưởng đoàn kiểm tra, chủ trì hội nghị. Tại hội nghị, đại diện đoàn kiểm tra đã công bố quyết định kiểm tra và Kế hoạch kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh.Nội dung kiểm tra về việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XII về "một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" và Kết luận số 121-KL/TW ngày 24.1.2025 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW, gắn với việc thành lập và hoạt động của các đảng bộ mới; cùng với việc thực hiện các kết luận, chỉ thị khác của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong thời gian vừa qua.Báo cáo tại hội nghị, ông Vũ Đại Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, cho biết đến nay, tỉnh đã tổ chức thành công 100% đại hội chi bộ thuộc đảng bộ cơ sở; chỉ đạo tổ chức đại hội cấp cơ sở hoàn thành trước ngày 30.6.2025; cấp huyện và tương đương trước ngày 31.8.2025; hoàn thành báo cáo văn kiện đại hội và đề án nhân sự Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Quảng Ninh nhiệm kỳ 2025 - 2030 với Bộ Chính trị trong tháng 8.2025 và tiến hành đại hội trước ngày 31.10.2025. Đối với thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã thống nhất đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 14%, vượt 2% chỉ tiêu Chính phủ giao. Phát biểu tại hội nghị, đề cập một số nội dung kiểm tra lần này, Chủ tịch nước Lương Cường yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh bên cạnh nội dung báo cáo về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nghị quyết của T.Ư, cũng cần bổ sung, làm rõ các mô hình, cách làm tỉnh đã triển khai thực hiện và đạt được hiệu quả trong thực tế cũng như những khó khăn, vướng mắc trong thời gian qua, trên cơ sở đó để T.Ư rút kinh nghiệm và chỉ đạo nhân rộng ra toàn quốc.Đối với việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng, Chủ tịch nước yêu cầu tỉnh Quảng Ninh cần chủ động đề xuất cơ chế phân cấp, phân quyền cho địa phương, đảm bảo thực hiện hiệu quả các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng ở địa phương theo đúng tinh thần chỉ đạo "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm". Chủ tịch nước cũng lưu ý, bên cạnh việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tỉnh cũng cần đặc biệt quan tâm đến an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.Chủ tịch nước nhấn mạnh, công việc kiểm tra rất nhiều, nặng nề nhưng quá trình thực hiện cần nghiêm túc theo đúng yêu cầu của Bộ Chính trị. Trong đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh cần gương mẫu, đi đầu, biến kiểm tra thành tự kiểm tra; thực hiện theo kế hoạch chung phối hợp tốt với đoàn kiểm tra để báo cáo với Bộ Chính trị theo đúng kế hoạch.