147 VĐV tranh tài tại giải vô địch bóng bàn quốc gia Báo Nhân Dân
Ngày 10.1, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM tổ chức hội nghị tổng kết công tác quản lý an toàn thực phẩm năm 2024. Theo báo cáo của Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, năm 2024 đã kiểm tra 15.769 cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống. Xử lý vi phạm 64 cơ sở với tổng số tiền phạt hơn 812 triệu đồng. Bà Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM cho biết trong năm 2024 số lượng cơ sở kiểm tra tăng 10% so năm 2023. “Nhìn vào kết quả kiểm tra, số cơ sở vi phạm bị xử phạt chiếm tỷ lệ rất nhỏ, dưới 1%. Điều này nhìn theo cách lạc quan thì tình hình an toàn thực phẩm có tốt hơn. Tuy nhiên, nếu xét kỹ thì số lượng này vẫn ít, chưa bao quát hết. Nhìn chung Sở An toàn thực phẩm TP.HCM chưa có đủ lực lượng, khả năng nhiệm vụ để chặn bắt, phát hiện kịp thời những vi phạm để xử phạt”, bà Lan nói. Năm 2024, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM kiểm tra 5.312 mẫu sản phẩm. Từ kết quả, bà Lan lưu ý các mặt hàng có kết quả không đạt, sẽ tập trung kiểm tra nhiều hơn trong năm 2025 là các loại nước uống đóng chai (10%), nước đá (10% mẫu nhiễm khuẩn), thủy hải sản tươi sống (20% bị nhiễm khuẩn)... Cũng trong năm qua, ở TP.HCM có 5 vụ ngộ độc thực phẩm. Trong đó có 2 vụ ngộ độc bữa ăn gia đình, 2 vụ ngộ độc hàng rong trước cổng trường, 1 vụ ngộ độc tại công ty. Theo bà Lan, các vụ ngộ độc lớn ở Việt Nam trong năm qua đa số đều là bánh mì. Số ca ngộ độc do nhiễm khuẩn ở trong bánh mì với con số lên đến trăm, ngàn người ở các tỉnh thành lân cận TP.HCM như Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Dù vậy, bà Lan cho biết TP.HCM vẫn đảm bảo tốt công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm. Đơn cử là trong năm TP.HCM đã tổ chức thành công lễ hội bánh mì lần thứ ba. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra an toàn thực phẩm đặc biệt là dịp tết sắp tới đang được tăng cường tối đa.Ngoài các thực phẩm sống như thịt, rau củ, hải sản, bà Lan lo lắng về các vấn đề an toàn thực phẩm các loại thực phẩm đóng gói sẵn trong dịp tết.“Không chỉ có những cơ sở nhỏ mà ngay cả những thương hiệu lớn cũng có thể vi phạm an toàn thực phẩm. Vừa rồi ở Hà Nội đã phát hiện những cơ sở làm bánh rất nổi tiếng có điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo. Ngoài những bất cập về điều kiện sản xuất và nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu, chúng tôi sẽ tập trung vào các loại thực phẩm đóng gói sẵn. Ví dụ các loại giỏ quà tết, dễ bị trà trộn hàng hết hạn, hàng giả”, bà Lan cho hay. Về vấn đề kiểm soát thực phẩm ở các siêu thị, đặc biệt là sau vụ giá đỗ ngâm hóa chất được bán ở Bách Hóa Xanh tỉnh Đắk Lắk, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM đã lập nhiều đoàn kiểm tra các kho, cửa hàng Bách Hóa Xanh tại TP.HCM. “Kết quả đều đạt, tôi không quá bất ngờ với điều này khi báo chí đăng tải quá nhiều thông tin thì đương nhiên sẽ không phát hiện được vi phạm nào. Tuy nhiên, thời gian tới chúng tôi sẽ thành lập các đoàn kiểm tra đặc biệt, bất ngờ để không có sự chuẩn bị nào cả”, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM nhấn mạnh. Cũng theo bà Lan, khi có sự cố thì trách nhiệm phải được chia đều. Không chỉ lỗi ở nhà cung cấp, hệ thống siêu thị mà cơ quan quản lý cũng có trách nhiệm. Ở TP.HCM nếu sự cố xảy ra thì sẽ không có chuyện ngành này đẩy ngành kia mà đó sẽ do Sở An toàn thực phẩm TP.HCM chịu trách nhiệm. Hiện các hệ thống siêu thị lớn ở TP.HCM đã cùng nhau cam kết nếu như có một nhà cung cấp nào mà vi phạm với 1 trong các hệ thống siêu thị, thì các hệ thống còn lại cũng sẽ tẩy chay. Với thực trạng các cơ sở vẫn ngang nhiên sử dụng chất cấm trong sản xuất thực phẩm, bà Lan cho biết hiện chỉ mới xử phạt hành chính, số vụ việc chuyển qua xử lý hình sự còn rất là ít và phức tạp. Trong khi đó, xử phạt hành chính với số tiền ít nên nhiều người không sợ vẫn tái diễn vi phạm.Bình Phước: Lật thuyền trên nhánh sông Bé, 3 người tử vong
Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, anh Timothée Rousselin (còn gọi là Tim) và vợ, chị Eley Nhung Rousselin đã chia sẻ về những cái tết đặc biệt của gia đình Pháp - Việt này ở TP.HCM cũng như dành lời chúc đặc biệt tới quý độc giả Báo Thanh Niên.Tim, một người đàn ông Pháp đem lòng yêu Việt Nam ngay từ cái nhìn đầu tiên để rồi từ bỏ sự nghiệp suốt 15 năm ở Paris, anh quyết định gắn bó với TP.HCM suốt đời. Mọi chuyện bắt đầu từ năm 2019, anh Tim quyết định bỏ lại cuộc sống đã quá quen thuộc ở Pháp, tìm kiếm cho mình một cuộc sống mới, những cơ hội mới tại TP.HCM. Anh nói đó là một trong những bước ngoặt lớn nhất đời mình.Hành trang đặc biệt nhất anh mang theo là những ấn tượng, cảm mến về Việt Nam, thông qua lời kể của cha mẹ, khi họ từng đến đây du lịch, rằng, Việt Nam tươi đẹp với những con người hiếu khách, tốt bụng và những món ăn ngon.Tuy nhiên, sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ, cũng gây cho anh chàng người Pháp những khó khăn thời điểm đầu. Anh nhận ra rằng, để có thể sống ở đây, phải biết tiếng Việt và anh cũng bắt đầu học. Dù hiện tại có thể giao tiếp bằng tiếng Việt, nhưng anh Tim cũng thừa nhận đây thực sự là một ngôn ngữ khó.Những ngày đầu ở Việt Nam, anh làm quản lý cho một nhà hàng Pháp tại TP.HCM. Vài tháng sau, duyên nợ đã đưa anh đến làm việc tại một nhà hàng nổi tiếng giữa lòng Q.1, cạnh Nhà thờ Đức Bà và làm quản lý đến thời điểm hiện tại.Tháng 6.2020, anh Tim quen với chị Eley Nhung Rousselin, nay đã là vợ của anh, thông qua mạng xã hội. Chưa đầy 6 tháng yêu nhau, cặp đôi đã có một đám cưới đặc biệt đã diễn ra ở quê chị Eley Nhung ở H.Gò Dầu (Tây Ninh) vào tháng 11.2020, chính thức nên duyên vợ chồng.Đến nay, họ đã có một gia đình nhỏ trọn vẹn với "nếp tẻ đầy đủ", là cậu con trai Louis Minh Khang (4 tuổi) và cô con gái Lilas Minh Vy ( 3 tuổi). Gia đình nhỏ của anh Tim và chị Nhung đang sống những ngày hạnh phúc, yên bình trong căn nhà ở P.Thảo Điền (TP.Thủ Đức).Từ ngày sống ở TP.HCM, người đàn ông Pháp luôn đón tết ở Việt Nam. Với công việc của một quản lý nhà hàng, anh Tim luôn bận rộn vào những ngày Tết Nguyên đán. Đó là lý do mà chị Eley Nhung thường cùng các con về Tây Ninh đón tết, còn anh ở lại TP.HCM."Đó là công việc của tôi và tôi hạnh phúc khi được cùng mọi người đón khách ở nhà hàng vào dịp năm mới. Bạn biết không, vào ngày tết, mọi người sẽ mặc những bộ áo dài thật đẹp, lộng lẫy, tinh thần vui tươi, phấn khởi vào nhà hàng hay đến khu vực trung tâm TP.HCM chụp ảnh. Với tôi, hình ảnh đó thật đẹp, thật ấn tượng vào ngày tết", anh Tim bày tỏ.Với anh Tim, tết hạnh phúc và yêu thương khi anh được đón những vị khách đặc biệt ở nhà hàng của mình và dành cho nhau những lời chúc năm mới tốt đẹp nhất. Những nụ cười rạng rỡ, những lời chúc của khách gửi đến người đàn ông Pháp cũng khiến anh có cảm xúc "rất tết", rất ấm áp dù không ở cạnh vợ con.Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 năm nay là một cái tết đặc biệt, khi chị Eley Nhung lần đầu ở TP.HCM đón tết cùng anh Tim. Cuối năm 2024, chị vừa cùng gia đình mở một nhà hàng Việt Nam trên đường Pasteur (Q.1, TP.HCM) và nhà hàng dự định sẽ bán xuyên tết năm nay.Anh chị cho biết họ luôn nỗ lực làm việc, kể cả ngày tết vì mong muốn có thể lo cho tương lai của các con cũng như để cuộc sống của gia đình nhỏ được tốt hơn. Khi cả 2 vợ chồng cùng nhau nỗ lực, với họ đó cũng là một dạng hạnh phúc."Dù bận thế nào, vợ chồng mình cũng sẽ dành thời gian cho các con, cho gia đình vào năm mới. Xin được chúc quý độc giả Báo Thanh Niên một năm mới an khang thịnh vượng, phát tài phát lộc, gặp nhiều may mắn", anh Tim và vợ nhắn nhủ.
Chiến sự Ukraine ngày 769: Siêu nhà máy lọc dầu cách xa tiền tuyến bị tấn công
Khả năng cách âm của Triton 2020 vẫn còn hạn chế khi tiếng động cơ vọng vào khoang lái nghe khá rõ
Chiều 28.2, Công an tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc giải thể công an cấp huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và các quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo theo mô hình tổ chức mới.Phát biểu tại buổi lễ, thiếu tướng Nguyễn Hữu Hợp, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam, cho biết giải thể công an cấp huyện, thị xã, thành phố là bước đi quan trọng nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động theo định hướng của Bộ Công an.Ông Hợp ghi nhận những đóng góp to lớn của lực lượng công an cấp huyện trong suốt thời gian qua, đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của nhiều cán bộ, dù còn đủ điều kiện công tác nhưng đã chủ động xin nghỉ hưu trước tuổi để tạo điều kiện cho quá trình sắp xếp nhân sự.Theo đó, có 23 cán bộ lãnh đạo cấp phòng, cấp huyện gồm 14 trưởng phòng, trưởng công an cấp huyện và 9 phó trưởng phòng, phó trưởng công an cấp huyện, tự nguyện nghỉ hưu.Ngoài ra, còn có 69 cán bộ, trong đó có 16 trưởng phòng, trưởng công an cấp huyện và 53 phó trưởng công an cấp huyện được điều động đến nhận nhiệm vụ tại các phòng nghiệp vụ thuộc Công an tỉnh.Ông Hợp cho rằng, đến thời điểm hiện nay, khi chuyển giao nhiệm vụ về cấp tỉnh và cấp xã, lực lượng công an sẽ tiếp tục thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ, có thể còn mạnh hơn nữa. Tuy công an cấp huyện không còn nữa, nhưng trong mỗi cán bộ, chiến sĩ công an cấp huyện vẫn luôn gắn bó mật thiết với nhân dân.Mô hình tổ chức của lực lượng công an cấp tỉnh cũng có nhiều thay đổi trong công tác quản lý.Cụ thể, từ ngày 1.3, Công an tỉnh Quảng Nam tiếp nhận 5 nhiệm vụ quản lý nhà nước mới, gồm: an toàn thông tin mạng, an ninh hàng không, cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy, sát hạch và cấp giấy phép lái xe, lý lịch tư pháp.Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam yêu cầu toàn lực lượng nhanh chóng tiếp nhận nhiệm vụ mới, đảm bảo công tác an ninh trật tự không bị gián đoạn, tránh phát sinh các vấn đề phức tạp. Các đơn vị phải chủ động triển khai công việc ngay để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Ngoại hạng Anh lại phá kỷ lục chuyển nhượng mùa hè
Chiều 7.2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục phiên họp 42, xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết Phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện KSND tối cao về bộ máy làm việc của Viện KSND tối cao. Theo tờ trình của Viện KSND tối cao, Viện trưởng Viện KSND tối cao đề nghị kết thúc hoạt động, sáp nhập và sắp xếp lại một số đơn vị cấp vụ thuộc Viện KSND tối cao có chức năng, nhiệm vụ tương đồng hoặc có quy mô không lớn.Cụ thể, sáp nhập Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế (Vụ 3) và Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng, chức vụ (Vụ 5); tên đơn vị sau sáp nhập là Vụ Công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế, tham nhũng.Viện KSND tối cao cũng đề nghị kết thúc hoạt động của Vụ Thi đua - Khen thưởng, chuyển nhiệm vụ về Văn phòng Viện KSND tối cao;Sáp nhập Trường ĐH Kiểm sát Hà Nội (T2) và Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP.HCM (T3). Tên đơn vị sau sáp nhập là Trường ĐH Kiểm sát, có phân hiệu Trường ĐH Kiểm sát tại TP.HCM trên cơ sở cơ cấu lại Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP.HCM.Cơ cấu, sắp xếp lại 2 đơn vị Vụ Pháp chế và quản lý khoa học và Tạp chí Kiểm sát thành 2 đơn vị: Vụ Pháp chế và Viện Khoa học kiểm sát.Ngoài ra, một số đơn vị cấp Vụ thuộc Viện KSND tối cao có tên đơn vị khá dài, chưa có tính khái quát cao, nên VKSND tối cao đề nghị chỉnh sửa tên của một số đơn vị thuộc Viện KSND tối cao đảm bảo ngắn gọn, khái quát, vẫn giữ nguyên chức năng nhiệm vụ của đơn vị và có tính tương đồng nhất định với TAND tối cao và Bộ Công an.Dự thảo nghị quyết cũng quy định Viện trưởng Viện KSND tối cao quy định cơ cấu tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn và quan hệ công tác của các đơn vị thuộc bộ máy làm việc của Viện KSND tối cao.Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện KSND tối cao về bộ máy làm việc của Viện KSND tối cao. Theo nghị quyết vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, bộ máy làm việc của Viện KSND tối cao, gồm: