3 phương thức tuyển sinh vào lớp 10
Theo TechSpot, công ty startup Rictor mới đây gây xôn xao sự kiện CES 2025 (Mỹ) khi giới thiệu Skyrider X1, chiếc mô tô bay đầu tiên trên thế giới với mức giá không quá đắt đỏ.Skyrider X1 là sự kết hợp độc đáo giữa xe máy điện và drone, sở hữu 2 bánh xe để di chuyển trên đường và 8 cánh quạt cho phép bay lượn trên không trung. Với tốc độ tối đa 100 km/giờ và thời gian bay 40 phút mỗi lần sạc, Skyrider X1 hứa hẹn mang đến trải nghiệm di chuyển cá nhân hoàn toàn mới.Điểm nhấn của Skyrider X1 nằm ở khả năng vận hành tự động. Người dùng chỉ cần nhập điểm đến, chiếc xe sẽ tự động lên kế hoạch đường bay tối ưu, vượt qua chướng ngại vật và điều chỉnh theo điều kiện thời tiết. Thậm chí, nó còn có thể tự động cất cánh và hạ cánh.Tuy nhiên, dự án 'mô tô bay' của Rictor vấp phải không ít hoài nghi. Các chuyên gia cho rằng những rào cản về kỹ thuật và pháp lý là rất lớn, đặc biệt đối với phương tiện tự hành di chuyển trong không gian đô thị đông đúc.Ngay cả khi Rictor có thể hoàn thiện sản phẩm, việc cấp phép cho phương tiện bay tự động sẽ là một quá trình dài và phức tạp. Nhưng điều này vẫn không quá đáng lo vì Skyrider X1 vẫn cho phép người dùng điều khiển bằng tay thông qua cần điều khiển.Mặc dù vậy, Rictor vẫn tự tin khẳng định Skyrider X1 sẽ được thương mại hóa ngay trong năm tới với mức giá khá 'mềm' là 60.000 USD (khoảng 1,5 tỉ đồng). Liệu đây có phải là lời hứa viển vông của một startup non trẻ, hay Skyrider X1 thực sự sẽ mở ra kỷ nguyên giao thông cá nhân trên không?Nâng cao chất lượng kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki cho biết, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản có mong muốn và tâm huyết tăng cường đầu tư, giao thương với Việt Nam. Các doanh nghiệp đều kỳ vọng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam thời gian tới, nhất là với kỷ nguyên vươn mình, cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy…Ông bày tỏ tin tưởng những kết quả đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy nhanh việc ra các quyết định, cải thiện môi trường đầu tư của Chính phủ Việt Nam hiện nay sẽ giúp gia tăng đầu tư của Nhật Bản.Ông Ozasa Haruhiko, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) Hà Nội, cho biết qua khảo sát gần đây nhất với các doanh nghiệp Nhật Bản, một trong những quốc gia được kỳ vọng nhất là Việt Nam.Theo đó, hơn 60% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đánh giá có lãi trong năm 2024, cao nhất trong 5 năm qua. Các doanh nghiệp cũng dự đoán tăng trưởng mạnh mẽ, 56% doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng hoạt động trong 1 - 2 năm tới, đứng đầu tại ASEAN và Việt Nam là một trong những quốc gia có động lực phát triển mạnh mẽ nhất.Tại tọa đàm, các doanh nghiệp và tổ chức của Nhật Bản như Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng JBIC, các tập đoàn Moeco, Marubeni, Tokyo Gas, Shimizu, Sumitomo, Hitachi, Nippon Koei, Toyota, Aeon… đã trình bày cơ hội hợp tác.Đồng thời, đề xuất kiến nghị trong các lĩnh vực như năng lượng, triển khai đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, cao tốc Bắc - Nam đoạn Bến Lức - Long Thành, phát triển giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long, việc phát triển Trường đại học Việt - Nhật, thúc đẩy đầu tư hướng tới tương lai, triển khai các dự án ODA thế hệ mới…Trước quan tâm của doanh nghiệp Nhật Bản về Việt Nam quyết liệt tinh gọn bộ máy, Thủ tướng cho biết, mục tiêu là giảm thời gian, chi phí đầu vào, chi phí tuân thủ, giảm phiền hà, sách nhiễu cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động.Việc thực hiện cuộc cách mạng này và quá trình vận hành bộ máy mới cũng có thể phát sinh những vướng mắc, nhưng phía Việt Nam cam kết các cơ quan sẽ giải quyết nhanh chóng, không để ảnh hưởng tới người dân và doanh nghiệp.Với các vấn đề cụ thể, Thủ tướng giao Phó chủ tịch TP.HCM Bùi Xuân Cường, các cơ quan liên quan hoàn thành dứt điểm trước 30.4 các vấn đề liên quan thanh toán cho nhà thầu với dự án metro số 1 TP.HCM Bến Thành - Suối Tiên.Với Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thủ tướng đã có nhiều cuộc làm việc, trao đổi với lãnh đạo Nhật Bản, Ngân hàng JBIC và các đối tác liên quan, Thủ tướng đề nghị JBIC khẩn trương, tích cực thực hiện các thỏa thuận, cam kết để cùng sớm tháo gỡ dứt điểm các khó khăn, vướng mắc cho dự án.Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng đề nghị phía Chính phủ, doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục quan tâm, thúc đẩy triển khai nhanh các dự án hợp tác trọng điểm, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao, mang tính biểu tượng trong quan hệ hai nước, điển hình như dự án hợp tác phóng vệ tinh vào quỹ đạo năm 2025.Cùng với đó, phía Nhật Bản tăng cường ODA thế hệ mới, mở rộng hơn, tăng quy mô, đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi để giải ngân nhanh hơn. Đồng thời, Thủ tướng mong các doanh nghiệp Nhật Bản đưa ra quyết định nhanh hơn và phối hợp với phía Việt Nam hài hòa hóa thủ tục.
Hai bạn già ngồi xe lăn cùng khởi nghiệp livestream
Về dự án này, nghệ sĩ Thanh Hằng chia sẻ: "Trước giờ, nhiều người cho rằng cải lương cũ nhưng với tôi cải lương chưa bao giờ cũ. Gần đây, có nhiều nghệ sĩ trẻ muốn kết hợp ca khúc của họ với cải lương, tôi rất ủng hộ nhưng quan trọng là làm sao để hài hòa mọi thứ. Tôi muốn khán giả trẻ có cái nhìn khác về cải lương, yêu cải lương hơn. Tôi rất vui khi nhận lời tham gia dự án này với các bạn sinh viên vì tôi luôn hy vọng, đờn ca tài tử Nam bộ hay cải lương sẽ sống mãi, cũng như tin rằng với nỗ lực chuyển tải bằng nhiều cách thức khác nhau, loại hình nghệ thuật truyền thống sẽ đến gần với giới trẻ hơn".
Dù kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ 2025 đã khép lại, nhưng tuyến metro số 1 (tuyến Bến Thành - Suối Tiên) vẫn là địa điểm thu hút nhiều người dân và du khách. Sáng 4.2.2025 (mùng 7 tháng giêng), khác với hình ảnh đông đúc những ngày trước, bên trong các ga metro giờ đã trở nên thư thoáng hơn, nhưng vẫn mang lại một không khí vui tươi, tấp nập còn đậm sắc xuân.Ghi nhận tại ga Bến Thành, khu vực xếp hàng mua vé vẫn tập trung đông người. Hầu hết hành khách đều chọn vé giấy thay vì vé điện tử, dẫn đến việc xếp hàng dài hơn.Trái ngược với những ngày tết cao điểm, khu vực hành lang, lối dẫn xuống ga và ke ga đã trở nên thông thoáng hơn. Ngay tại hai ga ngầm Nhà hát Thành phố và Ba Son, số lượng hành khách cũng giảm rõ rệt.Bên trong các toa tàu, không khí dễ chịu hơn khi hành khách không còn chen chúc, chật chội khi đi lại. Nhiều người đi tàu cảm thấy thoải mái khi ngắm cảnh, trò chuyện cùng bạn bè, người thân. Nhiều người tranh thủ chụp ảnh, ghi lại ký ức với tuyến metro trong những ngày xuân. Nhiều người cho biết bây giờ đến metro cũng để trải nghiệm vui chơi trong những ngày chưa đi làm, số khác vì ngại đông đúc trong những ngày tết nên chọn hôm nay để đi lại.Dù tết đã qua, nhưng chuyến hành trình du xuân trên metro vẫn mới bắt đầu đối với nhiều người. Trong những ngày lộc xuân, việc cùng gia đình, bạn bè trên tuyến metro số 1 không chỉ là một trải nghiệm thú vị, mà còn là cách để bắt đầu một năm mới với những chuyến đi suôn sẻ, thuận lợi.
Gia đình 5 người phải đi ở nhờ vì nhà cháy
Bệnh viện E cho biết, nữ bệnh nhân là N.N.P (ở Hà Nội) đang điều trị tại Khoa Bệnh truyền nhiễm do mắc cúm bội nhiễm. 4 ngày trước khi nhập viện, chị N. xuất hiện sốt cao kèm đau đầu, đau họng, ho có đờm, sổ mũi, đau mỏi người. Sau khi tự test cúm tại nhà và có kết quả dương tính, người bệnh đã tự dùng Tamiflu điều trị trong 2 ngày nhưng vẫn sốt cao và mệt mỏi nên đến khám tại Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E (Hà Nội).Tại Bệnh viện E, chị N. được chẩn đoán mắc cúm B bội nhiễm và được chỉ định điều trị bằng kháng sinh, kháng virus cúm, kết hợp các biện pháp hỗ trợ như giảm ho, hạ sốt và bù nước điện giải. Theo Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E, từ sau tết Nguyên đán 2025 đến nay, số ca mắc cúm đến khám và điều trị có xu hướng gia tăng, trung bình khoảng 10 bệnh nhân mỗi ngày. Có thời điểm, số nhiễm cúm chiếm khoảng 50% trong số gần 40 người bệnh đến khám/ngày. Từ tháng 1 đến nay, Khoa Bệnh nhiệt đới tiếp nhận khám và điều trị khoảng 250 ca bệnh cúm do các virus cúm A, B.Theo thạc sĩ Đinh Thị Bích Thục, bác sĩ Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E, không chỉ người cao tuổi, trẻ nhỏ hay người có bệnh nền (tim mạch, đái tháo đường, hô hấp), ngay cả những người trẻ, khỏe mạnh cũng có nguy cơ mắc bệnh và gặp biến chứng nếu chủ quan.Các bác sĩ cảnh báo, những người có nguy cơ cao gặp các biến chứng nguy hiểm khi mắc cúm mùa bao gồm: phụ nữ mang thai; trẻ em dưới 5 tuổi; người trên 65 tuổi; người có các bệnh mãn tính như HIV/AIDS, hen suyễn, bệnh tim, phổi và đái tháo đường; người có nguy cơ phơi nhiễm cúm cao, bao gồm cả nhân viên y tế."Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc cúm với mức độ ảnh hưởng khác nhau. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, người dân nên đến cơ sở y tế để được khám tư vấn hoặc kê đơn thuốc, sau khi được đánh giá tình trạng sức khỏe", bác sĩ Thục lưu ý.Để phòng ngừa bệnh cúm mùa, người dân cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi. Tốt nhất che miệng bằng khăn giấy dùng một lần để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.Nên đeo khẩu trang tại nơi tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng; Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (nhất là sau khi ho, hắt hơi). Tuyệt đối không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng, tiêm vắc xin phòng bệnh…Liên hệ với cơ sở y tế gần nhất hoặc liên hệ tổng đài chăm sóc khách hàng 19001548 hoặc số điện thoại hotline: 0868891318; 024.37480648 của Bệnh viện E để được tư vấn chăm sóc sức khỏe chủ động.Liên quan sử dụng thuốc kháng virus Tamiflu, ông Nguyễn Thành Lâm, Phó cục trưởng Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, cho biết cục đã có công văn gửi các sở y tế và các bệnh viện thuộc Bộ Y tế, yêu cầu khẩn trương triển khai công tác bảo đảm cung ứng thuốc và kiểm soát giá các thuốc điều trị cúm, đặc biệt đối với các thuốc điều trị cúm A (thuốc Tamiflu và các thuốc chứa hoạt chất oseltamivir). Đây là thuốc kê đơn, người nhiễm cúm chỉ dùng khi có đơn của bác sĩ. Cục Quản lý dược cũng đề nghị các sở y tế tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong kinh doanh các thuốc kháng virus dùng trong điều trị cúm mùa, các thuốc điều trị cúm A, đặc biệt là vi phạm các quy định về quản lý giá thuốc (kê khai giá không đúng quy định, không thực hiện niêm yết giá thuốc, bán cao hơn giá niêm yết); xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc, bán thuốc kê đơn nhưng không có đơn của bác sĩ, lợi dụng dịch bệnh để tăng giá thuốc bất hợp lý...